PDA

View Full Version : Trăng đâu c̣n chỉ của riêng anh


Nắng Xuân
09-04-11, 09:08 AM
TRĂNG ĐÂU C̉N CHỈ CỦA RIÊNG ANH

(Cảm nhận về tập thơ “Thời trăng cũ” của Lâm Tẻn Cuôi)

Trên đường từ cơ quan về, tôi tranh thủ ghé Hội Văn học–Nghệ thuật Cần Thơ gửi bài cho Tạp chí số tới. Thật bất ngờ khi nhận được tập thơ “Về miền hoa nắng” (xuất bản tháng 01/2005) của một tác giả Bạc Liêu chưa quen biết có cái tên giản dị mà mới nghe khó có thể nhắc lại đúng từng vần, anh Lâm Tẻn Cuôi (LTC). Từ đó đến nay, anh liên tiếp cho ra đời “Tiếng hát học tṛ” (tháng 01/2006) và “Thời trăng cũ” (tháng 07/2006). Riêng tập thơ mới nhất này, anh mang tới tận nơi để tặng cho anh em văn nghệ sĩ Cần Thơ. Duyên may thật sự cho tôi khi được quen biết một người anh, một người bạn văn chương nhiệt t́nh như anh! Thế là tôi không thể ngăn nổi ḷng ḿnh để vẫn thường ghé anh chia sẻ mỗi khi có dịp công tác dừng chân tại thị xă nhỏ bé miệt biển nơi anh đang sống. Lần nào anh cũng tiếp đón rất niềm nở, nhiệt thành.

Sinh ra và lớn lên tại Giá Rai–Bạc Liêu, anh Cuôi (tên thật là Lâm Trấn Khê) là con út trong một gia đ́nh hai con, được cha mẹ nuông chiều, yêu thương hết mực. Một cơn sốt bại liệt hành hạ đă khiến cho đôi chân anh hoàn toàn tê bại khi anh mới vừa 4 tuổi đầu, cướp đi của anh tuổi thơ huy hoàng đầy tràn bao mộng ước tương lai. Thế nhưng không nản chí, anh đă dũng cảm vươn lên bằng nghị lực phi thường, cùng sự trợ giúp đắc lực của chiếc xe lăn và những người thân, anh đă tự chiến thắng bệnh tật và sống hết ḿnh với những hoài băo say sưa. Khi đă trở nên một doanh nhân thành công trên thương trường, anh càng có điều kiện để đến với thơ ca, ước mơ ấp ủ từ những ngày đầu tiên đến lớp.

Những năm tháng phấn đấu để có thể đi học cũng có thể coi là một nghị lực. Hàng ngày, người ta vẫn thấy người anh (Lâm Trấn B́nh) cần mẫn đạp xe, chêm nệm gối lót để chở người em (Lâm Tẻn Cuôi) đến trường. Cố gắng ấy và t́nh cảm ấy của hai anh em nhà họ Lâm cũng chỉ giúp anh học hết cấp I (nay là Phổ thông cơ sở) v́ muốn học lên th́ phải đi xa. May sao, trời không phụ ḷng người, để đời anh luôn có những cơ duyên tưởng như huyền thoại. Giữa lúc tưởng như tuyệt vọng th́ có một “cô tiên” hiện ra. Đó là một cô giáo có tấm ḷng vàng không hề quản ngại dành thời giờ đến nhà tận t́nh hướng dẫn anh theo đuổi hết chương tŕnh Phổ thông cơ sở (cấp II), rồi Phổ thông trung học (cấp III). Một trong những cơ duyên khác là người bạn đời lư tưởng, “cô Tấm” của ḷng anh, người vợ hiền, chị Vơ Thị Tuyết Mai.

