PDA

View Full Version : Quá Hải Vân Sơn


Phieuvan_Thlangdu
20-12-10, 08:24 AM
Phi lộ

Sau lần đầu tiên hạnh ngộ cùng chú Linh Đàn qua xướng họa thơ Đường, Phiêu Vân được Chú tặng cho tài liệu này qua email.
Nhận thấy đây là một tài liệu giá trị, Phiêu Vân có xin phép chú Linh Đàn để công bố và được Chú chấp thuận. Phiêu vân xin post nguyên văn lên trang web để chia sẻ cùng những ai đồng cảm và cũng là góp phần bảo tồn vốn Văn Hóa Cổ của Dân Tộc.

Cái chính của tài liệu này là một bài thơ Thất ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật hay, tuy vậy trong đó lại có lời giới thiệu xuất xứ bài thơ. Đó là điều Phiêu Vân chẳng rơ nên post và mục nào cho hợp thức. Do vậy rất mong BĐH cảm thông, và nếu không chấp nhận ở mục này xin cảm phiền chuyển giúp đến trang mục phù hợp.

Trân trọng
Phieuvan_Thlangdu
**************************************


BÀI THƠ ĐIỆP TỪ
Linh Đàn

Trên con đường xuyên Việt , đèo Hải Vân là đề tài bất tận muôn thuở của thơ ca, chắc hẳn rằng cảnh quan ở đây cũng tương xứng với một núi thơ, một biển thơ, một trời thơ, không chỉ của người Việt Nam, mà c̣n cả người ngoại quốc, thi nhân hay người yêu thơ qua đây không nhiều th́ ít cũng để lại cho đời những vần thơ, trong đó có nhà nho Nguyễn Hy Lượng (1882 – 1953), quê ở Lan Đ́nh, Gio Linh, Quảng Trị, nhân chuyến đi thăm con trai làm việc ở sở hỏa xa Đà Nẵng, vào năm 1950 lần đâu tiên qua đèo Hải Vân, Cụ có cảm tác bài thơ :

QUÁ HẢI VÂN SƠN

Sơn sơn liên hải, hải liên thiên
Sơn xuyết* thanh thiên, thiên đới** thuyền
Lộ tự trường xà - xa tự điểu
Vân yên tà tịch – nịch vân yên

Nguyễn Hy Lượng
* (người cháu nội của Cụ ghi là chữ triệt)
** (đới là đội = âm Bắc gọi là đái)

Chỉ bốn câu thơ điệp từ thôi, mà không có bút mực nào tả hết cái sơn cùng thủy tận của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, tuy là thơ chữ Hán, nhưng những âm Hán ấy đă Việt hóa, rất gần gũi với văn chương Việt Nam.

Chúng ta thử cùng đi sâu vào từng câu một của bài thơ

Sơn sơn liên hải hải liên thiên : chúng ta thấy núi non chồng chất, biển trời bát ngát mênh mông, cảnh vật bao la trùng điệp, non sông cẩm tú lạ thường, nếu là văn xuôi, chúng ta tả cảnh đèo Hải Vân, cho tương xứng câu thơ trên cũng phải mất khoảng vài trăm từ ngữ trở lên, để có độ trùng điệp cân bằng như thế, nhưng xét về mặt h́nh thức, th́ nó không phải cầu kỳ, nắn nót công phu, câu thơ rất tự nhiên. nhưng chỉ vỏn vẹn có bảy chữ thôi, mà ta thấy và thâu suốt luôn cái hùng vĩ của cảnh quan, đúng thế : thơ chính là ở “ư tại ngôn ngoại”.

