View Full Version : Giai thoại thơ đường - Cao Tự Thanh
Thơ Đường và giai thoại thơ Đường
I.
Là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn học cổ Trung Hoa, thơ Đường với thi pháp và thể loại của nó cũng chiếm một địa vị quan trọng trong văn học nghệ thuật của bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây là Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Chẳng hạn, nếu gạt bỏ toàn bộ các yếu tố thi pháp Đường thi và tất cả các tác phẩm thơ Đường luật, chắc chắn kho tàng văn học viết Việt Nam trước thế kỷ XX sẽ trở nên trống vắng và vô hồn. Việc t́m hiểu thơ Đường ở Việt Nam hiện nay do đó không chỉ đơn thuần là t́m hiểu một giá trị văn hóa tinh thần, một thành tựu văn học nghệ thuật của nhân loại mà c̣n là t́m kiếm những phương tiện và cách thức để khai thác và kế thừa di sản văn hóa của cha ông.
Tuy nhiên, trong bốn quốc gia dùng chữ Hán trước đây, hiện chỉ có Việt Nam đang dùng một loại chữ viết chính thức khác. Sau hơn một trăm năm sử dụng chữ quốc ngữ la tinh, phần đông người Việt Nam hiện tại không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với các văn bản Hán Nôm, c̣n những người may mắn biết chữ Hán Nôm cũng không phải đều có thể hiểu đúng tất cả các tác phẩm văn chương Hán Nôm của người Việt Nam các thế kỷ trước. Ở đây xuất hiện một khoảng cách không chỉ về ngôn ngữ - văn tự mà cả về tư duy - văn hóa. Trong phạm vi thơ Đường, khoảng cách ấy trước hết và chủ yếu là thi pháp. Tổng thể các yếu tố quan niệm triết học và mỹ học, các phương thức và chuẩn mực tiếp cận và đồng hóa thẩm mỹ hiện thực, các thủ pháp sáng tạo nghệ thuật... của thơ Đường là sản phẩm của một không gian văn hóa khác, một không gian đă lùi hẳn vào quá khứ đồng thời cũng ít nhiều trở nên xa lạ đối với nhiều người. Không phải ngẫu nhiên mà số người làm thơ Đường hiện nay không có nhiều, số người nắm vững thi pháp thơ Đường c̣n ít hơn, thậm chí ngay cả các nhà nghiên cứu nhiều khi cũng đưa ra những bản dịch thơ Đường (cả bản dịch nghĩa lẫn dịch thơ) trái hẳn thể cách của nguyên bản, và thơ Đường trong các tác phẩm và dịch phẩm ấy dường như chỉ c̣n là thơ Đường luật với những niêm luật, đăng đối... h́nh thức. Rơ ràng, nếu thừa nhận rằng t́m hiểu thơ Đường là một việc làm cần thiết và có ích, th́ phải rút ngắn khoảng cách văn hóa nói trên. Nhưng nh́n từ định hướng ấy th́ giới nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường vẫn c̣n đứng trước nhiều khó khăn đáng kể trong đó nổi bật là t́nh trạng không phù hợp giữa phương tiện và mục đích, giữa cách thức và mục tiêu.
Mặc dù chắc chắn sẽ c̣n có nhiều nhà Hán học phiên dịch và giới thiệu, nhiều nhà nghiên cứu t́m hiểu và phổ biến, các công tŕnh nghiên cứu và giáo tŕnh giảng dạy về thơ Đường theo kiểu “truyền thống” lâu nay cũng chỉ có thể đạt tới nhiều kết quả học thuật quan trọng hơn chứ khó có thể thu được một hiệu quả xă hội cần thiết. Bởi v́ các công tŕnh và giáo tŕnh ấy chỉ có thể phục vụ cho một đối tượng hẹp gồm một số ít người đă được trang bị những tri thức cần thiết mà trước hết là lư luận văn học và chữ Hán. Ở đây thao tác bị giới hạn bởi định hướng, nên rơ ràng qua các công tŕnh và giáo tŕnh ấy thơ Đường vẫn chỉ hiện ra như một không gian chữ nghĩa, một không gian đóng kín thách đố tri thức thi học và năng lực cảm thụ của người đọc đồng thời là một không gian “được tạo ra trong pḥng thí nghiệm”, biệt lập với hiện thực đương đại và tách rời khỏi thực tiễn xă hội. Trong khi đó, mục đích tối hậu của công việc lại là phải giúp đông đảo người đọc b́nh thường hiểu rơ để tiến tới chỗ đồng cảm được với cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm thơ Đường, đồng hóa được chúng thành tài sản tinh thần và tri thức của bản thân, biến được chúng thành phương tiện có hiệu quả của mỗi cá nhân trong thực tiễn văn hóa - xă hội. Nói đơn giản hơn, nếu chỉ đưa chữ nghĩa thơ Đường tới người đọc th́ phải chuẩn bị cho họ cả học vấn lẫn định hướng để tiếp cận với không gian văn hóa của nó, c̣n nếu đưa thơ Đường cùng với không gian văn hóa của nó trước hết từ những khía cạnh tương đồng tới đời sống xă hội Việt Nam hiện tại th́ chỉ cần tin tưởng vào kiến thức và kinh nghiệm sống của người đọc. Quyển Giai thoại thơ Đường này vừa là sự thể nghiệm vừa là sự phấn đấu làm theo cách thứ hai.
II.
Không thể định nghĩa từ “thơ Đường” bằng một mệnh đề, v́ trong thực tế từ này mang trong nó ba nội dung khác hẳn nhau. Trên phương diện văn học sử, nó chỉ bộ phận thơ ca trong văn học viết thời Đường (1). Trên phương diện lư luận văn học, nó chỉ các h́nh thức thể loại thơ ca định h́nh từ thời Đường, c̣n gọi là thơ Đường luật, chủ yếu là hai loại thất ngôn, ngũ ngôn với các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên (2). Trên phương diện thi pháp học, nó chỉ phương pháp sáng tác - phong cách sáng tạo với tổng thể các quan niệm thẩm mỹ và thủ pháp nghệ thuật đă định h́nh đồng thời trở thành chủ đạo trong thơ ca Trung Quốc thời Đường, thi pháp này được kế thừa và phát triển trong văn học viết của cả bốn quốc gia dùng chữ Hán là Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản sau đó. Quyển Giai thoại thơ Đường này là sưu tập một số giai thoại trong thơ ca thời Đường ở Trung Quốc, nghĩa là sử dụng ư nghĩa văn học sử, nhưng ư nghĩa này tự thân nó cũng ít nhiều bao hàm cả hai ư nghĩa thể loại và thi pháp. Cho nên ở đây cần nh́n lại thi pháp thơ Đường, một thi pháp mang nguyên lư sáng tạo có thể nói là khai phóng và nhân bản bậc nhất trong quan niệm nghệ thuật của các xă hội tiền tư bản.
Sau bộ Toàn Đường thi (c̣n có tên là Ngự định Toàn Đường thi) do nhóm Bành Định Cầu biên soạn theo lệnh của vua Khang Hy nhà Thanh (hoàn thành năm 1706) thu thập hơn 48.900 bài thơ của hơn 2.200 thi nhân thời Đường và Ngũ đại, các hợp tập thơ Đường được nhiều người biết tới nhất có lẽ là Đường thi tam bách thủ của Tôn Thu (1711 - 1778) tuyển 310 tác phẩm của 77 nhà thơ và Đường thi tam bách thủ tục tuyển của Vu Khánh Nguyên (1812 - 1860) tuyển 320 thi phẩm của 53 tác giả. Đáng chú ư là hai hợp tập trên đều không tuyển đúng 300 bài thơ, nên cái nhan đề “tam bách thủ” kia có một ư nghĩa khác - Tôn Thu và Vu Khánh Nguyên đă ví thơ Đường với Kinh Thi, vốn gồm 305 thiên (bài) nhưng vẫn được gọi chung là “Thi tam bách”. Việc đánh giá thơ Đường ngang với Kinh Thi trong hoàn cảnh Kinh Thi đang được coi là một trong năm tác phẩm kinh điển (Ngũ kinh) của toàn thể các môn đệ Nho gia như vậy cho thấy mức độ thành tựu lớn lao của nó, và trong thực tế th́ có thể nói thơ ca cổ điển Trung Hoa có hai thành tựu lớn là thi pháp Kinh Thi và thi pháp thơ Đường.
Để giới thiệu đầy đủ và lư giải chi tiết các đặc điểm của thi pháp thơ Đường th́ c̣n phải tiến hành nhiều công tŕnh nghiên cứu lớn, song có thể nói ngay rằng khác hẳn Kinh Thi phản ảnh hiện thực như nó có - miêu tả để nhận thức, thơ Đường phản ảnh hiện thực như con người muốn - tái tạo để nhận thức. Với đặc điểm cơ bản trong nội dung và định hướng nghệ thuật này, thơ Đường cũng mau chóng hướng về một hệ thống thủ pháp sáng tạo đặc biệt dựa trên nguyên tắc nghệ thuật chủ đạo là tiếp cận và đồng hóa hiện thực khách quan bằng toàn bộ không gian tinh thần - thế giới t́nh cảm của người sáng tác. Những chi tiết khác biệt của đời sống đều được nhất hóa trong thế giới ấy, các mối liên hệ phổ biến của hiện thực đều được cải biến tại không gian ấy. Cho nên Lư Bạch nh́n thấy ḍng sông chảy bên trời (Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu), Thôi Hiệu bị khói sóng nơi lầu Hoàng Hạc làm cho buồn bă (Yên ba giang thượng sử nhân sầu), ngọn nến trong thơ Đỗ Mục đau ḷng trước cảnh chia ly nên nhỏ lệ thay người đến sáng (Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt, Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh), đóa mẫu đơn trong thơ Lưu Vũ Tích chê người già nua chứ không phải thi nhân tự thấy ḿnh già (Đăn sầu hoa hữu ngữ, Bất vị lăo nhân khai)... Lấy cái Tôi làm cái trục đồng quy, cái nền liên kết, thi pháp thơ Đường cũng giải phóng trí tưởng tượng và kích thích sự sáng tạo tới mức tối đa, và phá vỡ những khuôn khổ thông thường, vượt qua những ranh giới hiện hữu của thực tại đời sống, nó cũng tiến tới xây dựng một không gian nghệ thuật có chuẩn mực và phong cách riêng. Chẳng hạn vầng trăng thời Tần, cửa ải thời Hán có thể đồng hiện trong thơ Vương Xương Linh (Tần thời minh nguyệt Hán thời quan), lá thu rụng giữa thành Trường An là bởi ngọn gió thu trên sông Vị trong thơ Giả Đảo (Thu phong xuy Vị thủy, Lạc diệp măn Trường An), đối với Trịnh Cốc th́ mấy tiếng sáo buông trong lúc chia tay làm cho ly đ́nh xế nắng (Sổ thanh phong địch ly đ́nh văn), c̣n trong nỗi nhớ tiếc giai nhân của Thôi Hộ th́ cánh hoa đào vẫn cười giữa gió xuân như năm xưa (Đào hoa y cựu tiếu đông phong)... Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhóm hư từ “chi hồ giả dă hỉ yên tai” đầy vẻ suy lư phổ biến trong văn ngôn chữ Hán hầu như lại hoàn toàn vắng mặt trong thơ Đường: thao tác của thi pháp này là nhận định chứ không chứng minh, thể hiện chứ không miêu tả. Đối với nó thực tế là chất liệu để thi nhân tái tạo hiện thực và qua đó sáng tạo nghệ thuật, là phương tiện để họ chiếm lĩnh thế giới rồi từ đó nhận thức đời sống, nên toàn bộ các hiện tượng, lănh vực và quá tŕnh của hiện thực khách quan được đề cập tới đều được khuôn nắn lại theo một logic hoàn toàn chủ quan mang tính chất tiên nghiệm của người sáng tác, một logic nghệ thuật cho phép họ toàn quyền phản ảnh hiện thực theo mọi trạng thái ư thức và t́nh cảm, tự do phát hiện thế giới từ mọi góc độ nguyện vọng và suy tư. Cái gọi là khẩu khí trong các giai thoại về việc đoán biết được tâm tính, tương lai... của một người qua thơ của họ trước đây chính là hệ quả của đặc điểm này trong thi pháp thơ Đường, v́ logic nghệ thuật của nó khiến người sáng tác vô h́nh trung c̣n bộc lộ cả ư thức lẫn tiềm thức, trí tuệ và thiên hướng của ḿnh trong quá tŕnh tiếp cận và đồng hóa thẩm mỹ hiện thực.
