PDA

View Full Version : Đạm Phương nữ sử - “kư giả” tâm huyết, tài hoa


phale
01-06-11, 05:42 AM
(Dân trí) - Đạm Phương nữ sử là danh sĩ đầu thế kỷ 20. Từ 1918 - 1930bút danh Đạm Phương xuất hiện đều trên nhiều báo, tạp chí từ Nam chí Bắc như tạp chí Nam phong, Hữu thanh, Tiếng dân, báo Trung Bắc tân văn, Thực nghiệp dân báo, Đông phương, Phụ nữ tân văn…

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của bà, chúng tôi đăng dưới đây bài của nhà báo Phan Quang viết chủ yếu về hoạt động báo chí của Đạm Phương nữ sử.

Cuộc đời và thời cuộc

Đời bà Tôn nữ Đồng Canh, bút danh Đạm Phương nữ sử, trùng hợp nhiều sự kiện bi tráng của dân tộc ta.
Bà ra đời năm 1881, khi toàn bộ Nam Kỳ lục tỉnh đă trở thành thuộc địa, thực dân Pháp nổ lực đặt cả nước ta dưới ách đô hộ của chúng. Năm 1882, đại tá hải quân Henri Rivière cho nă đại bác vào thành Hà Nội, tiếp tục công việc đại uư Francis Garnier thất bại tám năm trước. H. Rivière cho dù bị quân dân ta bắt đền tội, nền độc lập của Việt Nam không nhờ vậy mà có thể sống c̣n. Năm 1884, triều đ́nh Huế kư với Pháp Hiệp ước Giáp Thân. Đất nước bị chia cắt. Từ năm 1905, thực dân Pháp chuyển trọng tâm từ cái chúng gọi là “b́nh định” sang “khai thác”, đàn áp và bóc lột có hệ thống nước ta. Một nhà sử học Jean Chesneaux gọi rất đúng những năm 1882-1905 là “Thời kỳ cáo chung của nền độc lập Việt Nam”.

Bà Đạm Phương là cháu nội vua Minh Mạng, con gái Hoàng Hoá quận vương Miên Triện, một vị đại thần đồng thời là một nhà thơ. Tuy vậy, trong cảnh triều đ́nh hỗn độn, đất nước rối ren, thảm cảnh “bốn tháng ba vua”, tuổi thơ của quận chúa cành vàng lá ngọc không hề êm ấm. Bà lên ba (1883), thân sinh bà bị hạ phẩm hàm, giam lỏng, đưa đi quản thúc. Bà lên bốn (1884), gia đ́nh phải bồng bế chạy loạn thất thủ kinh đô.

Năm 1917, người Pháp cho xuất bản tạp chí Namphong. Năm sau, chủ bút Phạm Quỳnh vào Huế, đến thăm bà Đạm Phương, ngỏ lời mời bà cộng tác. Lời mời ấy là cú huưch đưa nhà thơ đến với báo chí. Từ bấy, bà ít dùng chữ Hán mà biểu đạt bằng quốc ngữ. Sự cộng tác của bà với tạp chí Nam Phong không nhiều, có lẽ tại tạp chí ấy thiên về học thuật trong khi bà quan tâm hơn đến các vấn đề xă hội chăng.

Năm 1925, nhà yêu nước Phan Bội Châu bị toà án Pháp kết án tử h́nh. Trước sự phản kháng kịch liệt của nhân dân ta, thực dân phải xoá án, đưa cụ về giam lỏng tại Huế. Bà Đạm Phương có dịp tiếp xúc bậc chí sĩ. Bà cảm nhận: “Từ khi cụ Phan đặng về Huế, dư luận rất là phân vân… Nhưng coi ra cụ rất là trấn tĩnh, hành chỉ rất là lỗi lạc quang minh, có vẻ chân thực đáng kính… Cho nên cụ Phan vẫn là cụ Phan, mà cảm t́nh cũng tức là cảm t́nh chân chính hết thảy” (Thực nghiệp dân báo, ngày 3-2-1926). Tại lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh tổ chức ở Đàn Nam Giao, Huế, bà Đạm Phương được mời đọc bài điếu văn thống thiết do cụ Sào Nam viết. Chỉ mươi hôm sau ngày “Nữ công học hội” ra mắt (15-6-1926), cụ Phan đă đến thăm, diễn thuyết về “Phụ nữ vận động”.

