View Full Version : Chuyện Đông - Chuyện Tây (An Chi)
Nội dung:
1. Sa Tăng (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28445&postcount=2)
2. Mười hai bến nước (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28446&postcount=3)
3. Rể Đông sàn (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28449&postcount=4)
4. Đinh, Lê, Lư, Trần... (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28450&postcount=5)
5. Vật tổ của nước Pháp (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28452&postcount=6)
6. Các tiểu bang của Hoa Kỳ (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28456&postcount=7)
7. Pê-đê (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28457&postcount=8)
8. Hồng Hà (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28458&postcount=9)
9. Người giàu cũng khóc (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28459&postcount=10)
10. Colomb-Colombia (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28460&postcount=11)
11. Tam tộc (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28468&postcount=12)
12. Ruột đau chín chiều (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28470&postcount=13)
13. Ngày tư ngày tết - Tư niên (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28525&postcount=22)
13. Mũi dại lái phải chịu đ̣n (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28514&postcount=14)
14. Đầu cua tai nheo (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28516&postcount=15)
15. Rắn phủ l. mèo (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28517&postcount=16)
16. Bát tự niên canh (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28518&postcount=17)
17. Dầu Cù Là (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28519&postcount=18)
18. Mạc Đăng Dung (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28520&postcount=19)
19. Yule (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28522&postcount=20)
20. Ông Táo (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28523&postcount=21)
21. Ngày tư ngày tết - tư niên (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28525&postcount=22)
22. Kỳ Lân (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28526&postcount=23)
23. Con Giáp (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28527&postcount=24)
24. Ba Son (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28528&postcount=25)
25. Lục dục, thất t́nh (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28530&postcount=26)
26. Bảy môn nghệ thuật (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28531&postcount=27)
27. Tên gọi con dâu vua, con rể vua (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28532&postcount=28)
28. Tứ hỉ (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28619&postcount=29)
29. Tên nước qua các thời kỳ (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28620&postcount=30)
30. Ba hồn bảy vía (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28621&postcount=31)
31. Tiền cheo (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28622&postcount=32)
32. Washington D.C (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28623&postcount=33)
33. Con gái con đứa - Đàn ông đàn ang (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28624&postcount=34)
34. Bánh vẽ (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28625&postcount=35)
35. Nằm giá khóc măng (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=28626&postcount=36)
36. Loan Phụng (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=31109&postcount=37)
37. Giao thừa (http://nguyetvien.net/showpost.php?p=31111&postcount=38)
1- (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
Sa Tăng có công bảo vệ Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, cuối cùng đắc đạo và trở thành Kim thân La Hán. V́ cớ ǵ mà thỉnh thoảng vẫn nghe người ta chửi là "đồ quỷ SaTăng”?
AN CHI: Đấy là hai Sa Tăng khác nhau. Sa Tăng trong tiếng chửi là Sa Tăng bên Chúa Jesus, c̣n SaTăng mà bạn nói đến là Sa Tăng bên Phật Thích Ca. Sa Tăng bên đạo Thiên Chúa là trùm của loài quỷ, thường được nói đến trong Tân Uớc của Kinh Thánh, chẳnghạn: "Ngài ở nơi đồng vắng chịu quỷ Satan cám dỗ bốn mươi ngày, ở chung với thú rừng, và có thiên-sứ hầu việc Ngài" (Mác, 1:3). Satan ở đây chính là tên con quỷ mà người ta vẫn phát âm thành "Sa Tăng". Vậy xin phân biệt rơ kẻo oan cho Sa Ngộ Tịnh trong Tây du kư.
2- (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
Mười hai bên nước trong "phận gái 12 bến nước" là ǵ? Có phải chăng là 12 cương vị trong xă hội xưa của ta và Trung Quốc như: Cao là công, hầu khanh, tướng; trung là sĩ, nông, công, thương; và thấp là ngư, tiều, canh, mục? c̣n trong và đục có phải là thanh khiết, trong sạch và nhơ bẩn, tham ô hay không?
AN CHI: Nhiều người vẫn quan niệm mười hai bến nước đúng như ông đă nêu. Chúng tôi không tin ở cách giải thích trên mà cho rằng Húnh-tịnh Paulus Của giảng có lư hơn:
"Con gái mười hai bến nước: Thân con gái như chiếc đ̣, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may th́ nhờ, rủi th́ chịu. Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần".
(Đại Nam quấc âm tự vị, tập I, Sài G̣n, 1895. X. ở chữ bến, tr. 46-7).
Điều mà tác giả giảng rằng "Tiếng nói mười hai bến nước là nói cho vần" th́ chúng tôi lại quan niệm là do từ nguyên dân gian mà ra. Đối với thành ngữ đang xét rơ ràng là hai tiếng trong, đục phải được hiểu rộng hơn cách hiểu mà ông đă nêu.
3. (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
Rể Đông sàn có phải muốn nói Đông cung thái tử? Dâu Nam giáng có phải muốn nói tích trên núi Nam Giáng (nàng Giáng Tiên) hay không?
AN CHI: Trước hết xin nói rằng đây là rể Đông sàng, dâu Nam gián chứ không phải là "Đông sàn" và “Nam giáng". Sàng là giường: vậy Đông sàng là giường phía Đông. Gián là khe núi: vậy Nam gián là khe núi phía Nam. Vế rể Đông sàng bắt nguồn ở tích Đông sàng thản phúc, nghĩa là nằm thẳng bụng trên giường phía Đông. Chuyện rằng nhà Vương Đạo có nhiều con trai chưa vợ nên Hy Giám mới cho người sang đọ để kén chồng cho con gái. Đám con trai nhà họ Vương biết thế nên anh nào cũng lăng xăng t́m cách làm cho khách để ư. Chỉ có Vương Hy Chi là nằm khểnh trên giương ở phía Đông, coi như không có chuyện ǵ xảy ra. Nghe người nhà thuật lại, Hy Giám biết Hy Chi ắt là rể quư, bèn chọn ngày lành tháng tất mà gả con gái cho. Quả Vương Hy Chi là thư gia (caligrapher) nổi tiếng; ngày nay hễ nói đến thư pháp (calligraphie) Trung Hoa th́ phải nhắc đến Vương Hy Chi. Vậy rể Đông sàng không liên quan ǵ đến Đông Cung thái tử.
C̣n vế dâu Nam gián th́ bắt nguồn từ lời của một bài trong Kinh Thi của Trung Hoa: Vu dĩ thể tần, Nam gián chi tân nghĩa là đi hái rau tần bên khe núi phía Nam. Chỉ sự tần tảo của người con gái. Dâu Nam gián là con dâu chịu thương chịu khó. Vậy Nam gián không liên quan ǵ đến Giáng Hương của Từ Thức hoặc Giáng Kiều của Tú Uyên cả. Truyện Lục Vân Tiên có câu:
Xem đà đẹp đẽ ḥa hai:
Này dâu Nam gián, nọ trai Đông sàng.
4. (KTNN 95, ngày 01-11-1992)
Nhà Ngô (939-965) tuy có bị Dương Tam Khả cướp ngôi nhưng Ngô Quyền cũng đă xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa; sau đó Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng được sử gọi là Hậu Ngô vương. V́ lư do ǵ mà ở cửa miệng dân gian luôn luôn nói: "Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê, Nguyễn mà không nhắc đến nhà Ngô"? Phải chăng do bài hịch của cụ Nguyễn Trăi?
AN CHI: Ư bạn cho rằng do ảnh hưởng của Nguyễn Trăi trong bài B́nh Ngô đại cáo (không nhắc đến nhà Ngô) nên người ta vẫn có thói quen nói "Đinh, Lê, Lư, Trần" thôi mà không nhắc đến nhà Ngô mặc dù nhà Ngô có trước nhà Đinh. Quả là người ta có thói quen dựa vào B́nh Ngô đại cáo mà nói như thế thật, nhưng đây chỉ là dựa vào bản dịch của Bùi Kỷ được Trần Trọng Kim sử dụng trong Việt Nam sử lược chứ không phải dựa vào nguyên văn của Nguyễn Trăi. Bùi Kỷ dịch: "Từ Đinh, Lê, Lư, Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương". Nhưng chính Nguyễn Trăi th́ lại viết: "Tự Triệu, Đinh, Lư, Trần chi triệu tạo ngă quốc; dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương" nghĩa là "Từ khi (các triều đại) Triệu, Đinh, Lư, Trần bắt đầu dựng nên nước ta (th́ chúng ta) cùng với (các triều) Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên mỗi làm chủ một phương (riêng của Âu Lạc của Thục Phán bị Triệu Đà gồm thâu vào nước Nam Việt nên người xưa vẫn quan niệm rằng Triệu Đà là vua của nước ta. Bằng chứng là đền thờ Triệu Đà vẫn c̣n tồn tại măi cho đến ngày nay tại Đồng Sâm, xă Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái B́nh.
