Sa Thạch
11-05-11, 05:28 PM
Từ chuyến đi trực tiếp của chị Huyền Băng, 01 điều hành viên tuổi tác và sự tôn nghiêm không 01 ai nghi ngại. Chúng ta được biết đến Phú Sơn một huyện nhỏ thuộc cao nguyên Lâm Đồng Đà Lạt.
Xin mượn bài viết và hình ảnh từ chị HB để gởi đến mọi người.
Từ ngã ba Liên Khương rẽ trái vào khoảng 30km, chúng ta sẽ đến Phú Sơn, ở đó có một ngôi thánh đường cũng được gọi là nhà thờ Phú Sơn, bên cạnh nhà thờ là dòng nữ tu thánh Phao Lô. Cũng là vùng cao nguyên với không khí lạnh na ná như Đà Lạt, nhưng đất thì có vẻ khô hơn và thiếu mầu mở hơn, cây cối hai bên đường thường là cây cà phê và những khoảng đất khô khan, nước cũng có vẽ hiếm ở đây. Cư dân đa số là người dân tộc (Hơ Mông, Khờ No… )
Được biết dòng tu này đang cố gắng giúp đỡ những trẻ em nghèo người dân tộc, sinh sống học hành, tôi đã tìm đến để hiểu rõ hơn, và thật là đáng khâm phục.
Nơi đây có khoảng 12 vị nữ tu, người đứng tuổi nhất trên bảy mươi và người trẻ nhất trên hai mươi. Ai cũng có nét mặt hiền từ, dung dị và vui tính. Họ làm rẩy cà phê để có ít thu nhập, lòng bác ái của họ và một số thân hữu hảo tâm, cộng thêm tính kiên nhẫn đã giúp họ hoàn thành chí nguyện vô cùng khó khăn này. Trong giai đoạn củi quế, gạo châu một gia đình bình thường nuôi năm ba đứa con và cho ăn học đã vô cùng vất vả, các nữ tu đã hoạn dưỡng 148 em với lứa tuổi từ 3 đến 17, nuôi ăn và cho đi học ở các lớp chính qui (chăm sóc quần áo, đồng phục theo yêu cầu của các trường phổ thông).
Với sự phân công của bà Nhất Lidwina Huê , Soeur Tuyến phải đánh xe vào Đà Lạt để nhận rau quả khi ai đó gọi cho, hoặc mua những thức ăn cần thiết cho đại gia đình. Soeur Tuyến kể, có một lần chạy xe ngang đường quốc lộ, thấy một đống cà đổ ra đường, mặc dù cà không to trái, nhưng vẫn là sử dụng được, Soeur đã xuống hỏi xin và sau khi được biết đem về làm thức ăn cho các em, người chủ đã cho một thúng cà nguyên. Đúng với câu trong kinh thánh hãy xin thì sẽ được cho, hãy gõ thì sẽ mở. ..
Phụ trách chăm sóc việc ăn ngủ học hành của các em có soeur Mỹ, Căn nhà nội trú của các chị ấy thật là tươm tất, mọi thứ thật ngăn nấp. Bước vào là hai dãy kệ giày dép, gồm dép mua sắm cũng có, dép cũ do quyên góp từ thiện cũng có, được chà rửa sạch sẽ. Loại nào dùng trong nhà thì các em sẽ mang khi đi trong nhà, và loại nào đi ra ngoài thì các em sẽ mang đi ra ngoài. Các em có hai phòng lớn để học tập sau khi đi học ở lớp chính quy về. Cặp vở cũng rất sạch đẹp. Các em có một phòng ăn lớn đủ cho các em ngồi một cách trật tự, ấm cúng. Và một phòng bếp cũng không kém phần sạch sẽ đối diện đó. Phía sau là một sàn nước lớn dùng làm nơi rửa chén bát, giặt giũ . Các em lớn thì phụ giúp các soeur trong việc dọn dẹp sau khi ăn, giặt giủ, phơi quần áo nón mủ.
Rời tầng một lên tầng hai, có hai dãy phòng giành cho các em ngủ. Với các em lớn, giường ngủ là giường hai tầng, và với các em nhỏ, là giường một tầng. chăn đệm khá tươm tất.