Dĩ nhiên, với các đặc điểm chủ yếu trong nội dung và định hướng nghệ thuật, trong nguyên lư thẩm mỹ và thủ pháp sáng tạo nói trên, thi pháp thơ Đường cũng có những mâu thuẫn nội tại và hạn chế tự thân mà nói cho cùng cũng là sản phẩm của không gian lịch sử - văn hóa trong đó nó h́nh thành và phát triển. Chẳng hạn, yêu cầu khái quát hóa cao độ trong khuôn khổ triết học - mỹ học phương Đông cổ điển đ̣i hỏi nó phải dùng nhiều các phương tiện và biện pháp tượng trưng, ước lệ, sự lạm dụng các yếu tố này tất yếu dẫn tới tính kinh viện mà nổi bật là loại ngôn ngữ điển cố như một loại “tiếng lóng” giữa những người có học với nhau. Hay yêu cầu tái tạo hiện thực một cách độc đáo đ̣i hỏi người sáng tác thơ Đường phải luôn luôn t́m kiếm các h́nh thức diễn đạt mới, đây chính là mảnh đất dọn sẵn cho chủ nghĩa h́nh thức nhiều khi giống như các khuynh hướng nghệ thuật duy mỹ nảy sinh. Ngoài ra, c̣n có nhiều yếu tố bên ngoài hạn chế sự phát triển của thi pháp thơ Đường trong lịch sử. Nói theo ngôn ngữ xă hội học th́ nó là một hệ thống chuẩn mực xă hội trung tính, nhưng trong quá tŕnh phát triển đă ít nhiều đan xen với các chuẩn mực xă hội khác về tư tưởng, đạo đức, chính trị nên cũng bị phân hóa về tính lợi ích. Bởi v́ trên lư thuyết th́ thi pháp này mang tính khai phóng, tự do song trong thực tế th́ nó luôn được sử dụng và do đó cũng bị giới hạn bởi các thi nhân, vốn là những con người với học vấn, trí tuệ, t́nh cảm, thái độ chính trị... cụ thể. Thứ nữa, qua thực tế khoa cử hàng ngàn năm ở các quốc gia Nho giáo, các thể loại thơ Đường với sự chuẩn hóa của chúng lại ít nhiều bị “chính thống hóa”, và do không có được những cách tân cần thiết về h́nh thức, thi pháp thơ Đường cũng thiếu đi những phương tiện để tự hoàn chỉnh ḿnh và theo kịp lịch sử, nên đă dần dần trở thành một thi pháp thách đố thi hứng và tài năng...
Nhưng thi pháp cũng chỉ là một trong ba chiều làm nên không gian thơ Đường. Đời sống của thi nhân và quá tŕnh sáng tác, phổ biến, thưởng thức tác phẩm của họ là hai chiều c̣n lại. Hai yếu tố này mang trong chúng những dấu ấn của không gian văn hóa mà người muốn t́m hiểu thơ Đường bắt buộc phải tiếp cận. Với những h́nh thức cụ thể của thực tiễn, những chi tiết sinh động của đời sống, mối liên hệ giữa hai yếu tố này vừa soi rọi cho nội dung thi pháp vừa xác định về kích thước văn hóa của thơ Đường trong lịch sử. Chính mối liên hệ ấy làm nảy sinh các giai thoại thơ Đường.
III.
Dường như cho đến nay th́ ngay cả ở Trung Quốc và Đài Loan cũng chưa có công tŕnh nào sưu tập và nghiên cứu về giai thoại thơ Đường được công bố, và rơ ràng việc t́m hiểu vấn đề này một cách toàn diện và thấu đáo hiện c̣n đứng trước những trở ngại về tư liệu - văn bản chưa thể vượt qua. Nhưng ít nhất th́ đến nay người ta cũng đă biết tới hàng vạn giai thoại thơ Đường được chép trong các sách sử truyện, tiểu thuyết, thi thoại, văn uyển... không những dưới thời Đường mà c̣n cả dưới các thời Tống Nguyên Minh Thanh về sau. Hệ thống giai thoại - truyện kể này mang trong nó nhiều đặc điểm của văn học truyền miệng như hiện tượng có nhiều dị bản, có các chi tiết không chính xác hay ăn khớp với sự thật lịch sử..., nhưng với nội dung văn hóa phức hợp cũng như ảnh hưởng xă hội phổ biến, chúng đă thực sự trở thành một ḍng phái sinh trong thực tiễn văn học, làm nên phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm đồng thời cũng là một kho lưu trữ những kinh nghiệm nghệ thuật của thơ Đường.
Mặc dù tạm thời chưa thể đề cập tới khía cạnh văn bản học của vấn đề (chẳng hạn đối với các giai thoại được người sau thời Đường đặt ra hay thêm bớt, sửa chữa trên cơ sở cốt truyện đă có), vẫn có thể chia các giai thoại thơ Đường theo ba nội dung chính: giai thoại về cuộc đời của các thi nhân thời Đường, giai thoại về hoạt động văn học mà chủ yếu là hoạt động sáng tác của họ và giai thoại về tác phẩm của họ (tạm gọi là giai thoại về tiểu sử, giai thoại về hoạt động sáng tác và giai thoại về tác phẩm). Dĩ nhiên, trong thực tế th́ các giai thoại không h́nh thành và tồn tại theo ba khu vực rơ ràng như vậy, chẳng hạn loại thứ nhất thường được kết hợp với hai loại sau chứ không mấy khi tồn tại riêng rẽ (ví dụ chuyện Toái cầm của Trần Tử Ngang ít khi thấy xếp riêng với các truyện kể quanh hoạt động sáng tác của ông, chuyện Quư Phi phụng nghiên, Lực Sĩ thoát hài trong cuộc đời Lư Bạch thường được ghép chung vào truyện ông sáng tác ba bài Thanh b́nh điệu), hay nh́n chung ngoài một số truyện thật đặc sắc (ví dụ truyện Kỳ đ́nh hoạch bích về bài Lương Châu từ của Vương Chi Hoán), loại thứ ba cũng ít khi h́nh thành độc lập với hai loại trước. Tóm lại chỉ có loại giai thoại về hoạt động sáng tác chiếm số lượng nhiều nhất đồng thời có ư nghĩa quan trọng đối với việc t́m hiểu thơ Đường hơn cả, và điều này không phải là ngẫu nhiên.
Đọc các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác, ngoài phần văn bản của các tác phẩm cụ thể, bao giờ người ta cũng được giới thiệu thêm các dữ kiện về cuộc đời, tâm t́nh, tài năng, nhân cách... của tác giả hay những chi tiết về thời điểm sáng tác, hoàn cảnh ra đời... của tác phẩm, tóm lại là các thông tin ít nhiều có liên hệ (hay được coi là có liên hệ) với tác phẩm. Các thông tin ấy có khi là cả một câu chuyện được sắp xếp, bố cục một cách mạch lạc, có khi chỉ là vài chi tiết nhỏ nhặt, rời rạc giống như được ghi chép một cách ngẫu nhiên, có khi được nêu xuất xứ rơ ràng, có khi không có một ḍng địa chỉ ..., song những vấn đề loại này là nội dung và đề tài của nhiều công tŕnh nghiên cứu khác. Điều cần nhấn mạnh ở đây là mặc dù khác nhau về lượng thông báo, lối tŕnh bày và độ xác thực, các thông tin ấy cũng đều được đưa vào giai thoại với tính mục đích rất rơ ràng, đều nhằm lưu ư, giải thích, định hướng cho người đọc về nội dung, ư nghĩa, giá trị... của tác phẩm, thậm chí có khi chỉ của một từ, một câu. Tính mục đích ấy khiến cho trong trường hợp thông tin được đưa ra là xác thực, các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác trở thành một loại tư liệu văn học sử không ǵ thay thế được, v́ nó c̣n giúp người ta hiểu rộng ra thêm về các tác phẩm và vấn đề khác có liên quan. Chẳng hạn, giai thoại “Ba hàng ca kỹ ngoảnh xem ai” c̣n góp phần làm sáng tỏ thêm nội dung bài Khiển hoài đầy vẻ phóng đăng bê tha của Đỗ Mục, hay câu chuyện “Sứ quân họ Bạch là tài tử” của Bà Tri Nhất đă giải thích v́ sao Bạch Cư Dị suốt đời không viết bài thơ nào về núi Vu Sơn...
Trong nhiều trường hợp khác hơn, khi “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không chân thực, chưa chính xác, thiếu cụ thể hay thậm chí c̣n mâu thuẫn, th́ giá trị của các giai thoại về hoạt động sáng tác lại nằm ở những b́nh diện khác, mang những nội dung khác. Như đă nói ở trên, thi pháp thơ Đường chấp nhận việc nh́n nhận hiện thực theo suy nghĩ chủ quan của người sáng tác, t́nh h́nh này tất yếu dẫn tới hệ quả là người đọc cũng bắt buộc phải và nhất định sẽ tiếp nhận tác phẩm như một hiện thực nghệ thuật theo suy nghĩ chủ quan của ḿnh. Chính từ thực tế này mà các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác mang “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không xác thực hay thiếu cụ thể nảy sinh, chúng thể hiện cách hiểu về tác phẩm của người sáng tác hay phổ biến giai thoại. Dĩ nhiên, cũng có thể nói rằng trên phương diện văn học sử th́ đây chính là ánh phản nhiều màu về ảnh hưởng xă hội - đời sống thứ hai của tác phẩm, loại sản phẩm của quá tŕnh “tái sản xuất mở rộng giá trị các tác phẩm thơ Đường” này là một trong những bằng chứng về sự tiếp nhận thơ Đường của công chúng. Nhưng giá trị ấy không phải là chủ yếu, v́ nếu quan sát cơ chế không xác thực hay thiếu cụ thể nói trên từ tính mục đích của các thông tin được đưa vào, có thể thấy ngay rằng các giai thoại “hư cấu” này không nhằm giải thích, chứng minh nội dung, ư nghĩa văn học sử mà là lư giải, giới thiệu đặc điểm, giá trị thi pháp học của tác phẩm. Tất cả các giai thoại mang “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không xác thực và thiếu cụ thể đều chứa đựng ư nghĩa khẳng định các đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thi pháp thơ Đường, mà tiêu biểu là các giai thoại về thơ khẩu khí, thơ điềm báo. “Những bài thơ tuyệt mệnh” của Nguyên Chẩn, Lă Quần... là ví dụ. Nh́n chung, có thể coi các giai thoại này là một loại sản phẩm “thi pháp học ứng dụng” h́nh thành từ thực tiễn tổng kết, t́m hiểu và lư giải nghệ thuật thơ Đường trong lịch sử. Có lẽ cũng cần nói thêm rằng nhiều trong những giai thoại loại này thực sự mang giá trị của các “giáo tŕnh - bài giảng” về thi pháp, và lối nghiên cứu lư luận bằng h́nh thức hoạt động văn chương như vậy dường như chính là một nét độc đáo trong tư duy và tâm thức, khoa học và văn hóa Trung Hoa.
Hiện diện trong hơn ba trăm năm với mấy ngàn nhà thơ, mấy vạn tác phẩm, thơ Đường cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong sinh hoạt văn hóa và thực tiễn xă hội Trung Hoa buổi ấy. Giai thoại thơ Đường cũng thể hiện và phản ảnh t́nh h́nh nói trên. Có thể t́m thấy nơi các giai thoại này tư liệu về cuộc đời và tác phẩm của nhiều nhà thơ thuộc nhiều nhóm xă hội khác nhau, từ phụ nữ thiếu niên tới thiền tăng đạo sĩ, từ ẩn sĩ dật nhân tới nô tỳ đầy tớ, từ vơ tướng tới kỹ nữ, từ hoàng đế tới ăn mày... với đủ các số phận giàu nghèo may rủi sang hèn, đủ các tâm trạng vui buồn mừng giận thương ghét, đủ các quan hệ trên dưới bạn thù quen lạ, đủ các cảnh ngộ khó dễ sướng khổ nhục vinh... Đây thực sự là một bộ tranh liên hoàn về hiện thực xă hội Trung Quốc thời Đường, một bộ tranh mang những đường nét và sắc màu văn học. Đó dĩ nhiên là một đối tượng khoa học nhưng cũng là một thực thể đời sống mà bất cứ con người b́nh thường nào cũng có thể tiếp cận được, nên đi vào không gian văn hóa của thơ Đường qua các giai thoại thơ Đường là một cách thức hợp lư nếu không nói là tối ưu. Cho nên t́m hiểu thơ Đường th́ không thể không quan tâm tới các giai thoại thơ Đường, những giai thoại mang trong chúng cả một thế giới của con người chứ không phải chỉ một không gian về chữ nghĩa. Điều này càng đặc biệt cần thiết đối với những người đọc Việt Nam hiện tại, những người sống trong một xă hội cách xa không gian văn hóa của thơ Đường đă mười thế kỷ đồng thời bước ra khỏi thế giới thư tịch chữ Hán hơn một trăm năm.
IV.
Hiểu theo nghĩa thông thường, “giai thoại” là truyện hay, truyện vui. Nhưng quyển Giai thoại thơ Đường này có những truyện không hay, không vui, thậm chí có những truyện không có chuyện. Bởi v́ giai thoại thơ Đường thực sự mang trong nó cả một thế giới của con người với không ít những điều xấu xa và tàn nhẫn, những điều mà người ta chỉ có quyền chọn lựa chứ không có quyền từ chối, chỉ có thể không trao chứ không thể không nhận trong cuộc đời. Mặt khác, ngoài sự khiếm khuyết về học vấn của người biên soạn, ở đây c̣n có vấn đề tư liệu. Có nhiều sách vở chữ Hán Trung Quốc ghi chép về giai thoại thơ Đường, nhưng quyển Giai thoại thơ Đường này chủ yếu dựa vào tư liệu trong Đường thi kỷ sự.
“Đường thi kỷ sự: Thư danh, phàm bát thập nhất quyển, Tống Kê Hữu Công soạn, lục Đường nhất đại thi nhất thiên nhất bách ngũ thập gia, hoặc lục danh thiên, hoặc trứ bản sự, hoặc kư phẩm b́nh chi ngữ, kiêm tải kỳ thế hệ tước lư. Đường nhân thi tập bất truyền ư thế giả đa lại thử thư dĩ tồn” (Đường thi kỷ sự: Tên sách, gồm 81 quyển, Kê Hữu Công thời Tống soạn, chép thơ của 1.150 nhà thơ thời Đường, có khi chép các bài thơ hay, có khi ghi về sự tích tác giả, có khi ghi lại các lời phẩm b́nh, kèm thêm cả thế thứ, quan tước, quê quán. Thi tập của các tác giả thời Đường không được lưu truyền ở đời phần lớn đều nhờ vào sách này mà c̣n lại đến nay).