Vậy Nguyễn Trăi đă không viết "Đinh, Lê, Lư, Trần" mà viết "Triệu, Đinh, Lư, Trần". Nhà Triệu được quan niệm như triều đại đầu tiên của Việt Nam đă xưng đế, ngang hàng và đồng thời với nhà Hán bên Trung Hoa do Hán Cao tổ Lưu Bang khai sáng năm 206 trước Công nguyên. C̣n nhà Trần, triều đại liền trước nhà Lê (nhà Hồ th́ bị xem là ngụy triều) của Việt Nam, là triều đại đồng thời với nhà Nguyên, triều đại liền trước nhà Minh của Trung Hoa. Chính v́ thế mà Nguyễn Trăi mới đặt nhà Triệu ở đầu và nhà Trần ở cuối của vế "Triệu,Đinh, Lư, Trần" mà đối với vế "Hán, Đường, Tống, Nguyên" trong đó Triệu đối với Hán c̣n Trần đối với Nguyên.
Thế là Nguyễn Trăi không những không nói đến nhà Ngô của Ngô Quyền mà cũng không nói đến nhà Lê của Lê Đại Hành tức Lê Hoàn. Ta không nên đ̣i hỏiNguyễn Trăi phải nói cho đầy đủ v́ ở đây ông không viết sử kư mà chỉ làm văn hùng biện để tuyên cáo về một thắng lợi vĩ đại của dân tộc đối với quân xâm lược nhà Minh. Nếu bắt bẻ về thiếu sót, th́ từ nhà Hán đến nhà Đường, ông c̣n "bỏ quên" các nhà sau đây nữa: Ngụy, Thục, Ngô (thời Tam quốc); Tây Tấn, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Bắc Ngụy, Tây Ngụy và Đông Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu (thời Nam Bắc triều); Tống vàTùy. Tổng cộng đến 16 nhà, đâu phải là ít.
5. (KTNN 58, ngày 15-11-1992)
Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc ḿnh. Xin cho biết tại sao?
AN CHI: Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống không phải là vật tổ (totem) của dân tộc Pháp.Thứ đến, người ta cũng không nói con gà trống mà phải nói đầy đủ là con gà trống Gô-loa (con gaulois). Và con gà trống Gô-loa là một biểu tượng (emblème) - chứ không phải "vật tổ" - của dân tộc Pháp. Vật tổ và biểu tượng là hai khái niệm khác nhau. Việc lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng có bao hàm một sự chơi chữ ư nhị ở trong đó. Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa(Gauiois). Người Gô-loa, tiếng La Tinh gọi là Gallus. Danh từ Gallus trong tiếng La Tinh lại có một từ đồng âm tuyệt đối là gallus, có nghĩa là con gà trống. Thế là cái vỏ ngữ âm gallus của tiếng La Tinh vừa biểu hiện khái niệm "người Gô-loa" lại vừa biểu hiện khái niệm con gà trống". Vậy cứ theo ngôn ngữ này, người ta có thể chơi chữ bằng đẳng thức:
Người Gô-loa (Gallus) = con gà trống (gallus).
Đó là lư do tại sao người Pháp lại lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng của dân tộc ḿnh. Nếu ta biết rằng tiếng Pháp hiện đại là do tiếng La Tinh thông tục (latin populaire) mà ra th́ ta cũng sẽ không lấy làm lạ tại sao người Pháp lại căn cứ vào tiếng La Tinh để chọn biểu tượng cho dân tộc ḿnh như thế.
6- (KTNN 96, ngày 15-11-1992)
Hoa Kỳ hiện nay có bao nhiêu tiểu bang? Tên của các tiểu bang đó?
AN CHI:
Hoa Kỳ có 50 bang:
1. Alabama, 2.Alaska, 3. Arizona, 4. Arkansas, 5. California, 6.Colorado, 7. Connecticut, 8. Delaware, 9. Floriđa, 10.Georgia, 1l. Hawaii, 12. Idaho, 13. Illinois, 14. Indiana, 15. Iowa, 16. Kansas, 17. Kentucky, 18. Louisiana, 19.Maine, 20. Maryland, 21. Massachusetts, 22. Michigan, 23. Minnesota, 24. Mississippi, 25. Missouri, 26. Montana, 27. Nebraska, 28. Nevađa, 29. New Hampshire, 30. New Jersey, 31. New Mexico, 32. NewYork (chú ư: thuộc bang này có thành phố cùng tên NewYork, trước vẫn phiên bằng âm Hán Việt là Nữu ước.Nhưng thủ phủ của bang New York lại là Albany), 33.North Carolina, 34. North Dakota, 35. Ohio, 36. Oklahoma, 37. Oregon, 38. Pennsylvania, 39. Rhode Island, 40. South Carol1na, 41. South Dakota, 42.Tennessee, 43. Texas, 44. Utah, 45. Vermont, 46.Virginia, 47. Washington, 48. West Virginia, 49.Wisconsin, 50. Wyoming.
Vùng Alaska, nằm ở phía TâyBắc của Hoa Kỳ, là đất mà nước Nga Sa hoàng nhượng cho Hoa Kỳ từ năm 1867, trở thành bang thứ 49 củanước này từ năm 1958. Quần đảo Hawaii (tên cũ làSandwich), thủ phủ là Honolulu, là lănh thổ của Hoa Kỳ từ năm 1898, trở thành bang thứ 50 của nước này cũng từ năm 1958.
7- (KTNN 96, ngày 15-11-1992)
Tại sao lại gọi những người bán nam bán nữ (lại cái) là "pê-đê”.
AN CHI: Cái tên pê-đê dùng để chỉ những người bán nam bán nữ là kết quả của một lối hiểu sai lệch nay đă trở thành thông dụng. Đó là do tiếng Pháp pédé, dạng tắt của pédéraste. Đây là một danh từ gồm hai từ căn gốc Hy Lạp: péd- (<paidos = trẻ con) và -éraste(<erastês = si mê). Vậy pédéraste là người si mê trẻ con. C̣n cái nghĩa đích thực của từ này là: kẻ đàn ông hành dâm vào hậu môn của một bé trai. Nghĩa này đă cho ra nghĩa rộng thông dụng hiện nay là: kẻ loạn dâm hậu môn. Vậy pédé trong tiếng Pháp không hề có nghĩa là "lại cái".
8- (KTNN 96, ngày 15-11-1992)
Một ông bạn của tôi có thắc mắc không biết tại sao thư tịch xưa (bằng chữ Hán) không ở đâu có nói đến tên Hồng Hà mà chỉ ghi có tên Nhị Hà. Xin t́m giúp xem sách xưa có ghi tên Hồng Hà là những sách nào?
AN CHI: Xin thưa, sở dĩ sách xưa không có tên Hồng Hà v́ đây là một cái tên rất mới do chính người Việt chúng ta dịch từ tiếng Pháp, gọi nôm na hơn một chút là sông Hồng. Sông Hồng có đặc điểm nổi bật là nước của nó về mùa lũ th́ rất đỏ, nên người Pháp dựa vào đó mà gọi nó là fleuve Rouge (sông Đỏ). Cũng cùng một cách đặt tên như thế họ đă gọi sông Đà là rivière Noire (sông Đen) c̣n sông Lô th́ lại là rivière Claire (sông Trong). Họ cũng dịch tên sông Hoàng Hà của Trung Hoa sang tiếng Pháp là fleuve Jaune (sông Vàng) rồi lại dựa theo cách diễn này mà dịch tên con sông Dương Tử (Dương Tử Giang) thành fleuve Bleu (sông Xanh) mặc dù họ cũng đă có một tên phiên âm từ Dương Tử Giang thành Yang-tseu-kiang (trước thường viết là Yang-tsé-kiang). Vậy Hồng Hà hay sông Hồng chỉ là những "bản dịch" sang tiếng Việt của tiếng Pháp fleuve Rouge mà thôi. Xin phân biệt với Hồng Giang, một chi lưu xưa của sông Hồng, chảy qua tỉnh Hải Dương.
9. (KTNN 97, ngày 01-12-1992)
Tại sao từ tập 1 đến tập 5, Đài truyền h́nh Thành phố Hồ Chí Minh không gọi luôn bộ phim dài của Mexico bằng cái tên "Người giàu cũng khóc" mà gọi là "Nước mắt người giàu" để sau đó lại phải thay đổi tên gọi từ tập 6 trở đi? Hai cách gọi đó có ǵ khác nhau không?
