View Full Version : Du lịch Hà Giang
moc lan
07-05-10, 07:54 PM
Tập 1
Chợ tình Khâu Vai
Tôi đến Hà Giang vào cuối tháng 4, khi mà mùa mưa chưa đến và những cánh đồng tam giác mạch chỉ vừa chớm chồi non, không có hoa, không có lúa, chỉ có cao nguyên đá hùng vĩ đón chúng tôi trong 1 buổi chiều chập choạng. Đường đi hoang vu và mỏng manh như sợi chỉ vắt ngang qua từng ngọn núi, thỉnh thoảng từng đám mây lại hờ hững vắt ngang qua đường che đi 1 chút tầm nhìn. Bên là vách đá cao hùng vỹ, bên là vực sâu thăm thẳm, đoạn từ cổng trời Quảng Bạ lên tới Mèo Vạc dường như xa tít tắp, xe vẫn bon bon chạy trong tiếng trầm trồ xuýt xoa của mọi người, vừa sợ vừa háo hức với cảnh đẹp thiên nhiên.
Cao nguyên đá , đúng chỉ có thể gọi là như thế, cây cỏ cũng ít, chim chóc lại càng không thấy, mỗi 1 hốc đá người ta vùi vào đấy mấy hạt ngô, rồi lại nhờ sương gió của trời mà lớn lên cho đời cái ăn. Thỉnh thoảng là có vài nếp nhà nhỏ nép mình bên vách núi, gió hoang vu, cảnh vật tuềnh toàng, chỉ có đá là ngang nhiên hùng vĩ tồn tại mãi mãi với thời gian. Dọc đường đi, thỉnh thoảng có vài xe đi ngược lại, mỗi lần tránh nhau thót cả tim dù bác tài xe tôi chạy rất ổn và chậm nhưng mà cứ nhìn vào vực sâu bên cạnh không có gì che chắn, tôi lại thót cả tim.
Đoạn từ Hà Giang lên Mèo Vạc dễ có đến 160 km đường núi ấy nhỉ, không quá xa nhưng mà vất vả, vất vả cho người lái và cả người ngồi trong xe khi lần đầu đến đây. Cuối cùng thị trấn nhỏ Mèo Vạc đón chúng tôi lúc 6h chiều với cái se lạnh hiu hiu của phố núi, khách sạn Hoa Cương lớn nhất ở đây với TV LCD 32 in cũng chỉ tốn 220k cho 1 đêm nghỉ lại. Vừa vào khách sạn cô nhân viên lễ tân giục các anh chị đi ăn nhanh không ở đây người ta đóng cửa sớm lắm thế là tất tần tật chạy ra cách đó vài con phố có quán cơm địa phương ăn tạm. Tôi gọi món rau luộc và cá sông cho cả nhà sau khi được quảng cáo là đặc sản ở đây, mặc dù vẫn có thịt bò và trứng chiên như ở Hà Nội nhưng mà món cá làm chúng tôi ăn không ngon và buồn cười vì nó quá mắc và quá dở, có lẽ mình là thóc thật, từ đó trở đi dọc từ Hà Giang về Hà nội, đi đâu tôi cũng thấy quảng cáo món cá sông đặc sản, hix hix, thôi để lần sau em ăn gà cho nó lành vậy.
Mèo Vạc buổi tối sâu heo hút, thấp thoáng vài hàng tạp hoá còn mở cửa đến 8h, chạy vội ra phố làm vài xiên thịt nướng, uống 1 chút rượu ngô cho ấm lòng thì được biết chúng tôi lên đây sớm vài ngày, vài ngày nữa có chợ tình Khâu Vai nổi tiếng nhất vùng Đông Bắc, chợ tình thật, không thương mại như chợ tình Sapa. Mỗi năm, chợ tình Khâu Vai đón khách 1 lần, rồi chị bán hàng kể nhiều chuyện lắm, về người dân tộc, về mùa yêu, về những người vất vả đường xa từ Cao Bằng, Lạng Sơn, từ các huyện khác của Hà Giang nữa, người ta đi bộ có, đi xe cũng có, mấy chục cây số đường núi đá cũng đi, có khi đi cả ngày liền mới đến nơi. Mỗi năm 1 lần vào ngày này người dân tộc không ai ghen, không ai trách móc, đã đến đây thì được quyền uống rượu, ca hát nhảy múa, có quyền quên đi tất cả để đắm mình với mối tình đã qua nhưng không thành. Tính ra cái tình của người dân tộc còn văn minh hơn người mình, họ gặp nhau, rồi ôm nhau, rồi hôn nhau, không ngượng ngùng xấu hổ, nhưng mà họ chỉ ôm nhau thế thôi, khóc cho hết nước mắt rồi sáng mai lại trở về với mái ấm của mình, với vợ, với chồng hàng ngày đầu ấp tay gối như không có việc gì xảy ra, mà cũng có thể có những đôi vợ chồng họ cùng đi đến chợ để tìm lại người cũ của mình hay đơn giản chỉ là ngồi chờ nhau cùng về. Chỉ biết rằng, năm sau ngày này, nếu còn sức để đi anh chị lại cùng tìm nhau hẹn nhau trong phiên chợ tình Khâu vai thấm đẫm nước mắt của những đôi lứa yêu nhau không đến được với nhau và cứ như thế, tình cảm thật mà cũng quá ư là xót xa.