Một sự kiện làm đảo lộn cuộc sống bà Đạm Phương. “Nữ công học hội” ra đời. Lễ khánh thành có sự hiện diện của Khâm sứ Pháp cùng nhiều nhân sĩ, trí thức Việt Nam. Từ đây, bà có thêm điều kiện mở rộng giao lưu với nữ giới ba miền. Một số trước tác của bà được xuất bản, trong đó có cuốn ấn hành cả vạn bản. Uy tín của bà đang lên, “tạo nhiều thuận lợi cho sự tập hợp của phụ nữ ở Huế” (Hồi kư bà Trần Thị Như Mân, 1985), th́ đúng vào lúc nhiều người kỳ vọng ở học hội, bà Hội trưởng bị Pháp bắt giam, nhà cửa bà bị lục soát, bởi chúng nghi bà có liên quan đến đảng Tân Việt. Hành động tàn bạo ấy là cái sốc lớn đối với bà. Tuy không bị kết án tù, bà phải từ chức Hội trưởng “Nữ công học hội”.

Hoạ vô đơn chí. Con trai đầu của bà đang dạy học th́ bị buộc thôi việc và trục xuất khỏi thành phố Huế quê hương. Con trai thứ bị đuổi học v́ tham gia băi khoá, một thời gian sau bị bắt giam ở Sài G̣n. Người con cả lại bị Pháp lại bắt lần nữa. Ông bị đánh đập dă man, về nhà th́ qua đời (1931). Năm sau (1932), phu quân bà Đạm Phương lâm bệnh từ trần. Nhiều nỗi đau dồn dập, cộng thêm các sức ép khác ảnh hưởng đến sức khoẻ, có lẽ là những nguyên nhân khiến Đạm Phương nữ sử giă từ báo chí, tập trung vào việc làm sách. Từ cuối năm 1930 trở đi, vắng hẳn bút danh Đạm Phương trên các phương tiện truyền thông.

Đáng chú ư là vào thời gian này, thời cuộc đổi thay. Báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở nước ngoài (1925), chuẩn bị sự ra đời của Đảng Cộng sản (1930). Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta qua bước ngoặt. Giai cấp công nhân Việt Nam đảm nhận sứ mệnh lănh đạo. Trên thực tế. diễn ra cuộc “chuyển giao thế hệ”. Nhiều nhà yêu nước vốn là đảng viên đảng Tân Việt nay trở thành yếu nhân của Đảng Cộng sản hoặc nhân sĩ gắn bó với Đảng như Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Tôn Quang Phiệt… Người con trai thứ của bà Đạm Phương là Hải Triều từ năm 1933 nổi tiếng với loạt bài luận chiến về duy vật - duy tâm...

Mốc cuối cùng của đời bà Đạm Phương cũng gặp sự trùng hợp. Bà từ trần cuối năm 1947 tại Thanh Hóa. Thời gian này, quân đội Pháp thất bại trong trận tấn công lên Việt Bắc với mưu đồ thâm độc t́m bắt cơ quan lănh đạo đầu năo của nước ta. Ba tỉnh B́nh Trị Thiên đă vượt qua những ngày gian khó nhất. Thời cuộc hẳn cũng làm cho bậc danh sĩ thanh thản phần nào lúc ra đi.