AN CHI: Tên gốc của bộ phim này đúng ra là Người giàu cũng khóc. Tên phim bằng tiếng Tây Ban Nha (Người Mexico nói tiếng Tây Ban Nha) là Los ricostambien lloran. Sở dĩ 5 tập đầu của bộ phim được gọi là Nước mắt người giàu có lẽ v́ đă theo bản dịch của Đào Minh Hiệp, người đă dịch lời phim (từ tiếng Nga) cho Đài truyền h́nh Phú Yên (X. Tuổi trẻ chủ nhật, số 40-92, tr.17). Hai cách gọi trên đây có khác nhau hay không? Sau đây là lời của Đào Minh Hiệp: "Quả thật tôi đă phải suy nghĩ rất lâu trước khi quyết định dịch là Nước mắt người giàu mà vẫn bảo đảm chuyển tải được ư nghĩa chính xác của tên phim (...), đồng thời nghe hay hơn(…) Tôi nghĩ không có ǵ khác nhau giữa hai tên phim (Tuổi trẻ chủ nhật, số 40-92). Sự thật th́ quả là có khác nhau. Nước mắt người giàu là một cấu trúc phi vị ngữ tính (non-prédicativ) c̣n Người giàu cũng khóc th́ đă là một câu. Hai cấu trúc đă khác nhau đến như thế th́ không thể nói rằng hàm nghĩa của chúng hoàn toàn như nhau được. Nếu cần th́ các tác giả đă nói Las Ingrimas de los ricos (Nước mắt người giàu) rồi. Nhưng họ lại nói Los ricos tambien lloran. Vậy tưởng cứ nên dịch thành Người giàu cũng khóc cho sát với nguyên văn.
10 (KTNN 97, ngày 01-12-1992)
Tại sao Colomb có công t́m ra châu Mỹ mà tên ông lại không được dùng để gọi châu này? Tên nước Colombia cóliên quan ǵ đến tên của Colomb hay không?
AN CHI: Chính Christophe Colomb đă gọi châu Mỹ là Tây ấn Độ (Indes occidentales) v́ đă nhầm tưởng rằng đó là nước ấn Độ. Do cách đặt tên này của Colomb mà thổ dân da đỏ châu Mỹ đă được gọi là Indien (tiếng Pháp), Indian (tiếng Anh), nghĩa là người Ấn Độ. Sau khi biết rơ sự thật, người ta mới dần dần gọi châu Mỹ bằng cái tên Amerique (tiếng Pháp), America (tiếng Anh) như hiện nay. Đúng là trong tên nước Colombia có tên của Colomb. Ông đă đến miền đất này năm 1502 nhưng trước đó th́ Alonso de Hojeda đă phát hiện ra nó từ 1499. Sau khi hoàn thành việc chinh phục đất này vào năm 1539 th́ Gonzalo Jiménez de Quesada đă gọi nó là Nueva Granada; măi về sau nó mới được gọi là Colombia.
11. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
Tam tộc trong "tru di tam tộc" là những tộc nào?
AN CHI: Hai tiếng tam tộc có ít nhất là bốn cách hiểu mà Từ nguyên (một bộ từ điển tiếng Hán ra mắt năm 1915) đă cho như sau:
1. Cha mẹ, anh em, vợ con là tam tộc (Phụ mẫu, huynh đệ, thê tử vi tam tộc).
2. Họ cha, họ mẹ, họ vợ là tam tộc (Phụ tộc, mẫu tộc, thê tộc vi tam tộc).
3. Cha, con, cháu (= con của con) là tam tộc (Phụ, tử, tôn vi tam tộc).
4. Anh em của cha, anh em của ḿnh, anh em của con là tam tộc (Phụ côn đệ, kỷ côn đệ, tử côn đệ vi tam tộc).
V́ có nhiều cách hiểu như trên cho nên ngay vụ án Nguyễn Trăi cách đây 555 năm (1442) cũng được người thời nay hiểu khác nhau. Cao Huy Giá dịch Đại Việt sử kư toàn thư đă viết như sau:"Ngày 16 (tháng 8 năm Nhâm Tuất - AC), giết hành khiển Nguyễn Trăi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến ba đời" (t.III, Hà Nội, 1972, ti.131). Ba đời đương nhiên chỉ có thể là đời cha, đời con và đời cháu (ứng với nghĩa 3 của Từ nguyên) mà thôi. Nhưng Phan Huy Lê th́ lạiviết: "(…) Nguyễn Trăi bị ghen ghét gièm pha, có lần bị hạ ngục và cuối cùng bị tru di ba họ" (Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trăi (tập kỷ yếu), Hà Nội, 1982, tr.75). Ba họ, theo cách hiểu thông thường là họ cha, họ mẹ và họ vợ (ứng với nghĩa 2 của Từ nguyên), đương nhiên phải nhiều và nặng hơn ba đời v́ ba đời chỉ thuộc có một họ mà thôi.
12- (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
Tại sao lại nói "ruột đau chín chiều'? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều?
AN CHI: Chữ chiều ở đây chính là chữ mà Húnh-Tịnh Paulus Của viết ch́u và giảng là "chỗ uất khúc, vạy ṿ", (Đại Nam quấc âm tự vị, tập I, Sài G̣n, 1895,tr. 145). Đây chính là cái nghĩa gốc đă cho ra nghĩa thông dụng hiện đại của chiều trong chiều hướng, đường một chiều, v.v. Ruột đau chín chiều là dịch ư của mấy tiếng Hán cửu hồi trường nghĩa là "chín (lần) quặn ruột". Giản Văn Đế nhà Lương có viết: "Bi dao dạ hề, cửu hồi trường" (Đêm buồn dài dặc hề, chín lần ruột quặn). Tư Mă Thiên cũng viết: "Trường nhất nhật nhi cửu hồi" (Một ngày mà ruột quặn chín lần). Cái nét nghĩa "uất khúc, vạy ṿ" của từ ch́u, mà Húnh-tịnh Paulus Của đă ghi, rất ăn khớp với cái nghĩa của tiếng hồi là "quanh", là "quặn". Vậy chín chiều là "bản dịch" rất sát của cửu hồi (cửu = chín, hồi = chiều, nghĩa là quặn) nhưng do cấu trúc của nó về mặt thuần túy h́nh thức rất giống với cấu trúc của "(đường) một chiều hoặc" (một sớm) một chiều nên mới dẫn đến hai cách hiểu nhầm đă được ghi nhận trong câu hỏi. Cuối cùng, cũng phải nhắc lại rằng nếu theo đúng chính tả hiện nay th́ chữ ch́u của Húnh-tịnh Paulus Của phải được viết là chiều (Những chữ chiều trong chiều theo, chiều ḷng, trăm chiều, v.v. đều được ông nhất loạt viết thành ch́u).
13. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
Tại sao có người lại cho rằng câu "Mũi dại lái phải chịu đ̣n" đúng ra phải là "Mũi vạy lái phải chịu đ̣n"?
AN CHI: H́nh thức gốc và đúng là Mũi vạy lái phải chịu đ̣n. Câu tục ngữ này bắt nguồn từ đặc điểm của nghề ghe thuyền. Mũi vạy là mũi lệch, mũi không đi đúng hướng cần thiết, có thể do nước xoáy hoặc nước xiết. Trong điều kiện này người cầm lái đương nhiên phải vất vả và phải vững tay v́ anh ta là người chịu đ̣n. Chịu đ̣n ngon lành th́ thuyền sẽ ngon lành vượt qua ḍng nước xiết hoặc cơn nước xoáy. Chịu đ̣n kém cỏi th́ thuyền sẽ chông chênh, thậm chí có thể bị lật. Vậy chịu đ̣n là ǵ? Là dùng sức của ḿnh mà gh́ cây đ̣n lái cho vững, không để cho cái bánh lái bị ḍng nước làm chao đảo, quặt quẹo gây nguy hiểm cho con thuyền. Câu tục ngữ muốn nói đến vai tṛ và tráchnhiệm của người chỉ huy trong t́nh thế khó khăn, nguy hiểm. Từ nguyên dân gian đă biến nó thành "Mũi dại lái phải chịu đ̣n" đưa đến cách hiểu hiện nay rằng dại là từ trái nghĩa với khôn c̣n chịu đ̣n là bị đánh bằng roi vọt. Tuy nhiên, cái nghĩa ví von của câu này th́ lại không khác lắm so với cái nghĩa của câu gốc.
