PDA

View Full Version : Nửa thế kỉ chánh tả Việt ngữ - Nguyễn Hiến Lê


phale
19-03-11, 12:44 PM
Cách đây non nửa thế kỉ, giữa một niên khoá, ba tôi xin cho tôi vào vào lớp năm (lớp Dự bị: Cours préparatoire) trường tiểu học Pháp Việt Yên Phụ (Hà Nội). Mấy buổi đầu tôi c̣n bỡ ngỡ th́ một hôm thầy học chúng tôi hỏi một anh bạn tôi:

- Pourquoi étiez vous absent hier?

Anh bạn đó đáp:

- Parce que je suis malade.

Thầy chúng tôi cau mày la:

- Non, vous n’êtes plus malade [1].

Tôi ngơ ngác chẳng hiểu ǵ cả, mà các bạn tôi cũng vậy. Cả lớp tái mặt, im phăng phắc. Đau th́ đáp “Je suis malade”, đúng như vậy mà sao thầy c̣n rầy? Hay thầy ngờ anh ấy không đau mà nói dối. Thầy chúng tôi phải giảng mấy phút chúng tôi mới hiểu rằng phải dùng một “th́” đă qua, “th́ imparfait”: Parce que j’étaits malade. Rơ rắc rối! Ai ngờ đâu được chuyện ấy. Việt ngữ làm ǵ có “th́”.

Buổi đó tôi sợ quá, chỉ lo theo không nổi, về nhà phải đ̣n chết.

Tôi kể lại chuyện ấy chỉ để cho các bạn trẻ thấy hồi xưa chúng tôi bị nhồi Pháp ngữ ra sao, mới lớp năm đă như vậy th́ dĩ nhiên không được luyện Việt ngữ rồi. Việt ngữ là một môn rất phụ.

Ở ba lớp sơ học: đồng ấu, dự bị, và sơ đẳng, mỗi tuần chỉ được ba bốn giờ Việt ngữ mà hồi ấy gọi là “Annamite”: một hai giờ tập đọc (lecture annamite), một giờ ám tả (dictée annamite), một giờ học thuộc ḷng (récitation annamite).

Giờ ám tả Pháp ngữ đáng sợ ra sao th́ giờ ám tả Việt ngữ “khoẻ” bấy nhiêu. Thầy đọc một bài dăm sáu hàng cho chúng tôi viết, viết xong th́ ngồi chơi trong khi thầy đi từng bàn sửa từng tập một, đánh lỗi, cho điểm rồi chúng tôi kêu điểm để thầy ghi vào sổ. Thường thường, dở tệ ǵ cũng được điểm trên trung b́nh. Lên lớp trên, bài dài, thầy sửa không kịp mới để chúng tôi đổi tập sửa cho nhau.

Nhưng thầy không hề giảng giải ǵ cả. Có lẽ chính thầy cũng không hiểu tại sao tru là giết phải viết là tr, chu là khắp phải viết ch, xiên xẹo phải viết x, và siêng phải viết s, vân vân…
Thầy cũng ít khi rầy chúng tôi khi viết sai, không dặn chúng tôi coi chừng những tiếng thường dùng và viết thường lầm… V́ cả thầy lẫn tṛ đều cho môn chánh tả Việt ngữ là không quan trọng (thi tiểu học không có bài Dictée annamite), ngay Việt ngữ cũng không quan trọng v́ nó không được dùng làm chuyển ngữ (các môn Sử, Địa, Khoa học, Toán đều dạy bằng Pháp ngữ). Chương tŕnh như vậy th́ ai cũng dạy tắc trách như vậy hết.

Tóm lại, chúng tôi chỉ có giờ ám tả Việt ngữ, chứ không được học chánh tả Việt ngữ, học một cách có hệ thống như học chánh tả Pháp ngữ.

H́nh như lên tới lớp nh́ nhất, không có giờ ám tả Việt ngữ nữa, điều đó tôi không nhớ rơ, nhưng chắc chắn là lên Cao đẳng tiểu học và Trung học th́ mỗi tuần chúng tôi chỉ c̣n hai giờ Việt ngữ: một giờ giảng văn và một giờ luận. Nửa tháng mới có một bài luận, viết được vài trang, giáo sư chỉ đọc qua ở tại lớp rồi cho điểm, thấy lỗi nào nặng th́ gạch bỏ chứ ít khi giảng lỗi ở đâu.