Tình cờ được biết có phiên chợ như thế nhưng tôi không thể nào ở lại để có thể xem và cảm nhận được, nhưng mà cũng chỉ mong rằng, những người từng nói yêu tôi, mỗi năm chỉ cần nghĩ đến tôi 1 giờ khắc nào đó là tôi đã đủ mãn nguyện cho 1 năm rồi.
Tạm biệt nhé Mèo vạc, tạm biệt nhé chợ tình Khâu vai, mai tôi lại lên Đồng Văn….
ML
1. Cao nguyên đá.
http://farm5.static.flickr.com/4057/4583292226_1f59d99fb1_o.jpg
2. Đường đi vắt vảo ngang lưng núi
http://farm4.static.flickr.com/3326/4583293170_0e5fa45c26_o.jpg
3. 1 góc Cao nguyên đá
http://farm4.static.flickr.com/3302/4583292716_1938825389_o.jpg
4. Chiều sơn cước
http://farm5.static.flickr.com/4033/4581392148_cf69fe0ef6_o.jpg
5. Trên đỉnh Mã Pí Lèng nhìn xuống sông Nho Quế
http://farm5.static.flickr.com/4017/4582664465_3b4b751571_o.jpg
Huyzozo
07-05-10, 08:01 PM
Mộc Lan có chuyến đi thích quá, hình chụp đẹp lắm...Tiếp đi ML ơi..:hi::hi:
moc lan
12-05-10, 03:04 PM
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Du-lich/2010/05/3BA1BBAD/
vnexpress có đăng lại bài em, mọi người bình chọn cho em, để em kiếm cái vé máy bay đi Đà Nẵng thăm anh Huyzozo mới được, ke ke ke. so many thanks.
__________________
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Du-lich/2010/05/3BA1BBAD/
vnexpress có đăng lại bài em, mọi người bình chọn cho em, để em kiếm cái vé máy bay đi Đà Nẵng thăm anh Huyzozo mới được, ke ke ke. so many thanks.
__________________
Nhất ML rồi nhé.
Có vé thì PL đi ké với nha...ra thăm....cấu quay sông Hàn...
p/s: Đã chấm cho ML 10 điểm...hihi..:nguong:
Nothing
12-05-10, 03:23 PM
Nhất ML rồi nhé.
Có vé thì PL đi ké với nha...ra thăm....cấu quay sông Hàn...
p/s: Đã chấm cho ML 10 điểm...hihi..:nguong:
Lé dạo này lon ton nhỉ, thích thăm..............cầu quay thật á
@ML: Nếu chưa kiếm được vé bay đi Đà nẵng thăm anh Huy zồ của ML thì tớ tài trợ vé để tớ với ML cùng đi thăm anh Huy Zồ, tớ hâm mộ anh này lâu rồi mà chưa có dịp gặp
Lé dạo này lon ton nhỉ, thích thăm..............cầu quay thật á
@ML: Nếu chưa kiếm được vé bay đi Đà nẵng thăm anh Huy zồ của ML thì tớ tài trợ vé để tớ với ML cùng đi thăm anh Huy Zồ, tớ hâm mộ anh này lâu rồi mà chưa có dịp gặp
Ác... tài trợ cho PL vé trẻ con ra thăm ...cấu quay với nhé....
Nothing
12-05-10, 03:34 PM
Ác... tài trợ cho PL vé trẻ con ra thăm ...cấu quay với nhé....
