PDA

View Full Version : Tác giả bài thơ Khóc Bằng Phi không phải là vua Tự Đức - Phan Thuận An


phale
20-04-11, 10:49 AM
“Khóc Bằng phi” hay “Khóc Thị Bằng” là một bài thơ nổi tiếng xưa nay, nhưng tác giả của nó là ai th́ chưa được xác minh một cách cụ thể. Người ta thường cho rằng bài thơ trữ t́nh này là do vua Tự Đức (1848-1883) làm ra để thương tiếc một bà cung phi tên là Thị Bằng c̣n rất trẻ đẹp nhưng chết sớm. Tuy nhiên, sử sách chính thống của triều Nguyễn cũng như một số tư liệu khác từ trước đến nay đều không cho phép nói như thế. Vậy tác giả của bài thơ ấy là ai? Chúng tôi xin nêu vấn đề này ra để t́m hiểu và mong các nhà nghiên cứu văn học sử t́m ra được tác giả đích thực của bài thơ:

Khóc Bằng Phi

Ới Thị Bằng ơi đă mất rồi!
Ới t́nh, ới nghĩa, ới duyên ôi!
Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,
Sớm ngơ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
Đập cổ kính ra, t́m lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi.
Mối t́nh muốn dứt càng thêm bận,
Măi măi theo hoài cứ chẳng thôi.

Đây là một bài thơ Nôm có giá trị văn chương rất cao, kể cả về h́nh thức lẫn nội dung. Lăng mạn nhất là ở hai câu luận (câu 5-6) với ư tứ cực kỳ mới mẻ và táo bạo: v́ quá nhớ thương nên đập vỡ tấm gương mà nàng đă từng soi để mong thấy lại được h́nh ảnh của nàng trong đó, và xếp chiếc áo cũ mà nàng đă từng mặc, đem cất kỹ để thỉnh thoảng giở ra để thưởng thức lại dư hương. Theo sách “Nam phong giải trào” của Trần Danh án, Ngô Đ́nh Thái và Trần Doăn Giác (thế kỷ XVIII-XIX) được khắc in vào năm 1910 (1) th́ hai câu thơ này đă lặp lại phần lớn các từ ngữ ở hai câu trong một bài thơ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798):

“Đập mảnh gương ra t́m lấy bóng,
Xếp manh áo lại để dành hơi” (2).

Trong 14 chữ ấy, tác giả sau chỉ thay thế 4 chữ của tác giả trước: đổi “mảnh gương” ra “cổ kính” và thay “manh áo” thành “tàn y”. Văn phong trở nên bay bướm và hoa mỹ hơn.

Sở dĩ trong hơn 70 năm qua, người ta thường gắn bài thơ “Khóc Bằng phi” với vua Dực Tông Anh Hoàng đế (tức là vua Tự Đức) có lẽ v́ các lư do sau:

- Phần lớn lời thơ, cũng như nhan đề của tác phẩm, hiểu theo nghĩa thông thường và nhận thức theo cảm tính, rơ ràng là của một ông vua viết cho một nàng cung phi vừa qua đời.
- Vua Tự Đức là một ông vua giỏi về thơ văn, từng biên soạn khá nhiều tập sách bằng chữ Hán và chữ Nôm, như “Ngự chế thi văn tập”, “Ngự chế Việt sử Tổng vịnh tập”, “Luận ngữ diễn ca”, “Tự học giải nghĩa ca”, và cũng đă làm hơn 100 bài thơ Nôm.
- Lúc sinh thời, trong nội cung của vị vua này, từng có đến hơn 100 bà phi tần. Dù không sinh được người con nào để nối ngôi (có lẽ v́ bệnh đậu mùa biến chứng), nhưng măi đến khi nhà vua thăng hà vào năm 1883, vẫn c̣n lại 103 bà vợ (femmes) (3).