Các em đa số là người dân tộc, nhưng được giáo dục rất lể phép, biết chào hỏi khách đến chơi, biết cám ơn khi được tặng quà, và biết sống kỷ luật, ngăn nấp mà đôi khi trẻ con thành phố không thực hiện được điều đó. Điều này làm cho chúng ta không thể chối bỏ được công sức lớn lao của các vị nữ tu này.
Vì là vùng cao nguyên lạnh, các em được trang bị khăn quàng cổ bằng nỉ, áo ấm, tất cả được mắc chung vào một hàng rào mà soeur Mỹ đã nhặt được từ một trường mẫu giáo bỏ ra. Nói chung tất cả những gì mà nơi nào đó bỏ đi mà còn tận dụng được, các soeur sẽ tận dụng để phục vụ nhu cầu sống của các em một tốt nhất có thể.
Mỗi lần năm học mới đến, Soeur lại đối mặt với một nhu cầu về tập sách lớn lao của các em, cứ liên tưởng trung bình mỗi em cần 10 quyển tập thì số lượng tập cần cho các em cũng đã lên đến 1480 quyển và viết cũng phải 1000 cây. Đấy là chưa kể đến những dụng cụ học sinh khác như kéo, thướt, bút chì, bút tô màu. Với các em lên cấp hai thì theo qui định chung của trường phổ thông, các em phải mang giày sandal có quay hậu, và trong mùa mưa đến, các em lại cần áo đi mưa và con số áo cho các em không phải là nhỏ. Rồi nón đội… Nói chung là những gì cần thiết cho trẻ đi học đều cần thiết phải có để bảo vệ sức khỏe, cũng như điều kiện học tập.
Rời nhà các nữ tu và theo chân họ vào buông làng...Họ sống tập họp thành từng khu theo từng dân tộc. Nhà cửa thì tương đối ổn, vì được nhà nước sắp xếp xây dựng cho khi tái định cư, nhưng cái ăn thì khó khăn, vì đất canh tác thì không có, mà làm mướn thì cũng chẳng biết làm mướn cho ai! Hỏi thăm một phụ nữ chắc hơn 40 tuổi, chúng tôi hỏi chị có gia đình không, chị bảo không, hỏi chị làm gì sống, chị trả lời chúng tôi là kiếm được cái chi để ăn thì ăn, thế thôi. Đa số người dân tộc họ không biết lo xa...
Tôi gặp những đứa trẻ nhếch nhát, bẫn thỉu, nhưng những đôi mắt thì đen nhánh trong sáng đẹp biết bao, và tôi thiết nghĩ, nếu tất cả những đứa trẻ đó đều được nuôi dạy cho ăn học, thì chúng chính là những người sẽ dẫn dắt gia đình chúng đi lên tiếp cận với nền văn mình đô thị và sẽ có cuộc sống ngày một tươi đẹp hơn ở những vùng cao vùng sâu này.
Trở lại với câu nói bất hủ trong kinh thánh, hãy xin thì sẽ được cho, hãy gõ cửa thì sẽ mở. Tôi muốn gõ cửa tấm lòng nhân ái của các bạn, hy vọng các bạn sẽ nghĩ ra được một cách gì đó góp sức cùng những nữ tu này trong công việc bác ái thiết thực, trước là giúp cho các trẻ, sau là giúp cho gia đình họ vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Những đôi giày cũ của các bạn, là đôi giày mới của các em. Những chiếc áo mưa lem nhem nằm trong một xó xỉnh nào đó trong nhà của chúng ta sẽ là tắm áo che mưa cho các em trong những ngày mưa phùn gió bấc để đến trường, những chiếc cặp tuy cũ kỹ nhưng còn nguyên vẹn sẽ giúp các em mang tập sách đến trường, và mỗi người một tay sẽ giúp làm nhẹ đi gánh nặng mà các dì đang cố đảm đương.
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/77D9804FB3254B76B7448A796EA2257C.JPG
Trẻ trong buông làng
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/F46AC778F44249AA88F947FED295AF71.JPG
phòng ngủ của các em trong khu nội trú
Các em trong phòng ăn khu nội trú
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/5985385F8B334505ABC37860291E26C3.JPG
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/2F5292815C634EB5957761F4E2D99DB7.JPG
thêm một vài hình ảnh Nhà thờ Phú Sơn
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/017FD75472E24242AD666543BC3B3753.JPG
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/41F09A3FDEAF46DBBFC93E9D145D41BB.JPG
sân sau của khu nội trú
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/41F09A3FDEAF46DBBFC93E9D145D41BB.JPG
túi đựng cơm của người dân tộc (thức ăn chính của họ là muối với cơm)
http://http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/361FD1ABAA834AA89F65C08B36392B0B.JPG
Xin mượn bài viết và hình ảnh từ chị HB để gởi đến mọi người.