Theo quy định của hãng hàng không VN Aiirline thì trẻ con cao dưới.....90cm hoặc đang.....bú bình thì được miễn phí vé đi lai, Lé cứ an tâm, đi lại thoải mái
Theo quy định của hãng hàng không VN Aiirline thì trẻ con cao dưới.....90cm hoặc đang.....bú bình thì được miễn phí vé đi lai, Lé cứ an tâm, đi lại thoải mái
Hic, thế thì an tâm rùi...nhưng mà cần người bế Thing ơi... chứ em còn bé lắm, chưa biết đi ạ...
moc lan
12-05-10, 03:40 PM
Em cõng chị đi nhé, ke ke ke:kiss:
Nothing
12-05-10, 03:41 PM
Em cõng chị đi nhé, ke ke ke:kiss:
Phù.............May quá, xanh kiu Mộc Lan
Thập Cửu Yêu
12-05-10, 03:42 PM
Bài viết hay, xúc động. Thanks Mộc lan rất nhiều!:infatuated:
Em cõng chị đi nhé, ke ke ke:kiss:
Hịhị... còn gì bằng nữa ML. Thế nhé!
Phù.............May quá, xanh kiu Mộc Lan
Cõng thì có ML roài.
Người bế thì Thing nhé! Chạy đâu cho thoát mà Phù.............:luoi:
MoonRiver
12-05-10, 03:44 PM
Ước gì mình được như.....Huy. :gian::gian::gian:
Thank ML, bài viết rất hay, chỉ đáng tiếc là ML đi đúng phải mùa này nên không được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ruộng bậc thang. Và nếu sớm hơn chút nữa thì lại có muôn vàn sắc hoa xuân của Tây Bắc.
moc lan
12-05-10, 03:48 PM
Ước gì mình được như.....Huy. :gian::gian::gian:
Thank ML, bài viết rất hay, chỉ đáng tiếc là ML đi đúng phải mùa này nên không được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ruộng bậc thang. Và nếu sớm hơn chút nữa thì lại có muôn vàn sắc hoa xuân của Tây Bắc.
Dạ em biết mà, nhưng mà 30t4 mà không đi đâu thì nhục lắm anh ạ, với lại em đi đánh dấu lên cột cồ Lũng cú, he he.
MoonRiver
12-05-10, 04:05 PM
Dạ em biết mà, nhưng mà 30t4 mà không đi đâu thì nhục lắm anh ạ, với lại em đi đánh dấu lên cột cồ Lũng cú, he he.
Tiện thể ML có biết ở đâu có bài viết về....Bia hơi HN thì chỉ giùm nhé, Moon đang cần đọc. Thank!
Huyzozo
12-05-10, 04:06 PM
Tiện thể ML có biết ở đâu có bài viết về....Bia hơi HN thì chỉ giùm nhé, Moon đang cần đọc. Thank!
Hô hô...quán ăn món Hàn và bia Ken anh ơi....:fierce::fierce:
Tiện thể ML có biết ở đâu có bài viết về....Bia hơi HN thì chỉ giùm nhé, Moon đang cần đọc. Thank!
Hô hô...quán ăn món Hàn và bia Ken anh ơi....:fierce::fierce:
PL cũng đặt ML viết bài "Một lần ghé Nguyệt Viên" nhé! :nguong:
moc lan
12-05-10, 04:11 PM
Hô hô...quán ăn món Hàn và bia Ken anh ơi....:fierce::fierce:
Dạ, thiệt tình là em không có uống bia được, chỉ có uống rịu thôi hà, bữa đó nể sư huynh Huyzz nên em mới làm 1 chai, vậy mà cũng no căng bụng luôn í, mấy anh em ngồi quán Sochu trên Giãng võ anh ạ, anh Huy làm j dám cho em uống bia hơi, hi hì.
New Beetle
12-05-10, 06:20 PM
Dạ, thiệt tình là em không có uống bia được, chỉ có uống rịu thôi hà, bữa đó nể sư huynh Huyzz nên em mới làm 1 chai, vậy mà cũng no căng bụng luôn í, mấy anh em ngồi quán Sochu trên Giãng võ anh ạ, anh Huy làm j dám cho em uống bia hơi, hi hì.
Hehe.. cái chỗ 1 chai phải đếm lại thoai :grimace:
Khaoddeeeeee ML ui, NB vừa bình loạn... nhầm bình chọn cho ML rùi đó, có vé vào ĐN cho NB bám càng vứi nhé... :congratulate:
MoonRiver
12-05-10, 07:04 PM
Dạ, thiệt tình là em không có uống bia được, chỉ có uống rịu thôi hà, bữa đó nể sư huynh Huyzz nên em mới làm 1 chai, vậy mà cũng no căng bụng luôn í, mấy anh em ngồi quán Sochu trên Giãng võ anh ạ, anh Huy làm j dám cho em uống bia hơi, hi hì.
Đúng là, Huy....rồ thật :D (romantic).
