phale
18-01-11, 11:41 AM
http://ca2.upanh.com/19.0.24176172.6Oy0/5475246.jpg
Không chỉ là một nữ sĩ thượng thặng của làng thơ Nga, Bella Akhmadulina c̣n là một phụ nữ hấp dẫn tới ma mị, khiến tất cả những người đàn ông đều phải ḷng bà. Nhưng chỉ có một số rất ít tài năng lớn mới có thể lọt vào mắt xanh của bà mặc dù bà luôn là một phụ nữ mang trong ḿnh trái tim đa t́nh đệ nhất thiên hạ.
Facebook Chỉ t́nh yêu mới giúp quên t́nh yêuTwitter 0 b́nh chọn Viết b́nh luận Lưu bài này
Có lần, trong một bài trả lời phỏng vấn, Bella Akhmadulina đă nói: "Sống, có nghĩa là phải bảo vệ chủ quyền của tâm hồn ḿnh". Đối với bà, tính độc lập và chủ quyền của trái tim là những yếu tố tiên quyết trong sự tồn tại của người nghệ sĩ. Trong thơ và trong đời, Akhmadulina đă luôn chỉ hành động theo tiếng gọi đích thực của trái tim. Và có lẽ v́ thế không có ǵ lạ nếu đời tư của bà đă "ba ch́m, bẩy nổi, chín lênh đênh…" (thơ Hồ Xuân Hương).
Người chồng đầu tiên của Akhmadulina là nhà thơ lừng danh Yevgueni Evtushenko, rất quen thuộc với độc giả Việt Nam ta. Họ đă tới với nhau năm 1954, khi Akhmadulia, con gái của một thứ trưởng người dân tộc Tatar, mới bước vào năm thứ nhất trường đại học văn chương mang tên Maxim Gorky. Ba năm sau, hai người chính thức làm lễ thành hôn. Trước đó, Akhmadulina đă viết bài thơ "Cô dâu".
Rồi cả hai đều trở thành những ngôi sao sáng hàng đầu của thế hệ nhà thơ cấp tiến rất được công chúng hâm mộ. Những buổi tŕnh diễn thơ với sự tham gia của Evtushenko, Akhmadulina cùng với những Andrey Voznesensky, Bulat Okudzhava, Robert Rozhdestvensky… trong những năm 60 của thế kỷ trước trong những khán pḥng rộng lớn hay các sân vận động đă thu hút được cả ngh́n người tới dự.
Tất nhiên, v́ trong một gia đ́nh mà có tới hai thi sĩ lớn là một tỉ lệ quá cao đối với một cuộc hôn nhân muốn trở thành bền vững. Evtushenko về sau đă công nhận rằng, cuộc hôn nhân với Akhmadulina rất không đơn giản: hai người thường hay căi cọ nhau và cũng rất dễ làm lành với nhau. Bella mặc dù đă có chồng luôn là một phụ nữ hay bị giới mày râu đeo đuổi. Có lúc nữ sĩ đă phải viết thơ để từ chối những mối t́nh chưa bắt đầu đă biết sẽ là "dây oan" :
"Xin anh chớ phí thời gian thế
Và cũng đừng nên hỏi em thêm
Những cái nh́n dịu dàng tha thiết
Cũng xin đừng chạm phải tay em
Đừng theo sát gót chân em như thế
Giẫm cả lên vũng nước lúc xuân về
Em biết lắm chẳng có ǵ thêm nữa
Sinh ra từ gặp gỡ của hai ta
Anh cứ nghĩ rằng em kiêu hănh
Bước đi, không kết bạn cùng anh.
Không phải v́ kiêu hănh, mà chỉ v́ đau đớn
Nên em đi chỉ nh́n thẳng trước ḿnh…"
Khi những người đàn ông si mê gửi hoa tới tặng Akhmadulina, người chồng là nhà thơ Evtushenko lại mang chúng sang cho con dê của nhà hàng xóm nhai đến chán th́ thôi…
Trong những ngày hương nồng lửa đượm, cặp vợ chồng thi sĩ này thường khoác tay nhau đi dạo trên đường phố Moskva, cùng đi nghỉ ở biển và rất thích hôn nhau đắm đuối trong làn nước mặn ṃi của đại dương…
Một lần, Evtushenko viết tặng vợ bài thơ và treo trang giấy chép bài thơ này lên một cành cây mùa xuân trên phố Tsvetnoi ở trung tâm Moskva. Cái lá - giấy đó đă theo chiều gió vẫy người qua kẻ lại rất lâu…Lẽ ra hai người đă có thể có một đứa con chung nhưng Akhmadulina đă buộc phải nạo thai theo yêu cầu tha thiết của ông chồng thi sĩ.