V́ vậy mà có t́nh trạng ngược đời này: Càng học lên cao, chúng tôi càng dốt chánh tả, càng cho chánh tả Việt ngữ là không quan trọng, tuyệt nhiên không chú ư tới v́ có ai đâu mà bắt lỗi, vă lại viết sao th́ người ta cũng hiểu được kia mà.

Lên trường Cao đẳng Công chánh, trong chương tŕnh không c̣n môn Việt ngữ, v́ bọn “lục lộ” chúng tôi mà có dùng ǵ tới tiếng Việt: ở pḥng giấy có làm “calcul” (tính) hay làm “rapport lên Ipal” (báo cáo lên Chánh kỉ sư: ingénieur principal) th́ dùng tiếng Pháp; mà ra công trường, có sai bảo nhân viên th́ dùng một thứ tiếng “Pháp Việt đề huề”, chẳng hạn “ngày mai đi lơ-vê (lever: đo đất), nhớ mang theo cái “tắc kê” (tachéomètre, một loại máy nhắm) và bốn bó “gia-lông” (jalon: cây tiêu) nhé.”

Nhưng năm đó, 1931, không hiểu sao ông Thalamas, viện trưởng Đại học Hà Nội (Recteur d’Académie hồi đó oai lắm, là nhân vật thứ ba ở Bắc Việt, chỉ dưới viên Toàn quyền và viên Thống sứ) lại cao hứng, thêm vô chương tŕnh năm thứ nhất trường Công chánh, một giờ “Annamite”, và chúng tôi được cái hân hạnh học cụ Bùi Kỷ vài chục giờ. Anh em chúng tôi quí cụ lắm, Cụ đậu Phó bảng, Cụ lại viết sách (cuốn Quốc văn cụ thể), hiệu đính các văn thơ cổ bằng chữ Nôm, và ở trong ban soạn bộ Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức; nhất là Cụ có vẻ rất phong nhă, vui vẻ, xuề xoà, ôn hậu: chít khăn, bận áo the thâm, chưa bước vào lớp đă cười mà nụ cười của Cụ mới hồn nhiên làm sao! Tên tự của cụ là Ưu thiên [2], mà không bao giờ thấy Cụ có thoáng một nét buồn, lo hay giận, cho nên có lần tôi bảo một anh bạn: Cụ phải đổi tên tự là Lạc thiên mới đúng.

Giờ của Cụ thật là giờ nghỉ ngơi. Không có bài vở cũng không dùng sách, không cho điểm, cuối năm khỏi thi. Cụ vô lớp, nói chuyện cho chúng tôi nghe hết giờ rồi về. Dĩ nhiên toàn là chuyện Việt văn, Việt ngữ. Chẳng có chương tŕnh ǵ cả, Cụ cao hứng, gặp đâu nói đấy: tuần này về cách dùng mươi tiếng Hán Việt, tuần sau về truyện Kiều, hoặc về những bản tiếng Nôm Trê Cóc mà cụ mới sưu tầm được, tuần khác về báo chí trong nước…

Bây giờ mà được nghe các bài giảng của Cụ th́ chắc tôi thích thú lắm, nhưng hồi ấy chỉ lo học cách đo đường, đào kinh, xây cầu, đấp đập, đâu có chú ư tới Việt ngữ, thành thử suốt mấy chục giờ học Cụ, tôi chỉ nhớ mỗi một lời này của Cụ:

- Báo chí bây giờ viết sai nhiều, các ông (Cụ gọi chúng tôi như vậy) nên đọc tờ Thực Nghiệp, tờ ấy ít sai.

Những bài xă luận trên nhật báo Thực Nghiệp, chúng tôi cho là bảo thủ, đạo mạo, mà Cụ khuyên chúng tôi đọc. Chúng tôi không dám căi, nhưng vẫn đọc những tờ mới hơn, chẳng hạn tờ Ngọ báo, nhất là tuần báo Phong Hoá.