Có lẽ v́ nghĩ như thế, cho nên, trong bộ “Từ điển văn học” gồm hai tập xuất bản tại Hà Nội vào hai năm 1983 và 1984, khi giới thiệu về “Nguyễn Hồng Nhậm” (tức là vua Tự Đức), tác giả Phạm Tú Châu đă kết luận rằng:
“Về phương diện văn học, dù sao Tự Đức vẫn được coi là một tác gia có khối lượng sáng tác đáng kể ở thế kỷ XIX. Thơ văn ông thể hiện bước nối tiếp và phát triển về nhiều thể loại như thơ, phú, ca, từ, truyện, lư luận văn học... Riêng về thơ t́nh, ông để lại bài thơ Nôm Khóc Bằng Phi nổi tiếng” (4).

Nói rằng “Khóc Bằng Phi” là bài “thơ t́nh” của vua Tự Đức, được xem như một sự khẳng định, nhưng, theo thiển ư, đây là một sự khẳng định thiếu căn cứ khoa học trong nghiên cứu văn học.

Vậy do đâu mà người ta đă đi đến nhận định thiếu sức thuyết phục như thế?

Thiết tưởng chúng ta cần truy nguyên bài thơ t́nh lăng mạn ấy đă xuất hiện trên sách báo chữ quốc ngữ từ bao giờ và do ai công bố.

Khi tra cứu các tài liệu đề cập đến và tuyển đăng thơ Nôm thế kỷ XIX, chúng tôi thấy quyển sách đầu tiên có đăng bài thơ “Khóc Bằng phi” dường như là “Chương Dân thi thoại” của Phan Khôi (1887-1959), được xuất bản lần đầu tại Huế vào năm 1936. Trong sách ấy, ông chỉ viết một câu rất ngắn gọn và đơn sơ rằng đây là “thơ ngự chế của đức Dực Tôn” (tức là vua Tự Đức), chứ không ghi xuất xứ bài thơ đă được lấy ra từ tư liệu cụ thể nào. Trong khi đó th́ ở “Lời đầu sách”, ông cho biết rằng 43 “tắc” (tức là đoạn) trong quyển sách đầu tiên này của ông là do ông tập hợp và chọn lọc từ các bài mà ông đă từng đăng trên các báo chí đương thời, chứ ông không nói là lấy ra từ một nguồn tư liệu cụ thể và đáng tin cậy nào cả. Và trong phần “Tiểu dẫn” ở dầu sách, ông c̣n thổ lộ rằng ông “chép ra quyển Thi thoại nầy để giúp vui cho các ngài [tức là độc giả] khi tửu hậu trà tiền” (5).

Thế nhưng 3 năm sau, tức là năm 1939, khi biên soạn quyển “Văn học Việt Nam”, nhà giáo Dương Quảng Hàm (1898-1946) liền đưa bài thơ ấy vào sách giáo khoa của ḿnh một cách chính thức và chú thích một cách vô tư rằng “Thị Bằng: tên một bà phi của vua Tự Đức” (6).
Chúng ta cần nhớ lại rằng trước đó 10 năm, tức là năm 1929, trong quyển “Việt Nam thi văn hợp tuyển”, ông chỉ chọn bài thơ Nôm tiêu biểu nhất của vua Tự Đức là bài “Ngẫu cảm” để in vào sách của ḿnh mà thôi. Nội dung bài thơ này như sau:

Sự đời ngẫm nghĩ, nghĩa mà ghê!
Sống gửi, rồi ra lại thác về.
Khôn dại cùng chung ba thước đất,
Giàu sang chưa chín một nồi kê.
Tranh giành trước mắt mây tan tác,
Đày đoạ sau thân núi nặng nề.
Muốn đến hỏi tiên, tiên chẳng bảo,
Gượng làm chút nữa để mà nghe (7).

