Nắng Xuân
07-05-10, 07:22 PM
Cùng Trương Nam Hương xuôi ngược
“RA NGOÀI NGÀN NĂM”
Nguyễn Thanh Toàn
Tôi mong muốn qua tập thơ “RA NGOÀI NGÀN NĂM” (NXB Văn học, 2008) giới thiệu đôi điều về tác giả đă khai sinh ra nó, một nhà thơ gốc Huế mà tên tuổi anh đă không c̣n xa lạ với bạn yêu thơ. Đó chính là Trương Nam Hương. Giải thưởng Hội Nhà văn VN; Giải B (không có giải A) về thơ của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội 1990, Gương mặt 30 năm Văn học Tp. HCM, được độc giả báo Người Lao Động b́nh chọn là nhà thơ được yêu thích nhất năm 1992 cùng nhiều giải thưởng văn học uy tín khác đă nâng anh thành một tên tuổi được đông đảo người ái mộ. Đây cũng là tập thơ thứ 9 của anh đă xuất bản, chưa kể tập Đường thi ngẫu dịch và tập 99miniThơ mới xuất bản.
Người xưa nói “Nghe danh không bằng gặp mặt”, ngay lần đầu gặp anh tôi đă thấy anh rất gần gũi. Được anh kư tặng tập thơ này, tôi nâng niu nó cẩn trọng và nghiền ngẫm như một báu vật. Ngay cái tựa của tập thơ cũng đă gợi mở sự ṭ ṃ. Mà không ṭ ṃ sao được! Tôi nghĩ các tác giả thường lấy chủ đề hay tên của một bài thơ đặt tựa chung cho thi tập nên lật nhanh t́m mà không có. Đọc hết các bài thơ, tôi mới nghiệm ra được chất thơ phóng khoáng của nó đă vượt ra ngoài sách vở, ra ngoài cả thời gian lẫn không gian. Sau cùng tôi mới vỡ lẽ thâm ư của tác giả khi đặt cái tựa thay cho lời nhắn nhủ ư nhị về sự giữ ǵn bản sắc văn hóa Việt thời hội nhập.
Tác giả Hoài Hương đă nhận định “TNH là nhà thơ của những hoài niệm đẹp” (Chân dung Huế–tr.67–NXB Trẻ, 2009) thật không ngoa chút nào! Mạch thơ của TNH như suối nguồn tuôn chảy qua bất cứ nơi nào anh qua hay sự vật, hiện tượng nào anh gặp hoặc quan sát thấy. Bắt gặp tấm ảnh cũ của mẹ, anh cầm lên chiêm nghiệm, ngược ḍng thời gian, “Lắng ngày xưa thủ thỉ với bây giờ” để hồi tưởng về thời con gái của mẹ (Tấm ảnh). Nhớ cha, anh thầm cảm ơn cha, cám ơn Huế có sông Hương, núi Ngự, có nền văn hóa cố Đô đă nuôi dưỡng hồn thơ, để chất thi ca chảy măi trong huyết quản của anh: “Trong cha có một câu ḥ/ Trong câu ḥ có con đ̣ sông Hương/ Trong sông Hương có nỗi buồn/ Trong thăm thẳm có vô thường thi ca/ …/ Con cùng tên với ḍng Hương/ Thơ con trắc ẩn cánh buồm, cha ơi!” (Lời thưa).
Kư ức tuổi thơ trong mỗi người đều thật khó quên! Xa Huế, anh thầm mơ một ngày trở lại, để được sống lại những năm tháng tuổi thơ, để lại được “lon ton bờ băi”, cùng “con chuồn chuồn ngô bêu nắng thập tḥ” (Mơ về). Xa quê hương, anh nhớ quắt quay đến đỗi “Thèm vu vơ cả tiếng côn trùng” (Những ngày xa xứ). Khi đọc thơ TNH, ta bất chợt tưởng như thấp thoáng những kỷ niệm của ḿnh trong đó: “Thơ dại ngày anh lộc vừng lấm tấm/ Ngây dại ngày em xao xít hoa b́m” (Tạp cảm). Ai không từng có những rung động đầu đời! Với TNH nó thoáng qua như vệt “nắng xưa”, “bài thơ cũ”, nhưng hết sức chân thành: “Kư dấu môi thành thực/ Cuối trang buồn em cho” (Phấn xưa) hay “Nụ hôn mười sáu tuổi/ Xanh lá bàng mướt rung” nhưng cũng vừa đủ để “Trăng phập phồng ngực thở/ Sương đẫm nḥa Cổ Ngư” (Hai mươi mùa). Qua thơ Trương Nam Hương ta lại nhớ Tết quê - những tháng năm khó nghèo, trong trẻo: “Tiếng reo củi ướt đỡ buồn/ Bánh chưng mỏng quá ngồi thương bánh dày” (Khói bếp xưa)… TNH đă rất thành công khi biến những cái chung thành của riêng để được độc giả đồng cảm và biết đem cái riêng ḥa vào cái chung để bạn tri âm cùng thưởng thức, chia sẻ.