Nhưng tới nay tôi vẫn nhớ lời khuyên của Cụ, v́ lần đó là lần đầu tiên một bậc thầy nhắc chúng tôi phải chú ư tới việc dùng tiếng Việt cho đúng chánh tả.

Tuy nhớ vậy chớ hồi ấy tôi vẫn chưa cho bài học đó là quan trọng. V́ ba lẽ: thứ nhất, tôi đâu có ư viết Việt văn; thứ nh́, những tờ báo Cụ chê là viết sai, lại có nhiều cây bút nổi danh, vậy th́ viết trúng chưa phải là viết hay, mà viết hay th́ chẳng cần phải viết trúng (tôi nghĩ vậy); thứ ba, có một số tiếng mỗi nhà viết một khác, như dây lưng hay giây lưng, canh suông hay canh xuông, xuưt nữa hay suưt nữa, ḍng nước hay gịng nước, vân vân, biết ai trúng ai trật, tự điển đâu mà tra?

Và ngày nay nhớ lại, tôi thấy công lớn của Cụ đối với chúng tôi là cái không khí cổ, nếp sống cổ, thanh nhă, ung dung, khoan hoà Cụ đem vô lớp học: bọn anh em chúng tôi sở dĩ c̣n thấy được cái đẹp của truyền thống Nho gia, biết đâu chẳng phải là một phần là nhờ Cụ. Chắc môn đệ của thi sĩ Đông Hồ ở Văn khoa Saigon cũng có cảm tưởng ấy khi nhớ tới thầy cũ. Nhưng đó là chuyện khác, xin trở về vấn đề chánh tả.

* *
*

Ở trường Công chánh ra, tôi được bổ vô Nam. Lúc này mới có th́ giờ đọc sách báo Việt ngữ và mới thấy ngứa ngáy muốn viết.

Mới vô Saigon, đọc các nhật báo Tin Điễn [3], Thần Chung, Saigon, tôi thấy chướng mắt về những lỗi át, ác, an, ang, in, inh, hỏi ngả, v.v… Nhà báo ǵ mà sắt viết ra sắc, cuốn viết ra cuống, cây cau viết ra cây cao…; c̣n nhà giáo ǵ mà không phân biệt được hỏi ngă…!

Nhưng sách báo của Tự lực văn đoàn, của nhà Tân Dân, in lầm s, x, ch, tr, d, gi, r th́ tôi lại không thấy chướng; và chính tôi viết thư cho bà con, bạn bè cứ lầm hoài: trái soài, cái suồng, dảnh tay, giây điện…; người thân có nhắc nhở th́ mới đầu lại cho là vẽ chuyện. Tṛ đời như vậy.

Tuy nhiên, lần lần tôi cũng phục thiện, chịu nhận rằng người Nam có lỗi của người Nam th́ người Bắc cũng có lỗi của người Bắc và xét kĩ một số trí thức Nam rất chú trọng tới chánh tả; bằng cớ là trong Nam có cuốn Đồng âm tự vị[4], ngoài Bắc không. Và khi tôi biết mong có một cuốn như vậy cho người Bắc, ghi những tiếng bắt đầu bằng ch, tr, s, x, d, gi, r cho dễ tra, th́ may quá, cuốn Việt Nam tự điển[5] của hội Khai Trí Tiến Đức ra đời.

Tôi nhớ đâu vào khoảng 1938-1939: b́a cứng, bọc vải dày màu tím đậm, gần như đen. Từ đó tôi mới có từ điển Việt để tra (cuốn của Đào Duy Anh chỉ là Hán Việt từ điển) và mới bắt đầu rán viết cho trúng chánh tả.