Sơn xuyết thanh thiên thiên đới thuyền : từng ngọn núi cao chọc trời xanh, mắt nh́n ra xa xa giống như trời đang đội ghe thuyền trên biển cả, câu thơ nầy Lê Đ́nh Lộng Chương hồi ở Bà Rịa có nhận xét : Qua đèo Hải Vân vào buổi chiều, lúc nắng yếu, sương chiều quyện vào mây, biển trời liền nhau, h́nh ảnh trời đội ghe thuyền, đúng là tác giả có mắt nh́n, hồi đó Lộng Chương không đồng ư chữ “sơn triệt thanh thiên thiên đới thuyền” và nói với tôi anh phải nh́n lại chữ "triệt", sau tôi về Đà Nẵng, ông Nguyễn Duy Ngân (con ông Nguyễn Hy Lượng) cho xem bản chính là chữ "xuyết", khi đó mới biết Lộng Chương với kiến thức Hán Văn uyên bác, và từ đó đến nay cũng chưa nói được điều ǵ với Lộng Chương

Lộ tự trường xà - xa tự điểu : đường quốc lộ ngoằn ngoèo như rắn lượn, xe cộ giống như chim bay bên sườn núi, thật là ngoạn mục,
Vân yên tà tịch - nịch vân yên : mây khói bóng chiều lăng đăng trôi, cùng phản chiếu xuống nước, thật là cảnh vật lênh đênh huyền ảo.

Chúng ta c̣n phát hiện thêm câu đầu của bài thơ có 2 chữ “HẢI” và câu kết có 2 chữ “VÂN”, như thế ta tin chắc chắn rằng : tác giả không phải tả một cảnh nào khác rồi gán ghép cho Hải Vân,……. và thêm một điều lư thú nữa là cách thả vần lững hết sức độc đáo trong mỗi câu thơ, chữ thứ 4 và chữ thứ 5 đồng âm : câu 1 (2 chữ hải), câu 2 (2 chữ thiên) đồng vần : câu 3 (xà, xa),câu 4 (tịch, nịch) mà chúng ta thấy đó cũng là một nghệ thuật rất riêng, rất tài t́nh của tác giả.

Xét về h́nh thức thơ điệp từ, xưa nay người ta chỉ làm một hay vài câu trong một bài thơ, hoặc tự nhiên mạch thơ phải đi như thế, phần nhiều là thơ chữ Hán mà chúng ta thường bắt gặp trong những câu thơ tuyệt tác …như vài thí dụ dưới đây :

Dương Tử giang đầu dương liễu xuân,
Dương hoa sầu sát độ giang nhân ……
Quân hướng Tiêu Tương thiếp hướng Tần của Trịnh Cốc
-----------------------------
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa của Đỗ Mục,
----------------------------
T́nh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ.
Phương thảo thê thê anh vũ châu của Thôi Hiệu,

Chẳng hạn. c̣n trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn vừa trùng từ vừa điệp từ th́ không sao kể hết như :

Lang cố thiếp hề Hàm Dương
Thiếp cố lang hề Tiêu Tương
Tiêu Tương yên cách Hàm Dương thụ
Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang
Tương cố bất tương kiến
Thanh thanh mạch thượng tang
Mạch thượng tang, mạch thượng tang
Thiếp ư……………

Đoàn Thị Điểm dịch :
Chốn Hàm Dương chàng c̣n ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hăy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mây ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Ḷng chàng…….

Hoa tiền nguyệt chiếu nguyệt tự bạch.
Nguyệt hạ hoa khai hoa tự hồng
Nguyệt hoa hoa nguyệt hề ảnh trùng trùng
Hoa tiền nguyệt hạ hề tâm sung sung
Hoa giăi nguyệt nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong ḷng xiết đau…..VV

Nói về bài thơ qua đèo Hải Vân của cụ Nguyễn Hy Lượng, th́ chắc rằng chẳng mấy ai biết tới, v́ tác giả làm ra thơ rồi bỏ trong rương khóa lại, 60 mươi năm dài đằng đẳng trôi qua bài thơ vẫn chưa được chào đời. th́ nói ǵ chê khen phân tích, nhưng chúng ta thấy phần nhiều có “đèo là có thơ điệp từ” ví như bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan : Cỏ cây chen đá lá chen hoa,Con quốc quốc, cái gia gia…Một mảnh t́nh riêng ta với ta. Hay Qua đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương : Một đèo, một đèo…lại một đèo, th́ bài thơ của cụ Khóa Lượng cũng có cái giá riêng về mặt điệp từ của nó.