Có lẽ chỉ có một nơi đối với anh đă trở nên quen thuộc, anh thường đến đó khi th́ nhấp từng ly mưa nắng thăng trầm cùng bè bạn: “Nâng ly kư ức uống làn hương xưa”; hoặc có khi chỉ có một ḿnh để đằm vào hồi tưởng, nghiền ngẫm triết lư cuộc đời, triết lư thơ: “Có câu thơ lặng niềm vui nỗi buồn/ Có trong cái có vô vàn cái không” (Nhịp hai). Chỉ khi ở đó anh mới thấy thoát khỏi sự ràng buộc quay ṿng của thời gian, bởi với anh nó là quán không mùa, không năm, không tháng, không ngày. Chỉ khi ở đó anh hài hước đối diện trước đời thường, rồi anh chợt nhận ra rằng sướng–khổ, vui–buồn của mỗi kiếp người cũng chỉ thường t́nh bởi sự vô ư tưởng như có lời biện giải của thời gian: “Đắng ḷng môi chạm yêu thương/ Thời gian quên bỏ chút đường đó em!” (Quán thời gian).
Theo bước chân xuôi ngược thời gian khắp các nẻo đường đất nước của Trương Nam Hương để thấy được sức sáng tạo không ngừng nghỉ của anh. Trương Nam Hương là người từng trải nên thấu hiểu lẽ đời: “Đường đời xiên xẹo muôn vàn chữ chi”, và hiểu: “Đường t́nh cong quẹo nỗi t́nh trớ trêu”; Trương Nam Hương biết trọng lễ nghĩa, anh nh́n thấy: “Chùa thiêng nghê đá ngh́n năm lặng quỳ” để ngộ ra: “Giọt sương tỉnh thức cả niềm từ bi”. Anh viết: “ Bao nhiêu sóng đă vỗ rêu chân cầu/ Bao nhiêu mưa nắng đọng vào mắt sâu” (Ghi vội trên đường); Trương Nam Hương dễ rung động khi nghe Câu hát ấy hay Lời ru thiếu phụ; tiết thanh minh, nh́n người ta đi tảo mộ Trương Nam Hương chạnh nhớ Nguyễn Du (Gặp Kiều tiết Thanh minh, Sắc cỏ Nguyễn Du); thăm Côn Sơn, nhà thơ bùi ngùi về số phận của nhà thơ lớn và cũng là anh hùng dân tộc: “Nguyễn có hề ẩn đâu/ Ḷng thành sao phải ẩn/ Núi khôn ngoan và biển cũng khôn lường/ Ông đă chọn Côn Sơn làm gối ngả/Giúp vương triều vững thế lúc vung gươm!”(Nguyễn Trăi); Trương Nam Hương dễ xúc cảm trước những tấm chân t́nh: “Những người tốt thường hay biến mất/ Nhói trong ta sắc cỏ xanh ̣a” (Nhớ anh Bế Kiến Quốc), Trương Nam Hương cũng là người ư thức rất cao về sự thấu hiểu những giá trị của nỗi cô đơn sáng tạo: “Cần chi hiểu nghĩa, hiểu lời/ Bạn ngồi cứ hát, ta ngồi cứ thơ” (Với chàng hát rong Mêhicô); Trương Nam Hương cũng có phút chơi ngông: “Nửa giờ khoác thử oai xưa/ Nghe trăm năm gió thốc lùa buốt ngai” (Làm Vua ở Huế); có khi Trương Nam Hương lại tếu táo rất hồn nhiên: “Vợ thành mẫu hậu/ Ḿnh c̣n…lơ trai” (Khúc lặng).