Hai bộ Việt Nam từ điển và Hán Việt từ điển (bộ Đại Nam Quốc âm tự vị của Hùinh Tịnh Của[6] đă tuyệt bản từ lâu) đáng lẽ giúp cho sách báo Việt đỡ được nhiều lỗi chánh tả (mặc dầu có nhiều tiếng, các bộ ấy không nhất trí với nhau), nhưng sự thực, từ 1930 đến 1950, lỗi trên các sách báo vẫn không giảm. Nguyên do chính là tại Việt ngữ vẫn không có địa vị ǵ quan trọng ở các trường học, dân tộc ḿnh vẫn phải học tiếng Pháp. Phải luyện từ lớp đồng ấu liên tiếp trong mười năm th́ người ta mới biết trọng chánh tả, quen với chánh tả. Không được luyện như vậy mà hồi 25-30 tuối mới thấy viết trúng chánh tả là cần th́ dù là người chịu khó tra tự điển, khi viết cũng vẫn thường sai. V́ đă thành nếp rồi, quen mắt nh́n sai, quen tay viết sai rồi.

Khi nh́n cả trăm lần chữ Giông tố in rất lớn trên b́a một cuốn truyện, cả ngàn lần chữ xử dụng, sơ xuất trên mặt các tờ báo; khi đă cả chục năm quen viết sợi giây, giận giữ, vủ khí, đề khán… th́ tới khi biết viết vậy là sai th́ người ta vẫn cứ quen tay (mà quen tay một phần cũng do quen mắt) hạ bút viết như vậy mà không ngờ
rằng sai. V́ tôi chắc không có người cầm bút nào viết mỗi năm viết cả ngàn trang mà chịu ḍ từng chữ xem có sai chánh tả không, nhất là khi ư đang đ̣i tuôn ra thật mau ra ng̣i viết ; rồi khi đọc lại, cũng ít ai chú ư sửa chánh tả, mà thường chỉ sửa ư sửa lời, v́ khó làm ba việc đó đồng thời được. Tóm lại, muốn viết cho trúng chánh tả th́ phải có thói quen viết trúng đă, mà thói quen này chỉ có thể tập được từ hồi mới cấp sách đi học. Lớn lên rồi mới sửa, nghĩa là tạo một thói quen mới diệt một thói quen cũ, là việc rất lâu và rất khó. Hạng người cầm bút hiện nay trên dưới năm chục tuổi chắc ai cũng đă nhiều lần nhận thấy rằng thường v́ quen tay mà viết sai, chứ ít khi v́ không biết mà viết sai; sách in rồi, đọc lại cũng nhận thấy ngay những lỗi rất lớn; cho nên ai cũng trông mong ở sự khoan hồng của độc giả. Ở Pháp, ai cũng được học kĩ chánh tả từ hồi nhỏ mà các nhà xuất bản đều có những “lecteur” (người đọc bản thảo) và “correcteur” (thầy c̣) sửa giùm lỗi chánh tả, có khi chấm câu lại cho tác giả nữa nên sách in ít lỗi. Ở nước ta c̣n lâu mới tới giai đoạn ấy.

Vậy cho tới khoảng 1950, t́nh h́nh sách báo của ḿnh chưa được cải thiện bao nhiêu về phương diện chánh tả.

* *
*

Nhưng ở Saigon, năm 1948-49 cũng bắt đầu có sự biến chuyển: một ít nhà xuất bản, nhà báo đă gắng sức in cho trúng chánh tả.

Tôi được biết hai nhà: Yiễm Yiễm thư trang và P. Văn Tươi, có thể c̣n vài nhà khác.

Ông Giám đốc nhà Yiễm Yiễm là thi sĩ Đông Hồ. Cũng như đa số các học giả trong nhóm Nam Phong, ông viết rất trúng chánh tả. Tính vốn cẩn thận lại yêu mĩ thuật, ông đích thân coi việc tŕnh bày, sửa ấn cảo, nên sách và tờ Nhân loại của nhà Yiễm Yiễm in nhă mà rất ít lỗi.

Sách của nhà P. Văn Tươi và cả tuần báo Mới nữa cũng tương đối ít lỗi, nhờ in ở nhà in Maurice. Ông Giám đốc nhà in này là học giả Lê Thọ Xuân. Ông đích thân sửa ấn cảo, làm việc rất chu đáo, thường sửa lỗi giùm cho tác giả. Tôi mang ơn ông đă chỉ bảo nhiều lỗi sơ sót.