14. (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
Trong câu "đầu cua tai nheo" th́ "tai nheo" là ǵ? Ư cả câu là ǵ?
AN CHI: Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng câu đó như sau: "Chỉ những chuyện chắp nhặt, không đâu vào đâu”. Tai là một từ Việt gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa là (cái) mang cá. Đây là một từ cổ, xưa vẫn được dùng với tính cách là một từ độc lập, chẳng hạn như trong câu: "Lô cư cá vức bốn tai" (Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, Hà Nội, 1985, tr.201 - Nhà chú giải đă không giảng chữ tai trong câu này). Không bàn đến chuyện có thật con cá vức có bốn tai, nghĩa là bốn mang, hay không, ở đây chúng tôi chỉ muốn dẫn chứng về cái nghĩa mà ḿnh đă nêu. Chữ tai, Hán tự viết là 鰓, được Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S. Couvreur giảng là "ouiles de poisson" c̣n Mathews' Chinese-english Dictionary cũng giảng là "the gills of a fish". Vậy tai theo là mang cá nheo. Mang cá nheo mà đi với đầu con cua th́ rơ ràng là chuyện chắp vá chẳng đâu vào đâu!
15- (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
Rắn có phủ được mèo hay không? Nếu không, tại sao một số nơi ở miền Bắc lại có lưu hành câu"Rắn phủ l. mèo"?
AN CHI: Về chuyện "rắn phủ mèo", trong Chân trời khoa học (của báo Khoa học phổ thông) tháng11.1990, kỹ sư Nguyễn Quốc Thắng đă giải thích rơ ràng như sau: "Rắn thuộc lớp ḅ sát c̣n mèo thuộc lớp động vật có vú, hai lớp này rất xa nhau về mặt tiến hóa. Theo nguyên tắc của sinh vật học, 2 loài khác nhau của cùng một giống đă rất khó giao phối với nhau huống hồ ở đây rắn và mèo có cấu tạo cơ quan sinh dục hoàn toàn khác nhau, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào cũng khác nhau, do đó khẳng định chúng không thể giao phốivới nhau được" (tr.56).
Tất nhiên là có nhiều người quả quyết rằng chính mắt họ đă nh́n thấy rắn phủ mèo. Nhưng sự thật th́ hoặc là họ đă nh́n gà hóa cuốc hoặc là điều này có nhiều phần chắc chắn hơn - họ đă "tung tin vịt một cách vô tội vạ mà thôi. C̣n "rắn phủ l. mèo" chỉ là một biến dạng của thành ngữ dán bùa l. mèo, một phần hẳn là cũng có do người ta vẫn bị ám ảnh bởi cái chuyện "rắn phủ mèo". L. mèo là cái đầu hồi nhà, tức là cái phần h́nh tam giác bên hông nhà mà đỉnh là nơi hai mái nhà giáp nhau. Ngày xưa khi thợ mộc cất nhà xong, họ thường dán một lá bùa vào cái l. mèo nhà theo tín ngưỡng, mà có khi cũng chỉ đơn giản là theo thói quen nghề nghiệp. Câu dán bùa l. mèo bắt nguồn từ thực tế này; về sau nó đă bị từ nguyên dân gian bóp méo nên mới thành rắn phủ l. mèo.
16. (KTNN 99, ngày 01-01-1993)
Tờ "Bát tự niên canh" có phải là tờ đăng kư kết hôn ngày xưa hay không? Có phải "bát tự" có nghĩa là tám tờ c̣n "niên canh" là có giá trị trong một năm hay không?
AN CHI: Nói cho đúng cú pháp tiếng Hán th́ đó là niên canh bát tự, có nghĩa là tám chữ thuộc về tuổi tác. Đó là tám chữ CAN CHI (thí dụ: Mậu Tư, Kỷ Sửu, Canh Dần, Ất Mùi, v.v…) gồm có hai chữ chỉ giờ, hai chữ chỉ ngày, hai chữ chỉ tháng và hai chữ chỉ năm mà một con người đă ra đời. Tờ niên canh bát tự là tờ ghi giờ, ngày, tháng và năm sinh theo âm lịch của chàng trai hoặc cô gái để trao cho nhà gái hoặc nhà trai đi coi thầy xem tuổi hai bên có hạp nhau hay không. Hễ hạp tuổi với nhau th́ mới bàn tính đến chuyện hôn nhân chính thức. Vậy đó không phải là tờ đăng kư kết hôn. Vả lại, chẳng cứ khi tính chuyện hôn nhân mới có khai niên canh bát tự. Chỉ cần đi xem tử vi để biết chuyện bổn mạng th́ cũng đă phải khai tám chữ cho thầy rồi (không có tám chữ th́ thầy làm sao lên bảng được).
17. (KTNN 99, ngày 01-01-1993)
Hai tiếng cù là trong "dầu cù là" xuất xứ từ đâu? Có phải tên một loại cây nào không?
AN CHI: Có người đă liên hệ hai tiếng cù là này với hai tiếng Cù Là là tên mà người xưa ở miệt dưới đă dùng để gọi nước Miến Điện. Số là trước đây có một loại dầu cù là mang nhăn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ông già bà cả trong Nam ưa chuộng. Người ta cho rằng v́ thứ đầu này được sản xuất tại nước Cù Là (=Miến Điện) nên nó mới được gọi là dầu cù là (=dầu sản xuất tại nước Cù Là). Sau khi hai tiếng cù là trở thành thông dụng trong phương ngữ Nam Bộ th́ ngữ danh từ dầu cù là được dùng rộng răi để chỉ tất cả các loại dầu cao, bất kể chúng được sản xuất tại nước nào, đương nhiên là kể cả tại nước Tàu. C̣n chính người Tàu th́ lại gọi dầu cù là là vạn kim du (tiếng Quảng Đông: màn cắm y du) bắt nguồn từ nhăn hiệu của một thứ dầu cù là là hiệu Vạn Kim. Hiện chúng tôi chưa t́m được tên của một loại cây nào gọi là cây "cù là".
18. (KTNN 99, ngày 01-01-1993)
Trong bài 'Hoàng hậu Hiếu Văn, làng Cổ Trai và đất Minh Linh" đăng trên Cửa Việt số 15, tháng 6-1992, Tố Am Nguyễn Toại đă dựa vào thư tịch của Trung Quốc để khẳng định rằng Mạc Đăng Dung không phải là người Việt mà là người Đăn từ Trung Quốc lưu lạc sang. Xin hỏi người phụ trách mục"Chuyện Đông chuyện Tây" nghĩ sao về điều khẳng định này?
AN CHI: Người đầu tiên phát hiện ra rằng Mạc Đăng Dung thuộc sắc dân Đăn Man là Trần Quốc Vượng tại Hội nghị khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức ở Hải Pḥng tháng 2.1985. Cứ liệu của ông là một số điều ghi chép trong Minh sử. Bảy năm sau, Tố Am NguyễnToại lại tiếp tục khẳng định giống như Trần Quốc Vượng. Ngoài Minh sử ra, ông c̣n nêu tên sách Đông Hoăn huyện chí của Trần Bá Đào đời Thanh. Chúng tôi cho rằng chẳng qua Trần Bá Đào cũng chỉ viết theo Minh sử mà thôi và rằng những điều mà sách này đă chép về thành phần dân tộc của Mạc Đăng Dung là hoàn toàn không thể tin tưởng được.
Chỉ riêng một việc người Đại Minh "biết quá rơ" về lai lịch của Mạc Đăng Dung trong khi chính người Đại Việt th́ lại hoàn toàn mù tịt về điều đó, chỉ riêng mộtviệc đó thôi, cũng đă là điều hoàn toàn đáng ngờ rồi. Huống hồ chế độ tuyển cử và chế độ bảo cứ quan chức của nước ta vào thời Lê thật chặt chẽ và chu đáo, th́ làm sao một tên cha căng chú kiết - nếu quả ông ta là người Đăn Man - như Mạc Đăng Dung lại có thể len lỏi vào làm đô chỉ huy sứ từ năm 1508 để lên ngôi hoàng đế 19 năm sau đó?
Theo truyền thuyết th́ Mạc Đăng Dung xuất than từ nghề đánh cá - c̣n chúng tôi th́ cho rằng bấy giờ ông ta là một Khương Thượng chờ thời - nên Minh sử mới dựa vào đó mà ghi chép một cách hồ đồ rằng ông là người Đăn Man, v́ Đăn Man là một sắc dân chuyên sống lưu động trên ghe thuyền để làm nghề đánh cá và có khi là cả nghề cướp biển nữa. Hoặc cũng có thể Minh sử đă cố ư ghi chép như thế để gián tiếp nhắn nhủ một cách trịch thượng rằng một tên Đăn Man cũng đủ khả năng để làm vua nước Đại Việt như thường. Dù thế nào mặc ḷng, chúng tôi cho rằng người Việt Nam không thể đặt ḷng tin tuyệt đối của ḿnh vào sách Tàu được, nhất là sách Tàu mà lại viết về những vấn đề lịch sử tế nhịcủa Việt Nam.
