phale
03-11-10, 08:40 PM
Bóng h́nh kiều nữ trong bài thơ t́nh được coi là thành công của nhà thơ Hàn Mặc Tử là h́nh ảnh của cô thôn nữ Hoàng Cúc. Nàng tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, sinh ngày 5/12/1913, kém Hàn Mặc Tử 1 tuổi.
Cũng như Hàn Mặc Tử, Kim Cúc phải theo gia đ́nh vào Quy Nhơn sinh sống v́ cha nàng là công chức làm việc tại đây. Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Tùng Ngâm - em thúc bá của Hoàng Cúc. Hoàng Tùng Ngâm sống trong ngôi nhà nhỏ cạnh nhà Hoàng Cúc, anh em bè bạn thường tụ tập chơi đùa, b́nh phẩm văn thơ. Hoàng Cúc khi đó đang tập tành viết báo với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên cũng thường qua lại với Hàn Mặc Tử.
Với bản tính đa t́nh, Hàn Mặc Tử đem ḷng si mê Hoàng Cúc. Những bài thơ Mặc Tử viết tặng Hoàng Cúc đă đến tay nàng qua Hoàng Tùng Ngâm. Hoàng Cúc biết rất rơ t́nh cảm của Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử vào Sài G̣n làm báo. Sau một thời gian, chàng về lại Quy Nhơn. Lúc này gia đ́nh chàng đă dời đến cách nhà Hoàng Cúc chỉ vài căn. T́nh xưa dậy sóng trở lại. Giờ đây, thi sĩ họ Hàn ít nhiều đă bạo dạn hơn trước. Bài thơ Hồn cúc đă chứng minh t́nh cảm của chàng: "Bấy lâu sát ngơ, chẳng ngăn tường/ Không dám sờ tay sợ lấm hương/ Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/ Muốn ôm hồn cúc ở trong sương".
Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đ́nh về Huế sinh sống. Sau đó, nàng bắt đầu ăn chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng trong năm đó, Hàn Mặc Tử in tập Gái quê, là tập thơ mới đầu tiên kể từ khi chàng bỏ làm thơ Đường luật. Mặc Tử mang theo một số tập ra Huế, và gặp lại Hoàng Cúc trong dịp hội chợ nhưng không dám tặng. Mặc Tử cũng t́m đến Vỹ Dạ - nơi ở của Hoàng Cúc - nhưng chỉ đứng ngoài cổng một lúc rồi bỏ đi.
Nhiều năm sau đó, hai người không c̣n liên lạc ǵ với nhau. Một hôm, Hoàng Cúc nghe tin Mặc Tử bị bệnh phong, liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động, Mặc Tử đă sáng tác bài Đây thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng.
Chuyện t́nh Hoàng Cúc - Hàn Mặc Tử cũng có những điều gây tranh căi như trường hợp Mộng Cầm. Hoàng Cúc đă có lần công khai phủ nhận chuyện nàng có t́nh cảm với Hàn Mặc Tử. Năm 1969, nhà thơ Quách Tấn, người bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử, viết một hồi kư lấy tên Đôi nét về Hàn Mặc Tử đăng trên tạp chí Văn, trong đó có phần nói đến mối quan hệ giữa Hoàng Cúc và nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh của Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đọc được hồi kư này, và ngày 15/3/1971, nàng gửi thư cho Quách Tấn để "nói lại cho rơ". Hoàng Cúc phản bác một số chi tiết nhỏ mà Quách Tấn nêu ra: "Hồi ấy tuy Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử th́ kín đáo và bẽn lẽn như con gái, c̣n tôi th́ bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đă t́m cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện...".
Thế nhưng Quách Tấn kiên quyết bảo vệ lập trường của ḿnh trong các chi tiết thể hiện việc Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc có yêu nhau: "Những chi tiết trong cuộc t́nh duyên của Tử - Cúc, th́ nhất định kư ức tôi không phản tôi, v́ không có ǵ phức tạp khó nhớ. Việc Tử nhờ người đến dạm là có thật. Người ấy là nhà thầu khoán Bùi Xuân Lang ở Quy Nhơn, vừa thân với Tử, vừa quen với cụ Hoàng Phùng".
Hoàng Cúc ngày ấy là một thiếu nữ trẻ trung yêu đời, lại ít nhiều có tâm hồn văn chương, việc đáp lại những t́nh cảm của một người như Hàn Mặc Tử là có thể xảy ra. Nhưng sau này cũng như Mộng Cầm, nàng đă cố gắng chôn chặt những điều thầm kín riêng tư vào cơi ḷng. Là một người xa lánh cuộc đời để t́m đến cơi thiền, những chuyện t́nh cảm dù có cũng không thể phơi bày ra công chúng. V́ thế việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện t́nh cảm với Hàn Mặc Tử có thể hiểu được.