Vào thời gian 1950 người làm thơ chữ Hán được gọi là hiếm. thơ Đường Luật chỉ c̣n thoi thóp của những nhà khoa cử c̣n sót lại, nên bài thơ nầy cũng ở vào thời kỳ suy vong của thơ luật, nhưng chính nó có một h́nh thái như thời cực thịnh của thơ Đường.

Xét về cảnh quan để có thơ cũng không phải nơi nào cũng có được, ai cũng hiểu rằng từ cảnh quan nhập vào nhăn quan để rồi phát ra tiếng ra lời, ngôn từ của người ban tặng cho thiên nhiên, chắc có khác thiên nhiên ban tặng cho cảnh quan để có ngôn từ, ở đây cả hai đều hội ư, phần xác và phần hồn cái nào cũng ḥa quyện lẫn nhau, v́ thế nó tự đào thải những ngôn từ thiếu trung thực ra ngoài, c̣n lại cái cốt lơi của chữ nghĩa là công bằng, là bản năng của hiện thể, nhưng phần nghệ thuật bài thơ nầy lại vượt quá xa, tác giả đă làm được điều đó.

Nhưng dù sao lớp người sau, phần hiểu thơ chữ Hán vẫn không được như người xưa, hơn nữa đây là một bài thơ điệp từ, nên chúng tôi rất mong được sự góp ư, phê phán chân t́nh của độc giả, để chúng ta thấy thêm nét đẹp của thơ chữ Hán, mà hồi xưa nó chiếm địa vị độc tôn của nền văn học Nước Nhà. Và nét đẹp riêng của ḍng thơ điệp từ mà xưa nay vẫn cho là của hiếm.

Xin Tạm Dịch Thơ:

QUA ĐÈO HẢI VÂN

Trập trùng biển biển trời trời
Núi đâm trời thủng cho trời đội ghe
Đường là rắn – chim là xe
Khói mây bóng xế nước đè khói mây

LINH ĐÀN
Saigon đầu năm Canh Dần 2010

*

sonata
20-12-10, 12:52 PM
Anh Vân Lăng

Cảm ơn anh về tài liệu này
Cho phép So rinh dźa làm tài liệu lư trữ để học nhé anh
So đang chờ những bài Đường của anh đó nhe
Chúc anh tuần mới thành công

Nhím con
20-12-10, 05:26 PM
Cảm ơn anh PV đă chia sẻ tài liệu về bài thơ điệp từ "Quá Hải Vân Sơn" rất hay !...

NC xin phép được chuyển topic của anh sang bên này cho phù hợp hơn về nội dung !...

Doc_Hanh
20-12-10, 07:50 PM
cảm ơn bác Phiêu vân!
Có một thời gian gần cả năm ĐH làm vệc trên đó, nên cảm nhận bài thơ và qua những đoạn cắt nghĩa của bác. Nếu sau này có dịp thi công lại những doạn đường đèo trên th́ ĐH sẽ khắc bài thơ này trên đỉnh Hải Vân đệ nhất hùng quan này.

Phieuvan_Thlangdu
21-12-10, 12:25 PM
cảm ơn bác Phiêu vân!
Có một thời gian gần cả năm ĐH làm vệc trên đó, nên cảm nhận bài thơ và qua những đoạn cắt nghĩa của bác. Nếu sau này có dịp thi công lại những doạn đường đèo trên th́ ĐH sẽ khắc bài thơ này trên đỉnh Hải Vân đệ nhất hùng quan này.

Mến chào bạn Độc Hành
Vui v́ bạn cũng thích tài liệu này. Những lời cắt nghĩa là của chú Linh Đàn bạn Độc Hành ạ.

Phiêu Vân cũng có mấy lần vượt Hải Vân và đọc bài này cũng thấy rất thú vị. Vỏn vẹn 28 chữ mà trùng trùng điệp điệp cảnh sắc, tâm t́nh. Tứ Tuyệt như vầy ngày nay khó t́m được!

