PDA

View Full Version : Luyện giọng hát căn bản


phale
10-12-10, 10:33 AM
Thấy hay hay nên rinh về làm quà cho chị em...

Luyện giọng phần 1:

http://www.yeuamnhac.com/cbeta/album_details.php?id=68C123F03821

Luyện giọng phần 2:

http://www.yeuamnhac.com/cbeta/album_details.php?id=E39AE537C1CF

Luyện giọng phần 3:

http://www.yeuamnhac.com/cbeta/album_details.php?id=4A173D687B35

Luyện giọng phần 4:

http://www.yeuamnhac.com/cbeta/album_details.php?id=C115735A55E2

Luyện giọng phần 5:

http://www.yeuamnhac.com/cbeta/album_details.php?id=95DA9EACFEC4

phale
10-12-10, 11:17 AM
T́m hiểu về giọng

Giọng nói là một cơ quan phức tạp, có một tầm phát âm thật rộng lớn. Nhiều ca sĩ không qua trường lớp vẫn có một giọng ca tự nhiên tuyệt vời. Tuy nhiên những ca sĩ có kiến thức về cách phát âm và hiểu rơ bộ máy này c̣n gặt hái những kết quả tốt hơn. Sau nhiều năm ca hát, bạn có thể phát triển và duy tŕ thanh giọng, học cách pḥng tránh và sửa chữa những khó khăn của ḿnh.
Phương pháp luyện giọng của Anne Peckham sẽ giúp chăm sóc và nâng cấp chất lượng giọng hát của bạn lên mức độ cao hơn, giúp bạn hiểu rơ những yếu tố cơ bản của bộ máy phát âm, hỗ trợ bạn nắm vững kỹ thuật tập luyện, phân biệt được từng thành phần giọng ca. Nó cũng giúp bạn nắm vững chúng và mở rộng ưu thế từng chi tiết để giúp bạn đạt th ành một giọng ca hoàn chỉnh.

Qua kinh nghiệm dạy thanh nhạc nhiều năm, Anne Peckham đă từng gặp những chuyện hoang đường về luyện giọng. Một trong những chuyện hoang đường ấy là ca sĩ hát nhạc phổ thông không qua trường lớp. Nhiều ca sĩ trẻ đă ngạc nhiên thấy rằng không ít ca sĩ không luyện giọng đă phải sớm rời bỏ sự nghiệp sau một thời gian
ngắn, chỉ v́ bộ máy phát âm của họ bị thương tổn. Ngay cả những ca sĩ dày dạn, có những thói quen không đúng, đôi khi cũng phải tập hát trở lại v́ không muốn bộ máy phát âm của họ bị hư hỏng vĩnh viễn.

Các thể loại âm nhạc như Pop, Rock, Thánh ca, Country và ca kịch đ̣i hỏi phải hát lớn trong một thời gian dài sẽ làm cho giọng ca mệt mỏi. Bạn sẽ gặp thêm vấn đề nếu địa điểm tŕnh diễn khô khan, bụi bặm, đầy khói và trong một đám đông náo nhiệt.

Nếu hiểu rơ giọng ḿnh, bạn sẽ phát triển và kiểm soát cách thở đúng, xướng âm đúng cách và cải tiến giọng ca qua việc nâng cao thể lực và âm lực. Bạn sẽ được hướng dẫn phương pháp làm giảm thiểu độ căng của âm giọng, hiểu rơ môi trường xung quanh ảnh hưởng thế nào tới giọng ca của ḿnh. Hiểu rơ giọng ca sẽ giúp bạn loại bỏ thói quen phát âm sai.

Giọng ca chịu tác dụng của cảm xúc, thới quen ăn uống, ngủ nghê, sử dụng dược phẩm, chất kích thích và thói quen nói năng. Giọng ca c̣n tuỳ thuộc vào thể lực và sinh lực của bạn. Học cách chăm sóc giọng ca và phát triển thói quen luyện tập tốt sẽ giúp bạn bảo toàn giọng ca suốt đời.