Chứ tụi anh toàn bia hơi vỉa hè với lạc rang, luộc và nem chua thôi. Chưn dài hay chưn ngắn đều kéo tuốt vào đó.:nhaymat:
moc lan
12-05-10, 11:39 PM
Dạ em biết mà, tại em đòi hỏi thôi mà, chứ a Hzz định dẫn em đi ăn Long Đình cơ, ke ke
Mình đã chấm điểm cho bạn rồi nhé, cám ơn bạn vì bài viết hay và ảnh cũng rất đẹp :hoanho:
Giác Ngộ
26-11-10, 05:42 PM
Hà Giang buồn và cô quạnh.
Nhưng có lẽ giờ thay đổi nhiều rồi!
Tuần sau Tạc-Zăng em cũng lên Hà Giang, em sẽ có tường thuật bằng hình ảnh phục vụ cả nhà mình nhé....
Demo trước 1 cái trước lúc lên đường nào
http://i1221.photobucket.com/albums/dd474/tazangcb/hg01.jpg
Tuần sau Tạc-Zăng em cũng lên Hà Giang, em sẽ có tường thuật bằng hình ảnh phục vụ cả nhà mình nhé....
Demo trước 1 cái trước lúc lên đường nào
http://i1221.photobucket.com/albums/dd474/tazangcb/hg01.jpg
Ai giống tài tử xi-nê thế nhỉ?
KỲ TÍCH MÃ PÍ LÈNG
Mã Pí Lèng (hay còn gọi là Mả Pì Lèng; Mã Pỉ Lèng), thì cũng đều mang nghĩa là “sống mũi ngựa”. Đây là con dốc hiểm trở vào loại bậc nhất ở vùng núi phía Bắc tuy chỉ dài 12km. Cách đây 50 năm, chỉ bằng dụng cụ thô sơ, những người thợ làm đường đã làm nên kỳ tích: mở đường Mã Pí Lèng nối Đồng Văn với huyện Mèo Vạc.
Gần 50 năm chờ đợi 1 ngày
Người viết bài này, cứ mỗi lần vượt gần 200km đường đèo dốc đến với đệ nhất hùng quan Mã Pí Lèng, lại tự hỏi: không hiểu làm cách nào mà từ 50 năm trước bằng lao động thủ công, mà “các cụ” đã làm được đường qua thế giới đá tai mèo chất ngất này?
Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và “Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn” nói chung là một “Tượng đài địa chất”. Đứng ở nơi cao nhất của cao nguyên cao nhất Việt Nam đó, bạn sẽ thấy sông Nho Quế chỉ bé như sợi chỉ vắt giữa sương mù. Và bạn phải đi bộ gần một ngày mới chạm được vào mặt nước sáng óng ánh dưới kia.
Tấm bia đá trên Mã Pí Lèng ghi rõ: thanh niên của 8 tỉnh, 16 dân tộc, đã mất 11 tháng treo mình trên vách đá để mở được chút đường qua Mã Pí Lèng. Tấm bia đá nằm cách đỉnh Mã Pí Lèng 22km, giữa trung tâm thị trấn Mèo Vạc cũng ghi rành mạch: phải mất 2,2 triệu ngày công, với bao nhiêu hy sinh thì con đường Hạnh Phúc được khai sinh.
Tôi đã giật mình: trong lịch sử làm đường của nước ta, có lẽ, đó là con đường thi công hoàn toàn bằng sức người, gian khổ nhất; vượt qua cao nguyên cao nhất, chiếm số ngày công lao động nhiều nhất; thời gian lâu nhất;… và cũng bi tráng nhất (khi con đường hoàn thành, phải có một nghĩa trang riêng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống)…
10 cỗ quan tài và hơn 100 ngày truy điệu sống
Phải nói, đến chuyến đi này, lần đầu tiên những “bí ẩn” về con đường kỳ vĩ mang tên Hạnh Phúc mới thật sự được giải mã. Những bức ảnh phá đá vượt Mã Pí Lèng 50 năm trước được tỉnh Hà Giang cử người cầm công văn về Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 “xin”, phóng to, trưng bày. Các nhân chứng từ nhiều tỉnh lần đầu tiên có cơ hội đứng trên đỉnh của cao nguyên nóc nhà Việt Nam “tường thuật” lại câu chuyện treo mình phá đá quá “thần kỳ” của họ cho chúng tôi nghe. Tuyệt nhiên, chưa ai có một công trình, tác phẩm đầy đặn và xứng tầm nào về đại công trình đường Hạnh Phúc. Suốt 50 năm qua, ngoài những người trực tiếp thi công, chưa ai có thể hình dung nổi những quật cường, bi tráng của “11 tháng treo mình trên vách đá”.
