PDA

View Full Version : Thơ Đường : Hai Cách Làm Thơ TNBC Đường Luật (Võ Nhựt Ngộ)


phale
01-11-11, 10:03 AM
PL đọc bài này thấy cũng thú vị, copy về cho cả nhà cùng xem...


Bài viết : THƠ ĐƯỜNG : THẤY SAO NÓI VẬY

cho thấy phớt qua là có 2 cách làm một bài thơ TNBC Đường Luật, khó dễ khác nhau. Bài này xin nói rõ hơn về hai cách đó :

* làm thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật, nếu theo cách qui định bởi dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, thì tương đối gặp khá nhiều sự ràng buộc.
* làm thơ TNBC Đường Luật theo kiểu mẫu những bài Đường Thi, thì cách thực hành đơn giản hơn nhiều, mà lại bao gồm luôn những cách chơi quy định bởi dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.

Để tránh lập lại những chi tiết dông dài, xin gọi tắt cách chơi theo dải số 1-8 2-3 4-5 6-7 là cách “theo Dải Số”, và cách chơi kia là cách “theo Đường Thi”.

Hai cách làm 1 bài thơ TNBC Đường Luật nói trên, có sự khó dễ khác nhau theo từng bước như sau :

Khi viết câu 1 và câu 2 :
1. Hai câu 1 và 2 không cần phải đối nhau.
2. Hai câu đều phải mang vần (chỉ nói về vần Bằng). Câu 1 có thể không có vần.
3. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng, một câu theo luật Trắc, Luật nào trên Luật nào dưới cũng đều được cả.
3 qui định trên đều áp dụng cho cả hai cách (“theo Dải Số” và “theo Đường Thi”).

Ví dụ như câu 1 và câu 2 là :

Lá úa lao xao vẩy phất phơ = (câu trên theo luật Trắc)
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão

hoặc là :

Một trời hương sắc một trời thơ = (câu trên theo luật Bằng)
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung

Khi viết câu 3 và câu 4 :
1. Hai câu 3 và 4 phải đối nhau.
2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. 3 qui định này áp dụng cho cả hai cách.
4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc,

Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên (1 và 2) ra sao.

Ví dụ dùng hai câu 1 và 2 của Đồng Lão :

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng

Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi : nếu lấy hai câu 1 và 2 của Đồng Lão, thì câu 3 phải theo luật Bằng, câu 4 phải theo luật Trắc.

Ví dụ :

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh

Lưu ý là cách chơi “theo Đường Thi” bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” .

Khi viết câu 5 và câu 6 :
1. Hai câu 5 và 6 phải đối nhau.
2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. 3 qui định này áp dụng cho cả hai cách.
4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc,

Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên từ 1 đến 4 ra sao.

Ví dụ, nối tiếp 4 câu trên của cách “theo Dải Số” :

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong

Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi : nếu nối tiếp 4 câu trên của cách “theo Dải Số” , thì câu 5 phải theo luật Trắc giống như câu 4, câu 6 phải theo luật Bằng.

Ví dụ :

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali

Nhắc lại là cách chơi “theo Đường Thi” bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” .

Khi viết câu 7 và câu 8 :
1. Hai câu 7 và 8 không cần phải đối nhau.
2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. 3 qui định này áp dụng cho cả hai cách.
4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc,

Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên từ 1 đến 6 ra sao.

Ví dụ, nối tiếp 6 câu trên của cách “theo Dải Số” :

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi : nếu nối tiếp 6 câu trên của cách “theo Dải Số” , thì câu 7 phải theo luật Bằng như câu 6, câu 8 phải theo luật Trắc.

Ví dụ :

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

8 câu trên được Dải Số chấp nhận, vì thỏa mãn được mọi sự ràng buộc từ câu 3 trở xuống đến câu 8.

Còn với cách chơi thoải mái “theo Đường Thi” , thì từ câu 3 trở xuống đến câu 8 có rất ít sự ràng buộc, và toàn bài thơ có thể như thế này :

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

8 câu này trúng vào phép Niêm và Luật của bài CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy và bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch. (nguyên văn hai bài này trong “Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

Nhắc lại là cách chơi “theo Đường Thi” bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” .
Đi vào chi tiết để thấy rõ như sau :

Về Niêm :
Trên hai phần tứ cú của bài bát cú, thi nhân đời Đường dùng cả hai phép Niêm 1-4 2-3 và 1-3 2-4, đồng thời cho phép hai phần tứ cú (một trên một dưới) tự do dùng phép Niêm khác nhau.

Do đó nên trên nguyên tắc, có cả thảy 4 dạng Niêm :
1/ trên Niêm 1-4 2-3, dưới Niêm 1-4 2-3
2/ trên Niêm 1-4 2-3, dưới Niêm 1-3 2-4
3/ trên Niêm 1-3 2-4, dưới Niêm 1-4 2-3
4/ trên Niêm 1-3 2-4, dưới Niêm 1-3 2-4

Về Luật :
Thi nhân đời Đường cũng cho phép hai phần tứ cú (một trên một dưới) tự do theo Luật khác nhau.
Nên trên nguyên tắc, cũng có cả thảy 4 dạng Luật :
a/ trên theo Luật Bằng, dưới theo Luật Bằng
b/ trên theo Luật Bằng, dưới theo Luật Trắc
c/ trên theo Luật Trắc, dưới theo Luật Bằng
d/ trên theo Luật Trắc, dưới theo Luật Trắc

Bất cứ một dạng Niêm nào cũng đều có thể mang đủ 4 dạng Luật, nên sự pha trộn đầy đủ trên nguyên tắc sẽ cho 16 dạng Niêm + Luật là :

1.a, 1.b, 1.c, 1.d
2.a, 2.b, 2.c, 2.d
3.a, 3.b, 3.c, 3.d
4.a, 4.b, 4.c, 4.d

Tổng cộng 16 dạng Niêm+Luật trên lý thuyết đó có thể mô tả với những cặp 2 câu thơ viết sẵn đã nêu ở phần trên như sau :

1.a - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Hàn Phong + Thi Nang

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Bằng (đây là một bài TNBC đúng “theo Dải Số” )
- giống như bài KHÚC GIANG NHỊ THỦ (kỳ nhị) Đỗ Phủ - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)
- phần lớn những bài TNBC Đường Thi và TNBC Đường Luật đều theo phép Niêm + Luật này.

1.b - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Vancali + lá chờ rơi

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài HÀ TIỆN của Nguyễn Minh Triết - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

1.c - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Thi Nang

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài VĂN LÂN GIA LÝ TRANH của Từ An Trinh - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

1.d - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Vancali + Lá chờ rơi

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Dải Số )
- giống như bài KHÚC GIANG ÐỐI TỬU của Đỗ Phủ - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)
- phần lớn những bài TNBC Đường Thi và TNBC Đường Luật đều theo phép Niêm + Luật này.

