Hạ Phượng
28-04-10, 12:26 AM
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
Tác giả : O Henry
Dịch giả : Lê Huy Bắc
Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington , đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là "biệt khu". Nhũng "biệt khu" này tạo thành những góc và đường lượn kỳ lạ. Mỗi con phố tự cắt một hoặc hai lần. Một dạo, có nghệ sĩ đã khám phá ra khả năng hữu ích của con phố này. Thử hình dung, một người khi thu hoá đơn tiền sơn, tiền giấy và tiền vải vẽ đi qua phố ấy, bỗng nhiên nhận thấy mình quay lại mà chưa thu được lấy một xu nào.
Vậy nên chẳng mấy chốc cánh nghệ sĩ đổ xô dến ngôi làng Greenwich cổ kính kì quặc đó, săn tìm những cửa sổ phía Bắc, những đầu hồi thế kỉ thứ mười tám và những căn phòng áp mái kiểu Hà Lan với giá thuê rẻ. Rồi họ nhập khẩu vài cái xô chậu đúc bằng hợp kim chì và thiếc, một hoặc hai cái bếp lẩu từ đại lộ Thứ Sáu rồi hình thành nên "khu hoạ sĩ".
Áp mái tòa nhà gạch ba tầng thấp tịt, Sue và Johnsy có một xưởng vẽ. Johnsy là tên gọi thân mật của Joanna. Một người từ Maine đến, còn người kia đến từ California .
Họ gặp nhau tại Table d'hôte trong tiệm Delmonico trên phố Thứ Tám và nhận thấy có cùng sở thích về nghệ thuật, về món salad rau diếp, về kiểu ống tay áo ngoài rộng và hợp nhau đến nỗi kết quả là một xưởng vẽ chung ra đời.
Dạo ấy là vào tháng Năm. Tháng Mười Một, gã khách lạ chưa hề được thấy mặt, lạnh lẽo, mà bác sĩ gọi là gã Viêm Phổi, rình rập đến khu họa sĩ, thỉnh thoảng vươn những ngón tay lạnh buốt của mình chạm vào ai đó. Khắp mạn Ðông, kẻ hủy diệt ấy hùng dũng bước đi, quật ngã hàng chục nạn nhân; nhưng khi qua những "biệt khu" đầy rêu và những con phố hẹp loằng ngoằng, bàn chân gã bước đi dè dặt.
Ngài Viêm Phổi không thuộc hàng chính nhân quân tử. Một phụ nữ mảnh mai, máu kiệt dần bởi những cơn gió Tây miền California khó có thể là đối thủ chính đáng của gã đần có nắm đấm đỏ, thở dốc, già nua kia. Nhưng gã vẫn quật ngã Johnsy; cô nằm, hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện.
Sáng nọ, ông bác sỹ có đôi mày rậm, đốm bạc gọi Sue ra hành lang.
- Ta có thể nói cơ hội sống của cô ấy chỉ còn lại một phần mười, - ông nói khi lắc nhiệt kế để thuỷ ngân hạ xuống. - Nhưng cái phần đó còn phụ thuộc vào việc cô ấy có muốn sống nữa hay không. Cái kiểu con người cứ sắp hàng bên cạnh ông chủ nhà hòm như thế thì thuốc men cũng chẳng có nghĩa lí gì. Cô bạn bé nhỏ của cô đã nghĩ rằng mình sẽ không bình phục nữa. Cô ấy có điều gì vướng mắc trong đầu không?
- Bạn ấy - bạn ấy mong ước có ngày vẽ được vịnh Naples , - Sue đáp.
- Vẽ ư? Hừ! Cô ấy không có điều gì đáng để bận tâm gấp bội lần hơn ư? - một chàng trai, chẳng hạn?
- Một chàng trai à? - Sue nói, cao giọng như thể tiếng đàn chợt buông dây. - Một người đàn ông thì tốt ư? Nhưng, không, thưa bác sỹ, không có chuyện đó đâu.
- À, vậy ra chỉ tại yếu thôi, - bác sỹ nói. - Tôi sẽ cố hết sức chữa chạy bằng tất cả vốn liếng y học của mình. Nhưng một khi bệnh nhận bắt đầu tính có bao nhiêu xe dự tang lễ của mình thì tôi phải trừ đi năm mươi phần trăm công hiệu cứu chữa của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy hỏi về những mốt mới mùa đông, tay áo chẳng hạn, thì tôi chắc trong mười phần cô ấy đã khá lên hai thay vì một như bây giờ.