Có thể nói thơ đối với Lâm Tẻn Cuôi chính là mạch sống. Những bài thơ của anh xuất hiện ngày càng nhiều trên các báo và tạp chí ở Đồng bằng. Đă có tác giả viết về cuộc đời anh, ngợi ca nghị lực của anh, nhiều người viết về thơ anh, cho nên tôi sẽ là kẻ hết sức nhàm nếu như chỉ lặp lại những ǵ người đi trước đă viết. So với tên tuổi họ, những cây viết có tầm vóc như: nhà thơ Nguyễn Bá, nhà thơ Lê Chí, nhà văn Ngọc Phượng, nhà báo Hoài Phương, tác giả Tôn Thất Lang,… th́ tôi chỉ là đứa em út tập tễnh bước đi chưa vững. Ư định viết về tập thơ “Thời trăng cũ” của anh cũng đă manh nha trong tôi ngay khi nhận được tập thơ qua chị Dạ Minh do tác giả nhờ chuyển với lời đề tặng trân trọng. Thế mà phải đến tận hôm nay, tôi mới có thời gian ngồi nghiền ngẫm thật kỹ tập thơ để trả món nợ t́nh tri kỷ của người bạn văn chương mà tôi vô cùng mến phục.

Bốn mươi ba bài thơ lục bát mượt mà như những câu ca dao hay làn điệu dân ca miệt biển viết về những tháng năm kỷ niệm học tṛ. Phần nội dung chính của tập thơ được tŕnh bày gọn ghẽ trên 85 trang, không kể Lời giới thiệu của nhà văn Ngọc Phượng và phần Phụ bản in những bài thơ trong tập thơ đă được phổ nhạc. Có lẽ với những người Việt Nam ở xứ quê, t́nh yêu văn chương thấm qua nhưng lời hát ru từ khi c̣n trong bụng mẹ để mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần cứ tự nhiên trào ra như nước triều nổi nênh với những mảng t́nh quê chân chất:
“Trăm năm gió dập mưa d́u
Nét xưa cây cỏ ít nhiều hoang sơ
Đất thiêng lắng đọng ngàn xưa
Trơ trơ tuế nguyệt đến giờ c̣n đây!”
(Bên lầu Công tử–tr.10)

Người ta thường vẫn nói “gió mưa” cùng với “dập d́u”, LTC đă thổi một nghệ thuật mới vào cho thơ để nghe “gió dập mưa d́u” đan xen như nhập vai vào nhân vật người xưa đang khó nhọc đi trong mưa, ngược chiều gió tạt.

“Tôi về lối ngơ thân quen
Bâng khuâng sóng nước trăm miền ngược xuôi
Nhịp đời bươn chải muôn nơi
Dừng chân ḷng có thương vời Bạc Liêu!”
(Bên lầu Công tử–tr.11)
Dễ dàng nhận ra ở đây có ḍng nhắn nhủ của người Bạc Liêu ư nhị dành cho khách. Hỏi mà không đợi bạn trả lời, yêu cầu mà không cần nghe đáp lời chấp thuận, bởi v́ có khó ǵ đâu mà không biết “t́nh trong như đă”.

T́nh yêu từ thuở ấu thơ đối với mảnh đất cắt rốn chôn nhau, nơi đă sinh ra, nuôi dưỡng và khắc ghi cho ta một thời để nhớ chắc chắn là tấm t́nh thiêng liêng, sâu lắng nhất. Tất nhiên, t́nh yêu quê hương vẫn thường được thi nhân gửi gắm vào mái trường, vào mùa xuân, vào con đường cũ thân quen, vào cỏ cây hoa lá, vào tiếng chim ca, vào những cánh diều, vào vầng trăng kỷ niệm hay kín đáo, ấp e sau bóng dáng mềm mại của một “nàng thơ”.
“Em đẹp lắm Bạc Liêu ơi,
Phố trưa nhịp bước sóng đôi tan trường”
(Em gái Bạc Liêu–trang 32)