2.a - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Hàn Phong + lá chờ rơi

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài ÐỘC TIỂU THANH KÝ của Nguyễn Du - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

2.b - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Vancali + Thi Nang

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- tương tự như bài TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ Cao Thich, bài của Cao Thích có Niêm + Luật là (1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng) - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

2.c - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Lá chờ rơi

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Trắc, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN của Lưu Trường Khanh - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

2.d - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Vancali + Thi Nang

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Trắc, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN của Lưu Trường Khanh - chỉ khác về Luật (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

3.a - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Thi Nang

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài KÝ THÔI THỊ NGỰ của Lý Bạch - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

3.b - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Vancali + lá chờ rơi

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- tương tự như bài ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI của Lý Bạch, bài của Lý Bạch có Niêm + Luật là (1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Bằng) - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

3.c - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Hàn Phong + Thi Nang

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Trắc, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ của Đỗ Phủ - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

3.d - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Vancali + Lá chờ rơi

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Trắc, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài DĨ HÒA VI QUÝ của Nguyễn-Bỉnh-Khiêm - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

4.a - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + lá chờ rơi

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Bằng, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy - chỉ khác về Luật - bài của Vương Duy có Niêm + Luật là (1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc) – (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

4.b - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Vancali + Thi Nang

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Bằng, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch - chỉ khác về Luật (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

4.c - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Hàn Phong + Lá chờ rơi

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy - chỉ khác về Luật (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

4.d - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Vancali + Thi Nang

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch - (“Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”)

***

Tất cả 16 bài TNBC trên đây đều có âm điệu hài hòa.
Phép Niêm 1-3 2-4 là một trong 2 phép Niêm chính thống của thơ Tứ Tuyệt. Dải Số không dùng nhưng thi nhân đời Đường vẫn dùng.
Ngoài ra những nơi có sự đổi Niêm, đổi Luật đều không hề gây ra sự chói tai, khổ độc nào, mà có khi lại cho người đọc cái cảm giác nghe hay hơn, nhờ sự “đổi mới” thay vì sự “nhàm chán” khi gặp hoài một “điệu thơ cũ” dù là hay đến mấy.

Như mọi người có thể nhận ra là phép chơi “theo Đường Thi” ) không cần biết các câu phía trên theo luật nào, những câu thơ từ 1 đến 8 sẽ như sao và sẽ đan kết với nhau ra sao. Cứ tự nhiên để cho hứng thơ, tứ thơ đun đẩy mà viết mỗi cặp với 1 câu luật Trắc 1 câu luật Bằng, thì có thể hoàn toàn yên trí rằng, khi xong hết 8 câu, chúng sẽ tạo ra hai phần tứ cú đúng Niêm 1-4 2-3 hoặc 1-3 2-4.

Cái dễ của cách chơi “theo Đường Thi” ) là như vậy. Nhưng dùng cách chơi này là chấp nhận cách chơi của thi nhân đời Đường. Phần lớn các tác phẩm sẽ khác với cách chơi “theo Dải Số” . Trung bình cứ 16 bài thì mới có 2 bài trúng “theo Dải Số” . Những tác phẩm “không theo Dải Số” có thể sẽ bị coi là “thất niêm” bởi những người trung thành với dải số. Tiếng “phá cách” thì họ để dành gọi những tác phẩm của các đại thi nhân tiền bối đời Đường với câu “Đại gia văn chương bất câu Niêm Luật”. Thơ của bọn mình thì chưa có cái vinh hạnh được gọi là thơ phá cách !

Nhưng việc gọi những bài thơ nằm ngoài dải số là thơ “thất niêm, phá cách hay thơ Cổ Phong” là không đúng.

Phần trình bày về 16 cách chơi “theo Đường Thi” trên đây đã chứng tõ rằng đó là những bài thơ Đường Luật. Dải số không bao gồm được hết 16 cách Niêm Luật ấy, thì đó là việc của dải số.

Vậy : CHÍNH DANH “ĐƯỜNG LUẬT” LÀ ĐÂU ?

Chắc mọi người đều đồng ý với Quách-Tấn trong định nghĩa trích dẫn sau đây :

“Ðường Luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng Thơ. ”
(trích Thi Pháp Thơ Ðường của Quách-Tấn, trang 38)

* những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công thì hẳn là phải lấy từ các bài Đường Thi còn lưu truyền đến nay.

Và cách chơi “theo Đường Thi” mô tả trên đây chỉ là “thấy sao nói vậy” về những kinh nghiệm kỹ thuật đã thành công của thi nhân đời Đường.

Đường Luật lấy ra từ phần kỹ thuật của Đường Thi là như thế.

Còn việc sau đó Đường Luật bị thay đổi do nhu cầu nọ kia (ví dụ như do nhu cầu chấm thi của giới quan trường) để trở thành Đường Luật mà dải số đang theo thì đó là việc khác.
Nếu cần chính danh cho dải số thì đó là việc của những người theo dải số.
Rất có thể là có một đạo luật nào đó của triều đình đã quy định những điều phải học về thơ Đường là như vậy.

Nhưng dù sao thì cũng xin nêu lại những điểm vô lý đã ăn sâu vào quan điểm của khá nhiều người, khi gọi những bài thơ Đường chính thống ấy là Thất Niêm, Phá Cách, hay thơ Cổ Phong như sau :

* sao gọi được là “thất Niêm” khi bài thơ sử dụng 2 phép Niêm chính thống của thơ tứ cú là 1-4 2-3 và 1-3 2-4 ? Dải số cũng dùng 1 trong hai phép Niêm đó (1-4 2-3) thì sao ? Chỉ có thể gọi là thất Niêm khi trong phần tứ cú, câu 1 niêm với câu 2 (1-2), hoặc câu 3 niêm với câu 4 (3-4), hoặc cả 4 câu 1-2-3-4 đều cùng theo một luật (1-2-3-4).
* sao gọi được là ‘phá cách’ khi những cách chơi đa dạng đều đi theo một nguyên tắc rõ ràng là : cho phép hai phần tứ cú được tự do theo Niêm, theo Luật khác nhau, với sự pha trộn mọi cách Niêm + Luật. Không biết dải số căn cứ vào đâu mà chỉ dùng 2 trong số 16 cách Niêm + Luật trên lý thuyết của Đường Thi. Đường Thi là gốc, đáng lẽ dải số phải theo. Nhưng vì một lý do gì đó mà dải số không theo. Vậy sự “phá cách” chính là do dải số.
* Những đặc điểm của thơ Cổ Phong là : được dùng nhiều vần, được dùng số câu khác nhau 6, 8, 10, 12, không cần có đối, không cần theo Niêm Luật. Vậy tại sao trong số bị gọi là thơ Cổ Phong lại chẳng có bài nào có 2 vần ? chẳng có bài nào có số câu là 6, 10, 12 ? chẳng có bài nào không có đối ở các cặp 3-4 và 5-6 của bài bát cú ? chẳng có bài nào có được vài câu với nhì-tứ-lục chẳng phân minh một cách hiển nhiên? (không kể những câu tác giả cố ý bỏ luật 1 chữ để bảo toàn ý nghĩa).

Ngày nay thơ Đường chỉ dùng cho sự tiêu khiển của những người yêu thơ. Mọi người tự do chọn hướng đi của mình.
Chẳng ai đả kích người chơi theo dải số. Họ lại còn có thể được hoan hô với chủ trương thích tìm cái khó để chơi, để trao dồi…..
Còn sự gieo tiếng xấu cho Đường Thi là “thất Niêm, phá cách, thơ Cổ Phong” cũng chẳng biết do đâu, nhưng cũng chẳng có gì quan trọng.
Vì những sự phân tách mỗ xẻ phần kỹ thuật Đường Thi, như vừa lập lại trên đây, đã cho thấy rõ ràng đâu là đúng đâu là sai.

Sự làm thơ cốt là để giúp chúng ta vui chơi trong sự thoải mái. Mà thơ thì có nhiều khuynh hướng khác nhau.

Ai muốn làm thơ theo dải số thì cứ theo. Ai muốn làm thơ theo Đường Thi thì cũng không ai cấm cản.