19. (KTNN 99, ngày 01-01-1993)
Tiếng Anh đă có từ Christmas để chỉ lễ Giáng sinh, lại c̣n có cả từ Yule nữa. Xin cho biết xuất xứ của từ này.
AN CHI: Yule là h́nh thái hiện đại bắt nguồn từ tiếng Anh trung đại yol, tiếng Anh cổ đại geol, với biến thể geohhol. Đồng nghĩa và cùng gốc với nó hiện nay là tiếng Thụy Điển, tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch jul mà tiếng Phần Lan láng giềng đă mượn và phát âm thành joulu. Theo Eric Partridge, h́nh thái cổ đại geol bắt nguồn từ một h́nh thái tiền thân là geol, một kiểu hoán vị ngữ âm (metathesis) cùng gốc với tiếng La Tinh gelu, có nghĩa là băng giá. Do đó mà tiếng Anh cổ đại c̣n có danh từ geola để chỉ tháng December (tháng Chạp dương lịch), mà nghĩa từ nguyên là tháng băng giá. C̣n geol, nay là Yule, là ngày lễ của tháng geola, tức là ngày Giáng sinh.
20. (KTNN 100, ngày 15-01-1993)
Tại sao lại gọi là "ông Táo"? "Táo" là ǵ?
AN CHI: Táo là tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa Ià bếp. Đại táo là bếp to, nấu cho chiến sĩ (quân đội) hoặc nhân viên (cơ quan) ăn tập thể rất đông người. Trung táo là bếp vừa, nấu cho cán bộ trung cấp. C̣n tiểu táo là bếp nhỏ, nấu riêng cho cán bộ cao cấp. Lại c̣n có đặc táo là bếp nhỏ loại đặc biệt thượng hảo hạng. Theo tín ngưỡng xưa, bếp có thần bếp gọi là táo quân, táo vương hoặc táo thần, khẩu ngữ c̣n gọi là táo công. Người Việt Nam đă dịch táo công thành ông táo. Dân gian Việt Nam c̣n lấy hai tiếng ông táo để chỉ từng ḥn trong ba ḥn đất dùng để bắc chảo bắc nồi lên mà xào mà nấu. Những ḥn đất này thoạt đầu th́ cháy nám, rồi lâu ngày dài tháng, trở nên đen thủi đen thui (v́ vậy mà trong khẩu ngữ ở Nam Bộ trước đây, người ta c̣n dùng hai tiếng ông táo để gọi đùa người Ấn Độ, rồi về sau cả lính da đen nữa).
21- (KTNN 100, ngày 15-01-1993)
Tại sao lại nói "ngày tư ngày tết" và “tư niên" (là quanh năm). Hai tiếng "tư” này có liên quan ǵ với nhau hay không?
AN CHI: Hán ngữ có một từ ghi bằng chữ 玆 , mà âm Hán Việt là tư, có nghĩa là năm, là mùa. Mathews' Chinese-English Dictionary (p.1023. ch.6935) giảng là: "A year, a season”. Sách Lă thị xuân thu có câu: “Kim tư mỹ ḥa, lai tư mỹ mạch” nghĩa là mùa này tốt lúa gạo, mùa tới tốt lúa ḿ. V́ nó cùng một trường nghĩa với tết nên người ta đă ghép nó với từ này thành tư tết, rồi lại xen ngày vào mà nói thành ngày tư ngày tết.
C̣n tư trong "tư niên” th́ lại không liên quan ǵ đến tư trong "ngày tư ngày tết" cả. Nó là tư trong tư bề, tư mùa, nghĩa là một biến thể ngữ âm của tứ là bốn. Tư bề là bốn bề, nghĩa là mọi phía; tư mùa là suốt bốn mùa, nghĩa là quanh năm. Sự di chuyển tự nhiên và hợp lư từ bốn sang mọi, sang quanh trong nghĩa của tư bề, tư mùa đă dẫn đến cách hiểu sai lệch rằng tư có nghĩa là quanh, là khắp, là cả, v.v.. Với cách hiểu sai lệch này, người ta đă nói tư niên mà hiểu là quanh năm.
22. (KTNN 100, ngày 15-01-1993)
Con lân là con ǵ? Có phải đó cũng là con kỳ lân hay không? Tại sao ngoài Bắc gọi là "múa sư tử" mà trong Nam lại gọi là "múa lân"?
AN CHI: Con lân cũng gọi là con kỳ lân. Nguyên kỳ là tên của con đực, c̣n lân là tên của con cái. Người ta ghép lại mà gọi chung là kỳ lân. Ngày nay lân hoặc kỳ lân chỉ cả con đực lẫn con cái. Tiếng Pháp dịch là unicorne, tiếng Anh là unicorn. Lân là con vật đứng hàng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Nó là một con vật thần thoại thân hươu, móng ngựa, đuôi ḅ, miệng rộng, mũi to, có một sừng, lông trên lưng th́ ngũ sắc mà dưới bụng th́ màu vàng. Tục truyền rằng nó là một con vật hiền lành (nhân thú), không đạp lên cỏ tươi và không làm hại các vật sống. Tục c̣n truyền rằng v́ nó là một con thú có nhân như thế cho nên vua chúa ai là người có nhân th́ mới được nh́n thấy nó. Múa lân tức là múa kỳ lân. Sở dĩ trong Nam gọi múa lân mà ngoài Bắc gọi là múa sư tử là v́ nhác trông th́ con lân giống con sư tử (Đại Nam quấc âm tự vị của Húnh-tịnh Paulus Của cũng giảng lân là một "con thú giống con sư tử"). V́ vậy, người ta đă nhầm múa lân thành "múa sư tử” rồi cứ thế mà gọi lâu ngày thành quen. Nhưng cứ nh́n vào cái đầu lân (để múa) với cái miệng rộng, cái mũi to và cái sừng nổi cộm th́ biết ngay đó không phải là con sư tử rồi.
23. (KTNN 100, ngày 15-01-1993)
Tại sao lại gọi là "con giáp"? Mỗi con giáp có bao nhiêu năm?
AN CHI: Hai tiếng con giáp là một lối nói của phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ này con giáp là một chu kỳ 12 năm âm lịch gọi bằng tên của 12 địa chi từ Tí đến Hợi. Nghĩa này đă cho ra một nghĩa rộng là chu kỳ thời gian từ một năm đă cho đến năm cùng một tên chi với nó sau đó 12 năm, chẳng hạn từ năm Nhâm Th́n 1832 đến năm Giáp Th́n 1844, hoặc từ năm Đinh Hợi 1947 đến năm Kỷ Hợi 1959, v.v.. Do đó mà người sanh năm Nhâm Th́n 1832 lớn hơn người sanh năm Giáp Th́n 1844 một con giáp, c̣n người sánh năm Kỷ Hợi 1959 th́ nhỏ hơn người sánh năm Đinh Hợi 1947 một con giáp. Ngoài ra, trong khẩu ngữ của tiếng địa phương Nam Bộ, con giáp c̣n có nghĩa là con vật tượng trưng của mỗi chi trong 12 địa chi nữa (chẳng hạn con chuột cho năm Tư, con trâu cho năm Sửu, v.v… Do đó mới có câu "Mười hai con giáp không giống con nào”.
Vậy tại sao lại gọi là con giáp? Nguyên ngày xưa người ta đă theo thứ tự trước sau của thập can và thập nhị chi mà phối hợp các can và các chi với nhau sao cho có được một chu kỳ gồm 60 đơn vị bắt đầu từ Giáp Tí cho đến Quư Hợi, trong đó mỗi đơn vị được gọi bằng một tên kép gồm có một tên can và một tên chi. Chu kỳ này được tŕnh bày thành một bảng gồm có 60 ô. Bảng này gọi là hoa giáp. Trong phương ngữ Bắc Bộ, hoa giáp đă được nói tắt thành giáp. Giáp thoạt đầu vẫn được hiểu là một chu kỳ gồm 60 năm, về sau lại được linh động hiểu thành một chu kỳ 12 năm như cách hiểu thong thường hiện nay. Tuy cũng cùng một cách chuyển nghĩa như trên nhưng trong phương ngữ Nam Bộ th́ hoa giáp lại trở thành con giáp v́ hai lư do. Một là người ta vẫn bị ám ảnh bởi các con vật tượng trưng cho mỗi chi khi nói đến hoa giáp. Hai là tiếng con vừa có tác dụng nhắc nhớ đến các con vật như đă nói ở trên, lại vừa đồng âm với con là một từ chỉ chu kỳ như trong con nước, con trăng v.v. mà hoa giáp th́ rơ ràng là một chu kỳ. V́ hai lư do đó mà con đă thay thế cho hoa.
