View Full Version : H́nh thành thói quen ăn uống lành mạnh
Chúng ta ăn để sống vậy mà ốm yếu, mệt mỏi cứ “không mời mà đến”. Đó là bởi chúng ta ăn quá ít những thực phẩm tốt cũng như duy tŕ những thói quen dinh dưỡng hợp lư.
Những mẹo dưới đây sẽ giúp cơ thể được cung cấp năng lượng cả ngày và luôn được duy tŕ ở mức tối ưu:
1. Ăn 3 bữa đúng giờ. Điều này rất quan trọng v́ nó giúp ngăn ngừa mệt mỏi và duy tŕ hoạt động của cơ thể ở mức tốt nhất.
2. Một bữa ăn sáng lành mạnh. Bao gồm ngũ cốc và trái cây. Hăy thử một loại ngũ cốc nhiều chất xơ với sữa ít chất béo và chuối thái lát.
3. Chia nhiều bữa phụ trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hoá.
4. Ăn nhẹ (miếng trái cây, bánh quy với bơ đậu phộng…) giữa các bữa chính để kiềm chế cơn thèm ăn và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
5. Đừng bao giờ để cơ thể có cảm giác quá đói để rồi ăn thật nhiều vào bữa ăn.
6. Uống nước hoặc có một bát nhỏ canh trước bữa ăn sẽ giúp giảm t́nh trạng ăn quá nhiều.
7. Ăn chậm và nhai kỹ không chỉ là cách thưởng thức món ăn mà c̣n hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hoá.
8. Tăng cường các protein từ các loại hạt, đậu, ngũ cốc và các rau mầm.
9. Chọn sữa ít béo, thịt nạc trắng hoặc cá tự nhiên làm nguồn protein cho cơ thể.
10. Kết hợp rau và ngũ cốc với một lượng nhỏ protein để đạt hiệu quả tốt nhất.
11. Chọn các loại ngũ cốc nguyên cám.
12. Chọn nhiều loại trái cây và rau có màu sắc đậm, nổi bật như màu cam của cà rốt hay xanh thẫm của rau bina. Đây là những loại rau củ rất giàu dưỡng chất.
13. Chọn các sản phẩm hữu cơ để giảm thiểu sự dung nạp hoá chất.
14. Tránh thực phẩm chế biến sẵn v́ chúng có những thành phần đă bị thay đổi.
15. Muối biển giống với muối cơ thể nhất và rất sạch.
16. Hạn chế ăn đường hoặc sử dụng các loại chưa tinh chế như mật ong.
17. Uống nhiều nước lọc để hỗ trợ quá tŕnh thải độc của cơ thể.
19. Ăn ít vào buổi tối.
20. Mỗi ngày ăn ít nhất 1 bữa với gia đ́nh.
Nhân Hà (Dân trí)
Theo WH
4 KIỂU BỐ MẸ QUA CÁCH CHO CON ĂN
Có 4 kiểu bố mẹ cho con ăn điển h́nh là kiểu ưa kiểm soát, kiểu thông cảm, kiểu xao lăng và kiểu nuông chiều. Nếu cha mẹ áp đặt khi cho con ăn, bé có nguy cơ nhẹ cân hoặc béo ph́.
Chia sẻ trong một hội thảo ở TP HCM vài ngày trước, bà Kim Milano - chuyên gia dinh dưỡng Mỹ cho rằng cho ăn là sự tương tác giữa cha mẹ và bé, theo cách cha mẹ cho bé ăn; c̣n bé th́ ăn. Trong việc ăn uống của bé, vai tṛ của con và bố mẹ là như nhau.
Tác động của cha mẹ trong bữa ăn là dựa trên các yếu tố truyền thống gia đ́nh để giúp bé sớm tiếp xúc với các mùi vị, làm mẫu cho bé khi tập ăn một ḿnh, kiểm soát các loại thức ăn và kiến tạo không gian ăn uống cho trẻ. C̣n trẻ cũng có ư thức phát triểu khả năng ăn uống, biết phân biệt những hương vị và có thái độ yêu ghét với món ăn đó. Trẻ cũng ngần ngại trước những cái mới, đặc biệt có khả năng điều chỉnh năng lượng của ḿnh. Nếu không được ăn bé sẽ đói, ăn nhiều trẻ thấy no.
Thực tế trên thế giới rất nhiều bố mẹ đă mắc sai lầm khi cho trẻ ăn, luôn áp đặt bữa ăn một cách thái quá. Theo bà Milano, có 4 kiểu bố mẹ cho con ăn điển h́nh là kiểu ưa kiểm soát, kiểu thông cảm, kiểu xao lăng và kiểu nuông chiều. Khi xác định được kiểu cho ăn của ḿnh, người lớn sẽ t́m ra được phương pháp thích hợp, để mỗi bữa ăn của gia đ́nh không c̣n là một trận chiến căng thẳng với bé, hay thậm chí là trận chiến giữa cha mẹ với nhau khi con biếng ăn.