Ông Nguyễn Viết Chờ, Phó chủ tịch Hội Cựu TNXP mở đường Hạnh Phúc tỉnh Hải Dương, đêm nằm cùng phòng khách sạn ở Đồng Văn với tôi, xem bức ảnh được chụp bản thân đã 50 năm mà bây giờ ông mới được nhìn thấy. Ông cứ thế khóc tu tu. “Tôi đấy ư? Họ chụp tôi lúc nào nhỉ?” – ông Chờ xúc động. Quá nhiều người bạn của ông đã không còn sống nữa.
Trong ảnh, ông Chờ đội mũ cát-két trắng, cầm cờ, thắt dây an toàn, hào hùng như một tráng binh xung trận. Hòa bình lập lại ở miền Bắc đã 5 năm, vào năm 1959, khi mà 8 vạn đồng bào thuộc (nay là) 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn vẫn hầu như chưa biết gì đến ánh sáng văn minh, vẫn phải đi bộ nhiều ngày ròng mới ra đến thị xã Hà Giang. Sau hơn 1.000 ngày con đường được thi công, cả vạn TNXP và bà con các dân tộc vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ. Không một thứ máy móc, làm sao “tấn công” được lên đỉnh Mã Pí Lèng? Khó đến mức, Khu ủy Việt Bắc phải cho gọi Chỉ huy trưởng Đại công trường Đồng Văn, Hà Giang lên hỏi: Đồng chí ơi, liệu có mở tiếp được đường vào xứ sở mà ngựa leo lên cũng phải trụy thai mà chết (một cách chiết tự từ chữ Mã Pí Lèng) không?
Ông Phạm Đình Dy, bấy giờ là Trưởng Ty Giao thông Hà Giang (sau làm Bí thư Tỉnh ủy, nay đang sống ở Hà Nội) cùng đoàn tùy tùng đi khảo sát… 1 tháng, lạc đường suýt chết mấy lần, vượt dốc Mã (tên gọi tắt của Mã Pí Lèng) thấy nó cuồn cuộn chín khoanh như con mãng xà nằm ủ mình trong mây, ai cũng khiếp đảm. Đây là điểm nhìn ngoạn mục nhất, là nơi xuất phát của danh xưng “Tượng đài địa chất” núi Mã Pí Lèng, bên dưới là bát ngát núi non và dòng Nho Quế lắt lẻo trôi. Bà con lâu nay chỉ dám đóng cọc ven núi để bò lồm cồm qua kẻo gió thổi bay xuống “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”.
Không còn cách nào khác, phải có một đội cảm tử (bấy giờ gọi chính xác là “Đội Cơ dũng”) đem sức con người nhỏ bé chọi nhau với thế giới đá hãi hùng đệ nhất nước Nam này. Ban chỉ huy công trường chọn ra đường 17 người khỏe mạnh, gan dạ nhất, đặc biệt phải không bị các bệnh sợ độ cao, ù tai, hoa mắt… Đội do ông Trịnh Văn Đảm, hiện sống ở Hà Giang phụ trách, các cá nhân được vinh dự tuyển lựa vào đội cảm tử gồm: ông Tuấn (Hà Giang); ông Chờ, ông Tình, ông Nguyên, ông Lập (Hải Dương), ông Nữu (Thanh Hóa)…
Trên đỉnh núi có một cây nghiến khổng lồ, mọc trùm phủ bộ rễ cuồn cuộn của nó lên các mỏm đá xám. Họ bện những chiếc dây thừng to bằng bắp tay, một đầu buộc vào gốc cây nghiến, một đầu buộc vào cơ thể các “tráng binh” đang đối đầu với Mã Pí Lèng. Nhiều người nhìn xuống các vách đá cao cả nghìn mét, nhìn ra bát ngát núi và sông Nho Quế xanh rờn rợn đã phải bỏ cuộc. Trên bãi đá bằng phẳng giữa đỉnh núi, có một cái lều chứa sẵn hơn chục cỗ quan tài để thể hiện… “lòng quyết tâm còn cao hơn núi” (vì bấy giờ làm việc giữa hoang vu, không có đường xe cơ giới, nhỡ ra, nếu cần một cỗ quan tài thì phải mất rất nhiều thời gian xẻ gỗ hoặc khiêng “chạy bộ” từ ngoài Đồng Văn vào).