Phong cách viết của nhà thơ Trương Nam Hương tài hoa và rất lạ, chẳng giống bất cứ ai. Anh phóng khoáng trong cách sử dụng câu chữ, thả nhịp, từ nhịp hai (Quán thời gian, Một ngày…), đến nhịp sáu (Riêng em), đặc biệt nhiều bài buông nhịp ba (Tạp cảm, Dốc quỳ vàng, Gửi một người xa, Mùa xanh, Lặng lẽ…) điều mà trước đây rất ít ai sử dụng. Anh không chịu sự trói buộc của thể loại, không lệ thuộc vào chủ đề. Cách gieo vần cũng cứ tự nhiên theo mạch cảm, không câu nệ bằng trắc có nhịp chỉ có một vần, có bài toàn gieo vần bằng (Ghi vội trên đường, Ngày em đến,Thú hoang…). Đôi khi anh có những liên tưởng, ví von hết sức hóm hỉnh, ư vị: “Váy người ngắn đến mê ly/ Ngẫm thơ tứ tuyệt nhiều khi c̣n dài” làm cho người đọc sảng khoái mà thấm thía. Sự thật mà một số người cho là mốt, một số người coi là đua đ̣i, lai căng, th́ Trương Nam Hương chọn cách nói rất tinh tế: “Áo sương cúc gió lơi cài/ Gặp Hà Nội mốt ra ngoài ngàn năm!”. Chơi chữ hay đến thế là cùng! “Giữa xinh và gịn”, anh bỗng thấy ḿnh quá cô đơn, anh nghe từ trong vô thức bật lên lời nhắn nhủ đời hay phải chăng nhắc nhở chính ḿnh: “Chơi vơi hai phía khuyết tṛn/ Chỉ xin đừng mất chút c̣n trong ta” (Viết ở Nghi Tàm). Có khi anh viết bâng quơ mà lại sâu sắc triết lư: “Một điều em chưa biết/ Một điều ta đâu hay/ Lá chưa từng phản bội/ Mùa đă mùa đổi thay” (Hai mươi mùa).
Kết tập thơ là hai bài thơ dài nhất và sâu lắng được nhà thơ thể hiện bằng thể thơ tự do giàu sức biểu cảm và phóng khoáng. Khi viết cho người con gái ḿnh yêu thương, Trương Nam Hương dành những câu thơ thật đẹp. Trong thơ anh, nàng đẹp như hoa, trong trắng đến vô cùng, thơm đến thánh thiện: “Đến với vô cùng trong trẻo em/ Anh bơi qua anh qua mười sáu tuổi/ Hoa súng ao đầm tím lịm/ …/ E ấp môi hoa trinh nữ/ Thơm như nỗi buồn/ Những giọt nước Thánh/ Anh chết dịu dàng từ đó hồi sinh”. Rồi anh thầm so sánh với tích xưa: “Thúy Kiều đi hội Đạp Thanh/ Hai trăm năm cỏ c̣n xanh đến giờ/ Hẳn chàng Kim lúc hôn xưa/ Cũng ven vén mảnh trăng mờ giống anh” (Miền em). Bà ngoại từng là đề tài cho nhiều văn nghệ sĩ bởi bà là vóc dáng quê xưa, không chỉ bởi những nhọc nhằn, vất vả mà c̣n ở sự gần gũi, thương yêu. Khi viết kính dâng bà ngoại ḿnh, Trương Nam Hương cũng dành những ngôn từ trang trọng, đầy xúc động: “Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu/ Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau/ Chở sớm chiều tóm tém”. Thấu hiểu những lo toan đă khắc dấu thời gian trên khuôn mặt ngoại, anh thành khẩn tỏ bày ḷng biết ơn: “Tôi là mầm lá lon ton/ Nảy trong ḷng mẹ vuông tṛn bà mang/ Run trên gốc rễ cũ càng/ Tôi trong dáng ngoại bóng làng chở che” (Thời nắng xanh).
Khó có thể nắm bắt hết những cái hay, cái đẹp về phong cách người cầm bút chỉ trong một tập thơ, khó có thể hiểu hết những điều muốn nói trong tập thơ trên một vài trang giấy từ góc nh́n chủ quan của bất cứ cá nhân ai! Riêng tôi, tôi rất thích đọc thơ anh và khi viết đôi điều cảm nhận này tôi chỉ mong góp phần giới thiệu để những ai chưa biết, hăy t́m đọc “RA NGOÀI NGÀN NĂM” nói riêng và thơ TNH nói chung để khám phá thơ anh theo cách đọc, cách nghĩ của ḿnh!
