View Full Version : Đường luật mùa đông
Thu Phong
02-02-12, 11:15 PM
.
http://tranngoctuanvn.files.wordpress.com/2009/09/ha-noi-mua-dong0.jpg?w=400&h=300Q
ĐÔNG SẦU
Trời gọi đông về lạnh giá thêm
Bao nhiêu kỷ niệm xốn xang tìm
Này sông gió rũ ngàn lau úa
Nọ phố mưa vùi một bóng im
Nắng ẩn vào mây hoa nắng lạc
Trăng lui tới biển mặt trăng chìm
Mình ôm đóa mộng ngày xưa ấy
Chẳng gợi mà sầu nặng trĩu tim.
3/11/2011
Thu Phong
. NHẬN XÉT CỦA NẮNG XUÂN:
- Bài viết rất khá; vốn từ ngữ mà t/g sử dụng giàu hình tượng. Cảnh thấm vào tình, dẫn dắt người đọc từ ngoài vào trong, từ thiên nhiên đến lòng người. Hai cặp đối tốt, luật chỉnh. Hai câu luận kín ý.
- Vần đầu thông vận hơi làm giảm đôi chút giá trị của bài thơ, nhưng không đáng kể do sự phối thanh rất khéo. Không hiểu sao NX lại thích chữ “thêm” thông vận này. Có thể đó chính là cái duyên thơ.
- Sử dụng nghệ thuật điệp vận tạo nên điểm nhấn cho bài thơ.
- Cần tránh việc sử dụng 4 mệnh đề bổ ngữ trong 2 cặp thực luận (dù từ cuối hơi khác về từ loại), nhưng ngữ cảnh chọn lọc khá đắt..
- Câu kết cuối bị “Chẳng gợi” làm mất giá trị chung. Thực ra cảnh đông sầu đã “gợi” đến sự lạnh lẽo, cô đơn.. Chữ “sầu” ở câu này bị lộ, ko cần thiết phải nói đến thì người đọc cũng cảm được tâm trạng bài thơ rồi. “Khắc khoải âm thầm, nặng trĩu tim” có lẽ là 1 ví dụ trong nhiều cách giải quyết khác hiệu quả hơn, theo NX nghĩ.
• NHẬN XÉT CỦA VMT:Một chút thay đổi vần đưa bài thơ vào thể Cô Nhạn Hợp Quần. Nếu tác giả tinh ý hơn mà đặt vận thông ở cuối bài thay cho đầu bài thì hợp hơn với tâm trạng.
.
NHẬN XÉT CỦA Quân Tấn
”Trời gọi đông về lạnh giá thêm” Có nghĩa là trước đó đã lạnh rồi(!) Nỗi “sầu đông” này không đợi đến mùa đông mới có. Hai câu thực không nhiều sức gợi nhưng hai câu luận với hình ảnh: “hoa nắng lạc”; “mặt trăng chìm” lại hàm súc, cho ta nhiều liên tưởng.
.
Thu Phong
02-02-12, 11:27 PM
.
http://dvhquangbinh.googlepages.com/songhongSL270304.jpg
MĐ-17: ĐỢI NGƯỜI XA
Bên đường cội sữa đã tàn hoa
Mèo lén tìm chăn ngủ góc nhà
Bến Bạc âu sầu sương trắng dãi
Sông Hồng nhàn nhạt nắng vàng pha
Anh đi mỗi dặm lòng tan nát
Em ngóng từng đêm lệ nhạt nhòa
Có lẽ năm nay trời lạnh sớm
Hong giường, ủ chiếu đợi người xa
05/11/2011
Thu Phong
.NHẬN XÉT CỦA NẮNG XUÂN:
Tác giả khéo léo liên kết sự miêu tả cảnh vật từ gần đến xa (dù 2 câu mở chưa hẳn theo logic ấy), từ thiên nhiên đến lòng người. …Đặc biệt không hề nhắc đến mùa đông, nhưng người đọc vẫn liên tưởng đến đông về.
Chú mèo đưa vào thơ chưa thấy tác dụng tốt thì lại bộc lộ tính thiếu logic vì “lén tìm chăn” tức là chăn của chủ nhà chứ ko phải chăn của mèo. Chăn của mèo mới để góc nhà, chăn của chủ thì để trong tủ hoặc trên giường và mèo không có khả năng tha cái chăn lại góc nhà để ngủ. Cũng có nghĩ, cái giường kê ở góc nhà nên ngủ góc giường cũng là góc nhà... Tùy ý t/g thôi, NX chỉ nói quan điểm riêng khi chấm bài...