Xă hội và báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 20

Sẽ khó hiểu đầy đủ cuộc đời và cống hiến của Đạm Phương nữ sử vào quá tŕnh tiến hoá của dân tộc ta, trong đó có báo chí, nếu không điểm lại bối cảnh xă hội và báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Vừa chiếm được ba tỉnh Đông Nam Bộ, thực dân Pháp đă bắt tay khai thác vùng đất mới đoạt, lấy hoa lợi bù đắp chi phí xâm lăng. Triều đ́nh Huế chấp nhận guồng máy cai trị của nước ngoài. Theo nhận xét của một nhà báo thời ấy, “Viện Cơ mật của triều đ́nh đă biến thành những con rối bọc nhung lụa, mà đầu mối các sợi dây điều khiển nằm ở mấy ngón tay thành thạo của khâm sứ Pháp”.
Sách giáo dục nhi đồng của Đạm Phương.

Chính khách cáo già Paul Doumer, người tin cậy của các tập đoàn công nghiệp-tài chính Pháp, được cử sang làm toàn quyền Đông Dương. Dưới sự điều hành của ông (kể cả thời gian sau khi ông về nước chuẩn bị tranh cử tổng thổng Pháp), một số cơ sở hạ tằng giao thông, công nghiệp ra đời: Cầu Long Biên nối hai bờ sông Hồng, ga Hàng Cỏ và tuyến đường sắt Hải Pḥng-Vân Nam, các doanh điền lúa gạo ở miền Tây và đường sắt Sài G̣n-Mỹ Tho, các mỏ than Hồng Gai, Cẩm Phả và đồn điền cao su Biên Ḥa, Tây Ninh, vv... Các trục đường được đánh số 7 (Nghệ An), 8 (Hà Tĩnh), 9 (Quảng Trị), vv… nối bờ biển miền Trung với Lào, đến tận bờ sông Mê Kông, xây đắp bằng mồ hôi và máu của dân nghèo miền Trung.

Về khách quan, những cơ sở hạ tằng ấy có góp phần nhất định phát triển, kinh tế, làm biến đổi xă hội nước ta. Kèm theo là sự áp bức, bóc lột tàn bạo, thuế má nặng nề. Thủ công nghiệp, các nghề truyền thống suy tàn. Trai tráng bị đẩy đi làm phu đồn điền các vùng đất mới. “1905-1930 là thời kỳ phụ thuộc kinh tế và rối loạn xă hội của Việt Nam” (J. Chesneaux).

Nhân tố tích cực duy nhất là sự phổ cập chữ quốc ngữ. Nhưng đó không đơn thuần là công lao người Pháp. Chữ viết theo mẫu tự la tinh vốn được đặt ra từ cuối thế kỷ 16. Qua ba trăm năm, nó hoàn thiện dần, dù vậy vẫn không ra khỏi phạm vi các nhà thờ Thiên chúa giáo. Cũng không phải ngay từ đầu người Pháp đă mặn mà với chữ quốc ngữ. Sau khi chiếm Nam Kỳ, họ đă thử phổ biến các chính sách thực dân thông qua chữ Hán5 Tuy nhiên, ở nông thôn ta có bao nhiêu người thông thạo chữ ấy? Họ quay sang dùng thẳng tiếng Pháp theo mô h́nh đă thực hiện thành công ở một số nước thuộc địa châu Phi, song gặp lực cản lớn là nhân dân Việt Nam máu thịt đời đời gắn bó với tiếng mẹ đẻ. Chữ quốc ngữ thoạt đầu bị coi là sản phẩm ngoại lai xa lạ với “chữ nghĩa thánh hiền”. May mắn là cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trước cảnh nước mất nhà tan, các nhà trí thức Việt Nam nhận ra vai tṛ và tác dụng của chữ quốc ngữ. Các nhà “tân học” đă đành, mà nhiều nhà “cựu học” cũng coi đó là phương tiện đắc lực trong việc mở mang dân trí. Tiến sĩ Trần Quư Cáp trước khi bị hành quyết (1908), đă có bài vè kêu gọi: Chữ quốc ngữ là hồn trong nước/ Phải đem ra tính trước dân ta… Các chí sĩ Đông Kinh nghĩa thục đều khẳng định:Phàm người trong nước đi học, nên lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên (Văn minh tân học sách, 1907), vv. Những người nắm các cơ quan ngôn luận nhằm mục đích truyền bá “Âu Tây tư tưởng” hay “nền văn minh Thái Tây” th́ đương nhiên dùng chữ quốc ngữ. Nhờ điểm gặp nhau ấy, cụ nghè Ngô Đức Kế từ nhà tù Côn Đảo trở về có thể nhận xét: “Các nhà tân học, cựu học đều biết rằng muốn khai thông phong khí cho dễ, truyền bá văn minh cho mau, th́ phải dùng tiếng ḿnh, viết chữ ḿnh” (Tạp chí Hữu thanh, 1924). Việc thi cử bằng chữ Hán bị băi bỏ. Các trường dạy quốc ngữ mở ra ở nhiều nơi. T́nh h́nh kinh tế xă hội mới là mảnh đất cho đội ngũ công nhân Việt Nam lớn mạnh và sự thành lập Đảng Cộng sản.