NX
(Đă đăng trên Tạp chí NHÀ VĂN của Hội Nhà Văn Việt Nam tháng 5/2009)
“RA NGOÀI NGÀN NĂM”
Nguyễn Thanh Toàn
Tôi mong muốn qua tập thơ “RA NGOÀI NGÀN NĂM” (NXB Văn học, 2008) giới thiệu đôi điều về tác giả đă khai sinh ra nó, một nhà thơ gốc Huế mà tên tuổi anh đă không c̣n xa lạ với bạn yêu thơ. Đó chính là Trương Nam Hương. Giải thưởng Hội Nhà văn VN; Giải B (không có giải A) về thơ của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội 1990, Gương mặt 30 năm Văn học Tp. HCM, được độc giả báo Người Lao Động b́nh chọn là nhà thơ được yêu thích nhất năm 1992 cùng nhiều giải thưởng văn học uy tín khác đă nâng anh thành một tên tuổi được đông đảo người ái mộ. Đây cũng là tập thơ thứ 9 của anh đă xuất bản, chưa kể tập Đường thi ngẫu dịch và tập 99miniThơ mới xuất bản.
Người xưa nói “Nghe danh không bằng gặp mặt”, ngay lần đầu gặp anh tôi đă thấy anh rất gần gũi. Được anh kư tặng tập thơ này, tôi nâng niu nó cẩn trọng và nghiền ngẫm như một báu vật. Ngay cái tựa của tập thơ cũng đă gợi mở sự ṭ ṃ. Mà không ṭ ṃ sao được! Tôi nghĩ các tác giả thường lấy chủ đề hay tên của một bài thơ đặt tựa chung cho thi tập nên lật nhanh t́m mà không có. Đọc hết các bài thơ, tôi mới nghiệm ra được chất thơ phóng khoáng của nó đă vượt ra ngoài sách vở, ra ngoài cả thời gian lẫn không gian. Sau cùng tôi mới vỡ lẽ thâm ư của tác giả khi đặt cái tựa thay cho lời nhắn nhủ ư nhị về sự giữ ǵn bản sắc văn hóa Việt thời hội nhập.
Tác giả Hoài Hương đă nhận định “TNH là nhà thơ của những hoài niệm đẹp” (Chân dung Huế–tr.67–NXB Trẻ, 2009) thật không ngoa chút nào! Mạch thơ của TNH như suối nguồn tuôn chảy qua bất cứ nơi nào anh qua hay sự vật, hiện tượng nào anh gặp hoặc quan sát thấy. Bắt gặp tấm ảnh cũ của mẹ, anh cầm lên chiêm nghiệm, ngược ḍng thời gian, “Lắng ngày xưa thủ thỉ với bây giờ” để hồi tưởng về thời con gái của mẹ (Tấm ảnh). Nhớ cha, anh thầm cảm ơn cha, cám ơn Huế có sông Hương, núi Ngự, có nền văn hóa cố Đô đă nuôi dưỡng hồn thơ, để chất thi ca chảy măi trong huyết quản của anh: “Trong cha có một câu ḥ/ Trong câu ḥ có con đ̣ sông Hương/ Trong sông Hương có nỗi buồn/ Trong thăm thẳm có vô thường thi ca/ …/ Con cùng tên với ḍng Hương/ Thơ con trắc ẩn cánh buồm, cha ơi!” (Lời thưa).
Kư ức tuổi thơ trong mỗi người đều thật khó quên! Xa Huế, anh thầm mơ một ngày trở lại, để được sống lại những năm tháng tuổi thơ, để lại được “lon ton bờ băi”, cùng “con chuồn chuồn ngô bêu nắng thập tḥ” (Mơ về). Xa quê hương, anh nhớ quắt quay đến đỗi “Thèm vu vơ cả tiếng côn trùng” (Những ngày xa xứ). Khi đọc thơ TNH, ta bất chợt tưởng như thấp thoáng những kỷ niệm của ḿnh trong đó: “Thơ dại ngày anh lộc vừng lấm tấm/ Ngây dại ngày em xao xít hoa b́m” (Tạp cảm). Ai không từng có những rung động đầu đời! Với TNH nó thoáng qua như vệt “nắng xưa”, “bài thơ cũ”, nhưng hết sức chân thành: “Kư dấu môi thành thực/ Cuối trang buồn em cho” (Phấn xưa) hay “Nụ hôn mười sáu tuổi/ Xanh lá bàng mướt rung” nhưng cũng vừa đủ để “Trăng phập phồng ngực thở/ Sương đẫm nḥa Cổ Ngư” (Hai mươi mùa). Qua thơ Trương Nam Hương ta lại nhớ Tết quê - những tháng năm khó nghèo, trong trẻo: “Tiếng reo củi ướt đỡ buồn/ Bánh chưng mỏng quá ngồi thương bánh dày” (Khói bếp xưa)… TNH đă rất thành công khi biến những cái chung thành của riêng để được độc giả đồng cảm và biết đem cái riêng ḥa vào cái chung để bạn tri âm cùng thưởng thức, chia sẻ.