Chúc bạn Độc Hành có bạn song hành nhé.
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu

Phieuvan_Thlangdu
21-12-10, 12:35 PM
Anh Vân Lăng

Cảm ơn anh về tài liệu này
Cho phép So rinh dźa làm tài liệu lư trữ để học nhé anh
So đang chờ những bài Đường của anh đó nhe
Chúc anh tuần mới thành công


Cùng Sonata
Thơ văn một khi đă công bố là của mọi người rồi, tác giả chỉ c̣n cái quyền là bút danh tác giả hà. Bài này Phiêu Vân cũng được tặng cho thôi. Rất vui v́ tài liệu này có ích cho Sonata.

Thơ Đường của Phiêu Vân giờ lụt nhách rồi, đeo theo thơ của Sonata hết kịp, mà viết lấy có kiểu "ṿ chữ sắp từng ô" như thi hữu Hà Triều từng nói th́ PV chẳng thể làm được. Từ từ thanh toán thêm ít việc đă nha Sonata.

Tuần mới an vui nhé
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu

Phieuvan_Thlangdu
21-12-10, 12:40 PM
Cảm ơn anh PV đă chia sẻ tài liệu về bài thơ điệp từ "Quá Hải Vân Sơn" rất hay !...

NC xin phép được chuyển topic của anh sang bên này cho phù hợp hơn về nội dung !...

Cùng bạn Nhím Con
Cám ơn bạn NHím Con đă giúp chuyển bài đến đúng địa chỉ. Nguyệt Viên chi tiết như vậy là hay nhưng cũng có cái bất tiện là có ai đó muốn ḥa cùng bài thơ Quá Hải Vân Sơn thi lại phải chép bài thơ về lại mục Tứ Tuyệt.

Thôi th́ mỗi nơi có quy tắc riêng, thành viên chỉ chấp hành là đủ, miễn quy tắc kia áp dụng b́nh đẳng là tốt rồi.
Chúc bạn NC tuần mới nhiều niềm vui
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu

VỀ MIỀN TRUNG
22-12-10, 08:01 AM
QUÁ HẢI VÂN SƠN

Sơn sơn liên hải, hải liên thiên
Sơn xuyết thanh thiên, thiên đới thuyền
Lộ tự trường xà - xa tự điểu
Vân yên tà tịch – nịch vân yên

Nguyễn Hy Lượng

Năm 1986, giă từ gia đ́nh, tôi ra Huế học. Chen thân trên những chuyến xe đ̣, xe khách, xe chạy than, xe tải ... để qua được Hải Vân là cả một kho chuyện trong đời sinh viên. Giây phút thú vị nhất là dừng lại trên đỉnh đèo, đứng ngay trước thềm của Hải Vân Quan và phóng tầm mắt nh́n ra Biển Đông, nh́n ra Bắc về Nam... VMT xin phỏng dịch mấy câu mấy câu của cụ

Non non biển biển tiếp lưng trời
Đỉnh vút mây ngàn đội vó khơi
Đường dài rắn cuộn, xe vờn cánh
Khói tỏa mây giăng lớp lớp ngời.
VMT 22/12/2010

Phieuvan_Thlangdu
22-12-10, 11:45 AM
QUÁ HẢI VÂN SƠN

Sơn sơn liên hải, hải liên thiên
Sơn xuyết thanh thiên, thiên đới thuyền
Lộ tự trường xà - xa tự điểu
Vân yên tà tịch – nịch vân yên

Nguyễn Hy Lượng

Năm 1986, giă từ gia đ́nh, tôi ra Huế học. Chen thân trên những chuyến xe đ̣, xe khách, xe chạy than, xe tải ... để qua được Hải Vân là cả một kho chuyện trong đời sinh viên. Giây phút thú vị nhất là dừng lại trên đỉnh đèo, đứng ngay trước thềm của Hải Vân Quan và phóng tầm mắt nh́n ra Biển Đông, nh́n ra Bắc về Nam... VMT xin phỏng dịch mấy câu mấy câu của cụ

Non non biển biển tiếp lưng trời
Đỉnh vút mây ngàn đội vó khơi
Đường dài rắn cuộn, xe vờn cánh
Khói tỏa mây giăng lớp lớp ngời.
VMT 22/12/2010


Cùng bạn Về Miền Trung
Bài phỏng dịch của bạn rất hay! Câu 2 dùng chữ "vó khơi" đắt lắm.
Tuy nhiêu câu 3 th́ Phiêu Vân thấy có điều ǵ đó ngờ ngợ: "Rắn cuộn" th́ mất cái h́nh ảnh con đường ṿng qua uốn lại ṿng vèo, lượn trườn theo Hải Vân Sơn rồi!