Và có một điểm chung quan trọng : là mọi người đều có bổn phận cống hiến cho Làng thơ những bài thơ hay để thưởng thức.

Rất cám ơn quý bạn Đồng Lão, Vũ Kim Thanh, Trần Mạnh Hùng, Hàn Phong, Vancali, Thi Nang và Chí Trung đã soạn giúp cho những cặp 2 câu thơ dùng trong phần giải thích trên.

Nguyên văn những bài thơ chỉ mới kê tên nơi phía trên đều có trong bài “Thơ Đường : Thấy Sao Nói Vậy”, nên xin không chép lại nơi đây để tránh sự lập đi lập lại nhàm chán.

Thân ái chào tất cả quý bạn đã bỏ công ra đọc bài này.

VNN

- Võ Nhựt Ngộ
Nguồn: Hoasontrang

Lan Hương
01-11-11, 06:35 PM
Bài viết phân tích rất sâu sắc. Trước giờ LH vẫn biết có cách làm thơ Đường tuân theo niêm luật rất chặt chẽ (theo dải số) và cách không theo niêm chặt (ở đây gọi là Đường thi) tuy vẫn theo luật. Ngoài ra còn có thơ Đường phá cách có nhiều thời sơ Đường và mạt Đường như bài Hoàng hạc lâu

LH cũng thường làm thơ Đường theo nhiều cách. Tuy nhiên khi tham gia Nguyệt viên, thấy các thi hữu yêu cầu thơ Đường phải theo niêm luật chặt chẽ nên cũng ráng để ý và chỉ post những bài thơ đúng quy cách

Nếu có thể lập một mục riêng, VD là thơ Đường phá cách chẳng hạn thì cũng hay

CM4Q
01-11-11, 06:48 PM
Bài viết này gần giống như của tiền bối LCR khi xưa ở vnthuquan , cũng có đề cập có 16 dạng để viết 1 bài TNBC ĐL .Nhưng vì mỗi người có cách chơi khác nhau , cũng đúng như quan điểm của người viết bài trên đã nói " Ai muốn làm thơ theo dải số thì cứ theo. Ai muốn làm thơ theo Đường Thi thì cũng không ai cấm cản."

Và cũng giống như quan điểm của Thầy " Nước sông không phạm nước giếng "

Ai muốn phá cách hay gì gì thì cứ việc riêng 4Q thì chung thủy với những gì đã được học ( Có thể có người cho 4Q là "bảo thủ " nhưng điều đó cũng ... chẳng sao :cuoi: )

bcdt
01-11-11, 06:53 PM
Bài nầy được viết bởi Võ Nhựt Ngộ hay"bác Lá chờ rơi" ở VNTQ khi TA và NH còn chơi ở đó và không kém phần tranh luận từ các bậc thầy do bài viết làm người chưa biết DL rối mù không biết đâu thật đâu chân.
Đã gọi là ĐL thì chỉ có một bảng luật mà thôi. Khác hơn thì chỉ gọi chung là thơ Đường thi.

CM4Q
01-11-11, 07:06 PM
Bài nầy được viết bởi Võ Nhựt Ngộ hay"bác Lá chờ rơi" ở VNTQ khi TA và NH còn chơi ở đó và không kém phần tranh luận từ các bậc thầy do bài viết làm người chưa biết DL rối mù không biết đâu thật đâu chân.
Đã gọi là ĐL thì chỉ có một bảng luật mà thôi. Khác hơn thì chỉ gọi chung là thơ Đường thi.

Ô... thì ra Võ Nhựt Ngộ là Bác LCR ha Thầy ??? Hèn chi đọc thấy giống y chang

Cuộc tranh luận về bài viết này tính ra cũng 4 năm hơn rồi , đúng là bài viết này khiến nhiều người ..."rối mù"

phale
02-11-11, 11:05 AM
Ô... thì ra Võ Nhựt Ngộ là Bác LCR ha Thầy ??? Hèn chi đọc thấy giống y chang

Cuộc tranh luận về bài viết này tính ra cũng 4 năm hơn rồi , đúng là bài viết này khiến nhiều người ..."rối mù"


Hồi đó PL còn chưa biết đường luật là gì...

Mà PL cũng giống 4. Thích thơ đường luật niêm luật chặt chẽ, có vậy mới thấy cái công phu của nghề chơi... đó mới là điểm thú vị nhất khi làm hay đọc thơ đường luật...

Hansy
03-11-11, 02:21 AM
Chào các vị
Hansy tuy mới chập chững học làm thơ Đường luật nhưng có ngóng nghe các vị tiền bối trao đổi nên có chút chính kiến riêng của mình, xin tham gia ý kiến (lỡ sai xin xí xóa. Hihi).

1.
Đã là Thơ Luật thì dứt khoát phải Đúng Luật

Không biết các vị cảm nhận thế nào, nhưng với Hansy, đọc một bài thơ Đường luật làm đúng luật, dùng chính vận, chính đối thì nghe âm điệu du dương trầm bổng hơn hẳn bài thơ làm không đúng luật. Nghĩa là nhạc tính của một bài thơ Đường luật đúng luật vang lên rất rõ.

2.
Cần phân biệt rõ Thơ Đường (Đường thi) và Thơ Đường luật (Luật thi). Đó là 2 loại thơ khác nhau.
Sau thời Đường, khộng còn Đường thi mà chỉ là những bài thơ làm theo kiểu Đường thi và Thơ Đường luật. Đường thi là những bài thơ làm trong thời nhà Đường trở về trước.

Ai muốn làm thơ theo kiểu nào thì là quyền của mỗi người. Nhưng dù theo kiểu nào thì cũng phải làm đúng luật của kiểu đó. Không hề có cái gọi là thơ phá cách mà chỉ có thơ làm không đúng luật. Bởi, một thi hào làm bài thơ không đúng luật thì vì cả nể, có người gọi trại đi là phá cách. Còn nếu Hansy làm một bài thơ giống y rang như thế thì 100% đều gọi là sai luật hay vướng Thi bệnh. Đó là bệnh cả nể, khúm núm... trong giới làm thơ, làm mất đi tính chất công bằng khi xét thơ.

3.
Nhân đây, Hansy có một đề nghị.
Thơ Đường luật (hoặc cả Đường thi) vốn được phát minh bên Trung Hoa lâu lắm rồi. Theo Hansy biết, chữ Hán không có các loại dấu như chữ Việt Nam ta (sắc, huyền....) và các dấu ngắt câu, biểu cảm (phẩy, chấm, dấu than, các loại ngoặc...) vì thế một bài thơ Đường luật (hay Đường thi) không hề có sự hiện diện của những loại dấu này.

ĐỂ BẢO TỒN HÌNH THỨC THƠ ĐƯỜNG LUẬT ĐÚNG NGUYÊN MẪU, ĐỀ NGHỊ KHI VIẾT THƠ ĐƯỜNG LUẬT KHÔNG ĐÁNH THÊM CÁC LOẠI DẤU TIẾNG VIỆT ĐÃ NÓI TRÊN VÀO.

Thiết nghĩ, nhỊp trong một câu thơ Đường luật là cố định: 2-2-3 (ít hơn là 4-3), phối hợp với thanh của bảng luật thì khi đọc một bài thơ Đường luật, nhịp câu thơ cũng đã "mặc định" rồi, không cần ta thêm thắt dấu vào cho thêm rườm rà, rối rắm hình thức của bài thơ.