Mỗi sáng ra, Đội Cơ dũng bắt tay từng người đồng đội, hô to quyết thắng (và “nếu tao không về thì coi như là…, cứ nhằm ngày này…); rồi thận trọng tụt theo dây chão xuống vách đá cao 56m tính từ đỉnh núi (vị trí mà mặt đường Hạnh Phúc sẽ đi qua). Trong tay chỉ có một cái choòng bé như ngón tay cái và một cây búa cũng nhè nhẹ (để phù hợp với công việc lúc đang treo mình bên vách đá cao) và ít thuốc nổ màu đỏ sột sệt, họ làm việc thông tầm như thế.
Trưa trật, đồng đội buộc dây ngang lưng mình, thò đầu ra mép vực, buộc nắm cơm vào dây thừng thả xuống “bón” cho từng người trong số 17 người quả cảm. Chiều về, khi đã đục được một lỗ nhỏ bé vào vách đá, các thành viên Đội Cơ dũng mới nhét thuốc nổ vào, vừa bò, vừa hô anh em kéo một mạch lên đỉnh núi, tìm chỗ ẩn nấp, 20 phút sau, mìn nổ, đá Mã Pí Lèng vỡ ra một miếng bằng cái rá vo gạo. Đó là kết quả mĩ mãn của một ngày cật lực treo như thằn lằn mối dách giữa bát ngát gió, lồng lộng mây, sơ sẩy một ly một tý là… sẩy mạng. 17 người Đội Cơ Dũng và hàng nghìn người khác đã lấn từng xăngtimet đường như thế để vượt qua thế giới đá Mã Pí Lèng, trong suốt 11 mùa trăng.
Ông Nguyễn Viết Chờ xúc động: người có dây an toàn, búa, choòng và gói thuốc nổ cũng phải có dây an toàn riêng. Chúng tôi ai cũng thuộc câu thơ này, không biết của ai: “Trượt chân rơi xuống vài trăm thước/ Cây bốn người ôm cũng vụn tăm”. Ai cũng bảo, an toàn là trên hết, 10 cái quan tài luôn nhắc chúng tôi. Ngày nào cũng thề quyết tâm và tụt xuống vách sâu với tâm trạng… không biết có còn được gặp lại anh em và người thân? Tất nhiên, tin là mình không chết thì chúng tôi mới dám làm. Tối về, lán đội Cảm tử có được ưu tiên một cái đài Orionton 4 pin để nghe, được ăn ở mức 27kg so với mức 24kg/tháng của công nhân khác. Nói xin lỗi, đại tiểu tiện là cứ đu người vào vách đá… thả thẳng xuống… mây mù. Theo tiêu chuẩn, ở vùng lắm núi đá nhất cả nước, cho nên, cứ một A (12 người) thì một ngày được lĩnh một xô nước. Muốn tắm thì phải xin với “sếp” cho nghỉ cả 1 ngày, đi từ 6h sáng đến trưa mới xuống đến sông, từ sông, về đến lán là tối, là lại vẫn đầm đìa mồ hôi như… mọi hôm!
Các cựu TNXP Vũ Ngọc Thiên (Hải Dương), Nguyễn Mạnh Thùy (Hà Giang) và Nguyễn Dương Phả (Nam Định)… cứ đứng tần ngần trong mưa gió phần phật đỉnh dốc Mã. Dường như các pano quảng bá, vẻ đẹp kỳ ảo của “điểm ngoạn mục” được người Việt Nam và thế giới đang tôn vinh thành “Công viên Địa chất toàn cầu” kia không làm các ông già xao xuyến. Họ đang nghĩ về những người mở đường Hạnh Phúc đã ngã xuống trong một nghĩa trang riêng ở huyện Yên Minh.
Đặc biệt thảm khốc là sự hy sinh anh dũng của anh Đào Ngọc Phẩm (người Thái Nguyên). Anh Phẩm tung người nhao ra cứu 2 bố con người đàn ông Mông trượt chân, hòn đá anh đứng bửa ra, nó cuốn đi rồi nghiền nát anh Phẩm dưới vực sâu Mã Pí Lèng. Thi thể anh nát nhừ, chỉ có 2 cái chân thò ra khỏi khối đá lớn.
Ông Thùy, ông Nguyễn Ngọc Minh (Hà Giang) và đồng đội đã phải dùng choòng đục từng lỗ vào vách đá, đóng các cọc sắt thật vững, rồi dùng dây thừng buộc quanh mình, trườn dần xuống dưới vực sâu như những con mối dách. Trườn đến đâu, “giăng tơ nhện” (dây chão) đến đó, họ lần theo các cọc sắt mới cắm, kéo thi thể nát nhừ anh Phẩm lên thì trời đã tối. Máu người đồng đội đã đông đặc.