Trên đây là định nghĩa vắn tắt về Đường thi kỷ sự trong Từ hải (hợp đính bản), Trung Hoa thư cục ấn hành, Thượng Hải, 1948. Về tác giả Đường thi kỷ sự th́ theo Đường thi đại từ điển, Giang Tô cổ tịch xuất bản xă, Thượng Hải, 1990 Kê Hữu Công tự là Mẫn Phu, thi đậu Tiến sĩ năm Tuyên Ḥa thứ 3 đời Tống Huy tông (1121), trải làm quan dưới các triều Huy tông, Khâm tông, chết khoảng đầu đời Hiếu tông (1163). Bản in mộc bản đầu tiên của Đường thi kỷ sự là do Vương Hy hiệu khắc, in năm Giáp thân niên hiệu Gia Định (1224). Bản chúng tôi dùng là bản in hoạt tự của Đỉnh Văn thư cục, Đài Bắc, 1971, in lại theo bản in mộc bản thứ hai của Đường thi kỷ sự, tức bản Trùng khắc Đường thi kỷ sự của Hồng Biền phiên khắc lại bản in của Vương Hy, in trong niên hiệu Gia Tĩnh thời Minh (1522 - 1566).
Để biên soạn về giai thoại thơ Đường th́ phải sử dụng các thư tịch cổ Trung Quốc có liên quan, loại thư tịch này tuy hiện ở Việt Nam không có nhiều và cũng không dễ t́m, nhưng người ta cũng có điều kiện để chọn lựa. Chúng tôi chọn Đường thi kỷ sự v́ hai lư do. Thứ nhất, nó mang một lượng thông tin lớn về cả thơ Đường lẫn giai thoại thơ Đường, trong đó có những thông tin ít được phổ biến và chắc chắn chưa được nhiều người Việt Nam hiện nay biết tới, như định nghĩa của Từ hải nêu trên đă ít nhiều cho thấy. Thứ hai, nó được biên soạn vào thời Tống, sử dụng được nhiều tư liệu sử sách, bi kư, gia phả, truyền thuyết... của thời Đường hơn cả, trên cả hai phương diện văn bản và tư liệu đều có nhiều cơ sở để tin cậy.
Về việc tuyển chọn và biên soạn các giai thoại, th́ hơn 80 truyện kể trong quyển Giai thoại thơ Đường này không hoàn toàn theo đúng nguyên văn và bố cục trong Đường thi kỷ sự: có những truyện cần rút ngắn hay bổ sung, được tŕnh bày lại hay giải thích rơ hơn... Chúng tôi cũng có ư thức giới thiệu các tác giả, tác phẩm mà ít người nghiên cứu thơ Đường ở Việt Nam đề cập tới, nên giai thoại về các nhà thơ nổi tiếng như Lư Bạch, Đỗ Phủ, Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Vương Bột, Dương Quưnh... chỉ được nêu phần nào hay không nêu v́ có thể nhiều người đọc đă biết. Mặc khác, quan niệm giai thoại thơ Đường phản ảnh hiện thực văn hóa - xă hội Trung Quốc thời Đường, chúng tôi rất lưu ư tới việc giới thiệu về các tác giả không phải là “trí thức” - nho sĩ thông thường, để người đọc có ư niệm rơ hơn về không gian văn hóa và bối cảnh xă hội của thơ Đường. Có lẽ cũng cần nói ngay rằng do sự cảm nhận của mỗi người về nghệ thuật nói chung và về thơ Đường nói riêng rất khác nhau, nên không thể loại trừ khả năng một số người đọc sẽ t́m thấy trong quyển sách này những câu chuyện rất tầm thường nhưng lại là các giai thoại có nhiều ư nghĩa đối với cá nhân người biên soạn, những ư nghĩa nhân sinh và mỹ học mà đáng tiếc là sự hạn hẹp trong đời sống tinh thần và sự nghèo nàn về năng lực cảm thụ lại khiến chúng tôi đánh giá cao. Các giai thoại trong quyển sách chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Bên cạnh đó, hầu hết các giai thoại thơ Đường đều có những bài thơ chữ Hán đ̣i hỏi được phiên dịch một cách nghiêm túc và chính xác. Nhưng Giai thoại thơ Đường là một quyển sách biên dịch - giới thiệu truyện kể thơ Đường phục vụ đông đảo người đọc chứ không phải là một công tŕnh phiên dịch - nghiên cứu thơ Đường dành riêng cho một vài đối tượng, nên đối với số thơ nói trên chúng tôi áp dụng một số nguyên tắc biên soạn phù hợp, cụ thể như sau:
1. Về công tác văn bản. Với yếu tố “độc bản” của nó như định nghĩa của Từ hải cho thấy, Đường thi kỷ sự có những bài thơ không thể kiểm chứng về mặt văn bản, nhưng ngoài các sai lầm hoàn toàn có thể xảy ra ở khâu biên soạn - của tác phẩm, ở đây c̣n có những sai sót nảy sinh trong quá tŕnh in ấn – của ấn bản. Nh́n chung chỉ trong những trường hợp có thể khẳng định là sai chúng tôi mới đính chính, ví dụ bài thơ của Chu Nguyên trong truyện “Thảy cháu năm xưa ngựa trúc đây”, bản in Đài Bắc năm 1971 in hai câu cuối là “Kim triêu hành mă chư đồng tử, Tận thị đương thời trúc mă tôn”, chữ hành (đi) nói trên rơ ràng là chữ trúc (tre) bị in lầm v́ sự gần gũi về tự dạng giữa hai chữ. Nhưng những chỗ bắt buộc phải và hoàn toàn có thể đính chính như vậy không nhiều, nên chúng tôi thấy không thực sự cần thiết chú thích theo cách làm thông thường để khỏi làm phiền người đọc.
Ở những bài thơ có thể đối chiếu về văn bản cũng có các trường hợp Đường thi kỷ sự chép khác với các tư liệu khác nhưng chưa có cơ sở để khẳng định là sai th́ chúng tôi coi là dị bản, và nói chung phần lớn trường hợp chúng tôi vẫn dùng văn bản trong Đường thi kỷ sự, dù rằng có khi sự khác biệt về văn bản làm thay đổi hẳn ư nghĩa câu thơ. Chẳng hạn bài Kim Lăng hoài cổ của Lưu Vũ Tích trong truyện “C̣n vảy móng thừa dùng để làm ǵ?”, nhiều tài liệu vẫn chép câu đầu là “Vương Tuấn lâu thuyền hạ Ích Châu”, song Đường thi kỷ sự chép là “Vương Tuấn lâu hang...” với chữ hang là chu + công, cũng có nghĩa là “thuyền” th́ ư nghĩa câu thơ không có ǵ thay đổi, nhưng bài Xuất tái (Lương Châu từ) của Vương Chi Hoán th́ Đường thi kỷ sự chép câu đầu là “Hoàng sa trực thượng bạch vân gian” trong khi rất nhiều tài liệu chép là “Hoàng Hà...” - giữa “Sông Hoàng Hà” và “Cát vàng” là một khoảng cách quá lớn bắt buộc người ta phải chọn lựa. Nhưng nếu đọc lại câu cuối th́ mấy chữ “Ngọc Môn quan” cho thấy không gian được miêu tả trong bài thơ là vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc - phía trên Cam Túc, cạnh sa mạc Tân Cương, và t́nh cảm của người lính thú ở đây là buồn bă trước cảnh Cát vàng kéo dài tới tận chân trời chứ không phải là hoài vọng về sông Hoàng Hà ở phía nam. Chúng tôi chọn chữ “sa” là theo cách hiểu như vậy và trên cơ sở văn bản trong tay, c̣n việc biện luận văn bản, hiệu chỉnh đúng sai ở đây th́ không phải chỗ. Cho nên chúng tôi không chú thích về các dị bản v́ lư do như đối với các lỗi in ấn đă nêu trên kia mặc dù cũng có ư thức về công tác văn bản.
2. Về việc phiên âm. Cần nói ngay rằng ở Việt Nam trước nay đă có những công tŕnh phiên dịch thơ Đường, thậm chí phiên dịch thơ văn Lư Trần mà dùng Khang Hy từ điển, nên nhiều khi đă gán ghép những cách đọc chữ Hán thời Minh Thanh vào ngôn ngữ thời Đường ở Trung Quốc và cách đọc Việt Hán thời Lư Trần ở Việt Nam! Cách đọc Việt Hán của người Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Đường âm, mặc khác thơ Đường dĩ nhiên phải được sáng tác trên cơ sở ngôn ngữ, âm vận, thanh điệu tiếng Hán thời Đường ở Trung Quốc. Cho nên chúng tôi cố gắng phiên theo Đường âm mà trước hết là dựa vào cách đọc Việt Hán truyền thống chứ không theo Minh âm, Thanh âm mà cụ thể là không dùng Khang Hy từ điển, chẳng hạn phiên là diểu chứ không phiên là miểu (xa), hay phiên là hoàng chứ không phiên là huỳnh (vàng)...
3. Về việc phiên dịch và chú thích. Xuất phát từ mục đích giới thiệu cho người đọc những bản dịch chính xác với nguyên bản nhưng vẫn đảm bảo h́nh thức nhẹ nhàng của một quyển sách kể chuyện thơ Đường, chúng tôi không nêu ra các bản dịch nghĩa với các chú thích về từ ngữ, điển cố... mà chỉ giới thiệu các bản dịch thơ. Dĩ nhiên, các bản dịch thơ phải đảm bảo mức độ chính xác cần thiết về cả nội dung lẫn nghệ thuật, nên chúng tôi cũng cố gắng truyền đạt các yếu tố h́nh thức như thể loại, thi luật hay đảm bảo tính chất “xướng họa”... của các bài thơ được giới thiệu tới người đọc. Ngoài ra, về những chi tiết lịch sử trong các truyện kể, chúng tôi cố gắng để chính xác nhưng chỉ làm rơ trong chừng mực chúng có liên quan trực tiếp tới câu chuyện, chứ không đặt ra vấn đề chú thích, giải thích sự kiện, địa danh, nhân danh, niên hiệu... Tất cả các bản dịch thơ trong quyển Giai thoại thơ Đường này, ngoại trừ một số có chú thích rơ, đều là của chúng tôi.
Sau hết, để biên soạn quyển Giai thoại thơ Đường này, ngoài Đường thi kỷ sự, chúng tôi c̣n tham khảo một số thư tịch cổ Trung Quốc về lịch sử và văn chương, một số từ điển như Trung Quốc nhân danh đại từ điển, Đường thi đại từ điển, Đường thi giám thưởng từ điển...
V.
Trong quá tŕnh biên soạn quyển Giai thoại thơ Đường mà cũng là quá tŕnh bắt đầu việc học tập thơ Đường một cách có hệ thống này, chúng tôi đă nhận được sự giúp đỡ, khuyến khích từ phía Nhà xuất bản Phụ nữ. Nhân dịp quyển sách được ra mắt người đọc, chúng tôi xin gởi tới các anh chị lời cảm ơn chân thành.
Cũng như nhiều quyển sách biên dịch thơ văn chữ Hán, quyển Giai thoại thơ Đường này chắc chắn có nhiều sai lầm, thiếu sót. Nhưng tin tưởng vào sự nghiêm khắc và hy vọng nơi sự rộng lượng của người đọc đối với những sai lầm, thiếu sót ấy, chúng tôi hoàn toàn yên tâm trên phương diện này. Chỉ có một điều làm chúng tôi day dứt là không biết đến bao giờ, chúng ta mới có những công tŕnh sưu tập và nghiên cứu các giai thoại loại này để giúp đông đảo người đọc hiểu biết và yêu mến thêm kho tàng thơ Đường luật của người Việt Nam các thế kỷ trước. Bởi v́, đó là lư do quan trọng nhất thôi thúc chúng tôi học tập thơ Đường.
1993 - 1994
(1) Trong lịch sử, triều Đường bắt đầu từ năm Vũ Đức thứ 1 (618) đến năm Thiên Hựu thứ 4 (907), nhưng trong việc phân kỳ văn học sử th́ học giới Trung Quốc thường kể gộp cả thời Ngũ đại tàn Đường gồm Hậu Lương (907 - 923), Hậu Đường (923 - 936), Hậu Tấn (936 - 946), Hậu Hán (947 - 950) và Hậu Chu (951 - 960) trước triều Tống vào, nên nhiều tài liệu tính đến năm 960.
(2) Đến thời Đường, luật thơ trong văn học viết bắt đầu được chuẩn hóa, gọi là cận thể hay Đường luật, các thể thơ thất ngôn và ngũ ngôn trước đó đều được gọi là cổ thể hay cổ phong, trên 8 câu gọi là cổ phong trường thiên. Thơ Đường luật buổi đầu vốn không phân biệt 8 câu hay trên 8 câu, đến thời Nguyên mới bắt đầu thấy chia ra thơ luật gồm 8 câu và thơ bài luật trên 8 câu. Thơ bài luật là dạng thơ luật kéo dài, cũng chỉ gieo một vần đồng thời phải đối nhau theo từng cặp ngoại trừ hai câu đầu và hai câu cuối, về sau cũng dần dần được gọi là thơ trường thiên. Ngoài những dạng trung gian như cổ phong nhập luật, thơ Đường c̣n có loại lục ngôn (6 chữ) và thể lục tuyệt (6 câu) nhưng dường như về sau không được phổ biến lắm và cũng ít thấy xuất hiện trong văn học viết Việt Nam trước đây.