Sự ra đời của báo chí Việt Nam năm 1865 với tờ Gia Định báo báo hiệu sự lên ngôi của chữ quốc ngữ, đồng thời là một động lực đưa quốc ngữ mau chóng trở thành một thành tố đắc lực của văn hiến Việt Nam. Tuy vậy, đầu thế kỷ 20, báo tiếng Việt c̣n rất non yếu. Trong số 120 tờ báo nộp lưu chiểu ở cả ba kỳ (1925), báo tiếng Pháp chiếm đến 80%. Nhiều tờ báo tiếng Việt lại có cuộc sống quá ngắn do luôn gặp khó khăn về tài chính, và đặc biệt nếu để lộ khuynh hướng không tán đồng chính sách thực dân.

Chế độ báo chí hết sức khắt nghiệt. “Báo chí ở thuộc địa không thể viết những ǵ trái ư quan toàn quyền” (nhận định của Hội Nhân quyền Pháp thời bấy giờ). Phải chờ đến lúc nhà chính khách có tài mị dân là Albert Sarraut sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương, ông ta hiểu không thể khuất phục dân tộc Việt Nam bằng sức mạnh, mà đi đôi với vũ lực cần nhiều biện pháp mềm mỏng. Một số luật lệ được nới lỏng. Báo chí bớt ngôt ngạt phần nào, có điều kiện xuất hiện nhiều hơn. Nhiều sĩ phu yêu nước khéo léo sử dụng báo chí hợp pháp làm nơi bộc bạch tâm huyết. Phan Yên báo, tờ báo thứ hai ra đời tiếp sau Gia Định báo do người Việt Nam làm chủ bút vừa cất tiếng chỉ trích chính sách của nhà cầm quyền đă bị đóng cửa ngay. Tờ Nông cổ mín đàm do người Pháp bỏ tiền ra lập làm nơi “mạn đàm về nông nghiệp và thương mại”6 vẫn được một nhiều người Việt Nam dùng làm diễn đàn cổ súy cho “phong trào Minh Tân”, dùng hàng nội hóa. Tạp chí Hữu thanh (Hà Nội) danh nghĩa chỉ là cơ quan của Hội Tương tế và Kỹ nghệ Bắc Kỳ, vẫn đăng tải bài của cụ Ngô Đức Kế “Luận về chính học hay tà thuyết”, bác bỏ một số luận điểm của tạp chí Nam phong8...

Với con mắt của một luật gia, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh sớm nhận ra cái khe trong pháp luật thực dân là sự kỳ thị giữa báo chí viết bằng tiếng Pháp và báo chí viết bằng tiếng Việt. Từ Pháp về, ông cho ra tờ La Clôche félée (Tiếng chuông rè) làm diễn đàn, qua đó làm tốt vai tṛ “người có công đánh thức cả một thế hệ thanh niên Việt Nam mê ngủ những năm 1920”, như nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu sau này.

Có thể khái quát thực trạng báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng câu viết của nhà báo cách mạng Trần Huy Liệu trên tờ Pháp Việt nhất gia (1927) như sau: “…Có miệng không được nói, có tư tưởng không được giải bày, đó là cái số kiếp của 25 triệu đồng bào ta, mà cũng là cái đặc ân chính phủ Pháp ban cho 25 triệu đồng bào ta. Lịch sử báo giới ta trải qua mấy chục năm nay, những người làm báo hoàn toàn là những người miệng câm, tai điếc… Mỗi khi ta cầm đến ng̣i bút, cầm đến tờ báo không khỏi bầm gan tím dạ, thẹn ruột đau ḷng”.