Ròng rã, với không ít đau thương và hàng trăm ngày truy điệu sống như vậy, may thay, chỉ có 1 cỗ quan tài “bị” sử dụng, nhưng anh em vẫn không khỏi lo lắng. Sau mỗi đợt bắn mìn, họ phải đi kiểm tra lại toàn bộ các dây an toàn, sự liên kết giữa các khối đá rồi mới thận trọng thả mình xuống tiếp. Tiếng hô mỗi sáng mai ra của Đội Cơ dũng, không thể thiếu hai chữ “An toàn”.
Sau khi khởi công Đại công trường Đồng Văn, Hà Giang, phỉ vẫn nổi lên, đóng cổng trời, mổ bụng cán bộ treo lên cây làm bia tập bắn. Thế nên, ngoài những cái sợ đã đi vào… huyền thoại: “Muỗi Bắc Sum, hùm làng Đán”; còn có “Dốc Cán Tỷ, phỉ Đồng Văn”, ngày làm, đêm vẫn phải cắt cử người bồng súng đứng gác đề phòng phỉ.
Ông Hạ Văn Phổ (đang sống ở Tuyên Quang) là người Tày ở Ngân Sơn, Bắc Kạn đi xung phong làm đường Hà Giang, Đồng Văn, kể: Sau nửa năm bò như con thằn lằn dọc các vách đá, đường “công vụ” rộng 40cm, chỉ đặt vừa bàn chân (đeo dây an toàn) của người phá đá, thế là cả công trường mừng như… pháo nổ. Đúng lúc ấy, chúng tôi lại được “trên” cấp phát cho một chiếc máy khoan hiệu DK20 của Tiệp Khắc. Tôi được giao cầm máy, khoan một lỗ sâu cả mét vào trong lòng Mã Pí Lèng. Đặt mìn, nó nổ phá ra cục đá to như cái chiếu, mừng khôn xiết, thế là công trường đã được cơ giới hóa rồi. Tôi dùng máy khoan dọa bọn phỉ, chúng nó bảo bao giờ đá mọc trên đầu người được thì mới tin Chính phủ làm được đường qua Mã Pí Lèng. Nhìn cái máy khoan phùm phụt mỗi mũi sâu cả mét vào đá khối của chúng tôi, bọn phỉ sợ quá, bỏ đi cả.
64 tuổi, ông Mai Quang Hồng (Hải Hậu, Nam Định) đứng tựa vào vách núi ở đỉnh đèo – điểm nhấn của “Công viên địa chất toàn cầu Đồng Văn”, nhớ một cái cảnh bi hùng khác: “Tôi làm ở đội mộc của công trường, đi xẻ bạt ngàn gỗ nghiến về đóng quan tài xếp trong căn lều để… phục vụ Đội Cơ dũng. Xong công trường vượt Mã Pí Lèng, phải dùng mất một chiếc áo quan để mai táng anh Đào Ngọc Phẩm, số còn lại chúng tôi đem “hỏa táng”.
Phép nhiệm mầu đến muộn mấy mươi năm…
Con người và thiên nhiên, cứ liên tục “bãi bể nương dâu”, cảnh đã khác, nhiều người đã khuất, những người về từ đại công trường mở đường Hạnh Phúc mà còn sống thì cũng đã già rồi, giờ đây nếu họ có ngồi kể cho con cháu nghe chuyện Mã Pí Lèng, “bọn trẻ” sẽ chỉ coi là “bịa ra cổ tích”. Càng ngày thì huyền thoại chinh phục Mã Pí Lèng trên đây càng cổ tích đến khó tin, xót xa thay!
Người viết bài này dù dày công tìm hiểu khắp nhiều tỉnh, trong suốt quãng thời gian không ngắn, vẫn thấy chơi vơi giữa mấy vần thơ của Xuân Diệu, vài dòng xúc cảm ít ỏi trong ký của Nguyễn Tuân và những lời kể lúc nhớ lúc quên của những người già, mới chợt lạm nghĩ rằng: phải có một cái gì sinh động hơn, xứng tầm hơn, người thật việc thật hơn để không phụ lòng kỳ tích của những người trẻ hơn 300 ngày treo mình trên vách đá (với mỗi ngày là một “truy điệu sống”), mở đường vào nơi hùng vĩ, hoang thẳm và dữ dằn nhất Việt Nam.