Nơi lầu Chim Én luống mơ màng
Bạch Cư Dị có bài Yến Tử lâu thi, đề tựa rằng:
Trương Thượng thư ở Từ Châu (tức Trương Kiến Phong) có người con hát yêu tên Miến Miến, giỏi ca múa, phong tư trang nhă xinh đẹp. Tôi làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương Thượng thư mời ăn tiệc, lúc rượu say ông gọi Miến Miến ra ca múa giúp vui. Tôi nhân đó làm thơ tặng, hai câu cuối như sau “Túy kiều thanh bất đắc, Phong niểu mẫu đơn hoa” (Say vẻ yêu kiều quên tiếng hát, Chỉ hay múa gió mẫu đơn mềm). Một lần vui rồi chia tay, từ đó về sau tuyệt không biết ǵ về nàng cả. Đến nay đă mười hai năm, hôm trước quan Tư huân Viên ngoại lang Trương Trọng Tố (con Trương Kiến Phong) tự Hội Chi tới thăm tôi, nhân ngâm ba bài Yến Tử lâu, lời lẽ dịu dàng đẹp đẽ, hỏi ra th́ là thơ của Miến Miến. Hội Chi làm Tùng sự ở Vũ Ninh nhiều năm, biết rơ chuyện Miến Miến, kể rằng Trương Thượng thư đă chết, phủ đệ cũ ở Bành Thành có ngôi lầu nhỏ gọi là Yến Tử lâu (Lầu Chim Én), Miến Miến nhớ ḷng yêu dấu của ông ngày trước nên không lấy chồng, về ở lầu ấy hơn mười năm, nay vẫn c̣n sống. Thơ Miến Miến như sau:
I.
Lâu thượng tàn đăng bạn hiểu sương,
Độc miên nhân khởi hợp hoan sàng.
Tương tư nhất dạ t́nh đa thiểu,
Địa giác thiên nhai bất thị trường.
II.
Bắc khâu tùng bách tỏa sầu yên,
Yến tử lâu nhân tứ tiệu nhiên.
Tự mai kiếm lư ca trần tán,
Hồng tụ hương tiêu thập nhất niên.
III.
Thích khan hồng nhạn Lạc Dương hồi,
Hựu đổ huyền cầm bức xă lai.
Dao sắt ngọc tiêu vô ư tự,
Nhiệm tùng thù vơng nhiệm tùng khôi.
I.
Trên lầu nến lụn, sáng mờ sương,
Tỉnh giấc yêu đương gối lẻ giường.
Một tối tương tư t́nh xiết kể,
Biển trời khôn sánh dạ sầu thương.
II.
Tùng bách g̣ xa ngút khói sương,
Nơi lầu Chim Én luống mơ màng.
Từ chôn giày kiếm đàn ca dứt,
Mười một năm rồi áo nhạt hương.
III.
Hồng nhạn phương xa thấy kéo sang,
Lại nghe ríu rít sát bên tường.
Đàn vàng sáo ngọc mơ ǵ nối,
Mặc nhện giăng tơ, mặc bụi vương).
Tôi ưa thích ư thơ mới lạ, bèn họa lại như sau:
I.
Măn song minh nguyệt măn liêm sương,
Bị lănh đăng tàn phất ngọa sàng.
Yến Tử lâu trung hàn nguyệt dạ,
Sầu lai chỉ vị nhất nhân trường.
II.
Tế đới la sam sắc tự yên,
Kỷ hồi dục khởi tức tiềm nhiên.
Tự tùng bất vũ Nghê thường tụ,
Điệp tại không sương thập nhị niên.
III.
Kim xuân hữu khách Lạc Dương hồi,
Tằng đáo Thượng thư mộ thượng lai.
Kiến thuyết bạch dương kham tác trụ,
Nhẫn giao (giáo) hồng phấn bất thành khôi.
I.
Song ngập màu trăng, rèm ngập sương,
Chăn côi nến lụn hắt hiu giường.
Trăng soi đêm vắng lầu Chim Én,
Một bóng h́nh xưa mấy nhớ thương.
II.
Thắt lưng màu khói áo màu sương,
Mấy bận toan dùng lại chẳng màng.
Từ điệu Nghê thường không múa nữa,
Mười hai năm ấy xếp mùi hương.
III.
Xuân này có khách Lạc Dương sang,
Qua mộ người xưa biết tỏ tường.
Dương trắng bên mồ nay đă lớn,
Phấn hồng trong ư vẫn c̣n vương.
Lại tặng nàng một bài thơ tứ tuyệt như sau:
Hoàng kim bất tích mại nga mi,
Luyện đắc như hoa tứ ngũ chi.
Ca vũ giáo thành tâm lực tận,
Nhất triêu thân khứ bất tương tùy.
(Chẳng tiếc ngàn vàng cưới mỹ nhân,
Bốn năm đóa đẹp rộn cành xuân.
Múa ca tiệc dứt, trần gian vắng,
Chín suối nh́n quanh chỉ một thân).
Sau Trọng Tố đem bài thơ của tôi đưa Miến Miến xem, nàng đọc đi đọc lại, khóc nói “Từ Trương công mất, thiếp không phải không dám chết, nhưng lại sợ trăm năm sau người đời cho rằng công chuộng sắc đẹp nên có thê thiếp chết theo, lại làm nhơ đức tốt của công, đành gượng sống mà thôi”. Bèn làm bài Họa Bạch công như sau:
Tự thủ không lâu liễm hận mi,
H́nh đồng xuân hậu mẫu đơn chi.
Xá nhân bất hội nhân thâm ư,
Nhạ đạo tuyền đài bất khứ tùy.
(Lầu không luống hận mặt giai nhân,
Như mẫu đơn tàn buổi cuối xuân.
Ai đó biết đâu ḷng kín đáo,
Lại ngờ phụ nghĩa chẳng liều thân).
Bài tựa của Bạch Cư Dị tới đây là hết. Nhưng theo Trường Khánh tập, sau khi được thơ của họ Bạch, Miến Miến bắt đầu nhịn ăn, mười ngày th́ chết. Nhưng lại ngâm thơ rằng “Nhi đồng bất thức xung thiên vật, Mạn bả thanh nê ô tuyết mao” (Trẻ con chẳng biết loài bay bổng, Cứ lấy bùn xanh trát cánh lông).
Trên thực tế, hai bài thơ của Bạch Cư Dị đă giết Miến Miến. Nhưng trên thực tế th́ đây cũng không phải là một vụ án mạng Đường thi. Phải đâu họ Bạch không am hiểu tâm sự Miến Miến? Câu cuối trong bài Họa Yến Tử lâu thi cho thấy ông biết nàng không có cớ để chết theo Trương Kiến Phong, và bài thơ tặng đóng vai một người thương xót họ Trương mà kết án đám con hát bạc t́nh kia chính là nhằm tạo lư do cho nàng hoàn thành sở nguyện. Và dĩ nhiên Miến Miến cũng hiểu cái ư tứ sâu xa ấy, nên trong bài Họa Bạch công nàng đă tỏ ḷng biết ơn ông bằng cách nhắc lại lời thơ “mẫu đơn” mười hai năm trước. Và chính là nhờ biết Bạch Cư Dị hiểu được tâm sự của ḿnh, nên nàng mới ngạo nghễ nói với người đời rằng v́ bị họ Bạch bôi nhọ nên nàng phải chết bằng hai câu thơ trước khi nhắm mắt. Tự ví ḿnh như loài chim én “xung thiên” bị trẻ em trát bùn lên cánh trắng - Bạch Cư Dị có hiệu là Lạc Thiên, nàng quy trách nhiệm cái chết của ḿnh về ông, nghĩa là cho người sống chứ không phải về Trương Kiến Phong, để dập hết những đàm tiếu của người sau đối với người chồng mà nàng yêu thương kính trọng. Mới biết cái tâm t́nh tài tứ, độ lượng tri giao của hạng danh sĩ kỳ nữ, loại người tầm thường có dễ mà theo kịp được đâu!
Ai nói người tiên dời gốc giúp
Quách Tứ lang ở Hàm Dương có người hầu mang kiếm thích văn chương, có làm bài thơ như sau:
Thanh điểu hàm bồ đào,
Phi thượng kim tỉnh lan.
Mỹ nhân khủng kinh khứ,
Bất cảm quyển liêm khan.
(Chim xanh ngậm nho chín,
Bay xuống đậu bên song.
Mỹ nhân sợ bay mất,
Chẳng dám vén rèm trông).
Bài thơ chỉ vẻn vẹn có hai mươi chữ nhưng vô cùng súc tích. Nói theo lối ngôn ngữ học th́ cái phần hàm ngôn của nó quyện chặt với phần hiển ngôn làm thành một thông báo bao hàm lượng thông tin rất lớn với một cơ cấu ư nghĩa đa tầng. Con chim xanh sứ giả của Tây Vương mẫu trong truyền thuyết thời Hán đến thời Đường đă trở thành con chim đưa tin trong văn chương, song điều đáng chú ư là ở đây nó ngậm trái nho, một thứ trái cây nhiệt đới vẫn được coi là quư hiếm ở Trung Hoa ngày trước. Và căn nhà có dăy lan can chạm trổ thếp vàng lộng lẫy (kim tỉnh lan) trong bài thơ hẳn là vắng vẻ tịch mịch lắm, nên con chim mới chọn làm nơi thưởng thức thứ trái cây đặc sản mà nó may mắn vớ được ấy, c̣n người đẹp lẻ loi kia chắc đă lặng lẽ đứng cạnh song trước khi con chim đáp xuống, chứ không th́ nó đă bay đi v́ tiếng bước chân của nàng tới cạnh cửa rồi. Rơ ràng con chim xanh ngậm trái nho ở đây đă đưa về một cái tin từ đâu đó xa lắm, ở tận nước ngoài cho người đẹp lẻ loi trong hiu quạnh, mặt khác có lẽ người đẹp đă trải qua nhiều ngày tháng đợi chờ nên mới không vén rèm, nàng đợi chờ v́ thói quen chứ không phải v́ sốt ruột. Không biết đó là tin ǵ và người đẹp đợi chờ ai, song ở đây dường như có một câu chuyện dài được đặc tả bằng hai chi tiết - nếu trong trái nho lóng lánh tím trên mỏ chim thấp thoáng muôn dặm núi sông xa xôi cách trở th́ nơi tấm rèm im ĺm buông bên song cửa phảng phất một chuỗi tháng năm đằng đẵng đợi chờ...
Tuy nhiên, h́nh ảnh người đẹp đứng sau khung cửa cách một tấm rèm chăm chú nh́n con chim xanh ngậm trái nho tím vừa tới đậu trên lan can chạm trổ thếp vàng và chỉ sợ nó bay đi ấy có lẽ chỉ là một hiện thực biểu kiến. Bố cục thời gian và t́nh tiết của bài thơ tạo ra hai không gian cảnh của t́nh và t́nh của cảnh trên hai yếu tố động - tĩnh vận động một cách ăn khớp và nhịp nhàng c̣n làm phát sinh ở đây một hiệu quả nghệ thuật riêng. Bài thơ bắt đầu với việc chim và trái bất chợt khuấy động sự yên tĩnh của cảnh và người, rồi khi con chim bắt đầu ḥa vào cảnh yên tĩnh trong sự bận tâm với trái nho của nó th́ cảnh và người tuy cũng ch́m lại vào yên tĩnh song tâm và t́nh của người đẹp lẻ loi cô quạnh nơi căn nhà vắng vẻ tịch mịch kia lại xáo động càng lúc càng mănh liệt v́ nàng phải tự ḱm chế Chẳng dám vén rèm trông. Yếu tố động của bài thơ bị dồn nén, cô lập và vận động trong tâm t́nh của người đẹp ở đây mở ra một không gian nhận thức khác. Con chim rồi cũng sẽ bay đi sau khi ăn xong trái nho của nó, cái tin nó mang tới kia vẫn măi măi mơ hồ v́ được đọc qua tấm rèm che cửa, một tương lai mang dấu chấm lửng bên cạnh một số phận mang dấu chấm hỏi của người đẹp vẫn vĩnh viễn c̣n đó - bài thơ chông chênh nhưng lung linh trên một hiện thực ngoài tầm tay và trong khoảnh khắc, ở đó cái đẹp chập chờn trước một ước mơ bất lực c̣n sự thật phũ phàng với những khát vọng không tên... Chính tại đây thân phận thi nhân kết tinh trong tâm t́nh tác giả: cái hiện thực biểu kiến kia mang trong nó một thực tại bị đè nặng bởi quá khứ và quan trọng hơn, một hiện tại luôn khát khao chờ đợi nhưng lại rụt rè e ngại không dám mặt đối mặt tiến thẳng tới tương lai.
Nhưng thế giới luôn đổi thay, và để làm nên cũng như ḥa nhập vào một thế giới luôn đổi thay, con người phải vượt khỏi chính ḿnh. Có thể coi bài Đề mẫu đơn (Đề hoa mẫu đơn) là tác phẩm đánh dấu điểm bắt đầu con đường vượt khỏi chính ḿnh của người hầu mang kiếm trong nhà họ Quách:
Nhất chủng phương phi xuất hậu đ́nh,
Khước thâu đào lư đặc giai danh.
Thùy năng vị hướng thiên nhân thuyết,
Tùng thử di căn thượng thái thanh.