Nghĩ bạn cũng yêu thơ nên Pv tôi mạo muội trao đổi. Hy vọng không v́ thế mà bị giận.
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu

VỀ MIỀN TRUNG
23-12-10, 01:44 PM
Cùng bạn Về Miền Trung
Bài phỏng dịch của bạn rất hay! Câu 2 dùng chữ "vó khơi" đắt lắm.
Tuy nhiêu câu 3 th́ Phiêu Vân thấy có điều ǵ đó ngờ ngợ: "Rắn cuộn" th́ mất cái h́nh ảnh con đường ṿng qua uốn lại ṿng vèo, lượn trườn theo Hải Vân Sơn rồi!

Nghĩ bạn cũng yêu thơ nên Pv tôi mạo muội trao đổi. Hy vọng không v́ thế mà bị giận.
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu

Lộ tự trường xà - xa như điểu
(Đường như con rắn dài, xe chạy như chim)
Đứng trên đèo mà nh́n, con đường ngoằn nghoèo uốn lượn như một con rắn. H́nh ảnh trong bài thơ quá đẹp, quá rơ nên VMT cố gắng giữ lại nguyên h́nh ảnh "đường dài rắn cuộn". Cách nói "xe vờn cánh" ư muốn nói xe lên đèo nghiêng ngă như những cánh chim bay.

Mời mọi người tiếp tục tham gia cảm tác hoặc phỏng dịch theo thể tứ tuyệt.

Phieuvan_Thlangdu
23-12-10, 08:07 PM
Lộ tự trường xà - xa như điểu
(Đường như con rắn dài, xe chạy như chim)
Đứng trên đèo mà nh́n, con đường ngoằn nghoèo uốn lượn như một con rắn. H́nh ảnh trong bài thơ quá đẹp, quá rơ nên VMT cố gắng giữ lại nguyên h́nh ảnh "đường dài rắn cuộn". Cách nói "xe vờn cánh" ư muốn nói xe lên đèo nghiêng ngă như những cánh chim bay.

Mời mọi người tiếp tục tham gia cảm tác hoặc phỏng dịch theo thể tứ tuyệt.

Cùng bạn Về Miền Trung.
Sở dĩ "Lộ tự trường xà" v́ con đường ngoằn ngoèo lượn quanh qua lại theo triền núi (Đèo Hải Vân rất cao và dài, con đường trải dài cả hai đầu Nam-Bắc, có nhiều khúc quanh đi lượn lại như rắn ḅ, rắn trườn ḿnh. V́ bạn viết "rắn cuộn" nên Phiêu Vân lại h́nh dung ra con rắn khoanh ḿnh cuộn lại thành (một khối) ṿng tṛn, cái đầu gác trên khoanh của ḿnh cuộn.

Không biết bây giờ c̣n như xưa không? Ngày ấy Phiêu Vân đi chùa Thiên Ấn, chùa nằm khoảng giữa Quảng Ngăi - Đà Nẳng, tọa lạc trên một đ́nh núi trơ vơ, không liên kết với núi nào khác, đường lên chùa chạy từ chân lên đỉnh theo h́nh trôn ốc xoay quanh ngọn núi. Con đường này giống như rắn cuộn, chùa là cái đầu rắn vậy. (tư thế này chừng như lúc rắn ngủ th́ phải; lúc đang vào thế kém hay ngại đối phương, chừng như rắn cũng ở tư thế này để t́m cơ hội phản công)

Có thể cách dùng từ và h́nh dung của bạn và Phiêu Vân khác nhau chăng? Nếu thế th́ Phiêu Vân sai rồi! Bạn miễn chấp cho nhé.

Chúc Giáng Sinh vui vẻ bạn Về Miền Trung nhé.
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu.