Sau sự việc này, quan hệ giữa họ bắt đầu rạn nứt… "Chúng tôi không mâu thuẫn với nhau. T́nh yêu của chúng tôi không chết đi, mà chỉ đơn giản không c̣n nữa. - Evtushenko hồi tưởng. - Tôi chuyển tới sống trong một căn pḥng nhỏ ở tầng trên cửa hàng Elyseyevsky, nhỏ tới mức những người phụ nữ bước vào đấy thể nào cũng vướng phải cái đi văng… Tôi đă mấy lần cố gắng văn hồi lại t́nh yêu của ḿnh - tới chỗ của nàng vào lúc nửa đêm mà không báo trước… Nhưng nàng không mở cửa. Tất cả đă kết thúc… Từ đó, tôi đă vật vă rất lâu v́ nghĩ rằng do sự tàn nhẫn non trẻ ngốc nghếch của tôi nên nàng đă bị mất khả năng có con - các bác sĩ đă nói như thế. Nhưng vài năm sau, khi hay tin nàng sinh con gái (đó là cô bé Lisa mà Akhmadulina sinh ra với Eldar Kuliev, con trai của nhà thơ lăo thành xứ Balkaria, Kaisyn Kuliev - LV), tôi đă thầm cảm ơn chúa trời. Nhưng từ đó đến nay, mỗi khi nh́n thấy hoặc chỉ đơn thuần nghe thấy giọng của nàng là tôi lại muốn bật khóc…".
Măi măi Evtushenko vẫn giữ trong ḿnh một niềm vọng tưởng vô hạn đối với người vợ cũ. Năm 1957, Evtushenko từng viết bài thơ tặng Akhmadulina sau khi đă "anh đường anh, tôi đường tôi":
"Đấy, chuyện này đang xảy ra với tôi,
Người bạn cũ chẳng tới cùng tôi nữa,
Mà tới trong cảnh phù hoa lẻ tẻ
Rất nhiều người khác lạ gần xa,
Và người bạn cũ
cũng cùng ai ai khác
Và tự thân cũng hiểu oái oăm này.
Căi cọ của chúng tôi tuyền sai lạc,
Khiến cả hai đều thấy xót xa đầy…"
Khi hay tin Akhmadulina qua đời, Evtushenko, cũng đang chuẩn bị lên bàn mổ, đă thốt lên đau đớn: "Bella không chỉ là một tấm gương về sự tận tụy với thi ca mà c̣n là tấm gương về ḷng dũng cảm công dân"…
Là một nữ sĩ, Akhmadulina không có phút nào để cho trái tim khô lạnh. Nhưng càng yêu bà càng dễ bị tổn thương bởi không phải người đàn ông nào tới với bà cũng bằng trái tim chân thật:
"Tôi đă nghĩ anh là tai họa
Là kẻ thù lớn nhất đời tôi
Hóa ra không, anh chỉ là chú Cuội
Hèn nhát thay tṛ giả dối anh bày.
Anh đă ném đồng xu xuống tuyết
Trên quảng trường Manhezh người đông,
Anh đă dùng đồng xu ấy bói
Xem là tôi có yêu hay không…
Và ở trong vườn hoa Aleksandr
Anh đă lấy khăn ủ chân tôi cho ấm
Và sưởi tay tôi, nhưng anh luôn lừa dối
Luôn nghĩ rằng tôi cũng đang lừa anh.
Gian dối ấy cứ quanh tôi lồng lộn,
Chẳng khác chi đàn quạ đen ng̣m…
Và đây lần cuối anh cùng tôi từ giă
Trong mắt nh́n không nông không sâu
Anh sẽ sống không hề buồn bă
C̣n tôi ư, cũng chẳng hề sao
Nhưng tất cả sao mà vô nghĩa vậy
Sao mà vô lư vậy anh ơi,
Anh cứ việc đi về bên phải
C̣n em đi sang bên trái đây này…"
Người chồng thứ hai của Akhmadulina là Yuri Nagibin, nhà văn Nga rất nổi tiếng cả về tài năng lẫn về sự đam mê phụ nữ của ḿnh. Nagibin đă từng 6 lần cưới vợ (!). Nhưng ngày sống với Nagibin có thể đă mang lại cho Akhmadulina những xúc cảm sáng tạo nào đó nhưng cũng không kém phần cay đắng.