Mấy ý kiến nông cạn, mong các vị lượng thứ nếu có gì sai sót.
Xin cám ơn

CM4Q
03-11-11, 03:35 AM
Thanks post của Hansy

Hansy nhận định đúng về thơ ĐL rồi đó .Và nếu thế thì Hansy cứ ...ĐL mà chơi nhá :expect:

Cái " đề nghị " thứ 3 của Hansy thì ai làm đường luật cũng hiểu là vậy mà .Nhịp ngắt đã là chấp phẩy của câu ... nên trong câu không được phép tùy tiện phẩy chấm

Cũng có người do quen kiểu viết của thơ Việt nên hay có dấu cảm thán hay biểu cảm vào .

Mình biết thì mình cố giữ và nếu được nhắc bạn thơ cùng giữ ...

Nhắc nhỏ Hansy nè... có thời gian coi và tút lại mấy bài vừa gởi bên " Luật thi Hansy " nha :p

Hansy
03-11-11, 03:58 AM
Thanks post của Hansy

Hansy nhận định đúng về thơ ĐL rồi đó .Và nếu thế thì Hansy cứ ...ĐL mà chơi nhá :expect:

Cái " đề nghị " thứ 3 của Hansy thì ai làm đường luật cũng hiểu là vậy mà .Nhịp ngắt đã là chấp phẩy của câu ... nên trong câu không được phép tùy tiện phẩy chấm

Cũng có người do quen kiểu viết của thơ Việt nên hay có dấu cảm thán hay biểu cảm vào .

Mình biết thì mình cố giữ và nếu được nhắc bạn thơ cùng giữ ...

Nhắc nhỏ Hansy nè... có thời gian coi và tút lại mấy bài vừa gởi bên " Luật thi Hansy " nha :p

Cám ơn bạn đã có một số đồng quan điểm.

Riêng những "bài tập" của Hansy post lên chỗ Topic có cái tên rất kêu (dỏm) đó thì bệnh nặng nhất của Hansy là ĐỐI KHÔNG CHỈNH.
Biết là vậy nhưng quả là lực bất tòng tâm, Hansy mới học nên gặp rất nhiều khó khăn ở chỗ đối này. Dù biết rằng, 2 căp đối ở câu Thực và Luận là tinh hoa của bài thơ Đường luật, người ngoài nhìn vào đó là biết trình độ làm thơ Đường luật của tác giả, nhưng quả thật là Hansy còn cần rất nhiều thời gian cho việc tập tành viết 2 cặp đối này coi được.

Một lần nữa xin cám ơn sự quan tâm của bạn.

phale
03-11-11, 06:28 AM
Chào các vị
Hansy tuy mới chập chững học làm thơ Đường luật nhưng có ngóng nghe các vị tiền bối trao đổi nên có chút chính kiến riêng của mình, xin tham gia ý kiến (lỡ sai xin xí xóa. Hihi).

1.
Đã là Thơ Luật thì dứt khoát phải Đúng Luật

Không biết các vị cảm nhận thế nào, nhưng với Hansy, đọc một bài thơ Đường luật làm đúng luật, dùng chính vận, chính đối thì nghe âm điệu du dương trầm bổng hơn hẳn bài thơ làm không đúng luật. Nghĩa là nhạc tính của một bài thơ Đường luật đúng luật vang lên rất rõ.

2.
Cần phân biệt rõ Thơ Đường (Đường thi) và Thơ Đường luật (Luật thi). Đó là 2 loại thơ khác nhau.
Sau thời Đường, khộng còn Đường thi mà chỉ là những bài thơ làm theo kiểu Đường thi và Thơ Đường luật. Đường thi là những bài thơ làm trong thời nhà Đường trở về trước.

Ai muốn làm thơ theo kiểu nào thì là quyền của mỗi người. Nhưng dù theo kiểu nào thì cũng phải làm đúng luật của kiểu đó. Không hề có cái gọi là thơ phá cách mà chỉ có thơ làm không đúng luật. Bởi, một thi hào làm bài thơ không đúng luật thì vì cả nể, có người gọi trại đi là phá cách. Còn nếu Hansy làm một bài thơ giống y rang như thế thì 100% đều gọi là sai luật hay vướng Thi bệnh. Đó là bệnh cả nể, khúm núm... trong giới làm thơ, làm mất đi tính chất công bằng khi xét thơ.

3.
Nhân đây, Hansy có một đề nghị.
Thơ Đường luật (hoặc cả Đường thi) vốn được phát minh bên Trung Hoa lâu lắm rồi. Theo Hansy biết, chữ Hán không có các loại dấu như chữ Việt Nam ta (sắc, huyền....) và các dấu ngắt câu, biểu cảm (phẩy, chấm, dấu than, các loại ngoặc...) vì thế một bài thơ Đường luật (hay Đường thi) không hề có sự hiện diện của những loại dấu này.

ĐỂ BẢO TỒN HÌNH THỨC THƠ ĐƯỜNG LUẬT ĐÚNG NGUYÊN MẪU, ĐỀ NGHỊ KHI VIẾT THƠ ĐƯỜNG LUẬT KHÔNG ĐÁNH THÊM CÁC LOẠI DẤU TIẾNG VIỆT ĐÃ NÓI TRÊN VÀO.

Thiết nghĩ, nhỊp trong một câu thơ Đường luật là cố định: 2-2-3 (ít hơn là 4-3), phối hợp với thanh của bảng luật thì khi đọc một bài thơ Đường luật, nhịp câu thơ cũng đã "mặc định" rồi, không cần ta thêm thắt dấu vào cho thêm rườm rà, rối rắm hình thức của bài thơ.

Mấy ý kiến nông cạn, mong các vị lượng thứ nếu có gì sai sót.
Xin cám ơn
Đọc cm này thì ai có thể nghĩ Hansy đang tập tành chơi đường luật đây...

PL cũng nghĩ như Hansy vậy, khi làm bài thơ lỡ sai, hoặc bài thơ gò mãi không vào khuôn phép được, thay vì bỏ bài đó đi thì sự tự tôn hoặc sự tâng bốc lẫn nhau mà họ đã tự đặt tên là "Thơ phá cách"

PL lấy 1 ví dụ trong bài viết của bác VNN ở trên:

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Bài này có lẽ là 2 khổ tứ tuyệt thì đúng hơn:

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh

Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Nhưng vì muốn nâng tầm bài thơ, mà thành bài "đường luật phá cách"

Trước đây, trong một lần trao đổi về luật thơ đường luật, khi đề cập đến các thi bệnh của bài Qua Đèo Ngang của BHTQ, có người đã bảo, thơ tiền nhân, lại là thơ đường tiêu biểu, không thể nào là bài thơ phạm luật được mà là "phá cách". Cũng là do cách nghĩ này...

Út Tiêu
03-11-11, 07:17 AM
Chào các vị
Hansy tuy mới chập chững học làm thơ Đường luật nhưng có ngóng nghe các vị tiền bối trao đổi nên có chút chính kiến riêng của mình, xin tham gia ý kiến (lỡ sai xin xí xóa. Hihi).

1.
Đã là Thơ Luật thì dứt khoát phải Đúng Luật

Không biết các vị cảm nhận thế nào, nhưng với Hansy, đọc một bài thơ Đường luật làm đúng luật, dùng chính vận, chính đối thì nghe âm điệu du dương trầm bổng hơn hẳn bài thơ làm không đúng luật. Nghĩa là nhạc tính của một bài thơ Đường luật đúng luật vang lên rất rõ.