Đạm Phương nử sữ làm báo trong bối cảnh đó.

Phan Quang

phale
01-06-11, 03:31 PM
Đạm Phương nữ sử - Ngôi sao đầu thế kỷ

(Dân trí) - Có thể nói, từ cây bút tài tử, Đạm Phương nữ sử mau chóng trở thành nhà báo chuyên nghiệp có bản lĩnh, có tay nghề. Từ nhà thơ tài hoa, bà trở thành nhà giáo dục học tâm huyết, tác giả nhiều bài báo, cuốn sách có hàm lượng khoa học.

T́m hiểu sự nghiệp báo chí của bà Đạm Phương, thật khó tách bạch tân văn với biên khảo. Nhiều cuốn sách bà tập hợp theo chủ đề những bài báo đă in, hoặc phát triển tư duy từng tŕnh bày trên báo chí. Nhiều ư tưởng của bà được mang ra giảng dạy, thực hành, kiểm nghiệm.

Quăng đời làm báo của bà Đạm Phương không dài, khởi đầu năm 1918 và ngưng lại năm 1930. Trong hơn một thập niên, Đạm Phương nữ sử đă chứng tỏ là cây bút sung sức, tự tin, có mặt đều đặn với năng suất cao. Bà cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng thời bấy giờ tại cả ba trung tâm là Hà Nội, Sài G̣n và Huế. Cùng lúc, bà giữ chuyên mục “Lời đàn bà”của nhật báo Trung Bắc tân văn, lại góp bài đều đặn cho mục “Văn đàn bà” tạp chí Hữu thanh, trong khi vẫn cộng tác đều đều với một số cơ quan khác nữa. Sức làm việc của bà thời gian này thật đáng kính phục.

Làm báo hằng ngày vất vả. Đă đảm nhận “chuyên mục” th́ kỳ nào cũng phải có bài. Bà Đạm Phương lại không làm việc ngay tại ṭa soạn mà sống ở Huế. Bảo đảm đủ và kịp thời bài vở cùng một lúc cho nhiều tờ báo, trong hoàn thành giao thông bưu điện nước ta đầu thế kỷ 20, rơ ràng cường độ lao động lớn, nhất là đối với một phụ nữ. Bà tiến nhanh trên trường báo chí. So sánh những bài đầu tiên kư Đạm Phương đăng tạp chí Nam phong (1918) với những bài bà viết về sau, vào những năm 1929-1930 trên báoPhụ nữ tân văn chẳng hạn, có thể nhận rơ bước tiến của tác giả cả về nội dung lẫn h́nh thức. Nếu các bài văn xuôi đăng tạp chí Nam phong nặng hơi văn biền ngẫu, thi thoảng điểm xuyết mấy vần thơ cảm hoài, th́ các bài viết đăng báo Trung Bắc tân văn và đặc biệt báo Phụ nữ tân văn, đề cập nhiều vấn đề xă hội, văn chương mạch lạc, sắc sảo - nhất là khi bà tham gia luận chiến. Nói cách khác, tư tưởng và văn phong của theo thời gian ngày một “hiện đại” lên, hiểu theo mặt bằng báo chí hồi bấy giờ.

Có thể nói, từ cây bút tài tử, Đạm Phương nữ sử mau chóng trở thành nhà báo chuyên nghiệp có bản lĩnh, có tay nghề. Từ nhà thơ tài hoa, bà trở thành nhà giáo dục học tâm huyết, tác giả nhiều bài báo, cuốn sách có hàm lượng khoa học.