Cũng cần biết thêm rằng khi biên soạn quyển “Việt Nam văn học sử yếu” vào năm 1914 tại Hà Nội, nhà giáo Dương Quảng Hàm đă dành ra một chương để đề cập đến “Các nhà viết văn Nôm về thế kỷ XIX”, trong đó, ông đă phân loại thơ văn chữ Nôm của vua Tự Đức thuộc về khuynh hướng đạo lư, chứ không phải khuynh hướng t́nh cảm (8).
Vả lại, trước đó 13 năm, trên Thần kinh Tạp chí (xuất bản tại Huế), số 10, tháng 5-1928, ở mục “Văn uyển” có dành ra một trang để đăng 3 bài thơ Nôm mà Ṭa soạn của Tạp chí cho là tiêu biểu nhất trong hơn 100 bài thơ Nôm của vua Tự Đức. Nhưng 3 bài đó mang nhan đề là Lên Khiêm cung, Khuyên học và Mừng đặng mưa, chứ không thấy có bài Khóc Bằng phi.

V́ 3 bài thơ này đă được đăng tải cách đây 80 năm (1928-2008), rất khó t́m, và cần so sánh văn phong cũng như cách dùng từ ngữ giữa chúng với bài Khóc Bằng phi, cho nên, chúng tôi xin dẫn lại dưới đây để làm tư liệu và để đối chiếu:

Lên Khiêm cung

Một phen một mới gọi tân cung,
Ước đă mười năm hỡi mối mong.
Sẵn thế núi non đà tạo lập,
Thêm h́nh điện các lại hào hùng.
Khắp đường cây rập cành xuân mát,
Vào cửa ḿnh quên nắng hạ nồng.
Khuyên kẻ theo đ̣i đừng sợ nhọc,
Đuôi rồng vin đặng lọ râu rồng.

Khuyên học

Tánh linh người vốn khác muôn loài,
Chẳng học sao mà đặng gọi người.
Xây mặt vào tường nào biết chuyện,
Cong lưng như nộm khéo trê đời.
Nên kim t́m khó siêng mài sắc,
Kiếm nẽo cho thông phải phát gai.
Sanh biết gắng hay rồi cũng một,
Thánh hiền cũng chúng khác ǵ ai.

Mừng đặng mưa

T́nh cơ may gặp trận mưa rào,
Thiên hạ vui mừng hẳn biết bao.
Thần núi ứng mây thêm đậm đậm,
Ơn trời rưới nước khắp ào ào.
Tràn đồng hột ngọc nhờ no đủ,
Một nhọt cân vàng khó ước ao.
Hai tháng tưởng cầu nay mới đặng,
Rằng thanh minh vơ tạc non cao (9).

Về mặt h́nh thức, chúng ta thấy ở cả 3 bài thơ đều có dùng một số từ ngữ thường gặp trong lời thơ từ thế kỷ XIX trở về trước, chẳng hạn như: đà, lọ, trê đời ..., và đặc biệt nhất là cả 3 bài đều có dùng từ “đặng”:

- Đuôi rồng vin đặng lọ râu rồng (Bài Lên Khiêm cung).
- Chẳng học sao mà đặng gọi người (Bài Khuyên học).
- Hai tháng tưởng cầu nay mới đặng (Bài Mừng đặng mưa).

Nếu 3 bài thờ này có những điểm giống nhau rơ rệt th́ xem ra lại có nhiều điểm khác biệt so với bài Khóc Bằng phi. Trong khi 3 bài ấy mang lời lẽ chất phác và thiếu điêu luyện, văn hoa, bay bướm th́ lời thơ bài này lại hầu như được gọt giũa từng câu từng chữ. Nhưng, chính vua Tự Đức đă từng nói: “Đại để, thơ của Trẫm phần nhiều là nhân cảm hứng phát ra, không có phù phiếm để cầu đẽo gọt” (Đại để, dư thi đa nhân cảm hứng nhi phát, bổn phi phiếm nhiên cầu công) (10), hoặc: “Làm thi văn tả ngay những điều do tâm can nghĩ ra, không gọt rũa” (11).