24- (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
ĐỘC GIẢ: Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son).
AN CHI: Về tên Ba Son, trong Sài G̣n năm xưa, Vương Hồng Sển đă ghi nhận bốn cách giải thích sau đây
1. Trước kia có một anh thợ nguội tên Son, thứ ba, đă vào làm ở sở này. Người ta bèn lấy thứ và tên của anh mà gọi tên sở là Ba Son.
2. Trước khi Ba Son được thành lập th́ nơi đó có một con xẻo chảy qua. Xẻo này có nhiều cá. Người Pháp thường đến câu ở đó và gọi nó là "mare aux poissons” (ao cá). Khi xây dựng xưởng Ba Son, con xẻo tuy bị lấp nhưng tên vẫn c̣n. Người ta bèn phiên âm poissons thành Ba Son để gọi xưởng mới thành lập.
3. Ba Son là do tiếng Pháp reparation có nghĩa là “công việc sửa chữa” mà ra (Ba Son vốn là nơi sửa chữa tàu thủy).
4. Ba Son là do "bassin de radoub"nghĩa là "ụ sửa chữa vỏ tàu mà ra (bassin > Ba Son). Ông Vương Hồng Sển viết rơ như sau: "Theo quyển Promenades dans Saigon, tác giả, bà Hilda Arnold, ghi rằng buổi đầu người Pháp đă xuất ra trên bảy triệu quan thời áy để lấp đất và xây cái ụ tàu "bassin de radoub" này, để có thể sửa chữa các thứ tàu chiến, tàu buôn tại đây khỏi đem về tận Pháp quốc. Thời ấy, cuộc chuyển vận đều do đường thủy, nên cái "bassin de radoub" giúp họ nắm vận mạng xứ này trong tay". Trong bốn cách trên, chỉ có cách giải thích thứ tư là đáng tin nhất mà thôi.
Về phần ḿnh, chúng tôi cho rằng Ba Son là do tiếng Pháp bastion (= pháo đài) mà ra và tin rằng sẽ có ngày chúng tôi chứng minh được mối quan hệ này.
25. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
Lục dục, thất t́nh là những t́nh cảm nào?
AN CHI:
1. Lục dục là tiếng nhà Phật chỉ sáu điều ham muốn do lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư) mà ra: mắt muốn nh́n đẹp, tai muốn nghe hay, mũi muốn ngửi thơm, lưỡi muốn nếm ngon, thân muốn hưởng sướng và ư muốn biết hết.
2. Thất t́nh là bảy thứ t́nh cảm thường khuấy động ḷng người: hỉ (mừng), nộ (giận), ai (lo), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét) và dục (muốn).
26. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
Điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy. Xin cho biết sáu nghệ thuật kia.
AN CHI: Sáu nghệ thuật kia là:
1. âm nhạc,
2. múa,
3. hội họa,
4. điêu khắc,
5. kiến trúc,
6. kịch.
27. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
Con dâu của vua gọi là ǵ? Tại sao con rể của vua lại gọi là “pḥ mă”?
AN CHI: Con dâu của vua gọi là hoàng tức. Hoàng là một thành tố chỉ những ǵ thuộc về vua, liên quan đến vua. Tức là dạng tắt của tức phụ đă trở nên thông dụng, có nghĩa là con dâu. Con rể của vua vốn được gọi là hoàng tế (tế là rể). Từ đời Ngụy, đời Tấn, chàng rể được phong làm phụ mă đô úy, gọi tắt là phụ mă, âm xưa là pḥ mă. Đây là một chức quan chuyên trách việc ngựa xe cho vua, anh chàng hoàng tế được cái tên pḥ mă là nhờ ở chức này.
28. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
"Tứ hỉ" là ǵ? Có phải đó cũng là "tứ khoái" hay không?
AN CHI: Tứ khoái là quan niệm của người Việt Nam gồm có: ăn, ngủ, đ. và ị. Đây là bốn cái thú có tính chất sinh lư. C̣n tứ hỉ là một quan niệm của người Trung Hoa, có nghĩa là bốn điều mừng, bốn điều tốt lành. Quan niệm này bắt nguồn từ một bài thơ dân gian, tục gọi là Tứ hỉ thi (bài thơ về bốn điều vui mừng). Đây là một bài thơ mà các trường học ở thôn quê Trung Hoa ngày xưa vẫn dạy cho học sinh. Nó đă được chép trong Dung trai tùy bút của Hồng Mại đời Tống, Nguyên văn (phiên âm Hán Việt) như sau:
Đại hạn phùng cam vũ;
Tha hương ngộ cố tri;
Động pḥng hoa chúc dạ;
Kim bảng quải danh th́.
Dịch nghĩa:
Nắng hạn lâu ngày gặp mưa nhuần
Nơi xứ người gặp được bạn cũ
Đêm đuốc hoa trong pḥng cô dâu
Lúc thi đỗ bảng vàng treo tên.
Mỗi câu thơ nói lên một điều vui mừng. Tuy câu thứ ba nói lên điều vui mừng về đêm tân hôn, có phần nào trùng với cái khoái thứ ba, nhưng rơ ràng tứ khoái và tứ hỉ là hai quan niệm riêng biệt.
29. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
Xin cho biết tên nước ta qua các thời kỳ lịch sử.
AN CHI: Sau đây là quốc hiệu qua các đời:
1. Xích Quỷ (thời Kinh Dương Vương),
2. Văn Lang (thời HùngVương),
3. Âu Lạc (đời An Dương Vương),
4. Vạn Xuân (đời Lư Nam Đế, 541-547),
5. Đại Cồ Việt (đời ĐinhTiên hoàng, 968-979),
6. Đại Việt từ đời Lư ThánhTông, 1055-1072),
7. Đại Ngu (đời Hồ Quí Ly, 1400),
8. Đại Việt (từ đời Lê Thái Tổ, 1428-1433),
9. Việt Nam (từ đời Gia Long, 1802-1819),
10. Đại Nam (từ đời MinhMạng, 1820-1840),
11. Việt Nam (Dân chủ Cộng ḥa) từ 2.9.1945.
Sau khi An Dương Vương mất Cổ Loa và tự tử th́ nước Âu Lạc bị Triệu Đà sát nhập vào quận Nam Hải để lập thành nước Nam Việt. Nước này lại bị nhà Hán chiếm rồi đặt thành Giao Chỉ bộ chia làm 9 quận trong đó 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, chủ yếu là Giao Chỉ, rồi đến Cửu Chân, có những phần đất cũ của Âu Lạc. Năm 203, Hán Hiến Đế cải gọi là Giao Châu. Năm 679, Đường Cao Tông đặt làm An Nam Đô hộ phủ. Thời pháp thuộc, nước ta bị chia làm Tonkin, Annam và Cochinchine. Trước năm 1945, vẫn dịch thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Từ năm 1945, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa gọi là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Sau đó, chính quyền thân Pháp gọi là Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần, rồi Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt. Trước 1945, tên Việt Nam vẫn có được dùng nhưng đó chỉ là ngôn từ của sách báo hoặc là yếu tố trong tên của tổ chức (như: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, v.v. ) mà thôi.
30. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
"Ba hồn bảy vía" là những hồn nào, vía nào? Tại sao có người c̣n cho rằng đàn ông có bảy vía mà đàn bà lại có tới chín vía?