Có lẽ chỉ có một nơi đối với anh đă trở nên quen thuộc, anh thường đến đó khi th́ nhấp từng ly mưa nắng thăng trầm cùng bè bạn: “Nâng ly kư ức uống làn hương xưa”; hoặc có khi chỉ có một ḿnh để đằm vào hồi tưởng, nghiền ngẫm triết lư cuộc đời, triết lư thơ: “Có câu thơ lặng niềm vui nỗi buồn/ Có trong cái có vô vàn cái không” (Nhịp hai). Chỉ khi ở đó anh mới thấy thoát khỏi sự ràng buộc quay ṿng của thời gian, bởi với anh nó là quán không mùa, không năm, không tháng, không ngày. Chỉ khi ở đó anh hài hước đối diện trước đời thường, rồi anh chợt nhận ra rằng sướng–khổ, vui–buồn của mỗi kiếp người cũng chỉ thường t́nh bởi sự vô ư tưởng như có lời biện giải của thời gian: “Đắng ḷng môi chạm yêu thương/ Thời gian quên bỏ chút đường đó em!” (Quán thời gian).
Theo bước chân xuôi ngược thời gian khắp các nẻo đường đất nước của Trương Nam Hương để thấy được sức sáng tạo không ngừng nghỉ của anh. Trương Nam Hương là người từng trải nên thấu hiểu lẽ đời: “Đường đời xiên xẹo muôn vàn chữ chi”, và hiểu: “Đường t́nh cong quẹo nỗi t́nh trớ trêu”; Trương Nam Hương biết trọng lễ nghĩa, anh nh́n thấy: “Chùa thiêng nghê đá ngh́n năm lặng quỳ” để ngộ ra: “Giọt sương tỉnh thức cả niềm từ bi”. Anh viết: “ Bao nhiêu sóng đă vỗ rêu chân cầu/ Bao nhiêu mưa nắng đọng vào mắt sâu” (Ghi vội trên đường); Trương Nam Hương dễ rung động khi nghe Câu hát ấy hay Lời ru thiếu phụ; tiết thanh minh, nh́n người ta đi tảo mộ Trương Nam Hương chạnh nhớ Nguyễn Du (Gặp Kiều tiết Thanh minh, Sắc cỏ Nguyễn Du); thăm Côn Sơn, nhà thơ bùi ngùi về số phận của nhà thơ lớn và cũng là anh hùng dân tộc: “Nguyễn có hề ẩn đâu/ Ḷng thành sao phải ẩn/ Núi khôn ngoan và biển cũng khôn lường/ Ông đă chọn Côn Sơn làm gối ngả/Giúp vương triều vững thế lúc vung gươm!”(Nguyễn Trăi); Trương Nam Hương dễ xúc cảm trước những tấm chân t́nh: “Những người tốt thường hay biến mất/ Nhói trong ta sắc cỏ xanh ̣a” (Nhớ anh Bế Kiến Quốc), Trương Nam Hương cũng là người ư thức rất cao về sự thấu hiểu những giá trị của nỗi cô đơn sáng tạo: “Cần chi hiểu nghĩa, hiểu lời/ Bạn ngồi cứ hát, ta ngồi cứ thơ” (Với chàng hát rong Mêhicô); Trương Nam Hương cũng có phút chơi ngông: “Nửa giờ khoác thử oai xưa/ Nghe trăm năm gió thốc lùa buốt ngai” (Làm Vua ở Huế); có khi Trương Nam Hương lại tếu táo rất hồn nhiên: “Vợ thành mẫu hậu/ Ḿnh c̣n…lơ trai” (Khúc lặng).