Con người sống trong thời đại, khó có mấy ai thoát hẳn sự chi phối của hoàn cảnh xă hội, điều kiện giáo dục, vv... Trường hợp bà Đạm Phương, bên cạnh sự g̣ bó của chế độ và luật pháp đầu thế kỷ 20, bà c̣n chịu nhiều ràng buộc khác. Đó là đẳng cấp xuất thân, là gia thế nhà chồng, là ư thức hệ phong kiến đă thấm vào xương tủy từ tuổi ấu thơ, cùng bao nhiêu tập tục lễ giáo cung đ́nh, vọng tộc. Từ tấm bé, bà được dạy dỗ theo lễ giáo phong kiến. Bà không tiếp cận trực tiếp và có hệ thống tư tưởng Âu Tây từ tuổi nhỏ tại học đường. V́ vậy, dễ hiểu v́ sao phương pháp tư duy của bà không bằng các thế hệ sau - mà một điển h́nh nổi bật chính là con trai bà: cây bút chính luận Hải Triều.

Vượt qua vô vàn ràng buộc, Đạm Phương nữ sử có đủ nghị lực và ư chí vươn lên, thoát dần hoàn cảnh, đẳng cấp cũng như một phần hệ ư thức phong kiến. Bà quan tâm tự bồi bổ kiến thức, thay đổi cách nghĩ, kế thừa tinh túy của nền giáo dục truyền thống, từ đó tiếp cận các quan điểm tiến bộ của phương Tây. Noi gương các chí sĩ cách mạng, bà hướng tới cái chân, cái thiện. Từ ḷng thương người và thiện chí có ích cho nhân quần, bà trở thành nhà hoạt động xă hội mang tư tưởng dân chủ, dân quyền. Đọc một số tác phẩm của bà, chúng tôi có cảm tưởng dường như nhà báo Đạm Phương sẵn sàng tiếp cận hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.

Cùng với bà Sương Nguyệt Anh, bà Đạm Phương là một trong hai nhà báo nữ đầu tiên lên tiếng đấu tranh v́ nữ quyền và b́nh đẳng giới ở nước ta. Tuy nhiên, bà không tŕnh bày có hệ thống ngay từ đầu quan điểm của ḿnh về vấn đề rộng lớn là nữ giới, nữ quyền, dân chủ, b́nh đẳng giới và b́nh đẳng xă hội nói chung. Qua các tác phẩm bà để lại, theo nhận thức của chúng tôi, có thể phác họa lộ tŕnh tư duy của Đạm Phương nữ sử về vấn đề ấyđại thể như sau:

Con người, nữ cũng như nam, sinh ra trên đời ai cũng đều có thể chất và tâm hồn, không ai là cây cỏ, không ai là thú vật. Về thể chất, phụ nữ không mạnh mẽ bằng nam giới song lại có thiên chức làm vợ, làm mẹ, giáo dục con cái từ thuở nằm nôi, thậm chí từ khi cái thai c̣n trong bụng mẹ. “Cái thiên chức ấy tùy theo thời thế hoàn cảnh mà cải tạo gia đ́nh dính liền với xă hội, để gây hạnh phước cho quần chúng” (Báo Phụ nữ tân văn, ngày 6-3-1930). Sở dĩ phụ nữ phải chịu đè nén ngay từ trong gia đ́nh và bị áp bức khi ra xă hội, chủ yếu do họ ít được học - nhược điểm này bắt nguồn từ quan điểm lạc hậu về sự học của nữ giới của xă hội phong kiến. Muốn tiến lên ngang bằng nam giới, phụ nữ cần có học thức rộng. Mục tiêu cao cả của giáo dục là đem lại hạnh phúc cho mọi người. Cần phải thay đổi “quan niệm hủ lậu” cản trở phụ nữ tiến xa trên đường học vấn. “Đàn bà là người, đàn bà là phần nửa nhơn loại... Nếu tất cả đàn bà thế giới không có học thức, th́ một nữa nhân loại có lẽ là thú cả”. Sự học thời nào cũng đi từ thấp tới cao, từ gia đ́nh đến học đường, xă hội. Phải học suốt đời, học đi đôi với hành. Nói b́nh đẳng xă hội là có b́nh đẳng giới trong đó. Bà tâm đắc ư của Lương Khải Siêu, nhà cách tân Trung Quốc: “Cuộc vận động nhân quyền theo nghĩa rộng tức là vận động nữ quyền” (Báo Trung Bắc tân văn, ngày 25-9-1926).
Về hoạt động thực tiễn, thời gian đầu Đạm Phương nữ sử nặng về giáo dục các em nữ theo mô h́nh gia đ́nh nền nếp công, dung, ngôn, hạnh (nhưng bà đặt ngôn và hạnh trước dung). Các em gái nên học thêu thùa, may vá, làm việc nội trợ, ai có điều kiện th́ thêm cầm, thi, họa… Dần dà cái nh́n của tác giả cởi mở hơn, tiến bộ hơn, sát cuộc sống hơn. Bà quan tâm đến toàn thể nhi đồng, nam cũng như nữ, đến giáo dục gia đ́nh nói chung. Bà coi trọng các ngành nghề thủ công, kể cả nghề chân tay vất vả như nuôi tằm ươm tơ, miễn là làm ra thu nhập. Bà cổ vũ phụ nữ tham gia công tác xă hội. “Nữ công chẳng những giúp cho đàn bà về đường tự lập, mà lại về đường sinh kế, và thứ nữa là cái mầm mống của sự công nghệ thực nghiệp nước nhà sau này” (Báo Trung Bắc tân văn, 21-6-1926). “Để bước lên cái bước thành nam nữ b́nh quyền, nữ giới cần có học thức rộng” (6-3-1930). Nói cách khác, tư duy và hành động của bà Đạm Phương càng về sau càng mang tính xă hội rơ rệt.