Một câu chuyện khác nữa là do thiếu luyện giọng, nhiều ca sĩ đă đánh mất chất giọng độc đáo, tự nhiên của ḿnh. Ngược lại luyện giọng sẽ giúp bạn giữ vững bộ máy phát âm và nâng chất giọng tự nhiên của bạn lên tới mức tốt nhất. Làm chủ được giọng ca tự nhiên của chính ḿnh hay nhất. Sự chủ động này c̣n giúp bạn hiểu rơ những khu
vực cần cải tiến, những thới quen có hại cho sự lâu bền của giọng ḿnh. Thật vậy, nhiều ca sĩ pop chuyên nghiệp đă thành đạt theo cách phát triển và bảo quản được giọng ca của họ. Những bài học này chẳng những không làm bạn đánh mất chất giọng độc đáo của ḿnh mà c̣n giúp bạn nắm vững cách điều khiển và nâng cao nó.

Phương pháp phát âm nào là tốt nhất? Mọi ca sĩ giải thích quy tŕnh phức tạp hát ca theo một cách khác nhau, sử dụng những thuật ngữ riêng và nói nhiều đến các thành phần cơ thể cũng nhưng các khái niệm sư phạm. Phương pháp thanh nhạc tốt nhất là phương pháp thực tiễn, thích hợp, có cơ sở khoa học, sử dụng những bài tập có mục
đích rơ ràng và phù hợp với ca sĩ.
Đừng qua lo ngại bởi các chi tiết kỹ thuật khi học hát. Những kiến thức về cơ thể học và về âm học sẽ giúp bạn trở thành một ca sĩ tài ba, biết vận dụng tối đa giọng ca tự nhiên của ḿnh.

Lấy hơi trộm là khi đuối hơi là ca sĩ tự động lấy hơi (mặc dù trong bản nhạc không cho phép) nhằm đáp ứng được câu hát. Bạn có thể lấy hơi thật nhanh cả bằng mũi và mồm, nhưng vẫn phải đảm bảo thời gian, đúng nhịp để vào câu hát tiếp theo.
Theo tôi bạn nên chuẩn bị trước khi lấy hơi sẽ chủ động hơn. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, các bạn nên lấy hơi đúng chỗ, đúng lúc.

Một điều các bạn cần chú ư khi hát chỉ nên lấy hơi bằng mũi th́ sẽ lấy hơi được sâu, tuyệt đối tránh lấy hơi bằng miệng sẽ không tốt cho cổ họng, hát xong nên uống 1 cốc nước nóng, tuyệt đối không được uống nước lạnh v́ như thế sẽ làm co rút dây thanh quản, khá nguy hiểm.

Luyện thanh

Các yếu tố ngữ âm trong âm tiết tiếng Việt I.
Như đă biết, học thanh nhạc, ngoài việc tập luyện một số kỹ thuật cơ bản, c̣n phải học cách xử lư ngôn ngữ sao cho âm thanh lời ca phát ra nghe đ ược rơ ràng và bảo toàn tính thẩm mỹ của ngôn ngữ từng dân tộc. Muốn xử lư ngôn ngữ Việt Nam, trước hết chúng ta phải biết sơ lược về các yếu tố ngữ âm cấu tạo n ên từng tiếng, từng chữ (từng âm tiết) của ngôn ngữ Việt Nam.

1. Tiếng Việt Nam là một ngôn ngữ đơn vận (đơn âm, đơn lập) nhưng lại đa thanh.

a. Đơn vận :

Là mỗi tiếng, mỗi chữ chỉ gồm có một vần, nên khi nói rời từng tiếng, khi viết rời từng chữ, các vần các chữ không dính kết lại với nhau như một số ngôn ngữ khác. Câu thơ lục bát của Nguyễn Du:

"Trăm năm trong cơi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"
(Truyện Kiều)

Gồm 14 vần, 14 âm tiết, viết và đọc tách bạch nhau, không dính kết lại với nhau.

b. Đa thanh :

Là nhiều thanh điệu, nhiều dấu giọng. Cụ thể là có 6 thanh điệu, được ghi bằng 5 kư hiệu khác nhau: dấu sắc (Á), dầu huyền (À), dầu hỏi (Ả), dầu ngă (Ă ), dấu nặng (Ạ). (Gọi tắt là 5 dấu 6 giọng). Không có dấu gọi là thanh-điệu "ngang".

