PDA

View Full Version : Hỏi, đáp về thơ đường


kehotro
28-03-11, 10:52 AM
Vừa qua, KHT đọc một số bài thơ và cảm thấy ở hai cặp đối thường thì cùng nâng hay cùng dìm. Nhưng có những bài thơ, mà trong cùng cặp đối lại tương nghịch chứ không đồng. chẳng hạn như những bài thơ sau:

NỖI LÒNG

Thương người lạc lõng giữa chiều hoang
Để những niềm yêu rục xếp hàng
Bánh rượu thơm nồng... quên hiếu tử
Cau trầu đượm thắm... lụy tình lang
Chim lành mến tổ vì quen lối
Ngựa chứng nhờn truông bởi thuộc đàng
Nghẹn thắt bìa tim trò thế tục
Đôi dòng huyết lệ tiễn mùa sang.

VMT 25/03/2011

SẮC TÌNH

Màu sắc tơ duyên hỏi thấy gì
Trao lời ước hẹn để làm chi
Thương hoài một kiếp nghe sao lạ
Nhớ mãi ngàn năm nghĩ thật kỳ
Rạo rực vui mừng khi mộng đến
Ngậm ngùi xót tủi lúc tình đi
Trang thư giấy trắng dần loang đỏ
Hạnh phúc nồng say cũng có thì

Ngọc Minh

Vấn thầy

Chả biết tìm đâu chúc thọ thầy
Cơ trời chỉ lối gặp đâu đây
Bao ngày vắng bóng lòng khô héo
Một phút hay tin lệ chảy đầy
Bỏ lúc mong người nơi góc biển
Cho bù nhớ kẻ ở chân mây
Lời xưa khai sáng đời u tối
Khắc cốt ơn sâu dáng hạc gầy

Vancali 2.9.11



Ở những cặp tô đỏ ta thấy có sự tương phản. Đọc những đoạn ấy, có cảm giác thích thú hơn khi đọc cả hai cặp đều thuận nhau. Vì nếu cả hai cặp đều như vậy khi đọc sẽ cảm thấy hơi trùng lặp. Không biết cảm giác này có đúng không? Và xin hỏi có cách nào để khi làm một bài thơ đường mà tạo được cặp đối nghịch như vậy?

Xin cám ơn

VỀ MIỀN TRUNG
28-03-11, 11:21 AM
Phép đối trong thơ Đường vốn dĩ tự nhiên nó đã thế. Thường trong 2 cặp Thực, nặng về miêu tả, người ta đối liệt kê hai hay nhiều việc, nhiều vật đi liền nhau. Trong các cặp luận thiên về tình, luận giải thường hay có logic (Nếu - Thì, Trước - Sau...)
Như trong cặp đối mà của VMT mà anh tô đỏ, tôi đang nói đến một người. Khi tốt là con chim lành vì mến tổ. Lúc xấu thì là con ngựa chứng bởi quen nòi rồi.
Việc dùng nhiều từ khác nhau nhưng chỉ nói lên một vật, một việc được coi là Hiệp Chưởng. (Một dạng bệnh nên tránh trong Đường Luật)

kehotro
28-03-11, 11:39 AM
Rất cảm ơn Về Miền Trung đã giải thích tận tình. Như vậy trong bài thơ khi đọc có cả xấu lẫn tốt. Có thưởng có phạt, có trước có sau. Cảm thấy thơ mang tính đời hơn, thật hơn. Và như vậy, khi đọc cảm giác cũng thích hơn.