Tôi c̣n nhớ một lần ông khuyên tôi sửa chữ ngọc thỏ ra ngọc thố. Ông có lí: theo tự điển Trung Hoa th́ phải đọc là thố, mà tự vị Hùinh Tịnh Của cũng ghi là thố. Nhưng tôi xin ông cứ để ngọc thỏ v́ ngoài Bắc đă quen nói như vậy, mà Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức, Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh cũng đều viết như vậy. Tôi chép lại hồi kư ấy để độc giả thấy ḷng yêu tiếng Việt của ông và nhân tiện thỉnh giáo Uỷ ban điển chế Việt ngữ: chúng ta nên theo tự điển Trung Hoa hay nên theo thói quen của đa số? Mà thế nào là đa số? Nếu từ Bắc vào tới Huế chẳng hạn đọc là thỏ, từ Đà Nẳng vào Nam đọc là thố th́ bên nào là đa số? Nếu ta điển chế theo Nam, ngoài Bắc cũng điển chế theo Bắc th́ sau này khi thống nhất có cần điển chế lại không?

Tôi không rơ thời đó độc giả có nhận thấy công phu của hai nhà xuất bản Yiễm Yiễm và P. Văn Tươi hay không, nhưng một số anh em cầm bút chúng tôi đă noi gương thi sĩ Đông Hồ và học giả Lê Thọ Xuân mà chú trọng tới sự in trúng chánh tả.

Đồng thời lại xuất hiện nhiều bài khảo cứu trong đó học giả Lê Ngọc Trụ giảng cho ta một số tiếng Việt gốc Hán phải viết sao cho đúng. Chẳng hạn như cắc (bạc cắc) không thể viết là cắt v́ gốc tiếng Hán Việt giác chuyển ra: gi chuyển thành c; ác thành ắc; tiếng vuông (vuông tṛn) không thể viết là vuôn v́ gốc tiếng Hán Việt phương: phương có g th́ vuông cũng phải có g. Ông cho xuất bản cuốn Chánh tả Việt ngữ làm nền tảng cho cuốn Việt ngữ chánh tả tự vị của ông sau này[7].

Tới năm 1951 hay 1952, Việt ngữ bắt đầu dùng làm chuyển ngữ ở bậc Trung học, sự viết đúng chánh tả càng hoá ra cần thiết, cấp bách.

Năm 1954 và 1955, do cuộc di cư của đồng bào ngoài Bắc, sách báo ở Saigon in bớt lỗi nhiều, nhất là những lỗi riêng của miền Nam: lỗi an, ang, át, ác, in, inh, hỏi ngă, v.v… v́ thợ sắp chữ và thầy c̣ Bắc đều tránh được các lỗi đó.

Tóm lại, từ 1950 trở đi, t́nh h́nh cải thiện được nhiều. So sánh sách báo thời đó với sách báo thời trước thế chiến, chúng ta thấy có sự tấn bộ rơ rệt về phương diện chánh tả.

Nhưng từ 1953, ông Lê Thọ Xuân phải điều khiển một trường tư, sau đó nhà P. Văn Tươi và nhà Yiễm Yiễm ngưng xuất bản, thực đáng tiếc.

Mấy năm gần đây, do cái nạn thiếu thợ, nhân công đắt, điện thường bị cúp, nên việc ấn loát không được cẩn thận như trước và sách báo lại chứa nhiều lỗi chánh tả.

Thợ tương đối lành nghề phải đi quân dịch, nhà in nào cũng phải dùng những em 13, 14 tuổi mới học tới lớp nhất, cho tập sắp chữ. Các em ấy dĩ nhiên không thuộc chánh tả, và cũng do cái tật quen mắt quen tay, có khi bản thảo viết đúng mà sắp chữ bậy. Chính tôi đă kinh nghiệm: tôi viết sử dụng, sơ suất, năng suất, có chí… th́ trên bản vỗ thành ra xử dụng, sơ xuất, năng xuất, có trí…

V́ không rành nghề, các em để lỗi nhiều quá; thầy c̣ sửa đặc cả ngoài lề mà cũng không hết; tới khi tác giả sửa lại lần nữa, cũng vẫn đặc cả ngoài lề. Nhà in đem ấn cảo về sửa lại qua loa rồi phải lên khuôn cho máy chạy v́ “máy không thể chờ được”, điện sắp cúp, hoặc thợ chạy máy không thể ngồi không…; và sách báo in ra c̣n không biết bao nhiêu lỗi, so với mười năm trước, quả là một bước thụt lùi lớn. Vài nhà phê b́nh đă phải phàn nàn về việc ấy, vị nào dễ dăi th́ chỉ nhắc qua rằng sách in c̣n nhiều lỗi, vị nào gắt gao th́ tỏ lời trách móc.