2.
Cần phân biệt rõ Thơ Đường (Đường thi) và Thơ Đường luật (Luật thi). Đó là 2 loại thơ khác nhau.
Sau thời Đường, khộng còn Đường thi mà chỉ là những bài thơ làm theo kiểu Đường thi và Thơ Đường luật. Đường thi là những bài thơ làm trong thời nhà Đường trở về trước.

Ai muốn làm thơ theo kiểu nào thì là quyền của mỗi người. Nhưng dù theo kiểu nào thì cũng phải làm đúng luật của kiểu đó. Không hề có cái gọi là thơ phá cách mà chỉ có thơ làm không đúng luật. Bởi, một thi hào làm bài thơ không đúng luật thì vì cả nể, có người gọi trại đi là phá cách. Còn nếu Hansy làm một bài thơ giống y rang như thế thì 100% đều gọi là sai luật hay vướng Thi bệnh. Đó là bệnh cả nể, khúm núm... trong giới làm thơ, làm mất đi tính chất công bằng khi xét thơ.

3.
Nhân đây, Hansy có một đề nghị.
Thơ Đường luật (hoặc cả Đường thi) vốn được phát minh bên Trung Hoa lâu lắm rồi. Theo Hansy biết, chữ Hán không có các loại dấu như chữ Việt Nam ta (sắc, huyền....) và các dấu ngắt câu, biểu cảm (phẩy, chấm, dấu than, các loại ngoặc...) vì thế một bài thơ Đường luật (hay Đường thi) không hề có sự hiện diện của những loại dấu này.

ĐỂ BẢO TỒN HÌNH THỨC THƠ ĐƯỜNG LUẬT ĐÚNG NGUYÊN MẪU, ĐỀ NGHỊ KHI VIẾT THƠ ĐƯỜNG LUẬT KHÔNG ĐÁNH THÊM CÁC LOẠI DẤU TIẾNG VIỆT ĐÃ NÓI TRÊN VÀO.

Thiết nghĩ, nhỊp trong một câu thơ Đường luật là cố định: 2-2-3 (ít hơn là 4-3), phối hợp với thanh của bảng luật thì khi đọc một bài thơ Đường luật, nhịp câu thơ cũng đã "mặc định" rồi, không cần ta thêm thắt dấu vào cho thêm rườm rà, rối rắm hình thức của bài thơ.

Mấy ý kiến nông cạn, mong các vị lượng thứ nếu có gì sai sót.
Xin cám ơn
Út Tiêu tôi vào tranh luận thêm để mở mang kiến thức vậy:
Nói chữ Hán không có các loại dấu như chữ Việt Nam ta: chưa chính xác. Còn bài thơ có dấu hay không là do sự sáng tạo của mỗi tác giả, miễn sao chuẩn luật.
Nói để bảo tồn...: Việc đó đã có người Trung Quốc lo, xã hội luôn có sự phát triển, ta nên kế thừa và phát huy. Đường luật du nhập vào Việt Nam cần có sự phát triển và lối đi của nó, và cần được phát triển theo thời gian hơn là quay về mấy ngàn năm trước.
Nói "nhịp thơ Đường cố định...": thực tế vẫn còn nhiều nhịp thơ khác tuy chỉ trong 7 chữ/câu. Cố định hay không là do tác giả sáng tác mà thôi!

Chúc mọi người ngày mới vui vẻ

Út Tiêu
03-11-11, 07:24 AM
Nhưng vì muốn nâng tầm bài thơ, mà thành bài "đường luật phá cách"

Trước đây, trong một lần trao đổi về luật thơ đường luật, khi đề cập đến các thi bệnh của bài Qua Đèo Ngang của BHTQ, có người đã bảo, thơ tiền nhân, lại là thơ đường tiêu biểu, không thể nào là bài thơ phạm luật được mà là "phá cách". Cũng là do cách nghĩ này...

[/COLOR]

Chắc các Bác ấy hiểu nhầm 2 từ "phá cách"! nếu phá luật thì không gọi là đường luật, phá cách phải là sự sáng tạo trong khuôn khổ cái luật có sẵn.

Bài Qua Đèo Ngang chỉ phạm thi bệnh, không phạm Luật. Thơ xưa thường phạm thi bệnh, có lẽ thời đó các nhà nghiên cứu chưa đưa ra chuẩn về thi bệnh. Út Tiêu tôi cũng chưa biết Thi Bệnh xuất hiện thời gian nào.

Mong được hướng dẫn thêm!

phale
03-11-11, 02:45 PM
Út Tiêu tôi vào tranh luận thêm để mở mang kiến thức vậy:
Nói chữ Hán không có các loại dấu như chữ Việt Nam ta: chưa chính xác. Còn bài thơ có dấu hay không là do sự sáng tạo của mỗi tác giả, miễn sao chuẩn luật.
Nói để bảo tồn...: Việc đó đã có người Trung Quốc lo, xã hội luôn có sự phát triển, ta nên kế thừa và phát huy. Đường luật du nhập vào Việt Nam cần có sự phát triển và lối đi của nó, và cần được phát triển theo thời gian hơn là quay về mấy ngàn năm trước.
Nói "nhịp thơ Đường cố định...": thực tế vẫn còn nhiều nhịp thơ khác tuy chỉ trong 7 chữ/câu. Cố định hay không là do tác giả sáng tác mà thôi!

Chúc mọi người ngày mới vui vẻ

Nói về nhịp thơ, thì nhịp 2/2/3 và 4/3 vẫn là giàu nhạc điệu hơn. PL vẫn gặp những bài thơ ngắt nhịp khác, đọc vẫn không hay bằng...

phale
03-11-11, 03:01 PM
Chắc các Bác ấy hiểu nhầm 2 từ "phá cách"! nếu phá luật thì không gọi là đường luật, phá cách phải là sự sáng tạo trong khuôn khổ cái luật có sẵn.

Bài Qua Đèo Ngang chỉ phạm thi bệnh, không phạm Luật. Thơ xưa thường phạm thi bệnh, có lẽ thời đó các nhà nghiên cứu chưa đưa ra chuẩn về thi bệnh. Út Tiêu tôi cũng chưa biết Thi Bệnh xuất hiện thời gian nào.

Mong được hướng dẫn thêm!

Thi Bệnh được Thẩm Ước đời Đường đề cập đến.
Theo PL biết, từ thời đó, cũng có nhiều nhà thơ phản bác việc làm thơ theo luật, mà Lý Bạch là một trong số đó.
Nói vậy cũng có nghĩa là, thời nào cũng có người thích thơ đường luật và không thích thơ đường luật. Nhưng một khi đã tham gia chơi thì cũng nên tuân theo luật lệ đã đề ra vậy...

Vịt Anh
03-11-11, 03:11 PM
Vịt hông biết về đường luật nhưng góp vui mấy dòng(hông phải ĐL) về phá cách nà :D

Phá cách

Phá cách ơi mày nằm trong khuôn khổ
Tao thương mày nhưng cách mấy phá đây
Phá là phá từ chân đến cổ
Riêng cái đầu để quy cách cũ lấp đầy

Hehe,chạy lẹ

phale
03-11-11, 03:13 PM
Vịt hông biết về đường luật nhưng góp vui mấy dòng(hông phải ĐL) về phá cách nà :D

Phá cách

Phá cách ơi mày nằm trong khuôn khổ
Tao thương mày nhưng cách mấy phá đây
Phải phá lại từ chân đến cổ
Riêng cái đầu để quy cách cũ lấp đầy

Hehe,chạy lẹ

Vịt Anh đứng lại... tứ tuyệt học rụng mấy gánh tóc rùi mà phá tanh bành thế á....