2. Mỗi tiếng (mỗi âm tiết) có 3 yếu tố là âm đầu, vần và thanh điệu.

Thí dụ trong chữ TOÀN

T là âm đầu
OAN là vần
Ø là thanh huyền

(3 yếu tố này được thấy rơ, chẳng hạn trong lối nói lái của Việt Nam:

Thí dụ :

- Bí mật : - Bật mí : đối vần, đổi thanh
- Bị mất : đối thanh
- Mất bị : đối âm đầu + đối vần ...).

Trong 3 yếu tố đó, th́ VẦN lại gồm 3 yếu tố khác : âm đệm + âm chính + âm cuối.

Trong vần OAN, O là âm đệm, A là âm chính, N là âm cuối.

Vậy trong một âm tiết gồm tất cả 5 yếu tố :

- Âm đầu
- Âm đệm
- Âm chính
- Âm cuối
- Thanh điệu (là yếu tố ảnh hưởng lên toàn âm tiết)

Ta có sơ đồ các yếu tố của âm tiết nh ư sau :

Thanh điệu (5)
Âm đầu Vần
(1) Âm đệm
(2) Âm chính
(3) Âm cuối

3. Ví trị âm đầu do các phụ âm đảm nhận, gọi là các phụ âm đầu

a. Đặc tính của các phụ âm là tự nó không phát ra âm thanh lớn được, mà cần kèm theo một nguyên âm, th́ nó mới phát thành tiếng rơ ràng được. Khi đọc các phụ âm, làn hơi phải vượt qua một vật cản nào đó do tác động của môi lưỡi phối hợp, rồi mới đi ra ngoài theo đường miệng. Muốn đọc rơ các phụ âm th́ phải cấu âm cho đúng cách, bằng cách tạo các điểm cản làn hơi bằng môi hay lưỡi (h́nh 8, 9, 10).

b. Các phụ âm đầu Việt Nam gồm : B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X.

Nếu phận loại dựa theo cách cấu âm, ta sẽ có 5 loại chính :

* Phụ âm môi :
- môi + môi : m - b ; (p) : b́nh minh
- môi + răng : v - ph (f) : vi phạm

* Phụ âm đầu lưỡi :
- đầu lưỡi + răng trên : t - th : tinh thần
- đầu lưỡi + hàm răng khít : x : xinh xắn
- đầu lưỡi + chân răng-ṿm cứng: n - đ - l : nó đẹp lắm
- đầu lưỡi cong + ṿm cứng : (l) - r - tr - s : rộn ràng, trong sáng
- đầu lưỡi rung + ṿm cứng : r (r rung hơi khác với r mềm ở hàng trên) : run rẩy, rung
rinh
- đầu lưỡi bẹt + ṿm cứng : d - gi : ḍng giống

* Phụ âm mặt lưỡi :
-mặt lưỡi + ṿm miệng : ch - nh : chi nhánh

* Phụ âm cuống lưỡi :
- cuống lưỡi ngoài + ṿm mềm : kh - g (gh) : khiêng gánh
- cuống lưỡi trong + ṿm mềm : ng (ngh) - c (k,q) : ngông cuồng, nguy kịch quá

• Phụ âm thanh hầu :- cuống lưỡi thụt về phía sau để thu hẹp thanh hầu : h : hầu hạ.

Lưu ư :
- âm l có thể cấu âm ở cả 2 vị trí. Đối với người thường đọc lộn l ra n, và n ra l th́ nên dùng l cong lưỡi để tập luyện. Không nên cong lưỡi quá, sẽ không tự nhiên.
- âm r mềm ở hàng trên đọc gần giống như chữ j trong tiếng Pháp. C̣n r rung thường gặp ở miền Trung, chỉ nên dùng để đọc các chữ diễn tả sự rung động nh ư : rung rinh, run rẩy, run run ... và để đọc các chữ r của tiếng La-tinh như Ma-ri-a, Ro-sa ...

c. Có một số âm tiết không có phụ âm đầu nh ư ăn, uống, an ủi ... c̣n đa số các âm tiết đều có phụ âm đầu. Muốn cho rơ tiếng, cần tập : "bật môi, đánh lưỡi" cho đúng cách. Vai tṛ của lưỡi quan trọng nên người ta khuyên nên "đánh lưỡi bảy lần trước khi nói" là vậy.