Người ta kể lại rằng, sau khi hai người chia tay, Akhmadulina gần như là lánh mặt không muốn t́nh cờ gặp lại Nagibin ở bất cứ đâu. Nagibin đă qua đời năm 1994…Người chồng thứ ba và cũng là cuối cùng của Akhmadulina, họa sĩ Boris Messerer, đă từng v́ bà mà năm 1974 rời bỏ tổ ấm cũ đang rất "cơm lành canh ngọt". Hai người đă đi cùng nhau được tới cuối con đường…
Ngoài những cuộc hôn nhân chính thức, Akhmadulina c̣n nổi tiếng bởi những mối t́nh lăng mạn và dài lâu với đệ nhất thi sĩ Nga Andrey Voznesensky - quan hệ giữa hai người thanh cao và lư tưởng đến mức nữ văn sĩ Zoya Boguslavskaya, vợ Voznesensky và cũng là một phụ nữ rất yêu chồng, cũng phải công nhận rằng, bà không hề có ư ghen tuông ǵ với Akhmadulina…
Sau khi Akhmadulina qua đời, trên báo chí Nga c̣n xuất hiện câu chuyện kể về mối t́nh rất mănh liệt của bà với nhà văn, đạo diễn, nghệ sĩ Vasili Shukshin, tác giả của tác phẩm nổi tiếng về sau cũng được chuyển thành phim "Hoa Kalina đỏ". Hai người, chàng là ngôi sao điện ảnh đang nổi, nàng là nữ sĩ danh giá vừa li dị chồng, đă gặp nhau vào đầu những năm 60 ở Moskva trong các cuộc giao du nghệ thuật. Khi đó, Shukshin mới từ vùng Altai lên, rất nhớ quê hương. Phong cách của đạo diễn vĩ đại tương lai khi ấy rất quê kiểng nên Bella, nàng công chúa thi ca của thị thành, dù rất mê Shukshin nhưng vẫn ngại dẫn người bạn trai mộc mạc tới chơi với những gia đ́nh thượng lưu ở thủ đô.
Vậy nên Bella đă bắt chàng trai Altai phải mua sắm các bộ đồ chững chạc sang trọng. Người ta kể lại rằng, Shukshin đă rất lúng túng khi phải xúng xính diện những bộ cánh lớn đi chơi cùng Akhmadulina. Tuy nhiên, hai người yêu nhau chỉ ở trên b́nh diện tinh thần chứ lại không hề có quan hệ thể xác. Shukshin rất khâm phục tài năng của Akhmadulina dù cho tới khi chết cũng vẫn không thể hiểu được tính hàn lâm kinh điển trong thơ của bà.
Dẫu vậy, Shukshin vẫn cố thuyết phục Akhmadulina tham gia bộ phim "Có một chàng trai như thế" mà ông làm đạo diễn. Trong phim này, Akhmadulina sẽ đóng vai một nữ phóng viên và đọc những câu thơ của chính bà đă viết. Và bà đă diễn rất tuyệt vời…
Tuy nhiên, dù rất trân trọng nhau nhưng khác nhau quá nhiều về cách sống và cách tư duy, chỉ sau vài tháng niềm đam mê lẫn nhau của cặp trai tài gái vừa tài vừa sắc này đă đi tới một kết một cách tự nhiên và ḥa b́nh, theo đúng kiểu những người có học. Họ quyết định tổ chức một bữa tối chia biệt tại nhà hàng và mời vợ chồng đạo diễn điện ảnh Andrey Tarkovsky cùng dự để chứng kiến.
Hôm đó, t́nh cờ Shukshin nh́n thấy ở bàn bên cạnh có nữ biên tập viên tạp chí Moskva, Victoria Sofronova. Trước đó vài giờ, Shukshin đă kịp làm quen với một người phụ nữ vừa mới li dị chồng và c̣n rất mặn ṃi này tại buổi thảo luận tác phẩm mới của ông tại Trung tâm Hội Nhà văn. Suốt cả tối hôm đó, Shukshin và Sofronova đă kín đáo trao đổi với nhau những cái nh́n đầy t́nh ư.
Và thế là sáng hôm sau, nhà văn lớn đă đi t́m người phụ nữ làm báo đó và giữa họ đă nảy sinh những quan hệ t́nh cảm không chỉ đơn thuần trên phương diện tinh thần…
Chỉ có t́nh yêu mới giúp quên được t́nh yêu…
Những bản dịch thơ trong bài do nhà thơ Hồng Thanh Quang chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Nga.