Sau khi bác sĩ ra về, Sue vào phòng làm việc, khóc ướt đẫm cả chiếc khăn Nhật. Rồi cô bình tĩnh mang bảng vẽ vào phòng Johnsy, miệng huýt sáo một điệu nhạc Jazz.
Johnsy nằm, quay mặt về phía cửa sổ, tấm chăn trên người hầu như không gợn vết nhăn nào. Sue ngừng huýt sáo bởi tưởng bạn đã ngủ.
Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học.
Khi Sue đang vẽ phác chiếc quần dài cưỡi ngựa trang nhã và chiếc kính một mắt cho nhân vật chính của truyện, anh chàng cao bồi Idaho, thì cô nghe có tiếng thì thầm lặp đi lặp lại nhiều lần. Cô bước vội đến bên giường.
Mắt Johnsy mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm - đếm lùi lại.
- Mười hai, - cô đếm, ngừng một lát, - "mười một", rồi "mười", "chín"; rồi gần như cùng một lúc "tám" và "bảy".
Sue lo lắng nhìn ra ngoài của sổ. Ðếm cái gì ở ngoài đó? Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch cách chừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt.
- Cái gì vậy hả bạn? - Sue hỏi.
- Sáu, - Johnsy nói như thể là tiếng thì thào. - Giờ thì chúng rụng nhanh hơn. Ba hôm trước phải gần cả trăm. Nó làm đầu mình phát đau lên khi đếm. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Một chiếc nữa đã đi. Giờ chỉ còn năm.
- Năm cái gì hả bạn? Nói cho Sudie của bạn biết đi.
- Những chiếc lá. Trên cây trường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi, chắc mình cũng ra đi. Mình biết điều đó đã ba ngày nay. Bác sĩ không nói gì với bạn sao?
- Ồ, mình không nghe những chuyện nhảm nhí như vậy đâu, - Sue trách với vẻ ân cần quả quyết. - Mấy chiếc lá trường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc bạn bình phục kia chứ? Tại bạn quá yêu các dây leo ấy, thế đấy, bạn hư quá. Ðừng có nói dại nữa! À, sáng nay bác sỹ bảo mình rằng cơ hội bình phục nhanh của bạn là - để mình nhớ chính xác lời ông ấy - ông nói cơ hội chiếm đến chín phần mười! À, đấy là cơ hội gần chắc chắn như khi chúng ta đi ô tô hay đi bộ vượt qua một tòa nhà mới ở New York . Bây giờ hãy cố ăn tí cháo và để Sudie quay lại với bức vẽ, có thế thì bạn ấy mới có thể bán cho người biên tập rồi mua rượu vang port cho cô bé ốm yếu của bạn và lườn lợn cho cái bụng háu ăn của bạn ấy.
- Bạn không cần phải mua rượu vang nữa đâu, - Johnsy nói, mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ.
- Một chiếc nữa rơi rồi. Không, mình không muốn ăn cháo tí nào. Chỉ còn bốn chiếc lá. Mình muốn xem chiếc cuối cùng rụng trước khi trời tối. Rồi mình cũng sẽ đi theo.
- Bạn Johnsy yêu quý ơi, - Sue cúi người xuống nói, - bạn có hứa với mình là sẽ nhắm mắt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi mình làm xong việc không? Mình phải nộp mấy bức này vào ngày mai. Mình cần ánh sáng, nếu không thì mình đã buông rèm xuống.
- Bạn không thể vẽ ở phòng khác sao? - Johnsy hờ hững hỏi.
- Mình thích ở đây, bên bạn, - Sue đáp. - Hơn nữa mình không muốn bạn cứ dán mắt vào những chiếc lá trường xuân ngớ ngẩn ấy.
- Khi nào bạn xong thì báo ngay cho mình nhé, - Johnsy nói, nhắm mắt lại và nằm im, tái nhợt như một pho tượng đổ, - bởi vì mình mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng. Mình mệt mỏi vì chờ đợi. Mình rã rời vì suy nghĩ. Mình muốn tháo tung mọi thứ ràng buộc và dong buồm lướt đi, lướt đi tựa như một trong những chiếc lá mòn mỏi đáng thương kia.
- Hãy cố ngủ đi, - Sue nói. - Mình phải mời ông lão Behrman lên làm mẫu bức người thợ mỏ già khắc khổ. Mình sẽ đi một chốc thôi. Ðừng cố di chuyển cho đến khi mình quay lại.