- Chọn “Bến Bạc”><”Sông Hồng” rất khéo vì ngoài việc chọn địa danh ở Hà Nội, bạc và hồng còn đối cả về ý nghĩa màu sắc.
Hai câu thực chưa thật sự chỉunh đối, “Âu sầu” là tậm trạng của bến, còn “nhàn nhạt” là thực trạng của nắng.
- Tiếc nuối lớn nhất ở câu 7 là đặt ngữ cảnh “Có lẽ” vào chưa khéo bởi chính những nội dung ở trên đã diễn tả đến trời lạnh rồi, còn chi mà nghi hoặc nữa. Sữa tàn hoa => Cuối thu; Mèo lén tìm chăn => đã lạnh thật sự rồi; sương dãi, nắng nhạt đều là những cảnh đông hết. Mà đông đã về thì lạnh là tất nhiên, còn sớm hay muộn chi nữa.
- Nên tránh việc dùng 5 danh từ liên tiếp (mèo, bến Bạc, sông Hồng,anh, em) đứng đầu câu.
Nhận xét của VMT
• Mùa Đông về từ những gốc cây đến thú vật trong nhà, trải rộng ra không gian xa…
• “lòng tan nát >< lệ nhạt nhòa” cũng chỉ dừng ở mức tá đối
• Kết hay và nhân bản
.Nhận xét của Quân Tấn:
Chờ đợi luôn là một cảnh giới tâm trạng dễ thành thơ.
Sáu câu thơ đầu vừa vừa. Hai câu kết hay hơn nhiều.
Thu Phong
02-02-12, 11:36 PM
.
.
http://2.bp.blogspot.com/_J8vxOnQ-PxA/S0zaRSxyf1I/AAAAAAAAA14/RkjDw1tHbGk/s400/winter2.jpg
MĐ-31- Mấy độ
Mấy độ thu tàn lại tới đông
Mênh mang sương trắng dạo trên đồng
Nhìn trang kỷ niệm sầu chan chứa
Dõi lối ân tình nhớ viển vông
Thuở ấy riêng trời êm ả mộng
Giờ đây đứng bóng ngẩn ngơ lòng
Mơ ngày thời khắc quay lui lại
Chắp cánh chim bằng thỏa ước mong
Thu Phong
.
Thu Phong
02-02-12, 11:41 PM
.
http://i46.tinypic.com/10qgaaa.jpg
.
MĐ-32
Bài thơ Đan áo
Đông về đan áo gửi người thương
Canh gác ngày đêm giữa chiến trường
Giữ dải sơn hà hiền gấm vóc
Gìn thềm lục địa vững gân xương
Cha từng xuống biển thuyền xây lũy
Mẹ đã lên non đá dựng tường
Mỗi bước rừng chông ngăn lối giặc
Ngàn đời sách sử rạng muôn chương
Thu Phong
.
Lan Hương
02-02-12, 11:41 PM
Theo LH thì 'tan nát' và 'nhạt nhòa' là 1 cặp đối rất chỉnh. Cả 2 đều là cặp động-tính từ và là từ ghép đẳng lập. Có thể có người nghĩ 'nhạt nhòa' là từ láy nhưng đó thực sự là từ ghép
Còn cặp 'âu sầu' và 'nhàn nhạt' đúng là đối ko chỉnh vì là từ ghép đối với từ láy, Hán-Việt (biến âm) đối với thuần Việt và còn mắc lỗi điệp từ
Thu Phong
02-02-12, 11:49 PM
.
http://farm4.static.flickr.com/3438/3255341057_e2c107de69.jpg
Đông sang
1.
Gió thổi từng cơn lạnh lẽo tràn
Mặt hồ sương quyện mịt mù lan
Lưng trời mây lửng âm u xám
Góc phố cây khô nhợt nhạt vàng
Dõi mắt theo thuyền thuyền đã lạc
Vươn mình với bóng bóng vừa tan
Tình xuân một thuở giờ đâu tá
Để lối đông im chẳng ngó ngàng
Thu Phong
.