Thú thật, từ sự cảm kích trước bao hy sinh gian khổ của hàng vạn người mở đường Hạnh Phúc, qua tìm hiểu, tôi đã dần cảm thấy oán trách sự vô tình của tất cả chúng ta với 2,2 triệu ngày công (giả thiết có một người cặm cụi làm việc liên tục, thì phải hơn 500 năm mới đủ 2 triệu ngày công) của hàng vạn người trẻ thuộc 8 tỉnh, 18 dân tộc đã xả thân để con đường được khai sinh giữa điệp trùng đá.
Nhưng rồi, cuối năm 2009, những bức ảnh phá đá vượt Mã Pí Lèng của hơn 40 năm về trước đã oai hùng bước ra từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3, thế rồi UBND tỉnh Hà Giang mời hàng trăm người hùng phá đá trở lại với những đỉnh trời chất ngất của cao nguyên Đồng Văn. Những bức ảnh, những người hùng treo mình trên vách đá năm xưa bắt đầu lên tiếng, tất cả hiện ra trước mắt tôi như có một phép nhiệm mầu nào đó. Những bản anh hùng ca phá đá mở đường đẹp và bi tráng nhất của dân tộc đã lại tấu lên sau gần 50 năm tưởng như bị chôn lấp.
Quả là như vậy, được an ủi lắm chứ, dẫu muộn còn hơn là không bao giờ…
Bài viết trên Tazang đã đọc trước khi đặt chân tới Mã Pí Lèng, đọc nhưng chưa thể hình dung ra thế nào...nhưng đến khi đặt chân đến tận nơi, được đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống dòng sông Nho Quế, được lái xe trên con đường cheo leo ấy thì mới thấy sức của những con người trong bài viết trên thật là VĨ ĐẠI và thấy mình thật là nhỏ bé.........................
Vì mới về tới nhà nên chuyến đi Hà Giang của Tz sẽ được up lên dần dần nhé......
Bài viết trên Tazang đã đọc trước khi đặt chân tới Mã Pí Lèng, đọc nhưng chưa thể hình dung ra thế nào...nhưng đến khi đặt chân đến tận nơi, được đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống dòng sông Nho Quế, được lái xe trên con đường cheo leo ấy thì mới thấy sức của những con người trong bài viết trên thật là VĨ ĐẠI và thấy mình thật là nhỏ bé.........................
Vì mới về tới nhà nên chuyến đi Hà Giang của Tz sẽ được up lên dần dần nhé......
Chờ hơi dài cổ rồi Tazang...
Trên bãi đá bằng phẳng giữa đỉnh núi, có một cái lều chứa sẵn hơn chục cỗ quan tài để thể hiện… “lòng quyết tâm còn cao hơn núi” (vì bấy giờ làm việc giữa hoang vu, không có đường xe cơ giới, nhỡ ra, nếu cần một cỗ quan tài thì phải mất rất nhiều thời gian xẻ gỗ hoặc khiêng “chạy bộ” từ ngoài Đồng Văn vào).
Đọc cái này, càng thấy nể phục những con người quả cảm ấy...
Cảm on TZ đang gởi bài viết rất hay... Cho PL xin thêm ít hình TZ ơi...
Đọc cái này, càng thấy nể phục những con người quả cảm ấy...
Cảm on TZ đang gởi bài viết rất hay... Cho PL xin thêm ít hình TZ ơi...
Vừa zùi bận rộn quá, hôm nay rảnh chút Tz post tạm chút hình nha PL
Thành phố Hà Giang, cái cây đa cổ thụ phía sau Tz bây giờ ở giữa lòng đường quốc lộ nhưng ko ai dám chặt cả vì hồi phỉ Đồng Văn nổi loạn chiếm thị xã Hà Giang đã hành hình treo đầu rất nhiều cán bộ, bộ đội ta ở đó
http://i1221.photobucket.com/albums/dd474/tazangcb/DSC_0634.jpg
http://i1221.photobucket.com/albums/dd474/tazangcb/cy-2.jpg
Trên đỉnh Mã Pì Lèng, trên con đường Hạnh Phúc đây
http://i1221.photobucket.com/albums/dd474/tazangcb/DSC_0947-1.jpg
http://i1221.photobucket.com/albums/dd474/tazangcb/d1-1.jpg
Đây là cái bồn tắm sữa dê bằng đá của Vua Mèo ngày xưa ( trong dinh Vua Mèo )
http://i1221.photobucket.com/albums/dd474/tazangcb/bontam-2.jpg
Cảnh thường thấy sau phiên chợ vùng cao-ước gì mình cũng có thể ngủ vô tư như vậy
http://i1221.photobucket.com/albums/dd474/tazangcb/f1.jpg
vBulletin® v3.8.7, Copyright ©2000-2025, vBulletin Solutions, Inc.