AN CHI: Ba hồn bảy vía là một quan niệm xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một quan niệm của Đạo giáo. Tiếng Hán là tam hồn thất phách. Sách Bảo Phác Tử của Cát Hồng đời Tấn có viết: "Muốn trở nên thần thông th́ phải luyện phép chia ḿnh bằng nước, lửa. Chia ḿnh được th́ thấy được ba hồn bảy vía của bản thân". Sách Vân cập thất tiêm của Trương Quân Pḥng đời Tống nói rơ ba hồn là: thai quang, sàng linh và u tinh c̣n bảy vía là: thi cẩu, phục thỉ, tước âm, thôn tặc, phi độc, trừ uế và xú phế. Sự phân biệt bảy vía của đàn ông với chín vía của đàn bà có thể chỉ là do một số người Việt Nam đặt ra. Họ giải thích rằng sở dĩ như thế là v́ đàn ông có bảy lỗ mà đàn bà th́ có tới chín lỗ. Bảy lỗ th́ bảy vía c̣n chín lỗ th́ chín vía. Bảy lỗ ứng với bảy vía th́ đúng với quan niệm của dân gian cho rằng đó là bảy hồn bóng: bóng nh́n, bóng nghe, bóng thở và bóng nói. Hai lỗ mắt để nh́n, hai lỗ tai để nghe, hai lỗ mũi để thở và lỗ miệng để nói th́ đúng là bảy lỗ. Bảy lỗ này th́ đàn ông và đàn bà đều có. C̣n chín lỗ là những lỗ nào? Là bảy lỗ trên cộng với lỗ tiểu tiện và lỗ đại tiện. Vậy chẳng có lẽ đàn ông th́ không có hai lỗ sau này chăng? Rơ ràng cách phân biệt đàn ông bảy lỗ với đàn bà chín lỗ là điều vô lư: về phương diện này th́ nam nữ "tuyệt đối b́nh đẳng".
Nhưng do đâu mà lại có quan niệm trên đây? Có thể là do một sự hiểu nhầm. Tiếng Hán gọi bảy lỗ là thất khiếu và chín lỗ là cửu khiếu. Trong cửu khiếu th́ bảy lỗ trên gọi là thượng khiếu c̣n hai lỗ dưới gọi là hạ khiếu. Thượng khiếu cũng gọi là dương khiếu c̣n hạ khiếu cũng gọi là âm khiếu. Chúng tôi ngờ rằng người ta đă hiểu nhầm âm khiếu là lỗ... riêng của phụ nữ, nên mới cho rằng đàn bà hơn đàn ông hai lỗ. Có lẽ v́ thế mà sinh ra chuyện "nam thất nữ cửu” chăng?
31. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
"Tiền cheo" là tiền ǵ?
AN CHI: Trong Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh đă liên hệ lệ nộp cheo Ở Việt Nam với tục lan nhai (chặn đường) của Trung Hoa. C̣n Phan Kế Bính th́ đă nói rơ như sau: "Lệ cưới xin phải nộp tiền lan nhai cho làng, thể gọi là nộp cheo. Người trong làng lấy nhau th́ nộp độ một vài đồng bạc, gọi là cheo nội, người ngoài lấy gái làng th́ bao giờ cũng phải nộp nặng hơn, hoặc năm sáu đồng hoặc mươi đồng hoặc một vài chục, tùy tục riêng từng làng, gọi là cheo ngoại. Có nơi không lấy tiền, bắt nộp bằng gạch bát tràng, hoặc nơi th́ bắt nộp bằng mâm đồng, bát sứ, tùy làng cần dùng thức ǵ th́ nộp thức ấy chớ không nộp tiền, nhưng chiếu giá tiền th́ cũng tương đương nhau. Ngoài lệ cheo làng, lại có lệ cheo hàng xóm, cheo bản tộc, cheo bản thôn, hoặc năm ba tiền kẽm hoặc một vài quan hay một hai đồng bạc, v.v.. Hễ có cheo rồi mới thành gia thất. Cheo tức là ư phân bua với làng nước. Lấy nhau đă có cưới cheo là sự hôn thú phân minh, về sau vợ chồng có điều ǵ không dễ mà ly dị được nhau và người ngoài cũng không có phép mà tranh cạnh được nữa (Việt Nam phong tục, Nxb Đồng Tháp, 1990, tr.180-181).
Thế là Phan Kế Bính đă nói rất rơ về khái niệm cheo. Nhưng việc cả ông lẫn Đào Đây Anh liên hệ lệ nộp cheo với tục lan nhai th́ lại là một việc không đúng. Lan nhai (chặn đường) là một tục lệ khác mà chính Phan Kế Bính cũng có nói đến khi ông mô tả lệ giăng dây: "Trong lúc đi đường th́ những kẻ hèn hạ hoặc lấy sợi chỉ đỏ, hoặc mảnh vải, lụa đỏ giăng ngang giữa đường, đám cưới đi đến phải nói tử tế mà cho chúng nó vài hào th́ chúng nó mới cởi dây cho đi. Chỗ th́ chúng nó bày hương án, chờ đi đến, đốt một bánh pháo ăn mừng, chỗ ấy phải đăi họ một vài đồng mới xuôi. Nếu bủn xỉn mà không cho chúng nó tiền, th́ chúng cắt chỉ, cắt dây nói bậy nói bạ, chẳng xứng đáng cho việc vui mừng, v́ vậy đám nào cũng phải chọ” (Sđd, tr.59). Đây mới đích thị là tục lan nhai.
32. (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
“Chữ D.C. sau chữ Washington (Washington D.C.) là chữ ǵ ?
AN CHI : D.C. là 2 chữ đầu của District (of) Columbia. District of Columbia là một hạt liên bang, khác với Columbia là thủ phủ của bang South Carolina. V́ Washington, thủ đô Hoa Kỳ, nằm trong hạt liên bang Columbia nên người ta thường viết Washington D.C. để phân biệt nó với Washington là tên một bang ờ miền tây bắc Hoa Kỳ mà thủ phủ là Olympia.
33. (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
“Tại sao lại nói “con gái con đứa” để chỉ con gái và “đàn ông đàn ang” để chỉ đàn ông ?
AN CHI : Từ điển tiếng Việt 1992 giảng rằng con gái con đứa, là một lối nói của khẩu ngữ hàm ư chê bai để chỉ gọi con gái nói chung. Đây chỉ là cách giảng theo nghĩa hiện đại. C̣n xét về lịch đại th́ con gái con đứa lại có nghĩa là con gái con trai. “Trai” là nghĩa xưa của đứa. Nghĩa này biến mất khỏi tiếng Việt hiện đại nhưng trong tiếng Mường – một ngôn ngữ cùng gốc với tiếng Việt – th́ đứa vẫn c̣n có nghĩa là “trai” (Xem, chẳng hạn, N.K. Skolovskaja, Nguyễn Văn Tài, Jazưk mương, Moskva, 1987, tr. 189, từ 1830). V́ không c̣n biết được nghĩa của đứa nữa nên người ta mới dùng cụm từ con gái con đứa để chỉ con gái một cách khái quát.
Trường hợp của đàn ông đàng ang cũng tương tự. Ang là biến thể ngữ âm của áng trong áng ná mà Từ điển Việt - Bồ - La của A. de Rhodes và Đại Nam quấc âm tự vị của Húnh-Tịnh Paulus Của đều giảng là “cha mẹ”. Vậy ang là cha và đàn ông đàn ang là bậc ông bậc cha (so sánh với đàn anh đàn chị, chẳng hạn). V́ không c̣n biết nghĩa của ang là ǵ nữa, nên người ta mới dùng cụm từ trên đây mà chỉ đàn ông nói chung, có hàm ư đùa cợt, tưởng rằng ở đây đàn ông đối nghĩa với đàn bà và cụm từ đang xét là kiểu từ lấp láy (mà không ngờ rằng ở đây đàn ông là “bậc ông”, cũng như đàn anh là “bậc anh” và đàn chị là “bậc chị”.
34. (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
“Trước đây tôi cứ tưởng bánh vẽ là bánh do người ta tưởng tượng mà vẽ ra nên hai tiếng “bánh vẽ” mới dùng để chỉ cái ǵ không có thật. Nhưng trên Tuổi Trẻ chủ nhật số 28-92 (19.7.1992), trang 20, tác giả bài “Bánh vẽ” là Đức Văn Hoa lại viết rằng đó là “một món bánh đặc sản cổ truyền của làng Vẽ, thôn Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội ngày nay” và câu ví :
Khát nước đứng cạnh bờ ao
Đói ăn bánh vẽ chiêm bao được vàng
chính là đă nói đến thứ bánh đó của làng Vẽ.
