Nắng Xuân
11-03-12, 10:00 AM
THƯ MỜI THAM GIA THƠ XƯỚNG HỌA
CHỦ ĐỀ MỪNG THỌ GIÁO SƯ - ANH HÙNG LAO ĐỘNG VŨ KHIÊU
Bước vào năm 2012 giáo sư – anh hùng lao động Vũ Khiêu mừng thọ 97 tuổi
Giáo sư đă cống hiến nhiều cho sự nghiệp văn chương của nước nhà; đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của phong trào thơ và xướng họa thơ Đường luật trong nhiều năm qua. Nhân dịp này chúng tôi có hai bài xướng giới thiệu trên báo Người cao tuổi, báo Người Hà Nội, tạp chí lao động và công đoàn, xin kính mời quí nhà thơ hưởng ứng.
Những bài hay sẽ được trao giải bằng số tiền trích ra từ giải thưởng Vũ Khiêu. Tất cả bài tham gia dù đạt giải hay không đạt giải đều được in thành sách để biếu các tác giả.
(Mọi thể lệ sẽ đăng trên báo và gửi đến ban chấp hành các chi hội,, chi nhánh thơ Đường luật trong toàn quốc )
Địa chỉ gửi bài : Ban tổ chức cuộc thi thơ xướng họa
Số 19 – Ngơ 40 Vơ Thị Sáu – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Email: clbsangtacvhntvietnam@gmail.com
Điện thoại : 0986.513.329 – 0942.756.390.
Ban tổ chức cuộc thi xin trân trọng kính mời quí nhà thơ nhiệt t́nh tham gia.
TL. Chủ tịch Hội UNESCO thơ Đường Việt Nam
Trưởng Ban Báo chí tuyên truyền
(đă kư)
NGÔ ĐỨC CHIẾN
Nắng Xuân
11-03-12, 11:02 AM
Bài 1
ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ
Tuổi non thế kỷ, trí quang minh
Duyên nợ văn chương, nhất nghệ tinh
Câu đối tài hoa tôn đạo lư
Chúc văn trang trọng tế thần linh
Anh hùng nghệ sĩ ngời công đức
Cách mạng triết gia thắm nghĩa t́nh
Bách tuế, thân tằm c̣n nhả chữ
Trọn đời v́ nước, vị nhân sinh
Tạ Minh Tâm
Nắng Xuân
11-03-12, 11:03 AM
Bài 2:
ĐẢNG MẾN DÂN YÊU
Chín bảy mùa xuân quí tuổi già
Bảy mươi đầu sách đẹp như hoa
Tôn vinh văn hiến v́ dân tộc
Coi trọng nhân tâm với quốc gia
Sự nghiệp văn chương cao trí tuệ
Công lao nghiên bút sáng thi ca
Anh hùng lao động thời kỳ mới
Đảng mến dân yêu sống thuận ḥa.
Nguyễn Huy Đài
Có thời hạn không Thúc ơi?
Nắng Xuân
12-03-12, 09:48 AM
Có thời hạn không Thúc ơi?
BAN TỔ CHỨC NHẬN BÀI ĐẾN HẾT THÁNG 6/2012
Xin lỗi mọi người v́ sơ sót.
Cám ơn Phale nhắc.
Nắng Xuân
13-03-12, 05:46 AM
Tiểu sử GS.Vũ Khiêu
1. Tiểu sử
Giáo sư Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu (sinh năm 1916), là một học giả nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Xă hội học Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Thông tấn xă Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xă hội (nay là Viện Khoa học Xă hội Việt Nam).
Giáo sư Vũ Khiêu sinh ngày 19 tháng 9 năm 1916 tại làng Hành Thiện xă Xuân Hồng huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Ông được thừa hưởng truyền thống hiếu học của ḍng họ Đặng Vũ, một gia tộc thuộc họ Vũ Việt Nam, ở làng Hành Thiện (Nam Định). Vùng quê ông tuy nghèo nhưng hiếu học có nhiều người đỗ đạt cao (như tiến sĩ Đặng Xuân Bảng, ...), là quê hương của nhà cách mạng Trường Chinh.
Sau khi tốt nghiệp tại trường trung học thời thuộc Pháp, ông đă bền bỉ nghiên cứu văn hóa Đông Tây, từ cổ đại đến hiện đại. Với vốn kiến thức được tích lũy trong suốt cuộc đời, ông trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa lớn.
Ông tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông được điều động làm công tác tuyên huấn ở Khu 10, rồi Khu Việt Bắc, Tây Bắc, trực tiếp có mặt tại tiền tuyến từ chiến dịch Biên giới năm 1950 đến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong thời gian này, ông đă tập hợp được và cùng làm việc với các văn sĩ trí thức nổi tiếng như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, Bùi Công Kỳ, Vũ Hoàng Địch, Trần Dần... Sau năm 1954, ông chuyển dần từ công tác tuyên huấn sang làm công tác nghiên cứu. Ông cũng tham gia giảng dạy triết học và lư luận khoa học xă hội cho các trường Đảng và các trường đại học. Năm 1959, ông làm Thư kư khoa học xă hội của Ủy ban Khoa học Việt Nam, sau đó được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xă hội Việt Nam. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Xă hội học, là người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành xă hội học ở Việt Nam.
Từ năm 1958, ông đă viết gần 30 cuốn sách và tham gia biên soạn với tập thể chừng 30 cuốn nữa ở nhiều lĩnh vực: triết học, đạo đức học, văn học, nghệ thuật, văn hóa, xă hội, nghiên cứu và giới thiệu thơ văn và cuộc đời của một số thi hào... Các tác phẩm của ông về vấn đề văn hóa gồm: Đẹp (1963), Anh hùng và nghệ sĩ (1972), Cách mạng và nghệ thuật (1979). Tác phẩm lớn nhất là bộ sách ba tập, dày gần 1.500 trang, cuốn Bàn về văn hiến Việt Nam.
Những năm tháng đă 80 tuổi đời (thập niên 90 của thế kỷ 20), giáo sư Vũ Khiêu vẫn dành từ 8 ÷ 10 giờ mỗi ngày để nghiên cứu về Nho giáo: Tứ thư, Ngũ kinh của Khổng Tử, Mạnh Tử. Năm 1996, giáo sư được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I ngày 10 tháng 9.
2. Danh hiệu
- Giáo sư Vũ Khiêu được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 năm 1996 cho cụm các công tŕnh Anh hùng và nghệ sỹ (1972), Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hoá (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử
- Năm 2000, giáo sư được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời đổi mới.
- Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thay mặt Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu v́ có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xă hội và nhân văn, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(Theo: wikipedia)
vBulletin® v3.8.7, Copyright ©2000-2024, vBulletin Solutions, Inc.