Trách là phải lắm. Nếu t́nh trạng này không cải thiện sơm sớm th́ các thế hệ sau này đọc sách của chúng ta sẽ chướng mắt, có khi bực ḿnh không hiểu chúng ta nói ǵ nữa: có chí mà in có trí, tính dục mà in t́nh dục th́ c̣n ai mà đoán được ư của tác giả. Chưa biết chừng vài trăm năm sau có người nào in lại một tác phẩm năm 1968 này hoặc trích một đoạn văn để dẫn chứng, sẽ phải làm cái việc chú thích, hiệu đính như người Trung Hoa chú thích, hiệu đính tác phẩm cổ của họ. Chẳng hạn sẽ chú thích:

“Thời đó, thế kỉ XX:
xử dụng dùng như sử dụng,
xuất với suất, giành với dành có thể dùng thay nhau,
chùm với trùm đồng nghĩa,
trí đọc như chí,
t́nh dục ở đây phải hiểu là tính dục,
dấu hỏi và dấu ngă dùng thay nhau,
vân vân…”


Cho nên hoàn thuốc của nhà điểm sách có đắng th́ cũng phải ráng mà nuốt.

Đành rằng chúng ta có thể đính chính, nhưng một cuốn sách hai trăm trang mà đính chính cho lỗi th́ có khi phải mười trang, coi cũng ḱ; độc giả chỉ thấy bảng đính chính tràng giang như vậy, cũng ngán không thèm đọc nữa, nói chi là “sửa giùm”. Trong cái việc đính chính, phải hiểu tâm lí độc giả mà phiên phiến đi th́ kết quả mới khỏi ngược lại ư muốn.

Đó là nói về sách, c̣n bài báo mà đ̣i đính chính cho hết th́ nhất định là chủ báo cau mày rồi: “Ông ấy khó tính quá!”

* *
*

Ai cũng biết phải cải thiện t́nh trạng ấy sơm sớm, nhưng có cách nào cải thiện sớm được không?


Như trên đă nói, muốn viết trúng chánh tả th́ phải tập có thói quen viết trúng từ hồi nhỏ, nghĩa là ở các trường tiểu học, trung học phải coi trọng môn Việt ngữ hơn hết thảy các môn khác, phải dạy Việt ngữ một cách có hệ thống. Điểm đó tôi đă tŕnh bày tạm đủ trong bài Làm sao cho học sinh bớt dốt Việt văn đăng trong Tin Văn số 4 ngày 21-7-1996 và in lại trong Mấy vấn đề xây dựng văn hóa (nhà Tao Đàn – 1968). Ở đây tôi chỉ nói thêm rằng bộ Quốc gia Giáo dục cần soạn một bộ Quốc văn ban tiểu học, soạn cho đứng đắn, ít nhất cũng phải đủ tin cậy như những sách quốc văn của nha Học chánh thời Pháp thuộc, trong bộ đó phải làm sao cho có đủ những tiếng thường dùng để học sinh có bằng tiểu học không đến nỗi viết sai lắm. Mục tiêu cần đạt là học hết ban này, trẻ phải viết trúng chánh tả, gặp những chữ nào ngờ ngợ th́ phải có thói quen tra tự điển.