Tác giả : O Henry
Dịch giả : Lê Huy Bắc
Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington , đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là "biệt khu". Nhũng "biệt khu" này tạo thành những góc và đường lượn kỳ lạ. Mỗi con phố tự cắt một hoặc hai lần. Một dạo, có nghệ sĩ đã khám phá ra khả năng hữu ích của con phố này. Thử hình dung, một người khi thu hoá đơn tiền sơn, tiền giấy và tiền vải vẽ đi qua phố ấy, bỗng nhiên nhận thấy mình quay lại mà chưa thu được lấy một xu nào.
Vậy nên chẳng mấy chốc cánh nghệ sĩ đổ xô dến ngôi làng Greenwich cổ kính kì quặc đó, săn tìm những cửa sổ phía Bắc, những đầu hồi thế kỉ thứ mười tám và những căn phòng áp mái kiểu Hà Lan với giá thuê rẻ. Rồi họ nhập khẩu vài cái xô chậu đúc bằng hợp kim chì và thiếc, một hoặc hai cái bếp lẩu từ đại lộ Thứ Sáu rồi hình thành nên "khu hoạ sĩ".
Áp mái tòa nhà gạch ba tầng thấp tịt, Sue và Johnsy có một xưởng vẽ. Johnsy là tên gọi thân mật của Joanna. Một người từ Maine đến, còn người kia đến từ California .
Họ gặp nhau tại Table d'hôte trong tiệm Delmonico trên phố Thứ Tám và nhận thấy có cùng sở thích về nghệ thuật, về món salad rau diếp, về kiểu ống tay áo ngoài rộng và hợp nhau đến nỗi kết quả là một xưởng vẽ chung ra đời.
Dạo ấy là vào tháng Năm. Tháng Mười Một, gã khách lạ chưa hề được thấy mặt, lạnh lẽo, mà bác sĩ gọi là gã Viêm Phổi, rình rập đến khu họa sĩ, thỉnh thoảng vươn những ngón tay lạnh buốt của mình chạm vào ai đó. Khắp mạn Ðông, kẻ hủy diệt ấy hùng dũng bước đi, quật ngã hàng chục nạn nhân; nhưng khi qua những "biệt khu" đầy rêu và những con phố hẹp loằng ngoằng, bàn chân gã bước đi dè dặt.
Ngài Viêm Phổi không thuộc hàng chính nhân quân tử. Một phụ nữ mảnh mai, máu kiệt dần bởi những cơn gió Tây miền California khó có thể là đối thủ chính đáng của gã đần có nắm đấm đỏ, thở dốc, già nua kia. Nhưng gã vẫn quật ngã Johnsy; cô nằm, hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện.
Sáng nọ, ông bác sỹ có đôi mày rậm, đốm bạc gọi Sue ra hành lang.
- Ta có thể nói cơ hội sống của cô ấy chỉ còn lại một phần mười, - ông nói khi lắc nhiệt kế để thuỷ ngân hạ xuống. - Nhưng cái phần đó còn phụ thuộc vào việc cô ấy có muốn sống nữa hay không. Cái kiểu con người cứ sắp hàng bên cạnh ông chủ nhà hòm như thế thì thuốc men cũng chẳng có nghĩa lí gì. Cô bạn bé nhỏ của cô đã nghĩ rằng mình sẽ không bình phục nữa. Cô ấy có điều gì vướng mắc trong đầu không?
- Bạn ấy - bạn ấy mong ước có ngày vẽ được vịnh Naples , - Sue đáp.
- Vẽ ư? Hừ! Cô ấy không có điều gì đáng để bận tâm gấp bội lần hơn ư? - một chàng trai, chẳng hạn?
- Một chàng trai à? - Sue nói, cao giọng như thể tiếng đàn chợt buông dây. - Một người đàn ông thì tốt ư? Nhưng, không, thưa bác sỹ, không có chuyện đó đâu.
- À, vậy ra chỉ tại yếu thôi, - bác sỹ nói. - Tôi sẽ cố hết sức chữa chạy bằng tất cả vốn liếng y học của mình. Nhưng một khi bệnh nhận bắt đầu tính có bao nhiêu xe dự tang lễ của mình thì tôi phải trừ đi năm mươi phần trăm công hiệu cứu chữa của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy hỏi về những mốt mới mùa đông, tay áo chẳng hạn, thì tôi chắc trong mười phần cô ấy đã khá lên hai thay vì một như bây giờ.