(Thơm tho tươi tốt đứng sau đ́nh,
Kém mận thua đào nghĩ tủi t́nh.
Ai nói người tiên dời gốc giúp,
Đem lên trồng giữa chốn trời xanh).
Khác hẳn bài Thanh điểu hàm bồ đào đậm màu rụt rè nhút nhát, ở bài Đề mẫu đơn này tác giả đă mạnh dạn đồng thời thẳng thắn bày tỏ t́nh cảm giống như một phản ứng về sự trái ngược hay ít ra là chênh lệch giữa giá trị và thân phận của ḿnh. Mặc dù c̣n mong mỏi một phép mầu để đổi thay số phận, người hầu mang kiếm của Quách Tứ lang cũng đă chính thức khẳng định bản thân là một người có tài chẳng may rơi vào địa vị thấp hèn, giống như khóm hoa mẫu đơn tươi đẹp thơm tho sở dĩ kém mận thua đào chỉ v́ bị trồng ở nơi vườn sau vắng vẻ. Và quả nhiên về sau người ấy thấy nhục nhă với thân phận nô lệ nên bỏ trốn, lúc ra đi có để lại một bài thơ từ biệt chủ nhân lời lẽ rất cảm động, họ Quách cũng không truy t́m đuổi bắt. Phạm Cứ cuối thời Đường thuật lại câu chuyện trên trong Vân Khê hữu nghị, có chép lời Kinh triệu doăn Hàm Dương Lục Toàn Hiểu nhận xét người hầu mang kiếm ấy là nhân vật vượt khỏi thói thường.
Những bài thơ tuyệt mệnh
Thi pháp Đường thi truyền thống đưa tới một hiệu quả nghệ thuật - nhân sinh rất đặc biệt. Đ̣i hỏi một sự nhất hóa cao độ giữa ngoại giới với nội tâm, nó khiến người làm thơ bộc lộ không những kiến thức, nhân phẩm, tâm tính, phong cách mà nhiều khi cả tiềm thức, dự cảm của ḿnh nữa. Cho nên trong giai thoại thơ Đường có không ít các truyện kể về việc xem tác phẩm mà biết được tài năng, chí khí, sự nghiệp, cuộc đời của tác giả. Có thể xếp những bài thơ tuyệt mệnh của Trịnh Thục Tân, Nguyên Chẩn, Thôi Nguyên Phạm, Lă Quần dưới đây vào loại “thơ khẩu khí” đó.
Trịnh Thục Tân người Vinh Dương, giỏi làm thơ ngũ ngôn, tuổi đă già mới được cử làm một chức Huyện úy ở vùng Giang Tải. Ngày lên đường thân thích bạn bè bày tiệc tiễn ở cửa Thượng Đông, Thục Tân làm thơ rằng:
Úy đồ phương vạn lư,
Sinh nhai cận bách niên.
Bất tri tương bạch thủ,
Hà xứ nhập hoàng tuyền.
(Đường hoạn muôn trùng nhiều hiểm trở,
Đời người trăm tuổi khổ sinh nhai.
Đành đem tóc trắng liều thân thế,
Gởi xác nơi nào thật chẳng hay).
Uống say rồi ngâm, thanh điệu bi thiết. Kế quả chết tại nơi làm quan, trong niên hiệu Trường Thọ (693 - 694).
Trong niên hiệu Thái Ḥa (827 - 836) Bạch Cư Dị làm Lệnh doăn Hà Nam. Nguyên Chẩn được phong làm Tả Thừa tướng, từ Việt Châu qua đất Lạc thăm Cư Dị, có làm hai bài thơ từ biệt như sau:
I.
Quân ưng quái ngă lưu liên cửu,
Ngă dục dữ quân từ biệt nan.
Bạch đầu đồ lữ tạm hy thiểu,
Minh nhật khủng quân vô thử hoan.
II.
Tự thức quân lai tam độ biệt,
Giá hồi bạch tận lăo tỳ tu.
Luyến quân bất khứ quân tu hội,
Tri đắc hậu thời tương kiến vô?
(I.
Bạn cứ lạ ta lưu lạc măi,
Ta toan chào bạn ngại ngùng hoài.
Bạn bè tóc bạc dần thưa vắng,
E bạn mai ngày ít dịp vui.
II.
Tính lại ba phen ḿnh cách mặt,
Lần này râu tóc thảy như bông.
Thương nhau nấn ná giờ ly biệt,
Biết có ngày sau gặp lại không?).
Chẳng bao lâu quả nhiên Chẩn chết ở Ngạc Châu. Cư Dị khóc nói “Trước lấy thơ kết giao, sau lấy thơ vĩnh quyết, đàn bút ta thôi hết, chắc là ngày nay chăng!”.
Thôi Nguyên Phạm làm Giám sát Ngự sử ra thanh tra Chiết Đông. Trước đó Quan sát sứ Chiết Đông Lư Nạp có một đêm lên vọng lâu trong thành nghe lời hát rằng “Nhạn Môn sơn thượng nhạn sơ phi” (Chim nhạn vừa bay núi Nhạn Môn), âm điệu gấp gáp thê thiết. Nạp gọi tới hỏi, người hát thưa rằng “Thiếp là con hát ra khỏi sổ tên Thịnh Tiểu Tùng”. Đến hôm Nguyên Phạm thanh tra xong trở về kinh, Nạp hội quan viên ở mạc phủ bày tiệc đưa chân, sai Tiểu Tùng hát, mỗi khách trên tiệc đều làm một bài thơ tứ tuyệt để tiễn. Thơ của Nạp như sau:
Tú y bôn mệnh khứ t́nh đa,
Nam quốc giai nhân liễm thúy nga.
Tằng hướng giáo phường thinh (thính) quốc nhạc,
Vị quân trùng xướng Thịnh Tùng ca.
(Áo thêu chăm chắm lại kinh hoa,
Người đẹp phương Nam dạ xót xa.
Từng hướng ca phường nghe tiếng nhạc,
V́ ông lại bảo Thịnh Tùng ca).
Nguyên Phạm hiểu ư chúc tụng của Nạp, bèn làm một bài thơ từ tạ rằng:
Dương công lưu yến Nghiễn Sơn đ́nh,
Lạc Phố cao ca ngũ dạ t́nh.
Độc hướng Bách đài vi lăo lại,
Khả lân lâm mộc hưởng dư thanh.
(Quan hiền ư tiễn xiết chân thành,
Người đẹp lời ca nặng nghĩa t́nh.
Chức lại riêng già nơi phủ quạ,
Nghĩ thương cây lá vọng âm thanh).
Khách trên tiệc có người nói “Quan Thị ngự là Trung thư nơi gác Phượng, tiền tŕnh như chim phượng, làm sao mà già nơi phủ quạ (thời Hán trong phủ Ngự sử trồng nhiều cây bách, có đàn quạ hoang vài ngàn con tụ tập, sáng bay đi tối bay về, người ta v́ thế gọi phủ Ngự sử là Bách đài hay Ô đài) được, xin ngài sửa câu ấy”. Nguyên Phạm không chịu, đến mùa thu đi xét án ngục tại Tiêu Trung, chết ở chức Ngự sử.
Lă Quần, vào năm Nguyên Ḥa thứ 11 (816) thi rớt, đi chơi tới đất Thục. Tính khắt khe với kẻ dưới, đám đầy tớ đánh xe đều oán hận. Tới My Châu ngụ lại ở một ngôi chùa, Quần đề hai bài thơ trên vách phía đông rằng:
I.
Lộ hành tam Thục tận,
Thân cập nhất dương sinh.
Lại hữu tàn đăng hỏa,
Tương y tọa đáo minh.
II.
Xă hậu từ sào yến,
Sương tiền biệt đới bồng.
Nguyện vi hồ điệp mộng,
Phi khứ mịch Quan Trung.
(I.
Lối trước hỏi đường ba Thục hết,
Đông về gặp khí nhất dương sinh.
Đèn tàn ngọn lửa c̣n leo lét,
Đến sáng nương nhau tỏ bóng h́nh.
II.
Bỏ rường, trên tổ không chim én,
Đứt rễ, trong sương sót cánh bồng.
Mong được mơ màng trong giấc bướm,
Bay về chấp chới kiếm Quan Trung).
Ngâm xong rơi lệ, ngậm ngùi không thôi. Chẳng bao lâu th́ bị đầy tớ giết chết.
Thơ của Trịnh Thục Tân là lời tuyệt vọng, của Nguyên Chẩn là lời tuyệt giao, của Thôi Nguyên Phạm là lời tuyệt danh, của Lă Quần là lời tuyệt tâm. Bốn người đều có chỗ đoạn tuyệt với đời, có lẽ cũng là điềm tuyệt mệnh. Song Thục Tân tuy tuyệt vọng mà không tuyệt chí, Nguyên Chẩn tựa tuyệt giao mà không tuyệt t́nh, Nguyên Phạm giống tuyệt danh mà không tuyệt ư, nên kết cục c̣n được trọn vẹn. Riêng Quần th́ khí cục nhỏ nhen, không dung ngoại vật, đi chơi dừng lại mà than là hết đường, chim én lánh đông mà tả là bỏ rường, quả là con người khắc bạc. Đến như biết đèn sắp tắt mà vẫn gượng soi đến sáng, có ư khinh đời song lại đợi chờ giấc bướm, th́ việc làm nông nổi, lời nói bừa băi đă cho thấy là kẻ cư xử bất cẩn vậy. Lời thơ Chim én bỏ rường, Cánh bồng đứt rễ quả là cái triệu tuyệt tâm, song kẻ nào nhất thời chán đời cũng có thể viết ra được, chưa phải đă thực sự là điều hệ trọng. Đáng nói là t́nh tuyệt chỗ hết đường, ư tuyệt chỗ nương đèn, chí tuyệt chỗ giấc bướm, tâm t́nh cùng ư chí đều tuyệt, thật đă đáng ngại lắm. Huống chi tâm sự đă phiền năo, tâm tính vốn khắc bạc mà tâm tư lại bất cẩn, th́ chết phi mệnh dưới tay kẻ hầu hạ thất học nghĩ cũng đúng thôi.
Ban ngày trăng sáng, Mùa hè tuyết giăng
* Trông xa một đống đen ś,
Đến gần kính ngắm ấy th́ mỏ than.
* Giống ruồi là giống hiểm nguy,
Mỗi chân của nó rất vi trùng nhiều.
* Liên Xô thật đáng tự hào,
Có Ga-ga-rỉn (rin) bay vào vũ tru (trụ).
* Anh đi công tác Pờ-lây,
Ku dài dằng dặc biết ngày nào vê (về).
Ba bài thơ đầu tả cảnh mỏ than ở Quảng Ninh, kêu gọi diệt ruồi để giữ vệ sinh và ca ngợi thành tích chinh phục vũ trụ của Liên Xô (cũ) trên đây tương truyền là của nhà thơ Bút Tre, một người làm công tác văn hóa ở khu vực Vĩnh Phú trong những năm 60. Không rơ đó có đúng với nguyên tác và thật của thi sĩ hay không, bởi qua tháng năm thiên hạ đă gán cho ông quá nhiều thi phẩm dị hợm như đoạn thơ tiễn bạn đi công tác vào Pleiku (có lẽ xuất hiện sau 1975), song chắc chắn là ông cũng có không ít các thi phẩm loại ấy, những thi phẩm mang phong cách cấu tứ và nhất là nghệ thuật tu từ độc đáo không có trong lư luận văn học của mọi quốc gia và thời đại song đă thực sự đặt nền tảng cho một hạng mục văn chương được gọi là thơ Bút Tre. Có điều loại thi sĩ và thi phẩm Trúc Bút ấy ít ra cũng đă xuất hiện từ thời Đường ở Trung Hoa, với hiện tượng Quyền Long Bao mà xét về phương diện kỳ quái th́ c̣n trên tài cả Hoàng Phủ Thực bạn Hàn Dũ.
Long Bao người Tần Châu, trong niên hiệu Cảnh Long (707 - 710) giữ chức Tả vũ tướng quân, rất thích làm thơ song không biết ǵ về thanh điệu và thi luật. Có lần Trung tông họp các Học sĩ cùng làm thơ, Long Bao cũng vào dự rất tự nhiên, vua thấy thế gọi đùa là Quyền Học sĩ. Trước đó cha Long Bao có tội nên ông ta bị liên lụy từng phải đi đày, hôm ấy bèn làm bài thơ dâng vua như sau:
Long Bao hữu hà tội,
Thiên ân phóng Lĩnh Nam.
Sắc tri vô tội quá,
Truy lai dữ Tướng quân.
(Long Bao nào có tội,
Ơn vua đày Lĩnh Nam.
Nay hay không tội trạng,
Phong bù chức Tướng quân).
Dĩ nhiên tác giả cũng có ư nói ḿnh không có tài cán ǵ, chỉ nhờ vô tội - trung thành mà được làm quan, song ư tứ trung thuận ấy lại được thể hiện bằng lời kể lể quá khứ nào có tội khá ngây ngô nên đâm ra giống một sự tố cáo rất phản tác dụng. Có điều Trung tông nghe xong lại cả cười, có lẽ v́ biết rơ tâm tính của Long Bao và chắc v́ bài thơ chẳng ra chương pháp ǵ, ngay cả bốn câu cũng hạ bốn vần khác nhau!