Nguồn: ANTG
Không chỉ là một nữ sĩ thượng thặng của làng thơ Nga, Bella Akhmadulina c̣n là một phụ nữ hấp dẫn tới ma mị, khiến tất cả những người đàn ông đều phải ḷng bà. Nhưng chỉ có một số rất ít tài năng lớn mới có thể lọt vào mắt xanh của bà mặc dù bà luôn là một phụ nữ mang trong ḿnh trái tim đa t́nh đệ nhất thiên hạ.
Facebook Chỉ t́nh yêu mới giúp quên t́nh yêuTwitter 0 b́nh chọn Viết b́nh luận Lưu bài này
Có lần, trong một bài trả lời phỏng vấn, Bella Akhmadulina đă nói: "Sống, có nghĩa là phải bảo vệ chủ quyền của tâm hồn ḿnh". Đối với bà, tính độc lập và chủ quyền của trái tim là những yếu tố tiên quyết trong sự tồn tại của người nghệ sĩ. Trong thơ và trong đời, Akhmadulina đă luôn chỉ hành động theo tiếng gọi đích thực của trái tim. Và có lẽ v́ thế không có ǵ lạ nếu đời tư của bà đă "ba ch́m, bẩy nổi, chín lênh đênh…" (thơ Hồ Xuân Hương).
Người chồng đầu tiên của Akhmadulina là nhà thơ lừng danh Yevgueni Evtushenko, rất quen thuộc với độc giả Việt Nam ta. Họ đă tới với nhau năm 1954, khi Akhmadulia, con gái của một thứ trưởng người dân tộc Tatar, mới bước vào năm thứ nhất trường đại học văn chương mang tên Maxim Gorky. Ba năm sau, hai người chính thức làm lễ thành hôn. Trước đó, Akhmadulina đă viết bài thơ "Cô dâu".
Rồi cả hai đều trở thành những ngôi sao sáng hàng đầu của thế hệ nhà thơ cấp tiến rất được công chúng hâm mộ. Những buổi tŕnh diễn thơ với sự tham gia của Evtushenko, Akhmadulina cùng với những Andrey Voznesensky, Bulat Okudzhava, Robert Rozhdestvensky… trong những năm 60 của thế kỷ trước trong những khán pḥng rộng lớn hay các sân vận động đă thu hút được cả ngh́n người tới dự.
Tất nhiên, v́ trong một gia đ́nh mà có tới hai thi sĩ lớn là một tỉ lệ quá cao đối với một cuộc hôn nhân muốn trở thành bền vững. Evtushenko về sau đă công nhận rằng, cuộc hôn nhân với Akhmadulina rất không đơn giản: hai người thường hay căi cọ nhau và cũng rất dễ làm lành với nhau. Bella mặc dù đă có chồng luôn là một phụ nữ hay bị giới mày râu đeo đuổi. Có lúc nữ sĩ đă phải viết thơ để từ chối những mối t́nh chưa bắt đầu đă biết sẽ là "dây oan" :
"Xin anh chớ phí thời gian thế
Và cũng đừng nên hỏi em thêm
Những cái nh́n dịu dàng tha thiết
Cũng xin đừng chạm phải tay em
Đừng theo sát gót chân em như thế
Giẫm cả lên vũng nước lúc xuân về
Em biết lắm chẳng có ǵ thêm nữa
Sinh ra từ gặp gỡ của hai ta
Anh cứ nghĩ rằng em kiêu hănh
Bước đi, không kết bạn cùng anh.
Không phải v́ kiêu hănh, mà chỉ v́ đau đớn
Nên em đi chỉ nh́n thẳng trước ḿnh…"
Khi những người đàn ông si mê gửi hoa tới tặng Akhmadulina, người chồng là nhà thơ Evtushenko lại mang chúng sang cho con dê của nhà hàng xóm nhai đến chán th́ thôi…
Trong những ngày hương nồng lửa đượm, cặp vợ chồng thi sĩ này thường khoác tay nhau đi dạo trên đường phố Moskva, cùng đi nghỉ ở biển và rất thích hôn nhau đắm đuối trong làn nước mặn ṃi của đại dương…
Một lần, Evtushenko viết tặng vợ bài thơ và treo trang giấy chép bài thơ này lên một cành cây mùa xuân trên phố Tsvetnoi ở trung tâm Moskva. Cái lá - giấy đó đă theo chiều gió vẫy người qua kẻ lại rất lâu…Lẽ ra hai người đă có thể có một đứa con chung nhưng Akhmadulina đă buộc phải nạo thai theo yêu cầu tha thiết của ông chồng thi sĩ.