4. Vần lại gồm 3 yếu tố khác : âm đệm + âm chính + âm cuối

a. Âm đệm :

Được ghi bằng bán âm u hoặc o. Đây l à âm làm tṛn môi trước khi đọc âm chính, làm cho âm tiết có âm sắc trầm tối (gọi l à bán âm, v́ mặt chữ th́ giống như nguyên âm, nhưng công dụng lại không giống như nguyên âm).

- Chính tả ghi bằng u trước các nguyên âm vừa hoặc hẹp (uê, uơ, uya).
- Chính tả ghi bằng o trước các nguyên âm rộng (oa, oe) trừ khi trước nó là phụ âm q th́ lại ghi bằng u (qua, que = koa, koe).
- V́ âm đệm là âm tṛn môi, nên nó không đi trước các nguyên âm tṛn môi o, ô, u nữa.
- Khi phát âm, không được dừng lâu ở âm đệm, mà phải chuyển qua âm chính ngay.

b. Âm chính : Vị trí âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm

- Nguyên âm : là những âm tự nó phát ra âm thanh mà không cần nhờ tới một âm nào khác : làn hơi từ phổi ra qua thanh đới mở-đóng tạo cao độ của âm thanh, c̣n h́nh thể các khoang họng và khoang miệng khác nhau, do hoạt động của l ưỡi và hàm dưới, sẽ tạo ra các nguyên âm khác nhau (h́nh 11).
- Phân loại : có hai loại nguyên âm chính là nguyên âm đơn (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i/y) và nguyên âm phức (ia (iê), ưa (ươ), ua (uô)).

* Dựa trên vị trí của lưỡi, người ta c̣n phân ra :

+ Nguyên âm hàng trước (lưỡi đưa ra trước, âm sắc sáng, bổng, môi bẹt) : e, ê,i/y, iê (ia).
+ Nguyên âm hàng giữa (lưỡi nằm ở giữa, âm sắc trung hoà, môi không bẹt, không tṛn) : a (ă), ơ (â), ư, ươ (ua).[1]
+ Nguyên âm hàng sau (lưỡi rụt về sau, âm sắc tối, trầm, môi tr ̣n) : o, ô, u, uô (ua).

* Dựa trên độ mở của miệng, ta có 4 loại :

+ Nguyên âm rộng : e, a, o (âm lượng lớn)
+ Nguyên âm vừa : ê, ơ, ô (âm lượng vừa)
+ Nguyên âm hẹp : i, ư, u (âm lượng nhỏ)
+ Nguyên âm hẹp mở qua vừa : iê, ươ, uô (âm lượng nhỏ và lớn dần đến vừa)

Ghi chú :

- ă là âm ngắn của a
- â là âm ngắn của ơ
- o và ô đôi lúc có dạng âm dài là : oo, ôô (xoong, bôông) ia, ua, ưa là âm phức không có âm cuối (Td: chia, chua, chưa )
- Âm chính cùng với thanh điệu là hai yếu tố tối thiểu phải luôn luôn có mặt trong âm tiết, nếu không sẽ không có âm tiết : ả, ổ, ố ...

c. Âm cuối :

Vị trí âm cuối do các bán âm cuối và phụ âm cuối đảm nhận.

* Bán âm cuối có 2 loại :

- Bán âm cuối bẹt miệng (lưỡi đưa ra trước) được ghi bằng i hoặc y :

+ Được ghi bằng y sau các nguyên âm ngắn ă, â : ăy, âu (hăy lấy : đáng lẽ ra chính tả phải ghi "hẵy" mới đúng ngữ âm).
+ Được ghi bằng i sau tất cả các nguyên âm c̣n lại mà không bẹt miệng (tức là bán âm i không đi sau các nguyên âm hàng trư ớc, bẹt miệâng) : ai ơi, ưi, ươi (ai # ăy) oi, ôi, ui, uôi.