Từ ngã ba Liên Khương rẽ trái vào khoảng 30km, chúng ta sẽ đến Phú Sơn, ở đó có một ngôi thánh đường cũng được gọi là nhà thờ Phú Sơn, bên cạnh nhà thờ là dòng nữ tu thánh Phao Lô. Cũng là vùng cao nguyên với không khí lạnh na ná như Đà Lạt, nhưng đất thì có vẻ khô hơn và thiếu mầu mở hơn, cây cối hai bên đường thường là cây cà phê và những khoảng đất khô khan, nước cũng có vẽ hiếm ở đây. Cư dân đa số là người dân tộc (Hơ Mông, Khờ No… )
Được biết dòng tu này đang cố gắng giúp đỡ những trẻ em nghèo người dân tộc, sinh sống học hành, tôi đã tìm đến để hiểu rõ hơn, và thật là đáng khâm phục.
Nơi đây có khoảng 12 vị nữ tu, người đứng tuổi nhất trên bảy mươi và người trẻ nhất trên hai mươi. Ai cũng có nét mặt hiền từ, dung dị và vui tính. Họ làm rẩy cà phê để có ít thu nhập, lòng bác ái của họ và một số thân hữu hảo tâm, cộng thêm tính kiên nhẫn đã giúp họ hoàn thành chí nguyện vô cùng khó khăn này. Trong giai đoạn củi quế, gạo châu một gia đình bình thường nuôi năm ba đứa con và cho ăn học đã vô cùng vất vả, các nữ tu đã hoạn dưỡng 148 em với lứa tuổi từ 3 đến 17, nuôi ăn và cho đi học ở các lớp chính qui (chăm sóc quần áo, đồng phục theo yêu cầu của các trường phổ thông).
Với sự phân công của bà Nhất Lidwina Huê , Soeur Tuyến phải đánh xe vào Đà Lạt để nhận rau quả khi ai đó gọi cho, hoặc mua những thức ăn cần thiết cho đại gia đình. Soeur Tuyến kể, có một lần chạy xe ngang đường quốc lộ, thấy một đống cà đổ ra đường, mặc dù cà không to trái, nhưng vẫn là sử dụng được, Soeur đã xuống hỏi xin và sau khi được biết đem về làm thức ăn cho các em, người chủ đã cho một thúng cà nguyên. Đúng với câu trong kinh thánh hãy xin thì sẽ được cho, hãy gõ thì sẽ mở. ..
Phụ trách chăm sóc việc ăn ngủ học hành của các em có soeur Mỹ, Căn nhà nội trú của các chị ấy thật là tươm tất, mọi thứ thật ngăn nấp. Bước vào là hai dãy kệ giày dép, gồm dép mua sắm cũng có, dép cũ do quyên góp từ thiện cũng có, được chà rửa sạch sẽ. Loại nào dùng trong nhà thì các em sẽ mang khi đi trong nhà, và loại nào đi ra ngoài thì các em sẽ mang đi ra ngoài. Các em có hai phòng lớn để học tập sau khi đi học ở lớp chính quy về. Cặp vở cũng rất sạch đẹp. Các em có một phòng ăn lớn đủ cho các em ngồi một cách trật tự, ấm cúng. Và một phòng bếp cũng không kém phần sạch sẽ đối diện đó. Phía sau là một sàn nước lớn dùng làm nơi rửa chén bát, giặt giũ . Các em lớn thì phụ giúp các soeur trong việc dọn dẹp sau khi ăn, giặt giủ, phơi quần áo nón mủ.
Rời tầng một lên tầng hai, có hai dãy phòng giành cho các em ngủ. Với các em lớn, giường ngủ là giường hai tầng, và với các em nhỏ, là giường một tầng. chăn đệm khá tươm tất.
Các em đa số là người dân tộc, nhưng được giáo dục rất lể phép, biết chào hỏi khách đến chơi, biết cám ơn khi được tặng quà, và biết sống kỷ luật, ngăn nấp mà đôi khi trẻ con thành phố không thực hiện được điều đó. Điều này làm cho chúng ta không thể chối bỏ được công sức lớn lao của các vị nữ tu này.