Có người cho rằng 4 từ “mưa hè, nắng chái, sớm ngơ, trưa sân” ở 2 câu thực trong bài Khóc Bằng phi đều mang nặng tính dân gian, chứ chẳng có vẻ ǵ là cung đ́nh và vương giả.
Hơn nữa, lúc sinh thời, học giả Bửu Kế (1914-1989) có cho biết rằng vào năm 1945, khi đang làm công tác văn khố tại Văn Thư Viện ở Huế, ông đă may mắn đọc được tập thơ Nôm của vua Tự Đức vốn được “trân tàng tại Nội Các” trong Đại Nội chuyển ra cùng với một số tài liệu quí báu khác. Đọc hơn 100 bài thơ Nôm ở tập thơ viết tay ấy, học giả Bửu Kế đă nhận ra hai điều. Một là, ông đọc rất kỹ nhưng vẫn không thấy bài Khóc Bằng phi. Hai là, những bài thơ Nôm trong đó (cũng như nhiều bài thơ chữ Hán của vua Tự Đức) đều chỉ nói đến đạo lư, lịch sử và tả cảnh, chứ không hề có bài nào mang nội dung t́nh cảm lăng mạn ướt át đối với t́nh yêu đàn bà con gái. Nhưng rất tiếc là “Tập thơ này đă bị mất trong trận chiến tranh Việt Pháp” (12) diễn ra ở Huế vào đầu tháng 2-1947.
Loại cứ liệu quan trọng và có sức thuyết phục hơn hết cần đưa ra để phủ nhận tác giả ấy của bài thơ là chính tư liệu do triều Nguyễn để lại.

Đọc những bộ chính sử của triều đại này nói chung, của thời Tự Đức nói riêng, như “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”, chúng ta không hề thấy có bà hoàng hậu hoặc phi tần nào mang danh hiệu là Bằng phi hay Thị Bằng cả.
Theo cách phân cấp và định danh cho tất cả các bà trong nội cung thời bấy giờ, họ được chia ra làm hai tầng bậc cách biệt nhau rất xa và rơ rệt: hậu và phi. Hậu là vợ chính của vua, c̣n gọi là Hoàng hậu. Phi là vợ thứ, vợ lẽ của vua, c̣n gọi chung là phi tần. Dưới thời Tự Đức (1848-1883), không có bà nào trong nội cung được phong là Hoàng hậu cả, chỉ có một bà được phong là Hoàng Quư phi. Địa vị Hoàng Quư phi đứng trên tất cả các bà phi tần khác trong cung và hàng ngày giữ trọng trách điều khiển, trông coi cả Lục viện. Cách định vị chức phận và thiết lập kỷ cương này đă bắt đầu có thừ thời Minh Mạng (1820-1840). Tất cả các bà ở đó đều đă được tổ chức một cách chặt chẽ. Tuy có sự khác nhau đôi chút về danh xưng dành cho các bà tuỳ theo từng thời điểm lịch sử, nhưng nh́n chung, từ thời Minh Mạng đến thời Tự Đức, ngoài bà Hoàng Quư phi ở địa vị quan trong nhất, tất cả các bà khác trong nội đ́nh đều được chia ra làm 9 bậc, gọi là “cửu giai”, cũng như các quan trong triều đ́nh được chia ra làm “cửu phẩm” vậy.

Quốc Sử Quán đă ghi rơ trong sách “Đại Nam thực lục” rằng vào tháng 5 năm Tự Đức thứ 3, tức là tháng 6-1850, nhà vua xuống dụ “định rơ thứ bậc ở Nội cung”. Theo tờ dụ này, “về Hoàng quư phi trở lên, đă có lệ sẵn”, c̣n từ phi tần trở xuống, th́ chia làm 9 bậc với các danh xưng và mỹ từ như sau:

1. Nhất giai phi: gồm Thuận phi, Thiện Phi, Nhă phi.
2. Nhị giai phi: gồm Cung phi, Cần phi, Chiêu phi.
3. Tam giai tần: gồm Khiêm tần, Thận tần, Nhân tần, Thái tần.
4. Tứ giai tần: gồm Khoan tần, Giai tần, Tuệ tần, Gián tần, Giản tần.
5. Ngũ giai tần: gồm Tĩnh tần, Cẩn tần, Tín tần, Uyển tần.
6. Lục giai: Tiệp dư.
7. Thất giai: Quư nhân.
8. Bát giai: Mỹ nhân.
9. Cửu giai: Tài nhân (13).