Vịt Anh
03-11-11, 03:20 PM
Vịt Anh đứng lại... tứ tuyệt học rụng mấy gánh tóc rùi mà phá tanh bành thế á....
Mấy gánh tóc rồi mà đâu vẫn vào đó cô nà :lacha:

phale
03-11-11, 03:41 PM
Mấy gánh tóc rồi mà đâu vẫn vào đó cô nà :lacha:

Tại Vịt không muốn thành thiên nga mừ...

Hansy
03-11-11, 05:23 PM
Đọc cm này thì ai có thể nghĩ Hansy đang tập tành chơi đường luật đây...

PL cũng nghĩ như Hansy vậy, khi làm bài thơ lỡ sai, hoặc bài thơ gò mãi không vào khuôn phép được, thay vì bỏ bài đó đi thì sự tự tôn hoặc sự tâng bốc lẫn nhau mà họ đã tự đặt tên là "Thơ phá cách"

PL lấy 1 ví dụ trong bài viết của bác VNN ở trên:

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Bài này có lẽ là 2 khổ tứ tuyệt thì đúng hơn:

Lá úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Trơ vơ dáng Liễu luôn mong ngóng
Héo hắt thân Thông vẫn đợi chờ - Vũ Kim Thanh

Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Nhưng vì muốn nâng tầm bài thơ, mà thành bài "đường luật phá cách"

Trước đây, trong một lần trao đổi về luật thơ đường luật, khi đề cập đến các thi bệnh của bài Qua Đèo Ngang của BHTQ, có người đã bảo, thơ tiền nhân, lại là thơ đường tiêu biểu, không thể nào là bài thơ phạm luật được mà là "phá cách". Cũng là do cách nghĩ này...



Cám ơn tỷ đã đồng quan điểm.

Hansy mới tập tành học làm thơ Đường luật gần đây. Bằng chứng là thơ ĐL của Hansy post lên đây sai quá chừng đó tỳ.

NHưng Hansy thích đọc các bài khảo cứu, phân tích, phê bình... (tức là loại văn khô khan như ngói rang. Hihi), và nhất là tính ưa tranh luận về học thuật nên đọc được phần nhiều bài viết về thơ Đường luật (và Đường thi nói chung) nên có một số suy nghĩ nhất định.
(Ngày đầu tiên vào NV, Hansy đọc hết (và có nghiềm ngẫm chút xíu) các bài post ở phần "Chú ý" của góc thơ Đường luật, đó tỷ).

Với lại, dù ca không hay nhưng Hansy cảm nhận được ai ca hay (và hay đến mức nào) chứ tỷ.
Thêm nữa, cái này thuộc về dạng nói. Mà nói thì Hansy thuộc loại... to mồm.
Hihi

Hansy
03-11-11, 06:41 PM
Út Tiêu tôi vào tranh luận thêm để mở mang kiến thức vậy:
Nói chữ Hán không có các loại dấu như chữ Việt Nam ta: chưa chính xác. Còn bài thơ có dấu hay không là do sự sáng tạo của mỗi tác giả, miễn sao chuẩn luật.
Nói để bảo tồn...: Việc đó đã có người Trung Quốc lo, xã hội luôn có sự phát triển, ta nên kế thừa và phát huy. Đường luật du nhập vào Việt Nam cần có sự phát triển và lối đi của nó, và cần được phát triển theo thời gian hơn là quay về mấy ngàn năm trước.
Nói "nhịp thơ Đường cố định...": thực tế vẫn còn nhiều nhịp thơ khác tuy chỉ trong 7 chữ/câu. Cố định hay không là do tác giả sáng tác mà thôi!

Chúc mọi người ngày mới vui vẻ

Chào bạn Út Tiêu
Rất vui khi bạn tham gia nêu ý kiến liên quanđến thơ Đường luật.

1.Về dấu trong chữ Hán

Có lẽ Hansy không biết trong chữ Hán có ghi các dấu của chữ Việt Nam, mong được bạn giúp đỡ ghi ra vài ví dụ để Hansy được mở mắt.

2. Về đề nghị giữ nguyên mẫu hình thức thơ Đường luật

-Xin nhắc lại đây chỉ là một đề nghị.
Tất nhiên bạn có quyền đề nghị khác với Hansy. Không ai ép bạn phải theo quan điểm của người khác cả. Và Hansy cũng vậy.

-Yêu cầu chính của đề nghị có vẻ như bạn không nhìn thấy.
Đó là đề nghị giữ nguyên mẫu hình thức thơ Đường luật.
Còn đề nghị "bảo tồn" chỉ là ý mở rộng của yêu cầu chính. Nói một cách hình tượng thì "bảo tồn" là một "định lý" được "chiết" ra từ "Định đề": "Giữ nguyên mẫu".
Bạn nên chú ý đến quan hệ Chính - Phụ trong tranh luận.

3. Nói thêm về ý "Bảo tồn" mà bạn thấy không thich

Bạn đưa ra quan điểm có hàm ý MACKENO (Mặc kệ nó). Nghĩa là, thơ Đường luật của TH thì cứ để họ lo.
Nói thế là chưa hiểu lắm với sự phát triển của thơ Đường (nói chung) trong thời hiện đại và rất vô trách nhiệm (nếu bạn yêu thích và có sáng tác thơ Đường luật).

Vì sao?

Hansy chỉ nói vắn tắt sơ qua, bạn tìm hiểu thêm trên Net nhé.

-Thơ Đường (nói chung) giờ mang tầm cỡ quốc tế rồi. Đã mặc nhiên trở thành di sản văn hóa chung của toàn nhân loại. Cụ thể là có một phân ban của Liên Hiệp Quốc phụ trách phát triển thơ Đường trên toàn thế giới. Đó là chương trình THƠ ĐƯỜNG UNESCO THẾ GIỚI.
Ở Việt Nam mình có Hội Thơ Đường Unesco Việt Nam với khoảng hơn 50 Chi hội trên toàn quốc (Bạn vào trang web Thơ Đường Đất Việt xem cụ thể hơn nhé).

Là di sản văn hóa nhân loại nên mọi người đều phải có nghĩa vụ bảo tồn thơ Đường.

-Việt Nam mình có câu: “Ăn cây nào rào cây ấy”.
Hansy không tin những người đàng hoàng vào vườn người khác thưởng thức trái cây rồi lại lấy dao rựa chặt bỏ cái cây đã cho mình trái để thưởng thức.

“Rào” trong câu thành ngữ trên chính là “bảo tồn” đấy bạn.

_________

Bạn Út Tiêu ạ
Hansy tính tình thẳng thắn, không quen kiểu sống vuốt đuôi khom lưng cúi đầu. Thành ra, có khi nói (hay viết) làm mất lòng nhiều người. Mong bạn xem đây chỉ là vấn đề tranh luận học thuật, không phải tranh cãi hơn thua cá nhân (Hansy chỉ tham gia tranh luận học thuật, không thich dính vào tranh cãi linh tinh vì không nhiều thì giờ rảnh).
Một lần nữa xin cám ơn bạn đã có ý kiến phản biện với Hansy.
Bắt tay bạn thật chặt.
HANSY

pumanew
03-11-11, 10:34 PM
Có lẽ tác giả VNN coi một bài Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật là gồm 2 khổ tứ tuyệt ghép lại mà thành nên mới có hình dung ở các dải số???!!!