Sau sự việc này, quan hệ giữa họ bắt đầu rạn nứt… "Chúng tôi không mâu thuẫn với nhau. T́nh yêu của chúng tôi không chết đi, mà chỉ đơn giản không c̣n nữa. - Evtushenko hồi tưởng. - Tôi chuyển tới sống trong một căn pḥng nhỏ ở tầng trên cửa hàng Elyseyevsky, nhỏ tới mức những người phụ nữ bước vào đấy thể nào cũng vướng phải cái đi văng… Tôi đă mấy lần cố gắng văn hồi lại t́nh yêu của ḿnh - tới chỗ của nàng vào lúc nửa đêm mà không báo trước… Nhưng nàng không mở cửa. Tất cả đă kết thúc… Từ đó, tôi đă vật vă rất lâu v́ nghĩ rằng do sự tàn nhẫn non trẻ ngốc nghếch của tôi nên nàng đă bị mất khả năng có con - các bác sĩ đă nói như thế. Nhưng vài năm sau, khi hay tin nàng sinh con gái (đó là cô bé Lisa mà Akhmadulina sinh ra với Eldar Kuliev, con trai của nhà thơ lăo thành xứ Balkaria, Kaisyn Kuliev - LV), tôi đă thầm cảm ơn chúa trời. Nhưng từ đó đến nay, mỗi khi nh́n thấy hoặc chỉ đơn thuần nghe thấy giọng của nàng là tôi lại muốn bật khóc…".
Măi măi Evtushenko vẫn giữ trong ḿnh một niềm vọng tưởng vô hạn đối với người vợ cũ. Năm 1957, Evtushenko từng viết bài thơ tặng Akhmadulina sau khi đă "anh đường anh, tôi đường tôi":
"Đấy, chuyện này đang xảy ra với tôi,
Người bạn cũ chẳng tới cùng tôi nữa,
Mà tới trong cảnh phù hoa lẻ tẻ
Rất nhiều người khác lạ gần xa,
Và người bạn cũ
cũng cùng ai ai khác
Và tự thân cũng hiểu oái oăm này.
Căi cọ của chúng tôi tuyền sai lạc,
Khiến cả hai đều thấy xót xa đầy…"
Khi hay tin Akhmadulina qua đời, Evtushenko, cũng đang chuẩn bị lên bàn mổ, đă thốt lên đau đớn: "Bella không chỉ là một tấm gương về sự tận tụy với thi ca mà c̣n là tấm gương về ḷng dũng cảm công dân"…
Là một nữ sĩ, Akhmadulina không có phút nào để cho trái tim khô lạnh. Nhưng càng yêu bà càng dễ bị tổn thương bởi không phải người đàn ông nào tới với bà cũng bằng trái tim chân thật:
"Tôi đă nghĩ anh là tai họa
Là kẻ thù lớn nhất đời tôi
Hóa ra không, anh chỉ là chú Cuội
Hèn nhát thay tṛ giả dối anh bày.
Anh đă ném đồng xu xuống tuyết
Trên quảng trường Manhezh người đông,
Anh đă dùng đồng xu ấy bói
Xem là tôi có yêu hay không…
Và ở trong vườn hoa Aleksandr
Anh đă lấy khăn ủ chân tôi cho ấm
Và sưởi tay tôi, nhưng anh luôn lừa dối
Luôn nghĩ rằng tôi cũng đang lừa anh.
Gian dối ấy cứ quanh tôi lồng lộn,
Chẳng khác chi đàn quạ đen ng̣m…
Và đây lần cuối anh cùng tôi từ giă
Trong mắt nh́n không nông không sâu
Anh sẽ sống không hề buồn bă
C̣n tôi ư, cũng chẳng hề sao
Nhưng tất cả sao mà vô nghĩa vậy
Sao mà vô lư vậy anh ơi,
Anh cứ việc đi về bên phải
C̣n em đi sang bên trái đây này…"
Người chồng thứ hai của Akhmadulina là Yuri Nagibin, nhà văn Nga rất nổi tiếng cả về tài năng lẫn về sự đam mê phụ nữ của ḿnh. Nagibin đă từng 6 lần cưới vợ (!). Nhưng ngày sống với Nagibin có thể đă mang lại cho Akhmadulina những xúc cảm sáng tạo nào đó nhưng cũng không kém phần cay đắng.
