PDA

View Full Version : Đọc và chiêm ngưỡng “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”


Nắng Xuân
07-05-10, 07:50 PM
Đọc và chiêm ngưỡng “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”
Của tác giả Đinh Vũ Ngọc
Nắng Xuân

Tôi ngưỡng mộ tác giả Đinh Vũ Ngọc (ĐVN) từ khi nghe nhà thơ Hương Thu (Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đường Việt Nam) đọc bài thơ “MỜI” của ông trong buổi lễ Họp mặt các Chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường các tỉnh phía Nam lần đầu tiên năm 2006. Giọng thơ toát lên sự trẻ trung, khỏe khoắn. Đây là một trong những nét mới ít thấy ở thể thơ Luật Đường. Chưa biết ông trước khó có thể h́nh dung ra được sự “cổ lai hy” đó chính là ở một tác giả không chuyên nghiệp, đă bước vào lớp người “cổ lai hy”. Khi nhà thơ Thành Nhân, Chủ nhiệm chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường thành phố Cao Lănh ghé chơi và đọc cho nghe bài thơ “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”, tôi hoàn toàn bị chinh phục và đă khẩn khoản nhờ anh đọc cho tôi chép lại nguyên tác và đây cũng chỉ là bài thơ thứ hai của tác giả ĐVN mà tôi vinh hạnh được đọc. Thế là tôi cứ thế mà nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại cả chục lần vẫn cứ say sưa.

Hăy lắng nghe tác giả mở đề:
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Câu “phá đề” giới thiệu trực khởi về chiếc áo quê hương mang dáng vóc dịu dàng, xinh xắn rất phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Câu “thừa đề” nâng cao lên, dẫn người đọc liên tưởng tới “non sông gấm vóc”. Cách mở đề thành công, mang tính truyền thống thường thấy, chưa sử dụng bất cứ nghệ thuật ǵ khác biệt. Điều tôi khâm phục chính là sự khéo léo của tác giả trong việc lồng ghép, lựa chọn từ ngữ để diễn tả một cách khái quát hết những ư chính mà bài thơ sẽ nói đến đó là: chiếc áo dài quê hương, phù hợp với vẻ đẹp h́nh thể kết hợp với nét thùy mị, duyên dáng, nết na, thanh thoát của chị em phụ nữ Việt Nam, không những chỉ mang phong thái cốt cách văn hóa của người Việt Nam mà c̣n nhắc nhở mỗi người về t́nh yêu quê hương đất nước.

Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Cặp câu “thực” cũng là một sự thăng hoa hoa của cảm hứng nghệ thuật. Hai câu giống như hai vết kéo của người thợ may, đă cắt xong hai vạt áo; giống như hai nét sổ của người họa sĩ, vừa chấm phá nét phác thảo bản họa đồ đất nước; giống như những tiết tấu mở đầu hai ḍng nhạc hứa hẹn cho những giai điệu du dương. Chỉ hai câu thôi cũng đă thấy biển bạc, rừng vàng, thấy cả dăy Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ hai câu mà thấy hiện lên cả âm thanh, màu sắc. Ta tưởng như nghe tiếng sóng vỗ dạt dào. Ta tưởng như thấy trăm hoa đua nở. Tác giả không ngần ngại việc sử dụng “điệp tự”. Chữ “tà” níu từ câu “phá” được lặp lại hai lần trong cặp “thực” không hề phá vỡ bố cục mà càng làm cho tứ thơ liền lạc, dẫn người đọc phải đọc tiếp, chiêm ngưỡng tiếp. Đọc tới đây ta có cảm giác như đang trong chuyến hành hương t́m về cội nguồn, vừa lắng nghe chăm chú, vừa nh́n theo cánh tay chỉ, vừa khâm phục sự am tường của người hướng dẫn viên du lịch.

Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Ṿng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Một “vạt áo” nhỏ nhoi, sao như lột tả cả miền Nam thân thiết. Những cánh rừng miền Đông bát ngát; những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn; những băi biển phương Nam hiền ḥa, ấm nắng; những ḍng sông chở nặng phù sa; những đồng lúa bao la xanh ngắt đương th́ con gái… đang vươn ra đón ngọn gió lành. Kỳ diệu hơn là “ṿng eo” thắt đáy lưng ong, niềm tự hào của vẻ đẹp phụ nữ phương Đông truyền thống lại được tác giả nhuần nhị ẩn dụ vào dải đất miền Trung điệp trùng đồi núi và nổi tiếng với những eo vịnh biển đẹp tầm cỡ quốc tế, những khu du lịch sầm uất, mỗi năm níu gót hàng triệu bước chân du khách. Nghệ thuật đối ở cả hai cặp “thực” và “luận” đều rất nhuần nhuyễn. Tác giả h́nh như không chỉ là nhà thơ! Tác giả là họa sĩ, là kiến trúc sư? Tác giả là nhà khoa học viễn tưởng hay là một nghệ nhân điêu khắc? Không thể nào? Phải có sự phối hợp nghệ thuật hài ḥa lắm giữa các bộ môn ấy mới có thể có được sự quan sát tinh tường dường ấy, sự miêu tả tinh tế dường ấy.

Nhịp tim Hà Nội nhô g̣ ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đành rằng rất thích, thích đến mê đắm bài thơ này, tôi vẫn mạnh dạn chân thành phát biểu quan điểm riêng của ḿnh là: cặp câu “kết” chưa cân xứng với tầm cỡ của bài thơ. Tác giả đă có sự khám phá khi phát hiện và lựa Hà Nội làm điểm nhấn cho “vạt trước của chiếc áo”. Tuy nhiên, “trái tim Hà Nội” có lẽ vẫn đắt hơn là “nhịp tim”. Các cụm từ “nhô g̣ ngực” và “thơm thịt da” dẫu rất h́nh tượng nhưng lại quá cụ thể đă làm giảm tính tế nhị và đánh mất chất thơ. Cụm từ “Hương lúa ba miền” thật đắt đă góp phần làm mờ nhạt bớt hạn chế nhỏ vừa kể trên.

Trong những năm gần đây, giới yêu thích thơ Luật Đường đă có sân chơi riêng, có điều kiện giao lưu rộng răi hơn, đặc biệt là từ khi Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đưởng Việt Nam ra đời và liên tục cho ra mắt các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy vậy, vẫn c̣n không ít người cho rằng đó là h́nh thức cổ điển, ngoại lai, g̣ bó, kém sáng tạo th́ việc sáng tác, phát hiện và giới thiệu những bài thơ hay ở thể thơ này càng trở nên là một trong những việc đáng làm. Có thể những suy nghĩ của tôi chưa thật sự xác đáng, song tự đáy ḷng tôi vừa rất kính trọng vừa nể phục tác giả ĐVN. Qua bài thơ của ḿnh ông đă cho thấy “b́nh xưa” chưa hẳn đă xưa. Đặc biệt sự t́m ṭi, ư tưởng sáng tạo đă vượt lên hẳn những bài thơ Luật Đường đương thời. Tính trí tuệ được toát ra từ mỗi từ, mỗi chữ, mỗi câu. Đúng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ hay nhất về chiếc áo dài Việt Nam mà tôi đă từng đọc! Chúc tác giả ĐVN khỏe mạnh, sống lâu và say mê sáng tác để ngày càng có thêm nhiều tác phẩm hay gửi đến bạn yêu thơ cả nước.

Cần Thơ, ngày 18 tháng 04 năm 2007
N.X.