- Bán âm cuối tṛn môi (lưỡi rụt vào trong) được ghi bằng u hoặc o :

+ Không đi sau các nguyên âm hàng sau (tr ̣n môi)
+ Được ghi bằng u sau các âm ngắn : âu, ău (trâu, t àu : đáng lẽ chính tả phải ghi "tằu" mới đúng ngữ âm)
+ Được ghi bằng u sau các âm vừa v à âm hẹp : du, ưu, ươu, êu, iu, iêu (yêu)
+ Được ghi bằng o sau các âm rộng a, e = ao, eo (ao # ău)

Lưu ư : khi gặp ay th́ phải phân tích là ăy, khi gặp au th́ phải phân tích là ău

* Phụ âm cuối gồm 8 âm chia l àm 4 cặp như sau :

- Phụ âm môi : m - p (đóng tiếng bằng 2 môi) : làm đẹp, rập rạp ...
- Phụ âm đầu lưỡi : n - t (đóng lưỡi lên chân răng) : ban hát, sền sệt ...
- Phụ âm mặt lưỡi : nh - ch (đóng mặt lưỡi lên ṿm miệng) : chênh chếch, rách, ŕnh

Lưu ư : nh - ch chỉ đi sau các nguyên âm hàng trước e - ê - i : enh ech, ênh êch, inh ich. Do đó, khi chính t ả ghi anh, ach, ta phải phân tích l à enh ech mới đúng.

- Phụ âm cuống lưỡi : ng - c (đóng cuống lưỡi lên ṿm mềm) : vang, dốc, vằng vặc ...

Lưu ư : khi ng - c đi sau các nguyên âm hàng sau o - ô - u, th́ không phải chỉ đóng cuống lưỡi, mà c̣n phải đóng ngay cả 2 môi nữa (ta phải ộc tiếng làm cho 2 má hơi phồng lên để tạo khoảng vang trong miệng).

Ghi chú :

- Các phụ âm cuối p, t, ch, c chỉ đi với thanh điệu sắc hoặc nặng, l àm cho vần phải đọc dứt sớm hơn các vần đóng cùng loại, cổ thi gọi các vần đó l à vần chết (tử vận).
- Khi vần có các âm cuối, th́ âm chính ít nhiều bị ảnh hưởng - nó làm cho độ mở của miệng giảm bớt, ngắn lại.
- Các vần có âm cuối gọi là VẦN ĐÓNG, các vần không có âm cuối gọi là VẦN MỞ.

5. Thanh điệu :

Gồm có sáu thanh : (1) ngang, (2) huyền, (3) ngă, (4) hỏi, (5) sắc, (6) nặng ; được kư hiệu phiên âm bằng số 1 - 6 theo thứ tự trên.

a. Thanh điệu là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết. Nó ảnh hưởng lên toàn bộ âm tiết, nhưng khi viết nó được ghi trên hoặc dưới âm chính là nguyên âm đơn. Gặp nguyên âm phức không kèm theo âm cuối th́ nó được ghi trên yếu tố đầu của âm phức (thí dụ : Chúa, ch́a, chừa). Nếu nguyên âm phức có kèm theo phụ âm cuối th́ thường ghi thanh điệu trên yếu tố thứ 2 của âm phức đó.

Thí dụ : vướng, tiếng, chuồng.

b. Phân loại dựa tên âm vực : có 2 loại cao và thấp

- Âm vực cao : thanh ngang, thanh ngă, thanh sắc
- Âm vực thấp : thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng

c. Phân loại dựa trên âm điệu : có 2 loại bằng và trắc

- Âm điệu bằng : thang ngang, thanh huyền
- Âm điệu trắc : (không bằng phẳng)

+ Có đối hướng (găy) : thanh ngă, thanh hỏi
+ Không đối hướng : thanh sắc, thanh nặng

THỰC HÀNH

1. Tập đọc các nguyên âm đơn hàng trước, hàng giữa, hàng sau

- Phối hợp các phụ âm với các nguyên âm trên.

2. Tập đọc các âm cuối :

- Mai, măy, mao, mău, mam, máp, man, mát, mang mác ...
- Tai, tăy, tao, tam, tan, tang ...
- Mái, mắy, máo, mắu, mám, máp, mán, máng, mác. (Thay bằng các phụ âm đầu khác).