Trong mọi trước tác của ḿnh, Đạm Phương nữ sử đều đặt vấn đề giáo dục lên đầu, coi là khâu then chốt. Nhà phê b́nh văn học Thiếu Sơn từ những năm 30 đă nhận xét: “Đứng về phương diện nghệ thuật mà nói th́ hai bộ tiểu thuyết (Kim tú cầu, 1928 và Hồng phấn tương tri, 1929) c̣n nhiều khuyết điểm lắm. Song nếu lấy nó để khảo thêm về tâm chí tác giả, th́ ta sẽ thấy Đạm Phương nữ sử là một bậcnữ sử tiên giác đă biết rơ cái hoàn cảnh ḿnh, cái xă hội ḿnh,muốn kiếm những phương thuốc để sửa đổi lấy nó, và muốn nêu ra những lư tưởng hoàn thiện làm mục đích cho sự cải cách này”.

Từ gia đ́nh phong kiến khép kín bước ra xă hội rộng mở, Đạm Phương nữ sử sớm khẳng định là một nhà hoạt động có tài tổ chức. Có thể coi là kỳ công cuộc vận động khéo léo của bà nhằm dựng lên “Nữ công học hội” (1926), tổ chức giáo dục tư nhân đầu tiên dành cho phụ nữ ở nước ta, mở tại kinh đô phong kiến dưới ách thực dân, mà vẫn tranh thủ được sự công nhận của nhà cầm quyền. Tổ chức tạo thanh thế cho bà mở rộng giao lưu, liên kết với trí thức trong Nam ngoài Bắc.

Do điều kiện xuất thân cũng như hoàn cảnh xă hội thời bấy giờ, bà Đạm Phương không công khai bài bác chế độ phong kiến. Tuy nhiên, khách quan mà xét, nhiều quan điểm của bà về giáo dục và xă hội, đi dần từ thấp tới cao, kết hợp lư thuyết với thực hành, là sự phủ định gián tiếp khá nhiều nguyên lư và quan điểm vốn được coi là nền tảng của hệ ư thức phong kiến.