Long Bao có hai câu thơ tả cảnh Hạ nhật (Ngày hè) rằng “Nghiêm tuyết bạch hạo hạo, Minh nguyệt xích đoàn đoàn” (Tuyết lạnh trắng rực rực, Trăng sáng đỏ tṛn tṛn), nghe th́ đối chan chát nhưng chẳng ra ư tứ ǵ. Hôm ấy lại là dịp Thái tử Lư Đán (tức Duệ tông về sau) mời khách ăn tiệc làm thơ, có người ngạc nhiên nói “Đó đâu phải là cảnh mùa hè”, Long Bao đáp “Chỉ là theo vần thôi” (Sấn vận nhi dĩ) - ư chừng câu Nghiêm tuyết... lạ đời kia là ông ta muốn tả ánh nắng ngày hè chói chang sáng trắng, và v́ câu trên có chữ tuyết nên câu dưới hạ chữ nguyệt cho theo vần! Mọi người nghe Long Bao nói đều phá lên cười, Lư Đán th́ cố nín cười kéo bút viết luôn mấy câu b́nh luận:
Long Bao tài tử,
Tần Châu nhân sĩ.
Minh nguyệt trú diệu,
Nghiêm tuyết hạ khỉ (khởi).
Như thử văn chương,
Sấn vận nhi dĩ.
(Tài tử Long Bao,
Nhân sĩ châu Tần.
Ban ngày trăng sáng,
Mùa hè tuyết giăng.
Văn chương như thế,
Chỉ là theo vần).
Lời b́nh được đọc lên, khách khứa lại ḅ ra cười!
Thật ra, Long Bao đă nổi tiếng với loại thơ Chỉ là theo vần của ông ta từ trước đó khá lâu. Trong niên hiệu Vạn Tuế Thông Thiên (696 - 697) ông ta được cử làm Thứ sử Thương Châu, vừa tới nơi nhận chức, trong bữa tiệc gặp mặt đầu tiên đă đưa ra một bài thơ diện kiến khiến tất cả các quan liêu thuộc cấp có mặt đều phát run v́ phải nhịn cười:
Dao khán Thương Châu thành,
Dương liễu uất thanh thanh.
Trung ương nhất quần hán,
Tụ tọa đả bôi giác.
(Xa ngó thành Thương Châu,
Dương liễu biếc một màu.
Ở giữa có một bọn,
Quây quần cùng nhậu nhẹt).
Mọi người không ai dám họa lại, đều cố gắng trấn tĩnh từ tạ rằng “Ngài thật tài hoa phóng dật”. Long Bao cũng khiêm tốn đáp “Không dám, chỉ là theo vần thôi”. Ít lâu sau lại làm một bài thơ đặt nhan đề là Thu nhật hưu hoài (Ngày thu nghỉ ngơi cảm hoài) lời lẽ cực kỳ bí hiểm:
Thiềm tiền phi thất bách,
Tuyết bạch hậu viên cương.
Băo thực pḥng lư trắc,
Gia phẩn tập dă lang.
(Trước thềm bảy trăm bay,
Tuyết trắng viền sau vườn.
No bụng nghiêng trong buồng,
Nhà xí họp hung đồng).
Các quan Tham quân trong châu được Thứ sử đưa xem chẳng hiểu ǵ cả, hỏi nghĩa th́ ông Bút Tre thời Đường này đáp “Nghĩa là có khoảng bảy trăm con chim chích bay qua trước thềm, áo giặt phơi sau vườn trắng như tuyết, ăn no nằm trong buồng, phải nằm nghiêng, cầu xí trong nhà đầy những bọ hung (khương lang) từ đầm ngoài đồng bay vào” (!), khiến người nghe thảy phát ngán khịt mũi về cái sự cảm hoài ngày thu chân thực tới mức ít thẩm mỹ và thật thà tới nỗi thiếu vệ sinh của ông ta...
Về Quyền Long Bao th́ c̣n lắm giai thoại ly kỳ, nhưng chỉ cần nêu thêm một mẩu chuyện cho phép nh́n nhận kiến thức của ông ta về mặt văn chương chữ nghĩa. Lúc ở Thương Châu, vào cuối năm nhận được thư của một người quen ở Kinh Châu trong có câu “Cải niên đa cảm” (Năm tháng đổi thay, ḷng nhiều cảm xúc), ông ta bèn đem thư đưa cho quan Phán ty ở châu, nói “Triều đ́nh đổi niên hiệu là Đa Cảm nguyên niên”, người ta kể cho nhau nghe để cười.
Đương nhiên, ra quận làm nổi Thứ sử, về triều làm tới Tướng quân, Quyền Long Bao hoàn toàn không phải là một kẻ bất học vô thuật. Song giống như nhiều người không có khả năng mà vẫn muốn tự khẳng định ḿnh trong lănh vực văn chương chữ nghĩa, ông ta lại trở thành một kẻ làm tṛ cười cho cả đương thời cũng như hậu thế với những câu thơ loại Ban ngày trăng sáng, Mùa hè tuyết giăng ngốc nghếch và kỳ quặc của ḿnh. Ai cũng có lúc nói ra những lời ngu xuẩn cả, nhưng điều quan trọng là đừng nói chúng ra một cách nghiêm chỉnh. Long Bao lại đọc những bài thơ Chỉ là theo vần kia ra với một thái độ nghiêm chỉnh, nghĩa là coi chúng là thơ thật, th́ trách ǵ không bị thiên hạ chê bai.
Thơ này của Trẫm biết đưa ai xem
Đường Thái tông Lư Thế Dân làm mười bài thơ Đế kinh, bài tựa có đoạn rằng “Ta lúc việc nước nhàn rỗi, nghỉ ngơi ở văn chương, xem việc đế vương các đời, ngẫm chuyện trị b́nh trước mắt... Ngậm ngùi hoài cổ, nhớ bậc triết nhân, muốn nối phong thái Thuấn Nghiêu, bỏ tệ đoan Tần Hán. Dùng văn chương đẹp đẽ, đổi lời lẽ mơ màng, cốt ở ḷng người, chẳng phải là khó. Cho nên nếu xem văn giáo ở sáu kinh, xét vơ công nơi bảy đức, đài gác xa nơi nước lửa, vàng đá ḥa với thần người, giữ mực chỗ trung ḥa, không rơi vào phóng đăng th́ ng̣i rănh đủ vui cần ǵ sông biển, gác Lân đủ ngắm cần ǵ núi g̣, người trung đủ giao tiếp cần ǵ thần tiên, kinh đô đủ dạo chơi cần ǵ tiên giới? Nếu lại bỏ quả t́m hoa, phóng tâm theo ư, làm loạn đạo lớn th́ bậc quân tử lấy đó làm điều xấu hổ. V́ vậy làm thơ Đế kinh để nêu rơ ư nguyện về văn chương nhă chính mà thôi”.
Đương nhiên, một ông vua như Lư Thế Dân phải hướng văn nghệ vào những con đường có lợi hay ít ra là vô hại đối với quyền lực của vương triều, đây là yếu tố quy định tính mục đích rất minh bạch của bài tựa nói trên. Có điều phía trên (hay phía sau) cái ư thức dùng văn nghệ phục vụ chính trị ấy vẫn có một điểm khả thủ, đó là theo tác giả, văn chương phải v́ thế đạo, thi sĩ phải vị nhân sinh. Và hăy xem cái nhận thức về thế đạo và nhân sinh của ông vua có được giang sơn nhờ thanh gươm yên ngựa này qua bài thơ Nhược liễu minh thu thiền (Ve thu kêu trên liễu yếu):
Tán ảnh ngọc giai liễu,
Hàm thúy ẩn minh thiền.
Vi h́nh tàng diệp lư,
Loạn hưởng xuất phong tiền.
(Bóng liễu qua thềm ngọc,
Ve kêu sắc biếc tràn.
Nhỏ nhoi nằm dưới lá,
Trước gió giọng ran ran).
Nh́n từ phương diện nghệ thuật, đây cũng là một bài thơ hay. Nhưng tiếng ve ran trước gió theo bóng liễu phất qua thềm ngọc kia vẫn có một cái ǵ đó không bền vững, nhất thời và mong manh. Dường như Lư Thế Dân trị v́ mà không làm chủ được thế đạo và nhân sinh trong cương giới của Đường triều. Hăy thử đọc thêm một bài nữa, bài Bạch nhật bàng tây sơn (Mặt trời trắng cạnh non tây):
Hồng luân bất tạm trú,
Ô phi khởi phục đ́nh.
Nham hà tiệm tiệm lạc,
Khê âm thốn thốn sinh.
Hoắc diệp tùy quang chuyển,
Quỳ tâm trục chiếu khuynh.
Văn yên hàm thụ sắc,
Thê điểu tạp lưu thanh.
(Vầng đỏ chẳng thôi chuyển,
Bóng ô đâu ngớt bay.
G̣ cao màu ráng lịm,
Suối biếc bóng râm dài.
Lá đậu xoay theo ánh,
Hoa quỳ nghiêng hướng tây.
Cây chiều in sắc khói,
Chim ngủ rộn theo bầy).
Bài thơ không chỉ đơn giản nhằm tả cảnh mặt trời lặn sau non tây, v́ đối với một ông vua như Lư Thế Dân, việc chọn một đề tài như vậy c̣n là một cuộc tự trắc nghiệm về tri thức và tinh thần, một sự tự thử thách về quyền uy và tâm lư. Và cũng tương tự như trong bài Nhược liễu minh thu thiền tả tiếng ve mùa thu, bài Bạch nhật bàng tây sơn tả mặt trời phía tây này là một thành công của Lư Thế Dân thi sĩ nhưng là một thất bại của Đường Thái tông hoàng đế. Tại chỗ giao thời trên ṿng tuần hoàn ngày đêm của tự nhiên - ngoại giới nói trên, con mắt của ông vua sáng nghiệp Đường triều quả cũng kịp bắt gặp được ḷng trung thành của cánh hoa quỳ luôn hướng theo ánh nhật. Nhưng rơ ràng đóa hướng dương cô độc ấy vẫn bị ch́m lấp giữa những ánh chiều bóng râm, những tiếng chim sắc khói cứ tràn ra khi nắng tắt, và hoàn toàn không giữ được cho mặt trời không rơi xuống sau non tây... Dường như một khi đối diện với tạo vật và tự ngắm vào ḷng ḿnh, người đứng đầu của quốc gia, vị chúa tể của Đường triều này đều cảm thấy bất an, bất lực trước một cái ǵ đó không thể nắm bắt và nhận thức, không thể làm chủ và chế ngự. Có lẽ đây là chỗ bắt đầu của những thất bại tại ngai vàng và cô đơn trong quyền lực, cố nhiên là của mọi ông vua.
Có một lần Đường Thái tông làm thơ theo thể Cung từ rồi sai văn thần là Ngu Thế Nam họa. Thế Nam nói “Bệ hạ làm thơ rất hay, song đó không phải là thể thơ nhă chính. Người trên mà yêu thích, kẻ dưới sẽ làm quá. Thơ này mà truyền ra, văn phong trong thiên hạ sẽ rối loạn, thần thật không dám phụng chiếu”. Về sau Thái tông làm một bài thơ ghi lại về việc phế hưng thời cổ, làm xong lại than rằng “Chung Tử Kỳ chết th́ Bá Nha không gảy đàn nữa. Thơ này của trẫm biết đưa ai xem”, rồi ra lệnh cho Thế Nam đốt đi.
Chủ trương làm thơ nhă chính v́ nhân sinh và cho thế đạo, Lư Thế Dân đă phải nhượng bộ quan niệm chính thống đương thời khi Ngu Thế Nam không chịu họa thơ ngự chế. Nhưng ngay cả với những bài thơ nhă chính, ông vua thi sĩ này cũng có những lúc thấy ḿnh thất bại tại ngai vàng và cô đơn trong quyền lực. Và đó không phải là điều hài hước, v́ khám phá đời sống bằng tư duy nghệ thuật, người ta sẽ nhận ra được một chân lư, là thế đạo và nhân sinh tự chúng đều vượt ra khỏi phạm vi nhận thức của mọi vua chúa cũng như quyền lực của mọi vương triều.
Nhớ hoài trăng núi cũ
...Nhân hữu bi hoan ly hợp,
Nguyệt hữu âm tịnh viên khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
(...Người có buồn vui tan hợp,
Trăng có tỏ mờ tṛn khuyết,
Từ xưa khó vẹn toàn).
Nh́n nhận cuộc sống con người từ quy luật của giới tự nhiên, Tô Thức với đoạn trong bài Thủy điệu ca đầu nói trên đă nhắc tới một nỗi buồn lớn của nhân sinh - nỗi buồn ly biệt. Quả thật sau nỗi khổ sinh lăo bệnh tử, điều làm người đời bận tâm nhiều hơn cả có lẽ là những cuộc chia tay, những cuộc chia tay nhiều khi mang mùi vị đắng cay tới mức khiến họ phải xếp nỗi buồn sinh ly ngay sau niềm đau tử biệt. Hiện thực thế nhân ấy cũng tràn vào tác phẩm của các thi tăng đời Đường, nhưng đáng nói là nhiều khi như một minh chứng cho tôn chỉ vạn sự giai không, kết hợp ư đạo với t́nh đời ở đây lại làm nên một biệt sắc trong thơ văn của những người coi cuộc sống là phù du, nhân sinh là ảo ảnh.
Sư Pháp Chiếu có bài Tống Thiền sư quy Tân La như sau:
Vạn lư quy hương lộ,
Tùy duyên bất toán tŕnh.
Đăng sơn bách nạp tệ,
Quá hải nhất bôi khinh.
Dạ túc y vân sắc,
Thần trai tựu thủy thanh.