Riêng hàng phi trong 9 bậc ấy, đến tháng 12 năm Tự Đức thứ 14, tức là tháng 1-1862, Cần phi được đổi thành Đôn phi (14), và sau đó một tháng, Chiêu phi được đổi thành Mẫn phi (15) ...
Mặc dù trong thời gian tại vị, vua Tự Đức có đến hơn 100 bà vợ như đă nói, nhưng chỉ có rất ít bà trong số đó được phong đến hàng phi. Theo thông lệ của triều Nguyễn, con gái của các trọng thần, dù mới tiến cung cũng được xếp vào hàng tần hoặc hàng phi ngay, c̣n con gái của các quan lại cấp thấp hoặc con nhà dân dă tuyển chọn từ ngoài vào, dù đẹp người đẹp nết đến đâu, lúc mới nhập cung cũng phải liệt vào hàng “Cửu giai Tài nhân”, hoặc thậm chí chưa được xếp vào hàng đó nữa, gọ là “Tài nhân vị nhập giai”.

Ngay cả một người phụ nữ thông minh, có tài văn chương và được sủng ái đặc biệt như Nguyễn Thị Bích (1830-1909), con gái của Hộ lư Tổng đốc Thanh Hóa Nguyễn Nhược Sơn; nhập cung năm Tự Đức nguyên niên (1848), lúc mới 19 tuổi, cũng chỉ được liệt vào hàng Tài nhân vị nhập giai. Đến năm Tự Đức thứ 3 (1850), bà mới được phong làm Tài nhân, sau đó 10 năm (1860), được phong làm Mỹ nhân, rồi Quư nhân, và đến năm 1868, bà được tấn phong làm Tiệp dư. Cho đến cuối thời Tự Đức (1883), bà chỉ được phong ngang bậc đó. Bà là tác giả của tập thơ Nôm nổi tiếng “Hạnh Thục ca” kể về sự kiện thất thủ Kinh đô Huế năm 1885. Măi đến năm Thành Thái thứ 4 (1892), bà mới được phong làm “Tam giai lễ tần” (16), vẫn chưa đạt đến hàng phi.

Nay đọc lại sử sách triều Nguyễn, chúng ta thấy suốt thời Tự Đức, trong số các bà “phi tần trở xuống”, chỉ có 3 bà được phong lên hàng phi. Đó là bà Thiện phi, bà Học phi và bà Cung phi. Tất nhiên, đứng trên 3 bà phi ấy là bà Hoàng Quư phi ở địa vị đặc biệt. Xin tóm lược tiểu sử của cả 4 bà để thử t́m xem trong đó có bóng dáng của bà “Bằng phi” nào đó hay không.