VỀ MIỀN TRUNG
23-12-10, 11:12 PM
Cùng bạn Về Miền Trung.
Sở dĩ "Lộ tự trường xà" v́ con đường ngoằn ngoèo lượn quanh qua lại theo triền núi (Đèo Hải Vân rất cao và dài, con đường trải dài cả hai đầu Nam-Bắc, có nhiều khúc quanh đi lượn lại như rắn ḅ, rắn trườn ḿnh. V́ bạn viết "rắn cuộn" nên Phiêu Vân lại h́nh dung ra con rắn khoanh ḿnh cuộn lại thành (một khối) ṿng tṛn, cái đầu gác trên khoanh của ḿnh cuộn.

Không biết bây giờ c̣n như xưa không? Ngày ấy Phiêu Vân đi chùa Thiên Ấn, chùa nằm khoảng giữa Quảng Ngăi - Đà Nẳng, tọa lạc trên một đ́nh núi trơ vơ, không liên kết với núi nào khác, đường lên chùa chạy từ chân lên đỉnh theo h́nh trôn ốc xoay quanh ngọn núi. Con đường này giống như rắn cuộn, chùa là cái đầu rắn vậy. (tư thế này chừng như lúc rắn ngủ th́ phải; lúc đang vào thế kém hay ngại đối phương, chừng như rắn cũng ở tư thế này để t́m cơ hội phản công)

Có thể cách dùng từ và h́nh dung của bạn và Phiêu Vân khác nhau chăng? Nếu thế th́ Phiêu Vân sai rồi! Bạn miễn chấp cho nhé.

Chúc Giáng Sinh vui vẻ bạn Về Miền Trung nhé.
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu.

Tác giả chỉ ví "đường như con rắn dài". Anh em ḿnh theo thực tế để minh thị cho rơ thêm . Động tác "cuộn" của rắn cũng không chỉ có "cuộn tṛn" như PV phân tích. Dùng từ "lượn" th́ không hợp với rắn lắm. Dùng các từ khác th́ không hay về thanh. Để VMT ngẫm lại xem.
Cám ơn anh về lời chúc Giáng Sinh.
Chúc anh luôn vui.

Phieuvan_Thlangdu
24-12-10, 12:02 AM
Tác giả chỉ ví "đường như con rắn dài". Anh em ḿnh theo thực tế để minh thị cho rơ thêm . Động tác "cuộn" của rắn cũng không chỉ có "cuộn tṛn" như PV phân tích. Dùng từ "lượn" th́ không hợp với rắn lắm. Dùng các từ khác th́ không hay về thanh. Để VMT ngẫm lại xem.
Cám ơn anh về lời chúc Giáng Sinh.
Chúc anh luôn vui.


Cùng bạn Về Miền Trung
"Tác giả chỉ ví "đường như con rắn dài". Vậy chắc tác giả nói rắn chết mới nằm dài không chừng (?). Tôi thấy thú vị với câu này bởi ư tại ngôn ngoại. Nhưng đâu có sao, nếu mọi người thú vị như nhau th́ e thơ sẽ nhàm mất bạn nhỉ?

Th́ bàn cho biết thêm thế thôi chứ không quan trọng đâu bạn ạ. Cuộn th́ biển hay sông cũng cuộn sóng đó thôi (cuộn sóng chỉ sóng xoáy mạnh, cuốn thành ṿng); người ta cuộn chăn chẳng hạn. và v.. v...

Lượn th́ có người cho là rắn, mà chim cũng lượn. Lượn chỉ một đường biểu diễn có khúc cong thế thôi (lắm khi ngoằn ngoèo - chữ chi gấp khúc bằng những đường thẳng không gọi lượn). Máy bay bay b́nh thường th́ gọi là bay, khi nghiêng lạng qua một phía (lả lướt) th́ người ta nói máy bay lượn, nhưng xe th́ lại gọi là lạng (tiếng việt thú vị chính là chỗ ấy!). Tuy vậy khái niệm từ ngữ trong thơ mà. Mỗi người mỗi ư và chẳng ai sai phải không bạn?

Thân mến
Phieuvan_Thlangdu