Hà niên tŕ bối diệp,
Khước đáo Hán gia thành?
(Muôn dặm về quê cũ,
Lâu mau phó chữ duyên.
Lên non áo rách lối,
Qua bể chén đưa thuyền.
Ngủ giữa màu mây kết,
Ăn trong tiếng suối rền.
Năm nào kinh lá bối,
Lại chở tới Trung nguyên?)
Đưa người đồng đạo Triều Tiên về lại nước cũ Tân La, sư Pháp Chiếu cũng bộc lộ t́nh lưu luyến, ḷng mến thương qua hai câu thơ cuối. Nhưng bài thơ tuyệt nhiên không có nỗi đau thương, không có lời oán hận, mà ngược lại, lại vẽ ra tư thái ung dung thanh thản của một bậc cao tăng trên đường trở lại quê xưa. Nẻo thiên sơn vạn thủy, cảnh ăn bụi ngủ bờ không làm bận ḷng cả người đi lẫn kẻ ở, bởi đi lâu hay mau, gặp lành hay dữ th́ cả hai đều quan niệm là tùy duyên. Cuộc tiễn đưa không phải không nặng t́nh, song thái độ tùy duyên được khẳng định ngay đầu bài thơ đă mở ra cho mối t́nh đồng đạo ở đây một không gian biệt ly vượt khỏi những tiếc thương, buồn đau thế tục. Chính v́ vậy mà nói cho cùng th́ việc nhà sư Tân La kia có trở lại đất Trung Hoa và tái ngộ sư Pháp Chiếu hay không cũng chẳng phải là điều làm hai người trăn trở, bởi trở lại hay không trở lại, tái ngộ hay không tái ngộ th́ cũng đều v́ đạo pháp, bởi nhân duyên...
Đầu niên hiệu Chí Đức (756 - 758) vương tử nước Tân La là Kim Địa Tạng vượt bể tới Trung Hoa, vào ẩn cư tu hành trong núi Cửu Hoa, có một tiểu đồng người Trung Quốc theo hầu hạ. Sau người tiểu đồng xin về, sư làm bài Tống đồng tử hạ sơn rằng:
Không môn tịch mịch nhử tư gia,
Lễ biệt vân pḥng hạ Cửu Hoa.
Ưu hướng trúc lan ky (kỵ) trúc mă,
Lăn ư kim địa tụ kim sa.
Thiên b́nh giản để hưu chiêu nguyệt,
Phanh dánh âu trung băi lộng hoa.
Hảo khứ bất tu tần hạ lệ,
Lăo tăng tương bạn hữu yên hà.
(Vắng vẻ Thiền môn chú nhớ nhà,
Lạy chào sư phụ xuống non Hoa.
Ngựa tre tơ tưởng niềm nhân thế,
Cửa Phật lơ là chuyện xuất gia.
Băng cạn đáy khe thôi múc gánh,
Hoa sôi trong ấm hết pha trà.
Lên đường khỏe mạnh, đừng rơi lệ,
Mây khói cùng sư vẫn bạn mà).
Khác với sư Pháp Chiếu chia tay với một người trong cửa Thiền, ở đây sư Kim Địa Tạng chia tay với một người rời bỏ cuộc sống tu hành trở về cùng thế tục. Cho nên trong bài thơ có tới hai cuộc chia tay: cuộc chia tay giữa người tiểu đồng với lư tưởng tu hành lồng trong cuộc chia tay giữa chú ta cùng tác giả. Nhưng mang tấm ḷng về lại với đời thường, người tiểu đồng kia cũng lập tức phát sinh tục niệm với những giọt lệ thế nhân trong giờ ly biệt. Thái độ hồn hậu trong lời an ủi của sư Kim Địa Tạng ở hai câu cuối rơ ra tấm ḷng bao dung của một vị cao tăng đắc đạo, song chính v́ vậy mà ở đây lại xuất hiện một nghịch lư trong cái thế song hành tương phản: kẻ trở về với gia đ́nh như hằng mong ước dường như lại thấy ḿnh mất mát nên rơi nước mắt, c̣n người ở lại lẻ loi trong cô tịch vẫn thản nhiên thấy ḿnh c̣n đủ cả người quen bạn cũ giữa cảnh yên hà trên núi Cửu Hoa...
Nhân hữu bi hoan ly hợp... Những người trong cửa Thiền cũng có lúc phải chia tay và cũng đều cảm xúc lúc chia tay, nhưng họ nh́n nhận hay cố gắng nh́n nhận những cảm xúc ấy bằng một con mắt thản nhiên, hay nói đúng hơn, cố gắng đồng quy những xử cảnh, nhất hóa những cảm xúc ấy vào với nhịp điệu hữu sinh hữu diệt thường hằng của ḍng đời vô tận vô cùng miên viễn. Trên đường hướng này mà vào một ngày cuối xuân tiễn bạn, sư Vô Muộn đă viết bài Mộ xuân tống nhân:
Chiết liễu đ́nh biên thủ trụng huề,
Giang yên đạm đạm thảo thê thê.
Đỗ quyên bất cố ly nhân ư,
Cánh hướng lạc hoa chi thượng đề.
(Vin liễu giơ tay măi cạnh đ́nh,
Khói sông nhàn nhạt cỏ xanh xanh.
Đỗ quyên chẳng nghĩ người ly biệt,
Lại cứ kêu hoa rụng dưới cành).
Bài thơ như một bức tranh ở đó một khoảnh khắc của cuộc tiễn đưa được tác giả khắc họa trong một giây phút ngưng thần: người tiễn giơ tay lần thứ hai mà chưa nỡ bẻ cành liễu tặng người đi, giơ tay bẻ liễu mà mắt nh́n ra bờ sông xa tít tắp cỏ xanh và nhạt nḥa khói sóng, trong khi tai nghe tiếng chim cuốc kêu ran dưới gốc dương tả tơi hoa rụng c̣n tâm tư th́ liên tưởng tới việc tạo vật vô t́nh. Ở đây thi pháp Đường thi với tâm thức Thiền môn đă được kết hợp một cách tài t́nh: người cứ chia tay c̣n cuốc cứ kêu xuân chẳng cần biết tới mối t́nh ly biệt, chim đầu hạ không kêu cho hoa cuối xuân song mối ly t́nh lại gắn tiếng chim hạ kêu với cảnh hoa xuân rụng, mà mối liên hệ chim kêu - hoa rụng kia tự nó lại hàm chứa sự tiếp nối xuân - hạ tự nhiên của đất trời tạo vật, cũng giống như đời người hết hợp rồi tan...
Nguyệt hữu âm tịnh viên khuyết... Dĩ nhiên, thông thường th́ cuộc chia tay nào cũng có kẻ ở người đi, và trong ba bài thơ trên th́ ba nhà sư Pháp Chiếu, Kim Địa Tạng và Vô Muộn đều đóng vai tṛ kẻ tiễn. Trong một vai tṛ ngược lại, sư Thương Hạo làm bài Lưu biệt Gia Hưng tri kỷ để từ giă bạn bè trước khi rời chùa Đông Lâm:
Nhất tọa Đông Lâm tự,
Tùng lai vị hạ san.
Bất nhân tầm trưởng giả,
Vô sự đáo nhân gian.
Túc vũ sầu vi khách,
Hàn cầm tán vị hoàn.
Không hoài cựu sơn nguyệt,
Đồng tử tụng kinh nhàn.
(Một bận lên chùa học,
Hôm nay mới hạ san.
Chẳng mong t́m trưởng giả,
Bởi rảnh tới nhân gian.
Mưa tối cho buồn khách,
Chim côi chửa họp đàn.
Nhớ hoài trăng núi cũ,
Lúc nhỏ tụng kinh nhàn).
Thông thường th́ trong những cuộc chia tay người đi vẫn là kẻ mang tâm tư bị xáo trộn nhiều hơn, nên ở đây tâm t́nh của sư Thương Hạo cũng bị xáo động trước khi chính thức bước vào cảnh sống của một Thiền sư vân du hành đạo. Đáng chú ư là ông lại tự cho rằng ḿnh rời chùa Đông Lâm không phải để t́m những người trưởng giả có thiện duyên nhằm hoằng dương Phật pháp, mà chỉ v́ nhàn rỗi nên bước vào chốn nhân gian. Song người ta lại thấy ông dự cảm về nỗi buồn làm khách trên đường giữa đêm mưa đồng thời trăn trở cảnh bầy chim lạnh bay tan trong một liên tưởng thân côi vắng bạn. Và một cách tự nhiên, ông cũng theo hoài niệm trở về dĩ văng, ở đó dưới vầng trăng lung linh màu kỷ niệm, ông và bạn bè c̣n là những tiểu đồng chuyên cần kinh kệ trong một tâm trạng vô lo...
Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy th́ bài thơ của sư Thương Hạo chẳng có ǵ đáng gọi là thơ Thiền. Nó mang một cấu trúc ch́m riêng với đầu mối nằm ở sự liên hệ giữa câu 4 và câu 8. Tác giả xuống núi v́ nhàn rỗi và nhớ măi những ngày xưa nhàn rỗi! Điểm bất thường nếu không nói là phi lư này đ̣i hỏi phải được giải thích, và chỉ có thể giải thích nó trên cơ sở một cách giải mă khác, một hướng tiếp cận - cách nhận thức khác đối với chữ nghĩa bài thơ. Từ giă cảnh sống nhàn ngày cũ để bước vào cuộc tiêu dao trong cảnh sống không nhàn, sư Thương Hạo đă mang tấm ḷng nhàn - đạo tâm nó giúp ông không chỉ nh́n thấy nơi vầng trăng một vầng trăng nữa. Và trên lằn ranh giữa hai cảnh sống mà cũng là hai thế giới nhận thức - ứng xử này, ông đă hiểu rằng cuộc chia tay với các bạn tri kỷ ở chùa Đông Lâm thật ra cũng là cuộc chia tay với chính ḿnh trong quá khứ. Cho nên vầng trăng trong hoài niệm của sư Thương Hạo không phải là vầng trăng tự nhiên với những tỏ mờ tṛn khuyết như trong bài Thủy điệu ca đầu của Tô Thức mà là một vầng trăng biểu kiến, nó vằng vặc măi ánh sáng an nhiên trầm mặc tỏa ra từ một tấm ḷng phá chấp đă ḥa vào cảnh giới của không gian tịch diệt vô sinh...
Đưa người đi, sư Pháp Chiếu nói Lâu mau phó chữ duyên, sư Kim Địa Tạng nói Lên đường khỏe mạnh, đừng rơi lệ, sư Vô Muộn nói Đỗ quyên chẳng nghĩ người ly biệt. Từ biệt bạn, sư Thương Hạo nói Nhớ hoài trăng núi cũ. Cả bốn người đều hướng tới một bản chất sau hiện tượng, một quy luật trong khoảnh khắc của cuộc đời và nhận thức để ứng xử. Có lẽ đi hay ở, tan hay hợp đối với nhà Phật đều là chuyện nhân duyên...
Đêm đêm khí vẫn xông trời đất
Long Tuyền là một thanh kiếm báu đời cổ ở Trung Quốc. Tương truyền đời Tấn Huệ đế, Quảng Vũ hầu Trương Hoa thấy khoảng giữa sao Đẩu và sao Ngưu có khí màu tía, nghe nói người Dự Chương là Lôi Hoán giỏi về cái học tinh vĩ thiên tượng, bèn gọi tới hỏi. Hoán nói “Đó là khí tinh hoa của kiếm báu ở Phong Thành xông lên trời vậy”. Trương Hoa nhân đó cử Hoán ra làm Huyện lệnh Phong Thành, sai t́m kiếm báu. Hoán tới Phong Thành, cho đào ở nền ngục thất được một cái ḥm đá, bên trong có hai thanh kiếm, đều có khắc tên, một đề Long Tuyền, một đề Thái A, lấp lánh mờ mắt. “Thanh kiếm Long Tuyền” về sau trở thành một văn liệu phổ biến trong văn chương chữ Hán để ví với tài năng, phong thái của người anh hùng, nhưng ít khi câu chuyện về thanh kiếm này lại trở thành một đề tài sáng tác như trường hợp bài Cổ kiếm ca của Quách Nguyên Chấn.
Quách Nguyên Chấn (Tân Đường thư chép là Quách Chấn, đây theo Cựu Đường thư) là người Quư huyện thuộc Tử Châu, thiên tư hùng mại. Năm 18 tuổi (có sách chép là 16 tuổi) thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ). Ra làm Huyện úy Thông Tuyền, xử đoán công việc ngang tàng hào hiệp, không câu nệ theo tiểu tiết pháp luật. Vũ hậu biết được, triệu về hạch hỏi. Đến khi tṛ chuyện, thấy là người lạ, bèn hỏi tới văn chương trước tác lúc b́nh nhật, Nguyên Chấn dâng bài Cổ kiếm ca (có sách chép là Bảo kiếm ca), toàn văn như sau:
Quân bất kiến: Côn Ngô thiết dă phi viêm yên,
Hồng quang tử khí câu hách nhiên.
Lương công đoàn luyện phàm kỷ niên,
Chú đắc bảo kiếm danh Long Tuyền.
Long Tuyền nhan sắc như sương tuyết,
Lương công ta tư thán kỳ tuyệt.
Lưu ly ngọc hạp thổ liên hoa,
Thác lũ kim hoàn sinh minh nguyệt.
Chính phùng thiên hạ vô phong trần,
Hạnh đắc dụng pḥng quân tử thân.