Sau khi bác sĩ ra về, Sue vào phòng làm việc, khóc ướt đẫm cả chiếc khăn Nhật. Rồi cô bình tĩnh mang bảng vẽ vào phòng Johnsy, miệng huýt sáo một điệu nhạc Jazz.
Johnsy nằm, quay mặt về phía cửa sổ, tấm chăn trên người hầu như không gợn vết nhăn nào. Sue ngừng huýt sáo bởi tưởng bạn đã ngủ.
Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học.
Khi Sue đang vẽ phác chiếc quần dài cưỡi ngựa trang nhã và chiếc kính một mắt cho nhân vật chính của truyện, anh chàng cao bồi Idaho, thì cô nghe có tiếng thì thầm lặp đi lặp lại nhiều lần. Cô bước vội đến bên giường.
Mắt Johnsy mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm - đếm lùi lại.
- Mười hai, - cô đếm, ngừng một lát, - "mười một", rồi "mười", "chín"; rồi gần như cùng một lúc "tám" và "bảy".
Sue lo lắng nhìn ra ngoài của sổ. Ðếm cái gì ở ngoài đó? Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch cách chừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt.
- Cái gì vậy hả bạn? - Sue hỏi.
- Sáu, - Johnsy nói như thể là tiếng thì thào. - Giờ thì chúng rụng nhanh hơn. Ba hôm trước phải gần cả trăm. Nó làm đầu mình phát đau lên khi đếm. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Một chiếc nữa đã đi. Giờ chỉ còn năm.
- Năm cái gì hả bạn? Nói cho Sudie của bạn biết đi.
- Những chiếc lá. Trên cây trường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi, chắc mình cũng ra đi. Mình biết điều đó đã ba ngày nay. Bác sĩ không nói gì với bạn sao?
- Ồ, mình không nghe những chuyện nhảm nhí như vậy đâu, - Sue trách với vẻ ân cần quả quyết. - Mấy chiếc lá trường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc bạn bình phục kia chứ? Tại bạn quá yêu các dây leo ấy, thế đấy, bạn hư quá. Ðừng có nói dại nữa! À, sáng nay bác sỹ bảo mình rằng cơ hội bình phục nhanh của bạn là - để mình nhớ chính xác lời ông ấy - ông nói cơ hội chiếm đến chín phần mười! À, đấy là cơ hội gần chắc chắn như khi chúng ta đi ô tô hay đi bộ vượt qua một tòa nhà mới ở New York . Bây giờ hãy cố ăn tí cháo và để Sudie quay lại với bức vẽ, có thế thì bạn ấy mới có thể bán cho người biên tập rồi mua rượu vang port cho cô bé ốm yếu của bạn và lườn lợn cho cái bụng háu ăn của bạn ấy.
- Bạn không cần phải mua rượu vang nữa đâu, - Johnsy nói, mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ.
- Một chiếc nữa rơi rồi. Không, mình không muốn ăn cháo tí nào. Chỉ còn bốn chiếc lá. Mình muốn xem chiếc cuối cùng rụng trước khi trời tối. Rồi mình cũng sẽ đi theo.
- Bạn Johnsy yêu quý ơi, - Sue cúi người xuống nói, - bạn có hứa với mình là sẽ nhắm mắt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi mình làm xong việc không? Mình phải nộp mấy bức này vào ngày mai. Mình cần ánh sáng, nếu không thì mình đã buông rèm xuống.
- Bạn không thể vẽ ở phòng khác sao? - Johnsy hờ hững hỏi.
- Mình thích ở đây, bên bạn, - Sue đáp. - Hơn nữa mình không muốn bạn cứ dán mắt vào những chiếc lá trường xuân ngớ ngẩn ấy.
- Khi nào bạn xong thì báo ngay cho mình nhé, - Johnsy nói, nhắm mắt lại và nằm im, tái nhợt như một pho tượng đổ, - bởi vì mình mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng. Mình mệt mỏi vì chờ đợi. Mình rã rời vì suy nghĩ. Mình muốn tháo tung mọi thứ ràng buộc và dong buồm lướt đi, lướt đi tựa như một trong những chiếc lá mòn mỏi đáng thương kia.
- Hãy cố ngủ đi, - Sue nói. - Mình phải mời ông lão Behrman lên làm mẫu bức người thợ mỏ già khắc khổ. Mình sẽ đi một chốc thôi. Ðừng cố di chuyển cho đến khi mình quay lại.