Hà Lam Thủy
11-09-20, 10:18 AM
.
http://tranngoctuanvn.files.wordpress.com/2009/09/ha-noi-mua-dong0.jpg?w=400&h=300Q
ĐÔNG SẦU
Trời gọi đông về lạnh giá thêm
Bao nhiêu kỷ niệm xốn xang tìm
Này sông gió rũ ngàn lau úa
Nọ phố mưa vùi một bóng im
Nắng ẩn vào mây hoa nắng lạc
Trăng lui tới biển mặt trăng chìm
Mình ôm đóa mộng ngày xưa ấy
Chẳng gợi mà sầu nặng trĩu tim.
3/11/2011
Thu Phong
. NHẬN XÉT CỦA NẮNG XUÂN:
- Bài viết rất khá; vốn từ ngữ mà t/g sử dụng giàu hình tượng. Cảnh thấm vào tình, dẫn dắt người đọc từ ngoài vào trong, từ thiên nhiên đến lòng người. Hai cặp đối tốt, luật chỉnh. Hai câu luận kín ý.
- Vần đầu thông vận hơi làm giảm đôi chút giá trị của bài thơ, nhưng không đáng kể do sự phối thanh rất khéo. Không hiểu sao NX lại thích chữ “thêm” thông vận này. Có thể đó chính là cái duyên thơ.
- Sử dụng nghệ thuật điệp vận tạo nên điểm nhấn cho bài thơ.
- Cần tránh việc sử dụng 4 mệnh đề bổ ngữ trong 2 cặp thực luận (dù từ cuối hơi khác về từ loại), nhưng ngữ cảnh chọn lọc khá đắt..
- Câu kết cuối bị “Chẳng gợi” làm mất giá trị chung. Thực ra cảnh đông sầu đã “gợi” đến sự lạnh lẽo, cô đơn.. Chữ “sầu” ở câu này bị lộ, ko cần thiết phải nói đến thì người đọc cũng cảm được tâm trạng bài thơ rồi. “Khắc khoải âm thầm, nặng trĩu tim” có lẽ là 1 ví dụ trong nhiều cách giải quyết khác hiệu quả hơn, theo NX nghĩ.
• NHẬN XÉT CỦA VMT:Một chút thay đổi vần đưa bài thơ vào thể Cô Nhạn Hợp Quần. Nếu tác giả tinh ý hơn mà đặt vận thông ở cuối bài thay cho đầu bài thì hợp hơn với tâm trạng.
.
NHẬN XÉT CỦA Quân Tấn
”Trời gọi đông về lạnh giá thêm” Có nghĩa là trước đó đã lạnh rồi(!) Nỗi “sầu đông” này không đợi đến mùa đông mới có. Hai câu thực không nhiều sức gợi nhưng hai câu luận với hình ảnh: “hoa nắng lạc”; “mặt trăng chìm” lại hàm súc, cho ta nhiều liên tưởng.
.
đệ đang tìm cách chèn ảnh như đại tỷ đã trình bày? các sư huynh, sư tỷ giúp đệ nhé
đệ đang tìm cách chèn ảnh như đại tỷ đã trình bày? các sư huynh, sư tỷ giúp đệ nhé
Chèn hình phải dán đường dẫn từ 1 trang khác ví dụ như từ Photobucket hay flick....v.v....
Ngay trong phần viết hay trả lời thì bấm vào biểu tượng hình ảnh rồi dán đường links hình muốn đăng. Bấm okie là xong.
Đệ thử coi
Cách thứ 2 là tải ảnh lên từ máy tính nhưng 4 không làm theo cách này vì hình như hình chỉ ở kiểu file đính kèm chứ không hiện lên trong bài
Chèn hình phải dán đường dẫn từ 1 trang khác ví dụ như từ Photobucket hay flick....v.v....
Ngay trong phần viết hay trả lời thì bấm vào biểu tượng hình ảnh rồi dán đường links hình muốn đăng. Bấm okie là xong.
Đệ thử coi
Cách thứ 2 là tải ảnh lên từ máy tính nhưng 4 không làm theo cách này vì hình như hình chỉ ở kiểu file đính kèm chứ không hiện lên trong bài
Coppy hình từ FB qua được nhé !
vBulletin® v3.8.7, Copyright ©2000-2025, vBulletin Solutions, Inc.