3. Tập phân biệt phụ âm đầu : xa # sa, la # na, tra # cha (thay các nguyên âm khác).

4. Tập phân tích ngữ âm tất cả các chữ trong bài "Khúc Nhạc Cảm Tạ" và tập đọc cho đúng cách cấu âm của từng chữ, nhất là các phụ âm đầu và âm cuối : "T́nh Chúa cao vời, ôi t́nh Chúa tuyệt vời, Người đă yêu tôi, muôn đời đă thương tôi, thương tôi từ thuở đời đời. Người đă cho tôi tiếng nói tuyệt vời, âm thanh chơi vơi ru hồn phơi phới, tiếng nói yêu thương, bay khắp muôn phương, vang lên khúc nhạc cảm tạ ngàn đời" (56 âm tiết).

Phân tích theo mẫu sau đây :

Bảng phân tích ngữ âm và xử lư ngôn ngữ bài "Khúc Nhạc Cảm Tạ" (xem giấy đính kèm)

- Lúc đầu chỉ phân tích đến mục "âm cuối", c̣n "loại vần", và "xử lư cụ thể" sẽ điền vào, sau khi đă học bài xử lư ngôn ngữ.
- Xử lư cụ thể là xét vần đó hát như thế nào, mở đóng ra sao, đóng ở dấu nào cụ thể trong từng bài hát.

III. PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ TRONG THUYẾT TR̀NH

1. Trong sinh hoạt b́nh thường, con người thở một cách tự nhiên với sự tham gia của lồng ngực và hoành cách mô.

Trong khi nói, chúng ta c ũng thở nhưng với sự tham gia chủ động và tích cực hơn của các cơ năng đó. Tuy nhiên, trong quá tŕnh phát triển kỹ thuật hơi thở, người ta đúc kết lại một số kiểu thở, tuỳ theo ng ười ta
nhấn mạnh đến sự tham gia của ngực hay của ho ành cách mô hoặc cả ngực cả hoành cách mô.

a. Kiểu thở ngực : Chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, nên hơi vào ít,

b. Kiểu thở bụng : Chỉ có bụng ph ́nh ra do hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗ trợ cho hoành cách mô (h́nh 6A).

c. Kiểu thở bụng kết hợp với ngực : Ho ành cách mô hạ xuống (làm bụng hơi ph́nh ra), các xương sườn cụt giương lên, ngực dưới căng ra, trong lúc ngực trên trương lên. Các hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo thứ tự : Hoành cách mô (bụng trên) + xương sườn cụt + ngực dưới + ngực trên. Nói cho gọn lại, gồm hai động tác : ph́nh bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giương lên) và trương lồng ngực (ngực dưới căng ra, giữ nguyên độ căng và chuyển lên ngực trên). Lấy hơi theo thứ tự đó th́ làn hơi vào sâu đáy phổi, vừa lan toả ra đều khắp hai b ên
trái và phải, lượng hơi vào được tối đa (h́nh 3 ; 6D).

Đây là kiểu thở phổ biến nhất mà các ca sĩ nhạc kịch thường dùng.

Trong ba kiểu thở trên, chúng ta thấy kiểu ba có nhiều lợi điểm hơn. Nhưng hai kiểu kia vẫn có người sử dụng và tạo được hiệu quả như họ mong muốn.

2. Trong hơi thở b́nh thường, cũng như hơi thở thanh nhạc, ta thấy có hai động tác ngược chiều nhau, đó là hít vào và thở ra. Trong khi nói, phải tập để hít h ơi vào (c̣n gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết cho từng câu nói dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau. Đồng thời cũng phải tập thở ra (c̣n gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi t́nh huống của câu hát. Nói cách khác là tập điều chế hơi thở cho tốt, tuỳ theo sắc thái cường độ, cao độ, trường độ của âm thanh. Sau đây là một số yêu cầu chung cho hai hoạt động nói trên :

a. Lấy hơi (hít hơi) :

- Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng mũi và bằng miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được).
- Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu nói.

b. Đẩy hơi (điều chế làn hơi) :

- Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới, không sớm, không muộn. Nếu sớm quá (sur la glotte) âm thanh nghe cứng cỏi v́ thanh đới căng ra trước khi làn hơi tới. Nếu muộn quá (sur le souffle), âm thanh nghe không rơ, mà lại tốn hơi, v́ làn hơi ra trước khi thanh đới rung.
- Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quăng, không quá căng. Khi phải hát những bước nhảy (từ quăng 4 trở lên), nên có tác động ép bụng cách mềm mại để âm thanh phát ra đúng cao độ và âm vang đầy đặn. Tạo cảm giác như điểm tựa của làn hơi ở vùng xương chậu : làn hơi như được đẩy lên nhờ tựa vào vùng xương chậu. Các cơ bụng dưới hơi căng, tạo thành chỗ dựa vững chắc cho làn hơi phóng lên.