1. Bà Hoàng Quư phi: Bà tên thật là Vũ Thị Duyên (c̣n có tên huư là Hài), sinh năm 1828, con gái của đại thần Vũ Xuân Cẩn. Bà được tuyển vào cung làm vợ vua Tự Đức từ năm 1843 khi nhà vua chưa lên ngôi. Sau khi vua đăng quang, năm 1848, bà được phong làm Cung tần, rồi lần lượt được thăng lên Cần phi (1850), Thuần phi (1860), Trung phi (1861). Đến năm 1870, bà mới được tấn phong làm Hoàng Quư phi (17). Bà là mẹ nuôi của “Hoàng trưởng dưỡng tử”Dục Đức (sau đó làm vua chỉ được 3 ngày th́ bị bức tử). Khi chết vào năm 1902, bà được triều đ́nh Thành Thái tặng thuỵ hiệu là Lệ Thiên Phụ Thánh Trang ư Thuận Hiếu Cần Thứ Ôn Từ Hiền Minh Tĩnh Thọ Anh Hoàng hậu. Miếu hiệu của bà là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (18). Như vậy, bà mất sau vua Tự Đức đến 19 năm (1883-1902). Việc than khóc thương tiếc nếu có th́ chỉ có việc bà khóc vua Tự Đức khi nhà vua thăng hà, chứ không có chuyện nhà vua khóc bà này.

2. Bà Thiện phi: Bà phi này tên thật là Nguyễn Thị Cẩm, thứ nữ của Hải An Kinh lược Đại thần kiêm Định An Tổng đốc Nguyễn Đ́nh Tân (1798-1873). Ông người huyện Quảng Điền, đậu Hương tiến (Cử nhân), làm quan từ thời Minh Mạng. Đến thời Tự Đức, dù ông là một đại thần có công, nhưng v́ “con ông là Đ́nh Cán cùng công tử Hồng Tập mưu làm trái phép, Đ́nh Tân tri t́nh mà dung túng ẩn nặc, bị nghĩ tội “trượng đồ”. Sau được vua gia ân cho khai phục Hồng lô Tự khanh rồi mất, truy tặng Lễ bộ Thượng thư” (19). Từ Cung tần, bà Nguyễn Thị Cẩm được phong làm Chiêu phi vào năm 1860, rồi sau đó được tấn phong làm Thiện phi (20).

3. Bà Học phi: Bà tên thật là Nguyễn Thị Hương, người gốc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1870, theo lệnh vua Tự Đức, bà nhận công tử Nguyễn Phúc Ưng Hỗ (con của Kiên Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Cai: 1845-1876) bấy giờ mới 2 tuổi làm con nuôi (cho nhà vua). Về sau, vị Hoàng dưỡng tử này lên ngôi với niên hiệu Kiến Phúc (1884).

4. Bà Cung phi: Bà mang họ Lê, thường được gọi là Lê Thị Cung phi. Từ Thận tần, bà được tấn phong làm Cung phi vào tháng giêng năm Tự Đức thứ 13, tức là tháng 1-1860 (21).

Xem đó th́ thấy, trong số các bà vợ thuộc hàng phi của vua Tự Đức, không hề có bà nào mang danh hiệu là Bằng phi cả.
Lúc c̣n tại thế, nhà thơ Phan Văn Dật (1909-1987), một người Huế hiểu biết nhiều về lịch sử và thơ văn triều Nguyễn, cũng đă phủ nhận bài “Khóc Bằng phi” là của vua Tự Đức. Phan Văn Dật thuộc thế hệ các nhà thơ thời tiền chiến, sống cùng thời với Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... Ông đă nổi tiếng trên thi đàn với những tập thơ “Bâng khuâng” (1936), “Những ngày vàng lụa” (1944)... (22). Sau năm 1975, một thi hữu cũ của ông là Chế Lan Viên từ Hà Nội vào thăm Huế và ghé thăm ông tại nhà trong Thành Nội. Trong cuộc đàm đạo giữa hai thi sĩ về thơ ca, họ có nói đến bài Khóc Bằng phi ... Đến năm 1986, nhà thơ Chế Lan Viên đă nhớ lại và viết rằng: “Người ta bảo của vua Tự Đức. Anh Phan Văn Dật bảo tôi không phải, anh đọc tên bốn bà phi, thuộc cả lư lịch từng bà, nhưng chẳng có bà nào là bà Bằng ... Tôi tin anh Dật đúng” (23).