..........Nhắc lại là cách chơi “theo Đường Thi” bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” .
Đi vào chi tiết để thấy rõ như sau :

Về Niêm :
Trên hai phần tứ cú của bài bát cú, thi nhân đời Đường dùng cả hai phép Niêm 1-4 2-3 và 1-3 2-4, đồng thời cho phép hai phần tứ cú (một trên một dưới) tự do dùng phép Niêm khác nhau.

Do đó nên trên nguyên tắc, có cả thảy 4 dạng Niêm :
1/ trên Niêm 1-4 2-3, dưới Niêm 1-4 2-3
2/ trên Niêm 1-4 2-3, dưới Niêm 1-3 2-4
3/ trên Niêm 1-3 2-4, dưới Niêm 1-4 2-3
4/ trên Niêm 1-3 2-4, dưới Niêm 1-3 2-4

Về Luật :
Thi nhân đời Đường cũng cho phép hai phần tứ cú (một trên một dưới) tự do theo Luật khác nhau.
Nên trên nguyên tắc, cũng có cả thảy 4 dạng Luật :
a/ trên theo Luật Bằng, dưới theo Luật Bằng
b/ trên theo Luật Bằng, dưới theo Luật Trắc
c/ trên theo Luật Trắc, dưới theo Luật Bằng
d/ trên theo Luật Trắc, dưới theo Luật Trắc

Bất cứ một dạng Niêm nào cũng đều có thể mang đủ 4 dạng Luật, nên sự pha trộn đầy đủ trên nguyên tắc sẽ cho 16 dạng Niêm + Luật là :

1.a, 1.b, 1.c, 1.d
2.a, 2.b, 2.c, 2.d
3.a, 3.b, 3.c, 3.d
4.a, 4.b, 4.c, 4.d......
Còn theo Pu đệ thì một bài Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật là một khổ thơ gồm bẩy chữ tám câu (LIỀN MẠCH). Chứ không phải là 2 khổ thơ 7 chữ 4 câu tách rời..ghép lại. Vì đã chia như trên thì rõ ràng là nó thành 2 khổ riêng biệt nên mới chỉ có các số 1,2,3 và 4 tương ứng với 4 câu. Trong khi đó nói về niêm của Thơ Thất Ngôn Bát cú Đường luật là :
1,8
2,3
4,5
6,7
Ở đây nó mới có đủ 8 câu trong một bài.
Có một câu nói về vấn đề logic như thế này:
Một người đàn bà mang bầu 9 tháng 10 ngày thì mới đẻ được không đồng nghĩa với vậy 10 người đàn bà mang bầu trong 1 tháng thì sẽ đẻ được...
Liệu có thể có ngộ nhận??? vì 2 khổ thơ 7 chữ 4 câu nó đâu phải là 1 khổ thơ 7 chữ 8 câu!!!

phale
04-11-11, 02:02 PM
Anh Pu nói đúng lắm. Đường luật không phải là 2 bài tứ tuyệt riêng rẽ ghép lại mà thành...

Hansy
06-11-11, 03:25 PM
Anh Pu nói đúng lắm. Đường luật không phải là 2 bài tứ tuyệt riêng rẽ ghép lại mà thành...

Hai bài Tứ tuyệt Thất ngôn bát cú (TNBC) riêng lẽ đúng là không phải khi nào cũng có thể ghép thành một bài Đường luật TNBC hoàn chỉnh.

Tuy nhiên đó cũng chỉ là một nhận định tương đối. Bởi nếu một bài Đường luật Thất ngôn bát cú (TNBC) có 04 kiểu ngắt để có thể trở thành 04 bài Tứ tuyệt TNBC độc lập thì tất nhiên vẫn có trường hợp (dẫu là hạn hữu) 2 bài thơ Tứ tuyệt TNBC có thể ghép thành một bài Đường luật TNBC hoàn chỉnh, nếu niềm luật vần khi ghép xong khớp và đúng luật.

Chằng hạn bài thơ Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan:

THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm kim cổ soi gương cũ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

BÀ HUYỆN THANH QUAN

Có thề ngắt ra theo 4 cách để trở thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt TNBC độc lập, hoàn chỉnh (đúng niêm luật vần):

1.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

2.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương

3.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm kim cổ soi gương cũ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

4.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Ngàn năm kim cổ soi gương cũ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường


Như vậy, nếu có 2 bài Tứ tuyệt TNBC tương tự như 2 bài Tứ tuyệt (1) và (3) thì khi ghép lại vẫn thành một bài Đường luật TNBC đáp ứng được mọi yêu cầu của niêm luật vần, mà không chừng còn tạo ra một bài thơ Đường luật TNBC mới rất hay nữa là đằng khác.

Tóm lại, tất cả đều chỉ có tính cách tương đối mà thôi.

CM4Q
06-11-11, 03:50 PM
Một bài TNBC ĐL thì chắc chắn sẽ ngắt ra được ít nhất là 4 bài tứ tuyệt như HS đã ngắt

Nhưng 2 bài tứ tuyệt riêng rẽ không đủ tiêu chuẩn để ghép lại thành 1 bài TNBC ĐL nếu như 2 bài đó không hội đủ 2 cặp đối . Hơn nữa 8 câu trong 1 bài TNBC ĐL phải liền mạch cho nên điều kiện cần để 2 bài tứ tuyệt thành 1 bài TNBC ĐL nữa là tứ thơ .Bởi vì nếu ta có 2 bài 4 tuyệt cũng có đủ 2 cặp đối ở 2 bài cũng cùng gieo 1 vần nhưng ý trong bài thì ông chẳng bà chuột thì khi ghép vào làm sao thành 1 bài TNBC ĐL ???

Nên vấn đề ở đây chỉ xuôi 1 chiều thì đúng chứ ngược lại thì không hoàn toàn nếu có chỉ duy nhất ở trường hợp đặc biệt như đã nói ở trên

pumanew
06-11-11, 03:57 PM
Vậy bạn Hansy có thể chép hộ Pu bảng luật trắc vần bằng của một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú mà bạn Hansy sẽ làm theo đựoc không ạ? Thanks!

:handshake: Đây là một sự học hỏi thêm lẫn nhau thôi! Mong bạn hiểu!

phale
06-11-11, 04:15 PM
Hai bài Tứ tuyệt Thất ngôn bát cú (TNBC) riêng lẽ đúng là không phải khi nào cũng có thể ghép thành một bài Đường luật TNBC hoàn chỉnh.

Tuy nhiên đó cũng chỉ là một nhận định tương đối. Bởi nếu một bài Đường luật Thất ngôn bát cú (TNBC) có 04 kiểu ngắt để có thể trở thành 04 bài Tứ tuyệt TNBC độc lập thì tất nhiên vẫn có trường hợp (dẫu là hạn hữu) 2 bài thơ Tứ tuyệt TNBC có thể ghép thành một bài Đường luật TNBC hoàn chỉnh, nếu niềm luật vần khi ghép xong khớp và đúng luật.

Chằng hạn bài thơ Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan:

THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm kim cổ soi gương cũ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

BÀ HUYỆN THANH QUAN

Có thề ngắt ra theo 4 cách để trở thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt TNBC độc lập, hoàn chỉnh (đúng niêm luật vần):

1.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

2.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương

3.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm kim cổ soi gương cũ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

4.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Ngàn năm kim cổ soi gương cũ
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường


Như vậy, nếu có 2 bài Tứ tuyệt TNBC tương tự như 2 bài Tứ tuyệt (1) và (3) thì khi ghép lại vẫn thành một bài Đường luật TNBC đáp ứng được mọi yêu cầu của niêm luật vần, mà không chừng còn tạo ra một bài thơ Đường luật TNBC mới rất hay nữa là đằng khác.