Tuổi thơ ai chẳng có mái trường. Được đến trường đối với người khuyết tật, không chỉ là cả một sự nỗ lực vượt lên chính bản thân mà c̣n là khát khao cháy bỏng cùng với sự biết ơn sâu sắc những tấm ḷng của xă hội và người thân. Mái trường trong thơ LTC cũng dạt dào kỷ niệm, xốn xang những rung động tuổi học tṛ:
“Chân mây cánh mỏng chim về,
Bay ngang chốn cũ ước ǵ hỡi chim
Tôi buồn như cỏ dại mềm
Lả trong ngọn gió bên thềm trường xưa”
(Bên thềm trường xưa–tr.13)
Chữ “Lả” anh dùng quả là xuất sắc, một sự chắt lọc tinh tường, hay tuyệt, khó có thể dùng chữ nào khác để diễn tả thành công hơn thế.
Mùa xuân đối với LTC hơi khác so với nhiều nghệ sĩ khác. Với nhiều người mùa xuân là sức xuân, là lộc xuân trỗi dậy khoác màu xanh non lá mới. Xuân về lại nhắc anh bồi hồi hoài cổ:
“Bên thềm phố cổ bồn chồn
Dấu chân mở đất thoáng hồn tha phương
Mắt hoài dơi bóng chiều hôm
Cảm thương bao nỗi phong sương chẳng sờn!
Bao đời chân lấm bùn non
Lắng trầm dấu tích ru hồn bến sông”
(Cảm nhận xuân–tr.15)
Nếu là tôi, tôi sẽ chọn “bấy nỗi” thay chữ “bao” anh dùng v́ nó mông lung quá. Chữ “bấy” sẽ đắt hơn v́ nó gần như khái quát được rơ hơn về sự gian truân, vất vả của người xưa, hơn nữa chữ “bao” dùng ở câu sau sẽ không bị điệp từ.

Nói về hoa, ta có thể so sánh, liên tưởng tập thơ này với một vườn hoa, rất nhiều loài hoa đua nhau rộ nở trong thơ của LTC. Hoa của đất trời, của ḷng người và hoa chỉ có trong những kỷ niệm riêng tư. Đó là hương ngọc lan xưa “vẫn thầm rưng rưng…” măi (Chiều qua ngơ ngọc lan–tr.23). Đó là mai vàng nở muộn như tiếc hùi hụi về một kỷ niệm “xa xăm” (Lập đông–tr.48). C̣n rất nhiều loài hoa lóng lánh sắc màu và ngan ngát thơm hương tương tự như vậy nữa trong tập thơ của anh. Đó là hoa của những tṛ chơi “nhà cḥi”, “cài tóc”, “hoa chuyền” thời thơ dại; “hoa trắng muốt” tuổi học đường; “hoa hồng” ngày cưới; “hoa chiều tím” lúc sang ngang (Hái hoa–tr.34). Anh đă khéo léo mường tượng gắn “tuổi” vào cho mỗi loài hoa. Đó chính là nét riêng độc đáo trong thơ anh.

“Tôi t́m trong nắng ban trưa
Hoa em cánh phượng hè xưa giă từ
Phượng buồn ai đứng chờ mưa
Ai ru hồn nhớ mà chưa dám chào”
(Hoa học tṛ–tr.37)
“Hoa học tṛ” đây sao? Loài hoa mang đậm dấu ấn tuổi học đường của mọi thế hệ nhất luôn là hoa phượng. Học tṛ đợi mùa hoa phượng đến để được vui chơi thỏa thích, sau những tháng ngày học hành vất vả. Thế nhưng khi mùa hoa thực sự đang về th́ họ lại bâng khuâng nỗi buồn sắp sửa chia ly. Có rất nhiều bài LTC nhắc về hoa phượng. Bài nào cũng nao nao kỷ niệm:
“Tôi đi dưới nắng trưa hè
Nhặt hoa phượng đỏ bên lề mộng xưa
Em từ gió nhặt mưa thưa
Phượng không c̣n trổ niềm mơ thuở nào”
(Nhặt cánh hoa tàn–tr.61)

“Ngày xưa mắt phượng mông lung
Ngày xưa tóc phượng rũ ươm nắng vàng
Ngày xưa bóng phượng rỡ ràng
Tôi cùng chiếc lá lỡ làng hè xưa…”
(Nhớ “Phượng ơi!”–tr.68)

Thấp thoáng đây đó trong thơ LTC là một chút xao ḷng, lắng đọng khi đi qua một miền đất lạ, ngẩn ngơ giữa “Một vùng sinh thái giữa trời quê hương” (Chiều Mỹ Khánh–tr.21); “Nghe câu ca Huế mà xiêu cả hồn” (Đêm ca Huế–tr.26)… Anh thật sự sẻ chia, chua xót trước những nghịch cảnh đày đọa lên những mảnh đời trẻ thơ trong trắng, để phải thét lên căm phẫn:
“Thạch Sanh cứu nạn đâu rồi
Chém cho sạch lũ thú-người chằn tinh!"
(Xót xa–tr.95)