Tư tưởng chống thực dân, vạch trần tính đồi bại của chế độ cũ ở bà Đạm Phương có khả năng đi xa tới đâu? Theo các tác giả Nguyễn Khoa Diệu Biên và Cửu Thọ, Đạm Phương nữ sử c̣n có tác phẩm Năm mươi năm về trước, “một cuốn tiểu thuyết vạch trần những xấu xa thối nát của cuộc sống trong cung đ́nh”. Cuốn sách bị Sở kiểm duyệt Pháp tiêu hủy ngay bản thảo xin giấy phép xuất bản (1944). Từ thông tin trên, chúng tôi suy luận: Nếu tiểu thuyết của bà Đạm Phương đơn thuần vạch trần những xấu xa thối nát của cuộc sống cung đ́nh, chưa chắc nó bị nhà cầm quyền Pháp đi tới mức thiêu hủy bản thảo. Ngược lại, họ c̣n có thể khuyến khích là khác, bởi người Pháp luôn t́m cách làm mất mặt hoàng triều trước dư luận nhân dân ta để họ càng dễ bề thao túng hơn và làm giảm thiểu khả năng một ngày nào đó từ cung đ́nh biết đâu chẳng đột ngột xuất hiện một nhân vật như Hàm Nghi, Thành Thái hay Duy Tân chẳng hạn.

Cuốn tiểu thuyết được viết cuối những năm 1940 về những câu chuyện thuộc “50 năm về trước”, tức là cuối thế kỷ 19, thời gian thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn áp đặt guồng máy thống trị của họ lên toàn cơi Việt Nam. Họ rất quan tâm đến Trung Kỳ, “nơi ấn náu cuối cùng của vua quan nhà Nguyễn” - nói theo chữ của chính họ. Vậy th́, phải chăng cuốn tiểu thuyết bị hủy bản thảo ấy, bên cạnh việc “bóc trần những xấu xa thối nát trong cung đ́nh”, c̣n có phần tố cáo tội ác thực dân gây nên cho đất nước ta, bao gồm triều đ́nh trong đó, mà nhờ nhân thân đặc biệt của ḿnh, tác giả biết rơ ràng, cụ thể hơn những ǵ người đương thời và chúng ta ngày nay được biết? Xem xét tác động của thời cuộc đến toàn bộ cuộc đời bà Đạm Phương, chúng tôi nghĩ cái làm cho bà đau xót là những xấu xa thối nát trong cuộc sống cung đ́nh đă đành, mà bên cạnh nó và bức xúc hơn chắc chắn là tội ác thực dân, do đó suy luận như trên không hẳn không có cái lôgíc của nó.
Với toàn bộ hoạt động xă hội, văn hóa, giáo dục, báo chí của Đạm Phương nữ sử, sinh thời bà đă được dư luận đánh giá cao. Ngày nay, sau hơn nửa thế kỷ bà qua đời, qua những tư liệu tiếp cận được, thiết nghĩ có đủ căn cứ để khẳng định: Đạm Phương nữ sử là một ngôi sao sáng của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Bà là một trong số nhà báo được nhiều người biết nhất, bất luận nam hay nữ, thời bấy giờ. Bà là cây bút nữ thành danh cả trên văn đàn và báo chí. Bằng tài năng, nghị lực và cống hiến của ḿnh, Đạm Phương nữ sử tự khẳng định làmột trong số hiếm hoi những nhà văn, nhà báo lớn thuộc phái nữ nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Đạm Phương nữ sử, tên thật Tôn Nữ Đồng Canh, là nhà báo,nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa, xă hội nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Bà sinh ngày 3-6-1881 tại Huế, mất ngày 10-12-1947 tại Thanh Hóa. Là cây bút kiên quyết đấu tranh v́ nữ quyền, cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng thời bấy giờ như Nam phong, Hữu thanh, Tiếng dân, Trung Bắc tân văn, Thực nghiệp dân báo, Phụ nữ tân văn… là tác giả của nhiều sách, được biết nhiều hơn cả là cuốn Giáo dục nhi đồng (1942). Bà làm Hội trưởng Nữ công học Hội Huế, tổ chức giáo dục tư nhân đầu tiên ở nước ta dành cho các em gái (từ 1926). Năm 1928, bà bị thực dân Pháp bắt giam v́ chúng nghi bà có liên quan đến đảng Tân Việt.

Phan Quang