Người ta kể lại rằng, sau khi hai người chia tay, Akhmadulina gần như là lánh mặt không muốn t́nh cờ gặp lại Nagibin ở bất cứ đâu. Nagibin đă qua đời năm 1994…Người chồng thứ ba và cũng là cuối cùng của Akhmadulina, họa sĩ Boris Messerer, đă từng v́ bà mà năm 1974 rời bỏ tổ ấm cũ đang rất "cơm lành canh ngọt". Hai người đă đi cùng nhau được tới cuối con đường…
Ngoài những cuộc hôn nhân chính thức, Akhmadulina c̣n nổi tiếng bởi những mối t́nh lăng mạn và dài lâu với đệ nhất thi sĩ Nga Andrey Voznesensky - quan hệ giữa hai người thanh cao và lư tưởng đến mức nữ văn sĩ Zoya Boguslavskaya, vợ Voznesensky và cũng là một phụ nữ rất yêu chồng, cũng phải công nhận rằng, bà không hề có ư ghen tuông ǵ với Akhmadulina…
Sau khi Akhmadulina qua đời, trên báo chí Nga c̣n xuất hiện câu chuyện kể về mối t́nh rất mănh liệt của bà với nhà văn, đạo diễn, nghệ sĩ Vasili Shukshin, tác giả của tác phẩm nổi tiếng về sau cũng được chuyển thành phim "Hoa Kalina đỏ". Hai người, chàng là ngôi sao điện ảnh đang nổi, nàng là nữ sĩ danh giá vừa li dị chồng, đă gặp nhau vào đầu những năm 60 ở Moskva trong các cuộc giao du nghệ thuật. Khi đó, Shukshin mới từ vùng Altai lên, rất nhớ quê hương. Phong cách của đạo diễn vĩ đại tương lai khi ấy rất quê kiểng nên Bella, nàng công chúa thi ca của thị thành, dù rất mê Shukshin nhưng vẫn ngại dẫn người bạn trai mộc mạc tới chơi với những gia đ́nh thượng lưu ở thủ đô.
Vậy nên Bella đă bắt chàng trai Altai phải mua sắm các bộ đồ chững chạc sang trọng. Người ta kể lại rằng, Shukshin đă rất lúng túng khi phải xúng xính diện những bộ cánh lớn đi chơi cùng Akhmadulina. Tuy nhiên, hai người yêu nhau chỉ ở trên b́nh diện tinh thần chứ lại không hề có quan hệ thể xác. Shukshin rất khâm phục tài năng của Akhmadulina dù cho tới khi chết cũng vẫn không thể hiểu được tính hàn lâm kinh điển trong thơ của bà.
Dẫu vậy, Shukshin vẫn cố thuyết phục Akhmadulina tham gia bộ phim "Có một chàng trai như thế" mà ông làm đạo diễn. Trong phim này, Akhmadulina sẽ đóng vai một nữ phóng viên và đọc những câu thơ của chính bà đă viết. Và bà đă diễn rất tuyệt vời…
Tuy nhiên, dù rất trân trọng nhau nhưng khác nhau quá nhiều về cách sống và cách tư duy, chỉ sau vài tháng niềm đam mê lẫn nhau của cặp trai tài gái vừa tài vừa sắc này đă đi tới một kết một cách tự nhiên và ḥa b́nh, theo đúng kiểu những người có học. Họ quyết định tổ chức một bữa tối chia biệt tại nhà hàng và mời vợ chồng đạo diễn điện ảnh Andrey Tarkovsky cùng dự để chứng kiến.
Hôm đó, t́nh cờ Shukshin nh́n thấy ở bàn bên cạnh có nữ biên tập viên tạp chí Moskva, Victoria Sofronova. Trước đó vài giờ, Shukshin đă kịp làm quen với một người phụ nữ vừa mới li dị chồng và c̣n rất mặn ṃi này tại buổi thảo luận tác phẩm mới của ông tại Trung tâm Hội Nhà văn. Suốt cả tối hôm đó, Shukshin và Sofronova đă kín đáo trao đổi với nhau những cái nh́n đầy t́nh ư.
Và thế là sáng hôm sau, nhà văn lớn đă đi t́m người phụ nữ làm báo đó và giữa họ đă nảy sinh những quan hệ t́nh cảm không chỉ đơn thuần trên phương diện tinh thần…
Chỉ có t́nh yêu mới giúp quên được t́nh yêu…
Những bản dịch thơ trong bài do nhà thơ Hồng Thanh Quang chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Nga.
Nguồn: ANTG