Phong cách viết của nhà thơ Trương Nam Hương tài hoa và rất lạ, chẳng giống bất cứ ai. Anh phóng khoáng trong cách sử dụng câu chữ, thả nhịp, từ nhịp hai (Quán thời gian, Một ngày…), đến nhịp sáu (Riêng em), đặc biệt nhiều bài buông nhịp ba (Tạp cảm, Dốc quỳ vàng, Gửi một người xa, Mùa xanh, Lặng lẽ…) điều mà trước đây rất ít ai sử dụng. Anh không chịu sự trói buộc của thể loại, không lệ thuộc vào chủ đề. Cách gieo vần cũng cứ tự nhiên theo mạch cảm, không câu nệ bằng trắc có nhịp chỉ có một vần, có bài toàn gieo vần bằng (Ghi vội trên đường, Ngày em đến,Thú hoang…). Đôi khi anh có những liên tưởng, ví von hết sức hóm hỉnh, ư vị: “Váy người ngắn đến mê ly/ Ngẫm thơ tứ tuyệt nhiều khi c̣n dài” làm cho người đọc sảng khoái mà thấm thía. Sự thật mà một số người cho là mốt, một số người coi là đua đ̣i, lai căng, th́ Trương Nam Hương chọn cách nói rất tinh tế: “Áo sương cúc gió lơi cài/ Gặp Hà Nội mốt ra ngoài ngàn năm!”. Chơi chữ hay đến thế là cùng! “Giữa xinh và gịn”, anh bỗng thấy ḿnh quá cô đơn, anh nghe từ trong vô thức bật lên lời nhắn nhủ đời hay phải chăng nhắc nhở chính ḿnh: “Chơi vơi hai phía khuyết tṛn/ Chỉ xin đừng mất chút c̣n trong ta” (Viết ở Nghi Tàm). Có khi anh viết bâng quơ mà lại sâu sắc triết lư: “Một điều em chưa biết/ Một điều ta đâu hay/ Lá chưa từng phản bội/ Mùa đă mùa đổi thay” (Hai mươi mùa).
Kết tập thơ là hai bài thơ dài nhất và sâu lắng được nhà thơ thể hiện bằng thể thơ tự do giàu sức biểu cảm và phóng khoáng. Khi viết cho người con gái ḿnh yêu thương, Trương Nam Hương dành những câu thơ thật đẹp. Trong thơ anh, nàng đẹp như hoa, trong trắng đến vô cùng, thơm đến thánh thiện: “Đến với vô cùng trong trẻo em/ Anh bơi qua anh qua mười sáu tuổi/ Hoa súng ao đầm tím lịm/ …/ E ấp môi hoa trinh nữ/ Thơm như nỗi buồn/ Những giọt nước Thánh/ Anh chết dịu dàng từ đó hồi sinh”. Rồi anh thầm so sánh với tích xưa: “Thúy Kiều đi hội Đạp Thanh/ Hai trăm năm cỏ c̣n xanh đến giờ/ Hẳn chàng Kim lúc hôn xưa/ Cũng ven vén mảnh trăng mờ giống anh” (Miền em). Bà ngoại từng là đề tài cho nhiều văn nghệ sĩ bởi bà là vóc dáng quê xưa, không chỉ bởi những nhọc nhằn, vất vả mà c̣n ở sự gần gũi, thương yêu. Khi viết kính dâng bà ngoại ḿnh, Trương Nam Hương cũng dành những ngôn từ trang trọng, đầy xúc động: “Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu/ Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau/ Chở sớm chiều tóm tém”. Thấu hiểu những lo toan đă khắc dấu thời gian trên khuôn mặt ngoại, anh thành khẩn tỏ bày ḷng biết ơn: “Tôi là mầm lá lon ton/ Nảy trong ḷng mẹ vuông tṛn bà mang/ Run trên gốc rễ cũ càng/ Tôi trong dáng ngoại bóng làng chở che” (Thời nắng xanh).
Khó có thể nắm bắt hết những cái hay, cái đẹp về phong cách người cầm bút chỉ trong một tập thơ, khó có thể hiểu hết những điều muốn nói trong tập thơ trên một vài trang giấy từ góc nh́n chủ quan của bất cứ cá nhân ai! Riêng tôi, tôi rất thích đọc thơ anh và khi viết đôi điều cảm nhận này tôi chỉ mong góp phần giới thiệu để những ai chưa biết, hăy t́m đọc “RA NGOÀI NGÀN NĂM” nói riêng và thơ TNH nói chung để khám phá thơ anh theo cách đọc, cách nghĩ của ḿnh!
NX
(Đă đăng trên Tạp chí NHÀ VĂN của Hội Nhà Văn Việt Nam tháng 5/2009)