Một khía cạnh khác, trăn trở, đớn đau trước những hành động phá hoại rừng, anh nhẹ nhàng dẫn ra những cứ liệu thuyết phục và kết bằng một câu bỏ ngỏ, mặc cho người ta tự nghĩ suy trước khi quyết định sẽ làm ǵ:
“Mai kia rừng sẽ hoang tàn
Ch́m trong dĩ văng hay tràm lại xanh”
(Cháy rừng–tr.17)

“Thời trăng cũ” có lẽ là bài thơ tâm đắc nhất của tác giả! Lư do này rất có cơ sở để giải thích tại sao anh lấy “Thời trăng cũ” để đặt tên cho cả tập thơ. “Trăng cũ” chính là vầng trăng kỷ niệm, thuở trước chứng nhân c̣n bây giờ thay thế cho “nỗi nhớ người xưa” như thể “dấu chấm lửng lơ” để nuối tiếc một điều thầm kín chưa kịp ngỏ. Sự nhút nhát, vụng về đến ngây thơ, trong sáng đă làm dở dang một chuyện t́nh để khi “ván đóng thuyền rồi” (ca dao), th́ thốt ra một câu “Thực ra chẳng có ǵ đâu” (tr.79) ngớ ngẩn như là sự rỉ máu của con tim vậy:
“Phải chăng có chút hao gầy
Ru từng phiến nhớ tháng ngày đong đưa
Trăng dường dấu chấm lửng lơ
Cứ chờ nỗi nhớ người xưa t́m về”
(Thời trăng cũ–tr.80)
Giá như không có một chút chênh vần ở câu:
“Thế là ta cứ ngập ngừng
Đến khi ngoảnh lại đă buồn chân mây”
Giá như anh sử dụng “hết cùng so dây” hay “lưng chừng chân mây” th́ có lẽ vừa đẹp lư, đẹp t́nh và rơ nghĩa hơn chăng? Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ nông nổi của tôi. Có những chuyện chỉ người trong cuộc mới rơ. Hăy để chính tác giả chiêm nghiệm nỗi “buồn chân mây” của anh. Bởi v́ tác phẩm cũng như cuộc đời, nếu tất cả đều tṛn trịa, th́ khái niệm về cụm từ “Giá như” sẽ trở nên vô nghĩa và quá khứ chẳng c̣n ǵ đáng để cho ta hoài niệm.

Tôi không có tham vọng nắm bắt hết những cái hay, cái mới, hoặc những ǵ chưa thành công riêng trong tập thơ này của LTC v́ khuôn khổ của bài viết và cũng v́ tay nghề viết lách c̣n non nớt, chỉ mong thẳng thắn nói hết những ǵ tôi biết như một t́nh cảm chân thành của một người bạn, người em của anh. Không biết có một sự ngẫu nhiên hay là ư muốn của tác giả để đa số các bài thơ lục bát đều 16 câu, vừa đủ dung lượng thông thường cho một bài hát, không cần phải dàn trải hay cắt xén khi phổ nhạc cho thơ anh. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể có tác dụng không như ư là để lại sự đơn điệu, thiếu hấp dẫn cho một số bạn đọc.

Như tôi đă giới thiệu ở phần đầu, LTC không chỉ thành công trên thi đàn mà anh c̣n là một nhà doanh nghiệp thành đạt. Nhà thơ Lê Chí đă thật sự xúc động khi cầm bút viết trong lời đề tựa cho cuốn “Về miền hoa nắng” của anh: “Bản thân anh là một bản trường ca thấm đẫm buồn vui”. Không chỉ có thế, với riêng tôi, anh thật sự c̣n là người anh hùng, là một tấm gương sáng đầy thi vị, là một bức họa sống động, hài ḥa màu sắc về một cuộc đời chứa chan t́nh yêu và tràn trề nghị lực sống. Cám ơn anh về sự đóng góp của anh cho đời và cho thơ. “Thời trăng cũ” đă đi vào cuộc sống văn nghệ ở Đồng bằng sông Cửu Long thời mở cửa nên bây giờ trăng đâu c̣n là chỉ của riêng anh!

Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2006
N.X.