Tóm lại, tất cả đều chỉ có tính cách tương đối mà thôi.

Có thể ngắt ra như Hansy đã làm, nhưng các bài tứ tuyệt này theo PL đều không hoàn chỉnh!

Hansy
06-11-11, 04:24 PM
Có thể ngắt ra như Hansy đã làm, nhưng các bài tứ tuyệt này theo PL đều không hoàn chỉnh!

Nhờ tỷ chỉ giúp.
Hansy chưa thấy ra chỗ không hoàn chỉnh.

phale
06-11-11, 04:29 PM
Nhờ tỷ chỉ giúp.
Hansy chưa thấy ra chỗ không hàon chỉnh.

Ví dụ:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương


Như ở vị trí đọc của PL,

Thì 4 câu này chỉ đang tả cảnh. Người đọc chờ cái kết "tình" mà không có.

Hansy
06-11-11, 04:34 PM
Một bài TNBC ĐL thì chắc chắn sẽ ngắt ra được ít nhất là 4 bài tứ tuyệt như HS đã ngắt

Nhưng 2 bài tứ tuyệt riêng rẽ không đủ tiêu chuẩn để ghép lại thành 1 bài TNBC ĐL nếu như 2 bài đó không hội đủ 2 cặp đối . Hơn nữa 8 câu trong 1 bài TNBC ĐL phải liền mạch cho nên điều kiện cần để 2 bài tứ tuyệt thành 1 bài TNBC ĐL nữa là tứ thơ .Bởi vì nếu ta có 2 bài 4 tuyệt cũng có đủ 2 cặp đối ở 2 bài cũng cùng gieo 1 vần nhưng ý trong bài thì ông chẳng bà chuột thì khi ghép vào làm sao thành 1 bài TNBC ĐL ???

Nên vấn đề ở đây chỉ xuôi 1 chiều thì đúng chứ ngược lại thì không hoàn toàn nếu có chỉ duy nhất ở trường hợp đặc biệt như đã nói ở trên

Vâng, đúng như huynh đã nói.
Cái tứ thơ liền mạch là điều rất khó bắt gặp đồng điệu giữa 2 bài Tứ tuyệt riêng lẽ.

Nhưng ngay phía trên Hansy cũng đã nói trước rồi đó huynh, là có thể có trường hợp "hạn hữu" (tức giống nghĩa "đặc biệt" như ý huynh nói) 2 bài Tứ tuyệt riêng lẽ kết hợp thành một bài Đường luật đáp ứng mọi yêu cầu của luật niêm vần .
Chuyện đó vẫn có thể xảy ra - dù hiếm - chứ huynh.

Hansy dẫn chứng chỉ để chứng minh mọi sự đều có tính chất tương đối. Khi cần khẳng định một điều gì phảì suy xét thật cẩn thận, bởi sự tương đối phổ biến trên mọi hiện tượng.
Mục đích Hansy tham gia chỉ có vậy thôi, các hiuynh tỷ ạ!

Hansy
06-11-11, 04:38 PM
Vậy bạn Hansy có thể chép hộ Pu bảng luật trắc vần bằng của một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú mà bạn Hansy sẽ làm theo đựoc không ạ? Thanks!

:handshake: Đây là một sự học hỏi thêm lẫn nhau thôi! Mong bạn hiểu!

Ui
Chép thì từ trong sách chép ra, đâu khó gì đâu huynh.
Nhưng việc chép này có cần thiết không huynh?


Hansy trích dẫn thơ của thi hào tiền nhân, có ghi trong sách giáo khoa nên nghĩ chắc Bà Huyện Thanh Quan làm đúng niêm luật chứ ạ.

Hansy
06-11-11, 04:45 PM
Ví dụ:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương


Như ở vị trí đọc của PL,

Thì 4 câu này chỉ đang tả cảnh. Người đọc chờ cái kết "tình" mà không có.

Vâng, đúng là thế.
Đơn giản là vì 4 câu này ngắt ra từ một bài TNBC nên không có cái bố cục hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, 1 bài tứ tuyệt thuần tả cảnh cũng không hề phạm luật.
Tương tự như một họa sỹ vẽ ra khung cảnh, còn nhận xét, gởi tình vào... thì giao cho sự cảm nhận của người xem, ở đây là đọc.

phale
06-11-11, 04:56 PM
Vâng, đúng là thế.
Đơn giản là vì 4 câu này ngắt ra từ một bài TNBC nên không có cái bố cục hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, 1 bài tứ tuyệt thuần tả cảnh cũng không hề phạm luật.
Tương tự như một họa sỹ vẽ ra khung cảnh, còn nhận xét, gởi tình vào... thì giao cho sự cảm nhận của người xem, ở đây là đọc.

Thì PL cũng chỉ nhận xét là "không hoàn chỉnh" thôi Hansy==> Chỉ có thể gọi là 4 câu, chứ không thể gọi là bài thơ tứ tuyệt được.

Hansy
06-11-11, 05:06 PM
Thì PL cũng chỉ nhận xét là "không hoàn chỉnh" thôi Hansy==> Chỉ có thể gọi là 4 câu, chứ không thể gọi là bài thơ tứ tuyệt được.

Thất ngôn bát cú
Đó là thơ Đường chuẩn luật, gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

Ngoài dạng thơ Đường chuẩn luật là "thất ngôn bát cú" còn có các biến thể sau:

Thất ngôn tứ tuyệt
Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6.

Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Trích Wikipedia bài Đường luật
(Hansy không dẫn link vì có Forum không cho làm điều này)

phale
06-11-11, 05:10 PM
Thất ngôn bát cú
Đó là thơ Đường chuẩn luật, gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

Ngoài dạng thơ Đường chuẩn luật là "thất ngôn bát cú" còn có các biến thể sau:

Thất ngôn tứ tuyệt
Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6.

Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Trích Wikipedia bài Đường luật
(Hansy không dẫn link vì có Forum không cho làm điều này)

Hiii. PL biết. Tùy Hansy hiểu ha. Cách hiểu của PL thì như PL đã trình bày.

CM4Q
06-11-11, 05:39 PM
Một bài thơ 4 câu 7 chữ muốn được gọi là thất ngôn tứ tuyệt ĐL thì cũng phải hội đủ 4 phần như 1 bài TNBC ĐL là "Đề - Thực -Luận -Kết" .

"Tứ tuyệt" là phải gói trọn ý trong 28 chữ , còn không sẽ như PL là chưa hoàn chỉnh

Đó là những gì 4Q hiểu

Vịt Anh
06-11-11, 05:42 PM
Hi,nếu tứ tuyệt chỉ là 4 câu của bát cú thì tứ đó không có tuyệt rồi.Bát cú làm hay đã khó,tứ tuyệt làm hay còn khó hơn.Nói chung cái gì càng cô đọng,súc tích thì đụng vào càng xương xẩu.

Hansy
07-11-11, 03:28 AM
Vậy bạn Hansy có thể chép hộ Pu bảng luật trắc vần bằng của một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú mà bạn Hansy sẽ làm theo đựoc không ạ? Thanks!

:handshake: Đây là một sự học hỏi thêm lẫn nhau thôi! Mong bạn hiểu!

Theo lời yêu cầu của huynh, Hansy xin chép sau đây:


BẢNG LUẬT TRẮC VẦN BẰNG

TTBBTTB
BBTTTBB
BBTTBBT
TTBBTTB
TTBBBTT
BBTTTBB
BBTTBBT
TTBBTTB