(Theo Thanh Niên)
Cũng như Hàn Mặc Tử, Kim Cúc phải theo gia đ́nh vào Quy Nhơn sinh sống v́ cha nàng là công chức làm việc tại đây. Năm 1933, Hàn Mặc Tử vào làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Tùng Ngâm - em thúc bá của Hoàng Cúc. Hoàng Tùng Ngâm sống trong ngôi nhà nhỏ cạnh nhà Hoàng Cúc, anh em bè bạn thường tụ tập chơi đùa, b́nh phẩm văn thơ. Hoàng Cúc khi đó đang tập tành viết báo với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, nên cũng thường qua lại với Hàn Mặc Tử.
Với bản tính đa t́nh, Hàn Mặc Tử đem ḷng si mê Hoàng Cúc. Những bài thơ Mặc Tử viết tặng Hoàng Cúc đă đến tay nàng qua Hoàng Tùng Ngâm. Hoàng Cúc biết rất rơ t́nh cảm của Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử vào Sài G̣n làm báo. Sau một thời gian, chàng về lại Quy Nhơn. Lúc này gia đ́nh chàng đă dời đến cách nhà Hoàng Cúc chỉ vài căn. T́nh xưa dậy sóng trở lại. Giờ đây, thi sĩ họ Hàn ít nhiều đă bạo dạn hơn trước. Bài thơ Hồn cúc đă chứng minh t́nh cảm của chàng: "Bấy lâu sát ngơ, chẳng ngăn tường/ Không dám sờ tay sợ lấm hương/ Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/ Muốn ôm hồn cúc ở trong sương".
Năm 1936, Hoàng Cúc theo gia đ́nh về Huế sinh sống. Sau đó, nàng bắt đầu ăn chay trường, trở thành cư sĩ, sống cuộc đời lặng lẽ bí ẩn. Cũng trong năm đó, Hàn Mặc Tử in tập Gái quê, là tập thơ mới đầu tiên kể từ khi chàng bỏ làm thơ Đường luật. Mặc Tử mang theo một số tập ra Huế, và gặp lại Hoàng Cúc trong dịp hội chợ nhưng không dám tặng. Mặc Tử cũng t́m đến Vỹ Dạ - nơi ở của Hoàng Cúc - nhưng chỉ đứng ngoài cổng một lúc rồi bỏ đi.
Nhiều năm sau đó, hai người không c̣n liên lạc ǵ với nhau. Một hôm, Hoàng Cúc nghe tin Mặc Tử bị bệnh phong, liền gửi thư thăm hỏi. Quá cảm động, Mặc Tử đă sáng tác bài Đây thôn Vỹ Dạ gửi tặng nàng.
Chuyện t́nh Hoàng Cúc - Hàn Mặc Tử cũng có những điều gây tranh căi như trường hợp Mộng Cầm. Hoàng Cúc đă có lần công khai phủ nhận chuyện nàng có t́nh cảm với Hàn Mặc Tử. Năm 1969, nhà thơ Quách Tấn, người bạn thân thiết của Hàn Mặc Tử, viết một hồi kư lấy tên Đôi nét về Hàn Mặc Tử đăng trên tạp chí Văn, trong đó có phần nói đến mối quan hệ giữa Hoàng Cúc và nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Quách Tấn cho rằng hai người không thành duyên nợ là do thân sinh của Hoàng Cúc chê Hàn Mặc Tử không xứng. Hoàng Cúc đọc được hồi kư này, và ngày 15/3/1971, nàng gửi thư cho Quách Tấn để "nói lại cho rơ". Hoàng Cúc phản bác một số chi tiết nhỏ mà Quách Tấn nêu ra: "Hồi ấy tuy Tử ở gần nhà tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi. Tử th́ kín đáo và bẽn lẽn như con gái, c̣n tôi th́ bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đă t́m cách để gặp, nhưng vẫn chưa toại nguyện...".
Thế nhưng Quách Tấn kiên quyết bảo vệ lập trường của ḿnh trong các chi tiết thể hiện việc Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc có yêu nhau: "Những chi tiết trong cuộc t́nh duyên của Tử - Cúc, th́ nhất định kư ức tôi không phản tôi, v́ không có ǵ phức tạp khó nhớ. Việc Tử nhờ người đến dạm là có thật. Người ấy là nhà thầu khoán Bùi Xuân Lang ở Quy Nhơn, vừa thân với Tử, vừa quen với cụ Hoàng Phùng".
Hoàng Cúc ngày ấy là một thiếu nữ trẻ trung yêu đời, lại ít nhiều có tâm hồn văn chương, việc đáp lại những t́nh cảm của một người như Hàn Mặc Tử là có thể xảy ra. Nhưng sau này cũng như Mộng Cầm, nàng đă cố gắng chôn chặt những điều thầm kín riêng tư vào cơi ḷng. Là một người xa lánh cuộc đời để t́m đến cơi thiền, những chuyện t́nh cảm dù có cũng không thể phơi bày ra công chúng. V́ thế việc Hoàng Cúc phủ nhận chuyện t́nh cảm với Hàn Mặc Tử có thể hiểu được.
(Theo Thanh Niên)