Điển chế văn tự là việc cấp thiết. Tôi nghe nói Ùy ban điển chế Việt ngữ của bộ Văn hóa có bốn chục vị và ngân sách là bốn chục triệu cho năm 1968. Nay đă non một năm, không rơ Ủy ban đă điển chế được bao nhiêu tiếng. Nếu bộ thấy công việc ấy không thể làm mau được, mười lăm hai chục năm nữa mới xong th́ có thể ra một thông tư cho các trường công và tư hăy tạm dùng bộ tự vị, tự điển nào đó trong khi chờ đợi. Và một nhà xuất bản nào đó cũng nên in những cuốn tự vị chánh tả bỏ túi, tựa như Đồng âm tự vị hồi xưa cho học sinh gốc Nam, cuốn Việt ngữ chánh tả đối chiếu của nhà Thế giới 1950, nhưng đầy đủ hơn, cho học sinh gốc Bắc (cuốn này chỉ ghi và sắp với nhau những tiếng bắt đầu bằng phụ âm CH và TR; D Gi và R. S và X). Học sinh phải luôn luôn có những cuốn đó bên cạnh: trong khi làm bài, dù ở nhà hay ở lớp học, hễ gặp một từ ngờ ngợ là phải tra liền, tra trong những cuốn đó mau hơn các cuốn tự điển.


Các nhà in, các nhà xuất bản, các nhà báo cũng phải góp công nữa mới được. Phải sớm đào tạo một hạng thợ sắp chữ có sức học kha khá, phải mướn người giỏi chánh tả, như một số nhà xuất bản ở đây đă làm. Chẳng hạn nhan đề cuốn Giông tố của Vũ Trọng Phụng nên sửa lại là Dông tố, nếu không học sinh và cả hạng người lớn như tôi nữa, cũng quen mắt, quen tay rồi viết là giông tố.


Trong năm việc tôi mới đề nghị: dạy Việt ngữ cho có hệ thống, điển chế văn tự, in tự vị chánh tả bỏ túi, sửa chánh tả các tác phẩm tiền chiến, đào tạo thợ sắp chữ, th́ bốn việc trên có thể bắt tay làm ngay được, duy có việc đào tạo thợ sắp chữ là phải đợi cho hết chiến tranh đă. V́ hiện nay, thợ từ 18 tuổi phải nhập ngũ hết, các em 14, 15 tuổi học nghề chỉ cốt kiếm tiền trong vài ba năm rồi lại lo phải nhập ngũ, không yên tâm mà trao giồi nghề của ḿnh. Ai cũng chỉ nghĩ chuyện ăn xổi ở th́.

Mà hết chiến tranh, t́nh trạng chánh tả cũng chỉ tiến chậm thôi. Đó là chứng bệnh chung của các nước theo chế độ dân chủ Tây phương. Chúng ta quen theo con đường dài, không dám dùng con đường tắt, cho nên bất ḱ ngành hoạt động nào, chúng ta cứ tiến được hai bước lại lùi mất một bước rưỡi. Nếu cuối thế kỉ này, tất cả các sách báo của ta gần sạch lỗi chánh tả như sách báo Pháp chẳng hạn th́ tôi cho là cũng đáng mừng rồi đấy.

Saigon ngày 27-8-1968.


Chú thích:


[1] Tạm dịch ba câu đối thoại ở trên: - Tại sao hôm qua tṛ vắng mặt? – Tại v́ con đau. – Không, tṛ chẳng đau ǵ nữa cả.

[2] Sách Xuân Thu Tả truyên chép một người nước Kỷ lo trời sập (Ưu thiên – lo trời).

[3] Có lẽ do lỗi in ấn. Trong cuốn Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười (Nxb Văn hoá Thông tin, năm 2002, trang 124) ghi tên tờ báo này là “Tin Điển”.

[4] Của Nguyễn Văn Mai, Sài G̣n, 1912. (Theo bài Khái quát về sự h́nh thành và phát triển của Việt ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp đăng trên website Ngôn ngữ).

[5] Xuất bản năm 1931 (Theo Nguyễn Thiện Giáp, bài đă dẫn).

[6] Tức Đại Nam quấc âm tự vị của Húnh Tịnh Paulus Của. Tập I ấn hành năm 1895, Tập II ấn hành năm 1896.

[7] Chánh tả Việt ngữ xuất bản năm 1951, Việt ngữ chánh tả tự vị xuất bản năm 1959.