Một loại cứ liệu đáng quan tâm nữa là những bài vị thờ các bà phi tần ở lăng Tự Đức. Nhà vua đă cho xây dựng trong khu lăng tẩm của ḿnh hàng chục ṭa nhà với những chức năng khác nhau, trong đó có Chí Khiêm Đường dùng “để thờ phụng các phi tần” (24). Riêng bà Hoàng Quư phi (Lệ Thiên Anh Hoàng hậu) th́ được thờ chung với vua Tự Đức tại Ḥa Khiêm Điện. C̣n tất cả các bà từ hàng phi tần trở xuống đều được thờ tại Chí Khiêm Đường. Hiện nay, ṭa nhà này vẫn c̣n hầu như nguyên vẹn, trong đó tồn tại hàng chục bài vị ghi rơ danh hiệu của các bà. Trong khi ở đó hiện có bài vị thờ bà Học phi và các bà khác th́ chúng tôi không hề thấy bài vị nào ghi danh hiệu “Bằng phi” cả.

Vào năm 2007, nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo ở New Jersey (Hoa Kỳ) đă viết một bài rất có giá trị để “T́m hiểu về con người vua Tự Đức”. Một trong những kết luận mà nhà nghiên cứu này nêu lên là sự nghi ngờ hữu lư về tác giả Tự Đức của bài Khóc Bằng phi. Ông viết:

“Tất cả những điều đă t́m hiểu, có thể giúp cho việc đính chính bài thơ nổi tiếng Khóc thị Bằng...; có thuyết gán cho Tự Đức là tác giả...
“Thực vậy, xuyên qua cuộc sống lứa đôi, vua Tự Đức không phải là mẫu người đam mê về t́nh ái...” (25).
Chúng tôi tâm đắc với nhận thức này.

Ấy thế mà vào năm 2008, khi ấn hành công tŕnh “700 năm thơ Huế”, Ban biên soạn thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế vẫn chọn bài thơ ấy cho là của Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (vua Tự Đức) để đưa vào công tŕnh. Mặc dù Ban biên soạn có chú thích rằng: “Bài này cũng có quan điểm cho là không phải của vua Tự Đức, nhưng mọi phân tích cũng chỉ dừng ở mức độ phán đoán, chưa nêu được cứ liệu, ở đây chúng tôi căn cứ vào giá trị tác phẩm gắn liền với tính chất truyền tụng trong dân gian để ngơ hầu giới thiệu một áng thơ hay của Huế xưa, và cũng bảo lưu quan điểm về tác giả của bài thơ” (26).

Vua Tự Đức sống cách chúng ta đă trên dưới một thế kỷ rưỡi, c̣n bài Khóc Bằng phi th́ mới xuất hiện trên sách báo cách đây chỉ khoảng 70 năm với một phong cách thơ thật lăng mạn, trữ t́nh. Quả thật đây là một áng thơ hay, từng được nhiều người ưa thích và thuộc nằm ḷng. Nhưng đáng tiếc là chưa biết chắc được tác giả của nó là ai. Bằng những cứ liệu văn học và lịch sử, cũng như qua ư kiến của một số người có quan tâm đến vấn đề như đă nêu trên, chúng tôi cho rằng tác giả bài thơ đó không phải là vua Tự Đức.