3. Một số điểm cần tránh khi lấy hơi cũng như khi đẩy hơi :

a. Khi lấy hơi :

- Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.
- Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực ... tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.
- Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ ...
- Không nên nhô vai lên khi hít hơi v́ sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.
- Không nên ph́nh bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trongphổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm ph́nh bụng ra. Nếu ph́nh bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.

b. Khi đẩy hơi :

- Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (v́ thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.
- Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, c̣n lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn
liên tục, đầy đặn.

4. Luyện tập hơi thở :

Việc luyện tập hơi thở thường phải đi đôi với việc luyện thanh, nghĩa là tập hơi thở với âm thanh, có như vậy ta mới dễ kiểm tra được hoạt động của hơi thở qua chất lượng của âm thanh phát ra. "Hơi thở đúng, âm thanh đẹp" đó là câu châm ngôn của người thuyết tŕnh. Hơi thở đúng sẽ giúp đặt vị trí âm thanh đúng, làm cho tiếng vang đẹp. Ngược lại vị trí âm thanh đúng giúp cho việc đẩy hơi được dễ dàng, tiết kiệm được hơi thở. Vị trí âm thanh và hơi thở là hai yếu tố hỗ trợ nhau để phát ra âm thanh có chất lượng, nên không thể tách rời từng hoạt động ri êng rẽ.

Tuy nhiên trong bước đầu, chúng ta có thể tập hơi thở riêng để làm quen với kiểu thở tích cực trong thanh nhạc, hoặc để tăng cường lực hít hơi và đẩy hơi của chúng ta.

PHẦN THỰC TẬP

1. Tập các cơ bụng để hỗ trợ cho hoành cách mô :

- Đứng thẳng người : thẳng lưng, thẳng đầu, áp mặt hai bàn tay vào sau lưng để ngón cái nằm bên hông ngang thắt lưng.
- Đặt bàn chân phải sát đất hướng ra phía trước, chân thẳng, người thẳng.
- Rút chân phải về, bàn chân vẫn chạm đất, và đưa chân trái ra y như chân phải : 50 - 100 lần.
- Thân người không nghiêng qua nghiêng lại, không nhô lên nhô xuống (Bài tập này dùng để khởi động khi học thanh nhạc, hoặc để tập thể dục trong ng ày).

2. Tập lồng ngực :

- Hai bàn tay nắm lại, thẳng ra phía trước, song song mặt đất : thở ra từ từ.
- Hất mạnh hai tay ra phía sau, luôn thẳng cánh tay : hính nhanh v ào.
- Dừng lại một vài giây : nén hơi.
- Đưa hai tay ra phía trước như lúc đầu : thở ra từ từ ...

3. T́m cảm giác điểm tựa của làn hơi :

- Lấy hơi vào như thường lệ.
- Làm như "thổi bụi" nhưng ngậm miệng (bịt mũi nếu cần) để cho hơi không thoát ra ngoài, nhưng hơi dội lại xuống hoành cách mô và tác động lên bụng, lên vùng xương chậu, làm căng các cơ ở xung quanh vùng đó. Đó được coi như điểm tựa của làn hơi trong khi chúng ta nói, nh ất là khí phải nói cao, nói mạnh, nói có sinh
khí.

(st)
Nguồn: Opera

Như Diệu Linh
10-12-10, 11:35 AM
Nghe nói, thấy muốn ham ,mà học nh́u thứ quá sợ ko có chuyên ^.^. Thôi th́ luyện đàn cho giỏi đă rồi qua luyện thanh vậy :D:D:D (Nhân tiện thi ơới mấy con gà nhà hàng xóm :nhaymat:)

Cám ơn chị PL đă cất công sưu tầm nhé ^.^