Tinh quang ảm ảm thanh xà sắc,
Văn chương phiến phiến lục quy lân.
Phi trực kết giao du hiệp tử,
Diệc tằng thân cận anh hùng nhân.
Hà ngôn trung lộ tao khí quyên,
Linh lạc phiêu linh cổ ngục biên.
Tuy phục trầm mai vô sở dụng,
Do năng dạ dạ khí xung thiên.
(Anh chẳng thấy: Sắt tốt Côn Ngô bay khói nóng,
Ánh hồng hơi tía đều rát bỏng.
Thợ hay rèn luyện mấy năm liền,
Đúc được kiếm báu tên Long Tuyền.
Long Tuyền màu sắc như sương tuyết,
Thợ hay tấm tắc khen kỳ tuyệt.
Bao ngọc lưu ly nảy hoa sen,
Khâu vàng chạm trổ sáng ánh nguyệt.
Gặp khi thiên hạ lặng phong trần,
May được quân tử dùng pḥng thân.
Thân rắn sống xanh màu lóng lánh,
Văn rùa lưỡi chớp vảy linh lung.
Nếu chẳng kết giao cùng hiệp khách,
Cũng từng thân cận với anh hùng.
Sao nói giữa chừng bị bỏ vứt,
Rơi rụng phiêu linh cạnh ngục thất.
Tuy bị vùi chôn chẳng được dùng,
Đêm đêm khí vẫn xông trời đất).
Vũ hậu xem xong rất khen ngợi, truyền đưa cho bọn Học sĩ Lư Kiều đọc. Từ đó Nguyên Chấn bắt đầu được trọng dụng, dần làm tới Tể tướng (Thượng thư bộ Lại), kế ra làm Đại Tổng quản quân Sóc Phương rồi về triều làm Thượng thư bộ Binh, oai danh lừng lẫy. Thời Đường Minh hoàng được phong là Đại quốc công, sau có lỗi bị giáng, kế được phục chức Tư mă rồi chết. Về sau Đỗ Phủ qua ngang nhà cũ của Quách, có làm thơ rằng:
Tráng công lâm sự đoán,
Cố bộ thế hoành lạc.
Cao vịnh Bảo kiếm thiên,
Thần giao phó minh mạc
(Hào hùng gặp việc không câu nệ,
Ngoái lại vết xưa thầm gạt lệ.
Cao giọng ngâm bài Bảo kiếm ca,
U minh kết giao cảm tri kỷ).
Về câu “Thần giao phó minh mạc” trong bài Quá Đại công cố trạch trên đây, Đường thi kỷ sự chú rằng: Nguyên Chấn có hai câu thơ rất hay là “Cửu thú nhân thiên lăo, Trường chinh mă thiểu ph́” (Người già năm viễn thú, Ngựa ốm lối trường chinh). Tương truyền Nguyên Chấn ngụ trong núi, đêm thấy một người mặt to như cái mâm hiện ra dưới đèn bèn viết hai câu thơ nói trên vào trán, người ấy biến mất. Hôm sau xuất hành, thấy một cây to có vết như cái vành tai, hai câu thơ ghi ở chỗ ấy, mới biết là quỷ thần tới nghe thơ!
Mặc dù đường công danh cũng gặp nhiều chuyện không may, Quách Nguyên Chấn vẫn có một kết cục nh́n chung khá trọn vẹn. Song được dùng th́ làm quan, không được dùng th́ giữ chí, người ấy đă hiện ra qua thơ ấy rồi. Bài Cổ kiếm ca với hai câu “Nếu chẳng kết giao cùng hiệp khách, Cũng từng thân cận với anh hùng” đă cho thấy một tài thức hào mại hơn đời, và với hai câu cuối “Tuy bị vùi chôn chẳng được dùng, Đêm đêm khí vẫn xông trời đất” th́ một thiên tư cứng cỏi không chịu khuất phục nghịch cảnh đă hiển hiện. Cho nên thân làm Tể tướng, tước tới quốc công, vào triều ra trấn lừng lẫy tiếng tăm, trở thành bậc danh thần một thời, cũng có ǵ là lạ đâu?
Tri âm không gặp nói cùng ai
Tống Chi Vấn có bài Ngâm đông tiêu dẫn tặng Thừa Trinh (Đêm đông ngâm thơ nhân tặng Thừa Trinh) tặng đạo sĩ Tư Mă Thừa Trinh như sau:
Hà hữu băng hề sơn hữu tuyết,
Bắc hộ cận hề hành nhân tuyệt.
Độc sơn trung hề đối minh nguyệt,
Hoài mỹ nhân hề lũ doanh khuyết.
Minh nguyệt đích đích hàn đàm trung,
Thanh tùng u u ngâm kính phong.
Thử t́nh bất hướng tục nhân thuyết,
Ái nhi bất kiến hận vô cùng.
(Sông có băng chừ non có tuyết,
Song bắc khép chừ dấu người tuyệt.
Riêng núi sâu chừ ngắm trăng soi,
Nhớ người đẹp chừ thay tṛn khuyết.
Trăng soi vằng vặc bóng đầm trong,
Thông biếc vi vu tiếng gió rung.
T́nh nhă chẳng chia cùng thế tục,
Mong mà chẳng gặp hận vô cùng).
Thừa Trinh đáp lại rằng:
Thời kư mộ hề tiết dục xuân,
Sơn lâm tịch hề hoài u nhân.
Đăng kỳ phong hề vọng bạch vân,
Trướng miếu mạo hề tượng úc phân.
Bạch vân du du khứ bất phản,
Hàn phong sưu sưu xuy nhật văn.
Bất kiến kỳ nhân thùy dữ ngôn,
Quy lai đàn cầm tứ dao viễn.
(Năm đă tàn chừ tiết sắp xuân,
Núi rừng vắng chừ trông cố nhân.
Lên đỉnh cao chừ nh́n mây trắng,
Ngắm chốn xa chừ như chuyển vần.
Mây trắng mênh mông không trở lại,
Gió reo vi vút thổi ngày xế.
Tri âm không gặp nói cùng ai,
Trỗi khúc đàn xa gởi ư ấy).
Tư Mă Thừa Trinh tự Tử Vi, hiệu Bạch Vân tử, người Hà Nội. Thuở trẻ không muốn làm quan, theo đạo sĩ Phan Sư Chính học đạo, hiểu hết các thuật đạo dẫn tịch cốc, phù chú luyện đan, lại nắm vững giáo lư Thượng thanh, là một trong các nhân vật quan trọng của Đạo giáo thời Đường. Từng đi khắp các danh sơn, sau tới ẩn cư trên ngọn Ngọc Tiêu núi Thiên Thai. Vũ Tắc Thiên triệu tới Lạc Dương, Duệ tông triệu vào Trường An, đến khi về núi các quan trong triều có hơn 300 người làm thơ đưa tiễn, về sau ông sắp xếp lại làm thành tập Bạch Vân kư. Đến đời Huyền tông cũng hai lần vời ra, sau ban chiếu cho tới ở núi Vương Ốc, khi chết được triều đ́nh ban thụy là Trinh Nhất tiên sinh. Toàn Đường thi có chép một bài thơ của ông, tức là bài đáp Tống Chi Vấn nói trên.
Thừa Trinh là nhân vật nhờ đạo học mà nổi danh chứ không phải là hạng đạo sĩ đem pháp thuật mà cầu lợi, triều đ́nh gọi th́ ra, cho th́ về, không tự tiến thân ở cung đ́nh, không cầu giao du với khanh tướng, lối xuất xử tiến thoái “ḥa nhi bất đồng” với thế tục ấy đủ cho thấy ông là một bậc cao nhân. Tới như hai câu cuối “Tri âm không gặp nói cùng ai, Trỗi khúc đàn xa gởi ư ấy” trong bài thơ nói trên th́ lời ḥa ư sâu, khí tĩnh tứ dài, b́nh đạm mà hơn đời, ung dung mà thoát tục c̣n bộc lộ thêm một phong tư tài sĩ. Lư Bạch có lần gặp Thừa Trinh ở Kim Lăng, được Thừa Trinh khen là có tiên phong đạo cốt, có thể phóng tinh thần rong chơi trong trời đất, Bạch có làm bài Đại bằng phú ghi lại.
Một lần triệu dễ đâu dời chân ngay
Phủ Sùng Thánh ở Trường An có Trang điện (điện trang điểm) của HIền phi họ Từ. Thái tông có lần triệu, lâu không thấy tới, vua nổi giận. Phi v́ thế dâng thơ rằng:
Triêu lai lâm kính đài
Trang băi độc bồi hồi
Thiên kim thủy nhất tiếu
Nhất triệu cự năng lai?
(Sáng ra bước tới đài gương
Điểm trang xong, ngắm dung nhan bồi hồi
Ngàn vàng mới một nụ cười
Một lần triệu dễ đâu dời chân ngay?)
Lời thơ rơ ra là của một sủng cơ, nghe vừa nũng nịu vừa kiêu kỳ. Song có lẽ hôm ấy trông nàng đẹp thật và chắc v́ vua cũng đang sốt ruột, nên bèn không giận nữa. Vả lại nàng họ Từ không những có sắc đẹp mà c̣n là một tài nữ trong hàng cung phi của Đường Thái tông.
Hiền phi họ Từ tên Huệ, người Hồ Châu. Sinh ra năm tháng đă biết nói, lên bốn tuổi hiểu sách Luận ngữ, đến tám tuổi th́ biết làm văn. Cha là Hiếu Đức có lần thử tài bảo làm bài Tiểu sơn (Núi nhỏ) theo thể Ly tao, nàng đọc rằng:
Ngưỡng u nham nhi lưu miện, Phủ quế chi dĩ ngưng tưởng
Tương thiên linh hề thử ngộ, Thuyên hà vi hề độc văng?
(Ngước non sâu mà lệ chảy, Vỗ cành quế mà nghĩ ngợi
Lấy ngàn tuổi chừ gặp đây, Vua việc ǵ chừ riêng tới?)
Hiếu Đức sợ lắm, biết không thể giấu. Người đương thời bàn tán với nhau, đồn đại tới triều đ́nh. Thái tông nghe được, triệu nàng vào cung phong làm Tài nhân, kế thăng lên bậc Dung thừa. Năm Trinh Quán thứ 23 (649) nàng dâng sớ xin thôi việc binh, băi lao dịch, trong có những câu như “ Kẻ có nghiệp lớn dễ kiêu căng, mong bệ hạ khó chỗ ấy; kẻ giỏi mở đầu khó kết thúc, mong bệ hạ dễ chỗ ấy... Định ra phép tiết kiệm, c̣n sợ làm xa xỉ; định ra phép xa xỉ, lấy ǵ ngăn đời sau?”. Năm Vinh Huy thứ 1 (650) chết, được tặng là Hiền phi. Em là Tề Tham, con là Kiên, đều nổi tiếng có học vấn.
Thái tông Lư Thế Dân là vị vua sáng nghiệp kiêm thủ thành của Đường triều, ắt phải ngoài có thần liêu tài giỏi trung thành pḥ tá, trong có hậu phi đoan chính hiền thục khuyến khích, điều đó đương nhiên khỏi bàn. Đáng nói là buổi ấy nhà Đường mới dụng, đời loạn vừa yên nên hạng danh sĩ tài nữ phần nhiều đều có cốt cách ngang tàng cứng cỏi; đến như một cô gái nhỏ cũng có khí phách, vịnh núi non th́ không cầu có vua, làm cung phi th́ không gấp đi hầu. Được sống giữa những người xuất chúng và trong một phong khí khoáng đạt như vậy, Lư Thế Dân quả là một ông vua may mắn làm sao!
Đàn bà dễ có mấy tay
Đường thi kỷ sự chép Đỗ Tiêu có vợ là nàng họ Lưu (có sách chép là họ Triệu). Tiêu trọ học ở xa, thi rớt định về nhà, nàng gửi thơ trước rằng:
Văn quân đích đích hữu kỳ tài
Hà sự niên niên bị phóng hồi
Như kim thiếp diện tu quân diện
Quân đáo lai thời cận dạ lai
(Nghe anh chữ nghĩa cũng bề bề
Sao cứ liền năm bị đuổi về
Giờ thấy mặt chàng quê mặt thiếp
Muốn vào anh hăy đợi canh khuya) (1)
Tiêu lập tức quay trở lại, không về nhà nữa. Kế thi đậu, vợ lại gửi thư rằng:
Trường An thử khứ vô đa địa
Uất uất thông thông giai khí phù
Lương nhân đắc ư chính niên thiếu
Kim dạ tuư miên hà xứ lâu?
(Trường An tới đó không nhiều đất
Hồng lục chen đua lắm sắc màu
Đắc ư, chồng ta đang tuổi trẻ
Đêm nay say ngủ ở nơi đâu?)
Tiêu đậu Tiến sĩ trong niên hiệu Trinh Nguyên (785-804), làm quan tới chức Thượng thư bộ Công, sự nghiệp và văn chương đều có chỗ hơn người, song sử sách đều có chép. Điều đáng nói là ông này có một người vợ thật dễ nể: chồng thi rốt th́ chọc tức cho phẫn chí học tập, chồng thi đậu th́ nói móc để hạn chế chơi bời, mà đều bằng thơ văn cả. Đàn bà dễ có mấy tay!
(1) Theo bản dịch trong Lều chơng của Ngô Tất Tố. Chúng tôi xin phép người đọc cho sửa vài chữ cho gần gũi hơn với ngôn ngữ hiện đại.
vBulletin® v3.8.7, Copyright ©2000-2024, vBulletin Solutions, Inc.