PDA

View Full Version : Nhà thơ Quách Tấn


phale
02-11-10, 10:15 AM
Thân thế và sự nghiệp

Quách Tấn, ngoài tên hiệu hiệu Trường Xuyên, ông c̣n có các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lăo giữ vườn....

Ông Sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh th́ ghi 01 tháng 1 năm 1910) tại thôn Truờng Định, huyện B́nh Khê (nay là xă B́nh Ḥa, huyện Tây Sơn) tỉnh B́nh Định.

Tổ tiên ông vốn là người Trung Quốc sang Việt Nam. Cha ông là Quách Phương Xuân, thông chữ Pháp, thân mẫu là Trần Thị Hào giỏi chữ Hán. Anh em gồm 10 người nhưng chỉ c̣n lại 3 là Quách Tấn, Quách Tạo và Quách Thị Mộng Lan.

Lúc nhỏ Quách Tấn học chữ Hán, đến 12 tuổi mới bắt đầu học Quốc ngữ và Pháp ngữ. Ông học tại trường Pháp Việt Quy Nhơn (nay là Quốc học Quy Nhơn), đậu cao đẳng tiểu học (primaire Supérieur) năm 1929.

Sau đây là quá tŕnh hoạt động của ông:

- 1930, làm phán sự Ṭa sứ tại Ṭa khâm sứ Huế, rồi đổi lên Ṭa sứ Đồng Nai Thượng ở Đà Lạt.

- 1935, về làm việc tại Ṭa sứ Nha Trang.

- 1945, tản cư về B́nh Định tham gia chống Pháp, làm thủ quỹ cho Ủy ban ủng hộ kháng chiến và Mặt trận liên hiệp quốc dân huyện B́nh Khê (1945-1949).

- 1949, mở Trường trung học tư thục Mai Xuân Thưởng tại thôn An Chánh huyện B́nh Khê (1949-1951).

- 1951, được trưng dụng dạy Trường trung học An Nhơn rồi Trường trung học B́nh Khê (1951-1953).

- 1954, hồi cư về Nha Trang được tái bổ vào ngạch thư kư hành chánh.

- 1955, ông Đă làm tại ṭa hành chánh Quy Nhơn cho đến 1957. Tiếp theo, ông giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh B́nh Định. Nhờ cương vị này, Quách Tấn đă can thiệp với chính quyền địa phương, chọn được một vùng đất địa thế đẹp tại Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), rồi chuyển hài cốt người bạn tri âm là Hàn Mặc Tử từ nghĩa trang của nhà thương phung Quy Ḥa về an táng tại đây. Ít lâu sau Quách Tấn đổi về Sở Du lịch Huế (1957-1958), Ty Kiến thiết Nha Trang (1958-1963) rồi chuyển về Ṭa hành chánh Nha Trang (1963-1965) giữ chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Khánh Ḥa.

- 1965, ông nghỉ hưu tại nhà số 12 đường Bến Chợ Nha Trang (gần chợ Đầm), tiếp tục viết văn làm thơ.

- 1987, ông lâm cảnh mù ḷa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992.

Quách Tấn lập gia đ́nh năm 1929. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu Thanh Tâm, sinh trưởng tại Phú Phong, B́nh Khê, B́nh Định.

Tác phẩm

Quách Tấn biết làm thơ, viết văn sớm. Năm 1933, ông đă có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy. Ông từng được thi sĩ Tản Đà khen khi b́nh bài Đến thăm vườn cũ cảm tác của ông. Tản Đà viết: Nói về bên t́nh th́ rất lâm ly mà nói về bên tài cũng đến thế là hay[1]. Sau đây là những tác phẩm của ông:

Tập thơ

* Một tấm ḷng (1939): gồm hai phần chính và một phần phụ lục, có lời “Tựa” của Tản Đà, lời “Bạt” của Hàn Mặc Tử.
* Mùa cổ điển (1941).
* Đọng bóng chiều (1965).
* Mộng Ngân sơn (1967).
* Giọt trăng (1973).
* Mây cổ tháp (viết 1973, chưa xuất bản).
* Giàn hoa lư (viết từ 1976 đến 1979, chưa xuất bản).
* Trường Xuyên thi thoại: Những bài thơ kỷ niệm (chưa có thông tin).

Địa phương chí

* Bước lăng du (1965): giới thiệu danh lam, thắng tích từ Huế đến Ninh Thuận.
* Non nước B́nh Định (1968).
* Xứ Trầm hương (1969): viết về Nha Trang.
* Bóng ngày qua (hồi kí).

Hồi kư & hồi kư danh nhân

* Cảnh cũ c̣n đây (1958-1963, chưa xuất bản).
* Hồi kư Quách Tấn (Nxb Hội nhà văn, 2005).
* Đôi nét về Hàn Mặc Tử (Sài G̣n 1967, in lại trong Hàn Mặc Tử - hôm qua & hôm nay, Nxb Hội nhà văn, 1966).
* Đôi nét về Đào Tấn (chưa xuất bản).
* Đời Bích Khê (1971).

Thơ dịch

* Lữ Đường Thi: Thơ Thái Thuận[2], do Quách Tấn sưu tầm, khảo cứu, dịch nghĩa, dịch thơ - NXB Văn Học in năm 2001.
* Tố Như thi: dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1973. Nxb An Tiêm tái bản, Paris, 1995).