Vì là vùng cao nguyên lạnh, các em được trang bị khăn quàng cổ bằng nỉ, áo ấm, tất cả được mắc chung vào một hàng rào mà soeur Mỹ đã nhặt được từ một trường mẫu giáo bỏ ra. Nói chung tất cả những gì mà nơi nào đó bỏ đi mà còn tận dụng được, các soeur sẽ tận dụng để phục vụ nhu cầu sống của các em một tốt nhất có thể.
Mỗi lần năm học mới đến, Soeur lại đối mặt với một nhu cầu về tập sách lớn lao của các em, cứ liên tưởng trung bình mỗi em cần 10 quyển tập thì số lượng tập cần cho các em cũng đã lên đến 1480 quyển và viết cũng phải 1000 cây. Đấy là chưa kể đến những dụng cụ học sinh khác như kéo, thướt, bút chì, bút tô màu. Với các em lên cấp hai thì theo qui định chung của trường phổ thông, các em phải mang giày sandal có quay hậu, và trong mùa mưa đến, các em lại cần áo đi mưa và con số áo cho các em không phải là nhỏ. Rồi nón đội… Nói chung là những gì cần thiết cho trẻ đi học đều cần thiết phải có để bảo vệ sức khỏe, cũng như điều kiện học tập.
Rời nhà các nữ tu và theo chân họ vào buông làng...Họ sống tập họp thành từng khu theo từng dân tộc. Nhà cửa thì tương đối ổn, vì được nhà nước sắp xếp xây dựng cho khi tái định cư, nhưng cái ăn thì khó khăn, vì đất canh tác thì không có, mà làm mướn thì cũng chẳng biết làm mướn cho ai! Hỏi thăm một phụ nữ chắc hơn 40 tuổi, chúng tôi hỏi chị có gia đình không, chị bảo không, hỏi chị làm gì sống, chị trả lời chúng tôi là kiếm được cái chi để ăn thì ăn, thế thôi. Đa số người dân tộc họ không biết lo xa...
Tôi gặp những đứa trẻ nhếch nhát, bẫn thỉu, nhưng những đôi mắt thì đen nhánh trong sáng đẹp biết bao, và tôi thiết nghĩ, nếu tất cả những đứa trẻ đó đều được nuôi dạy cho ăn học, thì chúng chính là những người sẽ dẫn dắt gia đình chúng đi lên tiếp cận với nền văn mình đô thị và sẽ có cuộc sống ngày một tươi đẹp hơn ở những vùng cao vùng sâu này.
Trở lại với câu nói bất hủ trong kinh thánh, hãy xin thì sẽ được cho, hãy gõ cửa thì sẽ mở. Tôi muốn gõ cửa tấm lòng nhân ái của các bạn, hy vọng các bạn sẽ nghĩ ra được một cách gì đó góp sức cùng những nữ tu này trong công việc bác ái thiết thực, trước là giúp cho các trẻ, sau là giúp cho gia đình họ vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Những đôi giày cũ của các bạn, là đôi giày mới của các em. Những chiếc áo mưa lem nhem nằm trong một xó xỉnh nào đó trong nhà của chúng ta sẽ là tắm áo che mưa cho các em trong những ngày mưa phùn gió bấc để đến trường, những chiếc cặp tuy cũ kỹ nhưng còn nguyên vẹn sẽ giúp các em mang tập sách đến trường, và mỗi người một tay sẽ giúp làm nhẹ đi gánh nặng mà các dì đang cố đảm đương.
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/77D9804FB3254B76B7448A796EA2257C.JPG
Trẻ trong buông làng
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/F46AC778F44249AA88F947FED295AF71.JPG
phòng ngủ của các em trong khu nội trú
Các em trong phòng ăn khu nội trú
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/5985385F8B334505ABC37860291E26C3.JPG
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/2F5292815C634EB5957761F4E2D99DB7.JPG
thêm một vài hình ảnh Nhà thờ Phú Sơn
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/017FD75472E24242AD666543BC3B3753.JPG
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/41F09A3FDEAF46DBBFC93E9D145D41BB.JPG
sân sau của khu nội trú
http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/41F09A3FDEAF46DBBFC93E9D145D41BB.JPG
túi đựng cơm của người dân tộc (thức ăn chính của họ là muối với cơm)
http://http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/9684/361FD1ABAA834AA89F65C08B36392B0B.JPG