PDA

View Full Version : Phép đặt tên cho con


VỀ MIỀN TRUNG
14-04-11, 08:41 PM
I. ĐÔI ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG VIỆC ĐẶT TÊN
A. Phạm húy:
Khi đặt tên cho con cái, nếu không nắm chắc nên tham vấn các cụ cao niên, các bậc trưởng phụ để tránh tên các cụ tổ, nhất là các cụ tổ giòng đích.
B. Tông hệ:
Tùy theo chế độ phụ hệ hay mẫu hệ của bộ lạc, sắc tộc, giòng họ mà con cái mang họ cha hoặc họ mẹ. Không thể có cha họ Lê, mẹ họ Dương mà con lại mang họ Đinh.
Bởi vậy, khi đặt tên cho con, nên đặt tên cho con theo họ cha hoặc theo họ mẹ. Những trường hợp không được đặt đúng, lại không có ý chỉnh sửa cho đúng, được coi như là tự ý bỏ tộc họ.
C. Tính hợp nhất:
Nhiều tên thoạt nghe rất hay, nhưng ghép lại với họ thì trở thành nghĩa xấu, nghĩa không tốt, nghĩa tục…
Ví dụ: 1. Có anh tên là Đức, họ là Tôn Thất
2. Có anh tên Mai, họ là Nguyễn Giang
(Nhiều cô gái rất xinh, nhưng cũng có những cái tên rất…(!). Ví dụ: Thu Cúc, Giáng Hương, Thu Khoa, Nguyệt Hoa… nhiều anh cũng điển trai chỉ tội có cái tên Du Thái, Khái Đông…)
Vậy cho nên, khi chọn được tên hay rồi, phải xem lại có hợp nhất với chữ lót chưa, với họ chưa. Trở lại chuyện anh tên Mai, có người anh ruột tên là Hồ (Nguyễn Giang Hồ).
II. NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN:
1. Hy vọng con cái có đức tính tốt, thành đạt:
Ai làm cha, làm mẹ mà lại muốn con cái mình trở nên hư đốn, bất tài. Những mơ ước, những hy vọng đã bắt nguồn như thế đấy.
(Tham khảo: Thông Minh, Thành Đạt, Thành Công, Thành Danh, Đắc Lộc, Tấn Tài, Phú Quý, Hiền Lành . . . .)
2. Đặt tên theo câu chữ:
Khi đã định được một câu chữ gì rồi, thì sinh con ra liền đặt cho chúng, bất luận là nam hay nữ. Khi các tên này ghép lại thì thật tuyệt vời:
Ví Dụ: NHẤT – ĐỊNH – THẮNG – LỢI
TRUNG – TÂM – KIỂU – MẪU
3. Đặt tên theo phụ âm đầu:
Nhiều gia đình có tới 5 đến 7 anh em đều lấy chung một phụ âm đầu:
HÒA – HẰNG – HIỀN – HUY – HẢI – HỒ – HƯƠNG …
4. Đặt tên theo trường phái hoặc lĩnh vực:
HẢI – HÀ – SƠN – LÂM- (Thiên nhiên)
HỒNG – CÚC – LAN – MAI – HUỆ (Hoa)
5. Đặt tên để nhớ đến một người khác:
Nhiều vợ chồng không biết đặt tên cho con, bèn lấy tên bạn bè, người quen, ân nhân để đặt cho chúng, nhằm nhớ đến những người này luôn. Được như thế thì cũng tốt. Nhưng đừng nên lấy tên người yêu cũ mà đặt th́ sau này cũng phiền.