Các thể loại khác

* Trăng ma lầu Việt (1941. 2003 tái bản): viết phỏng theo Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đời Hậu Lê.
* Những tấm gương xưa (không rơ năm xuất bản, thể loại sách học làm người).
* Thi pháp thơ Đường (1998).
* Nhà Tây Sơn (1998, biên khảo).

Và hơn ngàn trang bản thảo văn, hơn mười tập thơ chưa xuất bản.

Quan niệm sáng tác thơ

“ Đối với thơ, tôi (Quách Tấn) không tách biệt "mới" và "cũ". Tôi lựa thể Đường luật v́ thấy thích hợp với tâm hồn ḿnh. V́ đă lựa được con đường đi nên từ 1932 đến 1941, mặc dù phong trào Thơ Mới sôi nổi, tôi vẫn giữ thể Đường luật.[3] ”

Nhận xét

Nói về phong cách sống của Quách Tấn, Nguyễn Vỹ viết:

Tôi biết anh lúc anh c̣n học ở Qui Nhơn. Sau, anh thi đậu “diplôme”, được bổ đi làm việc tại các Ṭa Sứ miền Trung. Không có cái ǵ tiết lộ anh là một thi sĩ...Anh thuộc về hạng đàn ông đạo đức, giản dị, không se sua, không bần tiện, không làm phiền ai, một người công dân có ư thức trách nhiệm, một người bạn hiền lành, vui vẻ, khả ái, một người cha rất tốt trong gia đ́nh, một người chồng rất thủy chung...[4]

Về sự nghiệp văn chương, tuy Quách Tấn viết nhiều thể loại, nhưng người ta chú ư đến ông là nhờ thơ, nhất là hai tập thơ đầu. Đặng Thị Hảo cho biết:

Tập thơ "Một tấm ḷng" vừa ra đời đă gây nên ai luồng dư luận trái ngược. Các nhà thơ cổ hoan nghênh; những người hâm mộ “thơ mới” lại làm ngơ, như ở báo Phong Hóa của bút nhóm Tự Lực văn đoàn chỉ giới thiệu văn tắt mà không b́nh luận ǵ...[5]

Đến hai năm sau (1941), khi thi phẩm Mùa cổ điển ra đời, th́ giới yêu thơ mới bắt đầu chú ư đến thơ ông nhiều hơn. Tháng 10 năm ấy, Quách Tấn được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam:

Quách Tấn là một người thanh niên có Tây học; người thanh niên ấy hồi 1939 đă xuất bản một tập thơ cũ (Một tấm ḷng) được Tản Đà để ngang với thơ Yên Đỗ (Nguyễn Khuyến), thơ Hồ Xuân Hương...Đêm đă khuya, tôi ngồi một ḿnh xem thơ Quách Tấn...Theo gót nhà thơ, tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm... T́nh cảnh ở đây đă biến thành một thứ hương mầu nhiệm...[6]

Nhưng Vũ Ngọc Phan lại có ư kiến trái ngược:

Đọc thơ Quách Tấn, người ta thấy ông chú trọng vào sự gọt giũa nhiều quá, ông cân nhắc từng chữ, ông lựa từng câu, sự chú trọng ấy ông để người ta thấy rơ quá, nên sự thành thật bị giảm đi nhiều...Thơ Quách Tấn điêu luyện th́ có điêu luyện, như thành thực th́ không. [7]

Những năm gần đây, tài thơ của ông được đánh giá như sau. Trích trong Từ điển văn học (bộ mới):

Về h́nh thức thể loại cũng như về nội dung, "Một tấm ḷng" không có ǵ mới mẻ. Hai năm sau, Quách Tấn cho xuất bản tiếp "Mùa cổ điển" (1941). Đây là tác phẩm tâm đắc nhất đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của ông. Ở "Mùa cổ điển", ng̣i bút nghệ thuật của thi sĩ tỏ ra điêu luyện hơn, cảm xúc cũng sâu sắc hơn tập thơ trước...Song, nếu ở "Một tấm ḷng", người đọc c̣n t́m thấy cái nh́n trong trẻo của nhà thơ trước con người và thiên nhiên; th́ đến Mùa cổ điển, mỗi bài thơ đều chất nặng ưu tư, ẩn giấu một nỗi buồn sâu xa. Đó cũng là sự phản ảnh tâm trạng chung của lớp thanh niên trí thức Việt Nam trước không khí nặng nề của cuộc đại chiến.[5]

Trong Từ điển Tác gia Văn hóa Việt Nam có đoạn:

Quách Tấn là một nhà thơ chuyên về Đường luật. Có lẽ từ đầu thế kỷ đến nay, không một nhà thơ nào chuyên chú và có công với thơ luật bằng ông; v́ ông đă sáng tác trên cả ngàn bài thơ Đường, kể cả thơ dịch. Đó là cống hiến lớn của ông đối với lịch sử thơ ca Việt Nam...Thơ Quách Tấn (dù là thơ Đường) vẫn có cảm xúc mới, ư lạ mà nồng nàn khiến người đọc rung động, bồi hồi theo nỗi ḷng cô đơn của tác giả, hoặc đ́u hiu như bên sông lạnh mà đó cũng là tiếng hư không từ cơi âm vọng về.
Bờ nghiêng lau lách bóng sương lồng,
Trăng muộn màng canh cánh mặt sông.
Đời nữa khói mây ch́m bóng mộng,
Gọi đ̣ một tiếng lạnh hư không!

Nguồn: Wikipedia