AN CHI : Trong bài “Chữ và Nghĩa” (Ngôn ngữ, số 1, 1969 tr. 85-89) nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng đă từng nói như Đức Văn Hoa. Khác nhau là ở chỗ Nguyễn Công Hoan nói rằng bánh vẽ là loại bánh “thu đa nhập thiểu” v́ nó “to bằng quả ping pong, nhưng khi ăn, bỏ vào miệng, bánh có nước dăi làm tan ra th́ nó chỉ tóp lại có một tí” c̣n Đức Văn Hoa th́ nói rằng đó là loại bánh “nạp thiểu thu đa” v́ “bánh vẽ khi chưa rán chín chỉ là một miếng bột mỏng, bé tí tẹo, nhưng khi rán chín sẽ nở phồng to như cái chén uống nước.” Nguyễn Công Hoan c̣n đề nghị viết hoa chữ “v” thành V“ẽ” nữa! Nhưng cả Nguyễn Công Hoan lẫn Đức Văn Hoa đều không có lư: bánh làng Vẽ, dù là “thu đa nhập thiểu” hay “nạp thiểu thu đa” th́ cũng là thứ bánh có thật c̣n bánh vẽ lại là một thứ bánh “hư” tuyệt đối, nghĩa là hoàn toàn không thật!
Bánh vẽ là một đơn vị từ vựng tiếng Việt ra đời bằng h́nh thức vay mượn theo lối dịch nghĩa (tiếng Pháp: calque, tiếng Anh: calque, heteronym, loan translation) từ tiếng Hán là họa bỉnh. Sách Tam Quốc Chí, phần Ngụy chí, truyện Lư Dục, có đoạn sau đây : “Tiếng tăm như bánh vẽ trên đất, không thể ăn được” (Danh như họa địa tác bỉnh, bất khả đạm dă). Sách Truyền đăng lục cũng có ghi lại lời nói của Trí Nhàn: “Bánh vẽ không thể làm cho hết đói” (Họa bỉnh bất khả sung cơ). Thơ của Lư Thương Ẩn cũng có câu: “Cấp bậc (của quan) như bánh vẽ” (Quan hàm đồng họa bỉnh). Thành ngữ họa bỉnh sung cơ (vẽ bánh làm nguôi cơn đói) vẫn c̣n tồn tại trong tiếng Hán hiện đại.
Húnh-Tịnh Paulus Của cũng đă giảng trong Đại Nam quấc âm tự vị như sau: “Bánh vẽ. Cuộc dối giả, chữ gọi là họa bỉnh.”
Vậy điều mà bạn “tưởng” chính lại là điều hoàn toàn đúng sự thật và bánh vẽ chẳng có liên quan ǵ đến bánh của làng Vẽ cả.
35. (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
“Trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, tác giả Nguyễn Lân đă giảng câu Nằm giá khóc măng như sau: “Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu, một người con có hiếu đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương t́nh (!) mọc lên cho anh lấy”. Nếu tôi nhớ không nhầm th́ nắm giá và khóc măng là hai tích khác nhau. Xin nhờ giải đáp giúp.
AN CHI : Vâng, ông đă nhớ không nhầm. Đó là hai tích khác nhau đă được tác giả Nguyễn Lân gộp lại làm một. Anh nằm giá là Vương Tường đời Tấn. Mồ côi mẹ phải sống với d́ ghẻ độc ác, Vương Tường vẫn một ḷng hiếu thảo. Có lần đang mùa đông nước đóng băng mà d́ ghẻ thèm ăn cá tươi. Vương Tường phải cởi trần mà nằm trên giá để chờ bắt cá. Tự nhiên thấy băng nứt đôi rồi từ dưới khe nứt có hai con cá chép nhảy lên. Vương Tường bắt đem về cho d́ ghẻ ăn và nhờ đó mà đă cảm hóa được mụ này. C̣n anh khóc măng lại là Mạnh Tông đời Tam quốc, mồ côi cha và chí hiếu với mẹ. Đang mùa hiếm măng mà mẹ bệnh lại thèm ăn măng. Không biết làm cách nào, Mạnh Tông đành ra ngồi ở bụi tre to sau vườn mà khóc. Bỗng chốc có mấy mụt măng từ dưới đất mọc lên. Mạnh Tông xắn măng đem về làm thức ăn cho mẹ. Nhờ thế mà mẹ khỏi bệnh.
Vậy nằm giá và khóc măng là hai chuyện của hai anh chứ không phải của một anh và “nằm giá khóc măng” phải được viết có dấu phẩy sau vế trước thành “nằm giá, khóc măng” chứ không phải “liền mạch” như Nguyễn Lân đă viết!
36. (KTNN 102, ngày 15-02-1993)
Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự ḥa hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được, khi mà hai con vật hoàn toàn khác giống với nhau. Ở đâu đó, có người nói : con trống là Loan, con mái là Phụng. Vậy Loan-Phụng đúng hay Long-Phụng đúng ?
AN CHI : Phụng hoàng là một giống chim huyền thoại mà theo mô tả th́ thuộc loại gà (gallinacé), được Đổng Tác Tân đồng nhất với con công. Phụng là con trống, hoàng là con mái. C̣n loan chỉ là một giống chim được mô tả là giống như phụng hoàng mà thôi. Vậy loan không phải là con trống và phụng không phải là con mái (v́ nó là cặp trống) trong cặp loan-phụng.
Trong Hán ngữ, hai tiếng loan phụng được dùng để chỉ các nghĩa mà Từ hải đă cho như sau :
1. để chỉ những người trung nghĩa (dĩ dụ thiện loại)
2. để chỉ người tài giỏi xuất sắc (dĩ dụ anh tuấn chi nhân)
3. để chỉ vợ chồng (dĩ dụ kháng lệ)
Do nghĩa 3 mà có các thành ngữ như: loan phụng hoà minh (loan phụng cùng hót) để chỉ vợ chồng ḥa hợp, loan tiên phụng giản (tờ loan thẻ phụng) để chỉ giấy tờ hôn sự của cô dâu chú rể. Tuy nhiên, nghĩa 3 chỉ là nghĩa ẩn dụ mà thôi v́ loan không phải là con mái của con phụng. V́ con loan không phải là con phụng mái nên trong đám cưới người ta không thể trang trí con loan con phụng cho thành cặp đôi được.
Ngược lại, trong đám cưới người ta trang trí con long (rồng) và con phụng v́ đây là hai con vật trong hàng tứ linh tượng trưng cho sự cao sang và điềm cát tường. Tên và h́nh của chúng thường đi chung với nhau. V́ thế mà có các thành ngữ như: long bàn phụng dật (rồng nằm phụng núp) để chỉ người có tài mà chưa gặp thời, long dược phụng minh (rồng nhảy phụng hót) để chỉ tài ba phát tiết ra ngoài, long chương phụng tư (vẻ rồng dáng phụng) để chỉ sự cao nhă, hào phóng, long phụng tŕnh tường ( rồng phụng mang điều lành đến) để chỉ vận số cực hảo, hoặc long đầu phụng vĩ (đầu rồng đuôi phụng) để chỉ sự tốt đẹp tự thủy chí chung. Vậy h́nh con long con phụng trang trí trong đám cưới chính là tượng trưng cho sự cao sang vốn là ước muốn chính đáng của mọi người, nhất là tượng trưng cho ư long đầu phụng vĩ vốn là một lời chúc bằng hoa lá tươi đẹp (dùng để kết thành h́nh long phụng) cho đôi tân lang và tân giai nhân được măi măi hạnh phúc từ phút tân hôn đến lúc đầu bạc răng long.
37. (KTNN 102, Xuân Nhâm Thân)
Tại sao lại nói “giao thừa”? Có phải đó là do “giao thời” nói trại ra hay không?
AN CHI : Trong bài “Nên hay không nên loại bỏ chữ Hán ra khỏi ngôn ngữ Việt”, Dă Lan Nguyễn Đức Dụ có cho rằng giao thừa là do giao thời mà ra (Xem Sông Hương, số 5, tháng 9-10, 1992, tr. 86). Đây là một sự nhầm lẫn. Giao thừa là tiếng Hán đích thực (ở đây là đọc theo âm Hán Việt), đă được Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng như sau: “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến”. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng cũng giảng giao thừa như sau: “Tiếp nối nhau. Chỉ thời gian năm cũ hết, năm mới bắt đầu”. Vậy trong giao thừa, th́ thừa có nghĩa là tiếp nối, tiếp nhận chứ không phải do thời nói trại ra.
Hai tiếng giao thừa có hàm ư tống cựu nghênh tân (đưa cũ tiếp mới) v́ dân gian tin rằng mỗi năm đều có một ông hành khiển coi việc trần gian; cứ hết năm, đúng lúc giao thừa, th́ ông tiền nhiệm bàn giao cho ông kế nhiệm. V́ vậy mà có cúng giao thừa để tiễn ông cũ và đón tiếp ông mới. Chính là xuất phát từ quan niệm này mà Nguyễn Công Trứ đă làm hai câu đối Tết quen thuộc :
Chiều ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa:
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
vBulletin® v3.8.7, Copyright ©2000-2025, vBulletin Solutions, Inc.