VỀ MIỀN TRUNG
14-04-11, 08:42 PM
6. Đặt tên theo tuổi cầm tinh:
Cách đặt tên này rất đơn giản, lấy tên con vật cầm tinh của năm sinh con mà đặt: TÝ, SỬU, DẦN, MÃO (Mẹo), THÌN, TỴ, NGỌ, MÙI, THÂN, DẬU, TUẤT, HỢI. Thậm chí có người còn giữ nguyên cả can chi.
7. Đặt tên theo thứ:
Một cách đặt tên cho con cũng thuộc loại quá đơn giản là đặt tên theo thứ tự sinh trong gia đình: thằng Cả, con Hai, thằng Tư, thằng Tám… Người Miền Nam thường hay đặt tên cho con theo kiểu này.
8. Đặt tên con bằng tên mùa:
XUÂN – HẠ – THU – ĐÔNG
9. Đặt tên theo tên các quốc gia lớn trên thế giới:
MỸ – NGA – ANH – PHÁP – ĐỨC
10. Đặt tên theo giới tính:
Giới tính không chỉ được phân biệt qua bản thể, phong cách, ngôn ngữ, giọng nói, trang phục… mà còn được phân biệt qua cách đặt tên.
Ví dụ muốn đặt tên cho con là Hoàng, con là nam thì Huy Hoàng, Mạnh Hoàng, Đức Hoàng… con là nữ thì là Mỹ Hoàng, Kim Hoàng…
11. Đặt tên theo nguồn gốc:
Trong một vài trường hợp, nếu quý vị gặp và nghe giới thiệu tên của những người mà tôi định nói tới đây thì vừa thương cảm, vừa buồn cười cho những cái tên mà họ mang. Họ là Nguyễn Thị Mỹ Lai, là Lê Tây, là Phạm Viễn Chinh, là Trần Lê Dương… tóc họ xoăn, hoe, mũi hơi cao, mắt hơi xanh… Đơn giản họ là những người con lai của tụi mũi lỏ, mắt xanh.
12. Đặt tên để nhớ cố hương:
Chiến tranh loạn lạc, biết bao gia đình sơ tán. Kẻ mất chồng, người lạc vợ… nỗi đau thương lấy gì bù đắp nổi. Những đứa con xa xứ luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm về quê cha đất tổ. Họ đặt tên cho con cái theo địa danh xưa. Người Bắc vào Nam sinh sống thường đặt tên con bằng những địa danh miền Bắc, và ngược lại. Những cái tên như Nha Trang, Nam Định, Thanh Hóa, TRƯỜNG SƠN, BÌNH DƯƠNG… càng ngày càng hay gặp.

VỀ MIỀN TRUNG
14-04-11, 08:43 PM
13. Đặt tên con theo sự cố ngẫu nhiên:
Sinh con vào các ngày lễ liền đặt tên là Quốc Khánh, Giải Phóng, Thống Nhất, Độc Lập…
14. Đặt tên theo khuyết tật bẩm sinh:
Thật cũng đáng nói, khuyết tật đôi khi lại trở thành một tên riêng cho những đứa trẻ đã bất hạnh từ khi mới hình thành. (DƯ, THỪA...)
15. Đặt chung tên:
Một nhà nọ có năm cậu con trai đều tên là Linh, chỉ khác nhau là chữ lót: Di Linh, Vĩnh Linh, Hoàng Linh, Bá Linh và Ngọc Linh. Nhà khác có bốn chị em đều là Hằng: Thanh Hằng, Tuyết Hằng, Diệu Hằng.
Một hiện tượng gần giống như trên là lấy chữ lót đứa này đặt tên đứa kia, tạo thành một chuỗi móc xích: Thùy Linh, Đan Thùy, Ngọc Đan, Bích Ngọc…
16. Đặt tên con để tỏ ý nguyện của chính mình:
Chúng là Hướng Thiện, Chính Đạo, Thiện Tâm, Chính Sách… và còn nhiều nữa. Các bậc cha mẹ rõ ràng đã ý thức được việc làm sai trái của mình và đang cố gắng để thể hiện giấc mơ hoàn lương.
17. Đặt tên xấu để tránh ma quỷ:
Trình độ văn hóa quá thấp, cộng với những niềm tin mù quáng, nhiều người cho rằng việc mình chọn cho con mình một cái tên đẹp sẽ là món mồi ngon cho ma quỷ. (Chó, Băi, Tủm)
Gần đây, ngay giữa thị xã nhộn nhịp này vẫn có người đăng ký tên khai sinh cho con là Nguyễn Giăng Khủm. Thì ra, người mẹ không biết chữ để ghi, bèn đọc cho văn thư. Bà ấy là dân Quảng Nam nên đọc chữ NGUYỄN VĂN KHẢM mà văn thư lại nghe ra như thế. Đùa chút chơi, nhưng mà lại là chuyện thật. Quý vị có đi đăng ký khai sinh, xin kiểm tra lại giấy cẩn thận trước khi đút vào … túi.
18. Đặt tên theo phiên âm ngoại ngữ:
Một vài bậc làm cha, làm mẹ muốn chứng tỏ ta đây có biết chút chữ nghĩa, có ngoại ngữ… nên đã đặt cho con những cái tên nghe rất Tây. (SU, QUIN, KINH...)
Có nhiều cách đặt tên cho con, tôi chỉ xin đưa ra một số cách mang tính phổ biến. Đặt tên là chuyện không khó, nhưng đặt cho đúng phép, đúng chữ, tên hay mới là chuyện cực kỳ khó. Hy vọng rằng, bài viết này góp thêm cho quý vị về một góc nhìn ngôn ngữ để tiện bề lựa chọn tên cho con, cho cháu mình.