Nhưng dù sao, quá tŕnh t́m hiểu vấn đề cũng chỉ mới đi được nửa đường. Một nửa c̣n lại là t́m cho ra tác giả chính xác của nó. Nghĩa là vấn đề vẫn c̣n bỏ ngỏ. Rất mong mọi người, nhất là các nhà nghiên cứu văn học tham gia t́m hiểu và xác minh để thấy rơ hơn giá trị đích thực của bài thơ cũng như của người làm ra nó.
P.T.A.
Chú thích:
(1) Trần Văn Giáp, “T́m hiểu kho sách Hán Nôm, nguồn tư liệu văn học sử Việt Nam”, NXB KHXH, Hà Nội, tập II, 1990, tr. 199-201.
(2) Dương Quảng Hàm, “Văn học Việt Nam”, in lần thứ ba, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài G̣n, 1961, tr. 142-143.
(3) Capitaine Gosselin, “L’Empire d’Annam”, Paris, 1904. Dẫn bởi Le Dr. Gaide và H. Peyssonneaux, “Prince Kiên Thái Vương”, Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1925, tr. 26.
(4) “Từ điển văn học”, tập II, NXB KHXH, Hà Nội, 1984, tr. 67.
(5) Phan Khôi, “Chương Dân thi thoại”, in lần thứ nhất, nhà in Đắc Lập, Huế, 1936, tr. 3, 6, 9, 23.
(6) Dương Quảng Hàm, sách đă dẫn, tr. 142.
(7) Dương Quảng Hàm, “Việt Nam thi văn hợp tuyển”, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, in lần thứ tư, Sài G̣n, 1957, tr. 151.
(8) Dương Quảng Hàm, “Việt Nam văn học sử yếu”, Trung tâm Học liệu Bộ Giáo Dục xuất bản lần thứ 10, Sài G̣n, 1968, tr. 392-400.
(9) Thần kinh Tạp chí, số 10, tháng 5-1928, trang 914.
(10) “Thánh chế văn tam tập”, bản dịch của Tây Hồ Bùi Tấn Niên và á Nam Trần Tuấn Khải, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc trách Văn hóa xuất bản, Sài G̣n, tập 2, 1973, tr. 43 và XLIX (quyển 10, tờ 7a).
(11) Dẫn bởi Bửu Kế, “Lăng Tự Đức”, Tạp chí Đại Học, Huế, số 31, tháng 2-1963, tr. 140.
(12) Bửu Kế, nơi đă dẫn.
(13) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục”, bản dịch của Viện Sử Học, NXB KHXH, Hà Nội, tập XXVII, tr. 230.
(14) “Đại Nam thực lục”, bản dịch đă dẫn, tập XXIX, tr. 263.
(15) “Đại Nam thực lục”, tập đă dẫn, tr. 279.
(16) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, “Đại Nam liệt truyện”, bản dịch của Viện Sử Học, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993, tập 3, tr. 77-78.
(17) “Đại Nam thực lục”, bản dịch đă dẫn, tập XXXII, tr. 8-9.
(18) “Đại Nam liệt truyện”, bản dịch đă dẫn, tập 3, tr. 67-77.
(19) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí” (thời Duy Tân), Thừa Thiên phủ, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài G̣n, 1961, tập trung, tr. 64.
(20) “Đại Nam thực lục”, bản dịch đă dẫn, tập XXVII, tr. 231.
(21) “Đại Nam thực lục”, bản dịch đă dẫn, tập XXIX, tr. 95. Xem thêm “Nguyễn Phúc tộc thế phả” do Vĩnh Cao và nhóm cọng tác viên biên soạn, NXB Thuận Hóa, Huế, 1995, tr. 346-349.
(22) Hoàng Trọng Thược, “Hương B́nh thi phẩm”, xuất bản tại Sài G̣n, 1962, tr. 185-193.
(23) Chế Lan Viên, “Sông Thương, sông Hương trong ḍng văn học”, trong tập “Bài thơ thôn Vĩ, thơ viết về Huế trước năm 1945”, Sông Hương xuất bản, Huế, 1987, tr. 21.
(24) Trích từ “Khiêm Cung kư”, bản dịch của Bửu Kế, Tạp chí Đại Học, Huế, số 30, tháng 12-1962, tr. 916. Xem thêm bản dịch trong: “Đại Nam thực lục”, tập XXXI, tr.158.
(25) Hồ Bạch Thảo, “T́m hiểu về con người vua Tự Đức”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 5 (64), năm 2007, tr. 50.
(26) “700 năm thơ Huế (1306-2006)” (dày 1.177 trang), NXB Thuận Hóa, Huế, 2008, tr. 135.

Phan Thuận An
Vanhoanghean