1. Kiểu ưa kiểm soát
Đây là khuôn mẫu chung của phần lớn cha mẹ khi cho con ăn. Cha mẹ luôn cố gắng kiểm soát việc ăn uống của trẻ, từ loại thức ăn cho đến số lượng thức ăn. Họ giới hạn những loại thức ăn trẻ được ăn và ép bé ăn hết khẩu phần mà ḿnh quy định; không quan tâm đến dấu hiệu chứng tỏ sự no/đói ở trẻ. Thậm chí, người lớn sẵn sàng dụ dỗ trẻ ăn bằng những phần thưởng,hứa hẹn mua thứ này thứ kia cho trẻ, sẵn sàng mở tivi, bày đồ chơi cho trẻ miễn sao chúng ăn hết phần.
Hậu quả của những đứa trẻ được cho ăn theo kiểu này sẽ điều chỉnh năng lượng kém, chúng không biết phân biệt cảm giác no đói của ḿnh. Chúng có thể bị ép ăn ngay cả khi đă no. Bữa ăn của chúng cũng thường được kéo dài hơn quy định, cha mẹ cộng thêm giờ để chúng có thời gian giải quyết hết phần ăn trên đĩa của ḿnh. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng giờ ăn bị kéo dài sẽ ảnh hưởng đến bữa sau của trẻ. Chúng cũng thường ăn ít rau và trái cây. V́ thế những đứa trẻ được cho ăn kiểu này vẫn có nguy cơ nhẹ cân hoặc nguy cơ béo ph́.
Không chỉ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, kiểu cho ăn áp đặt cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, trí tuệ của trẻ. Bị ép ăn, giữa trẻ và cha mẹ đă có mâu thuẫn nhất định trong chuyện ăn uống. Có những đứa trẻ bị cha mẹ phạt, quát mắng, dọa nạt nếu không chịu ăn. Trẻ sẽ thấy mỗi bữa ăn là một cực h́nh, sẽ cảm thấy khốn khổ, thậm chí sợ ăn và sợ người cho ăn, t́nh cảm mẹ con sứt mẻ. Cảm xúc này không tốt chút nào khi nó lại được kéo dài trong suốt năm tháng đầu đời của trẻ.
Thậm chí, những đứa này cũng bắt thóp được cha mẹ, chúng biết rằng việc ăn uống của ḿnh có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của cha mẹ, cha mẹ vui khi chúng ăn hết và nhăn nhó khi con chê ăn. Trẻ có thể lợi dụng bữa ăn để đ̣i hỏi cái này cái kia. Chúng nghĩ rằng ḿnh ăn cho cha mẹ chứ không phải cho ḿnh.
Nhiều cha mẹ hay sợ rằng nếu trẻ ăn ít sẽ thiếu cân, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí năo. Bà Kim Milano cho biết, thực ra thiếu cân không hề ảnh hưởng đến sự phát triển trí năo của bé. Tuy nhiên lo bé thiếu cân, cha mẹ thường ép trẻ ăn, xảy ra mâu thuẫn giữa con và cha mẹ. Chính mâu thuẫn này có thể ảnh hưởng đến hành vi trí tuệ và sự phát triển của trẻ. Thiếu cân một chút không có ǵ đáng ngại, rồi bé sẽ ăn bù, t́nh h́nh chỉ nguy hiểm khi bé bị suy dinh dưỡng
2. Kiểu xao lăng
Những cha mẹ này sẽ đầu hàng, từ bỏ việc cho ăn khi gặp khó khăn. Họ cũng không đưa ra một giới hạn nào cho trẻ trong ăn uống, họ không quan tâm đến dấu hiệu chứng tỏ bé đói, thậm chí họ có thể quên cho con ăn khi đến bữa.
Ảnh hưởng dễ thấy là đứa trẻ sẽ có nguy cơ béo ph́ cao hoặc c̣i, thiếu cân. Những đứa trẻ này cũng không gần gũi với cha mẹ cho lắm.
3. Kiểu nuông chiều
Những cha mẹ này cũng không đưa ra một giới hạn nào cho con, họ cho trẻ ăn tùy thích cả về món ăn, thời gian và địa điểm. Họ sẵn sàng làm những thức ăn đặc biệt để phục vụ trẻ nếu chúng yêu cầu và cũng không quan tâm đến những dấu hiệu chứng tỏ bé no đói.
Trẻ em được nuôi ăn kiểu này có nguy cơ béo ph́ v́ uống ít sữa, ăn thức ăn ít chất dinh dưỡng nhưng lại nhiều chất béo, chúng thích đồ ăn ngọt, nước có ga và các thức ăn nhanh. Những đứa trẻ này cũng sẽ hơi vô tổ chức.
4. Kiểu thông cảm
Những cha mẹ này có ư thức hướng dẫn cho trẻ cách ăn; thiết lập giới hạn về món ăn, thời gian, địa điểm; làm mẫu cho con ăn theo và nói với bé về thức ăn theo hướng tích cực. Người lớn đáp ứng khi nhận thấy dấu hiệu trẻ đói, không cố ép khi bé đă có dấu hiệu no.
Những đứa trẻ được nuôi ăn theo kiểu này sẽ ăn nhiều trái cây, rau và sản phẩm từ sữa, ăn ít các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, có thể thoát khỏi nguy cơ bị thừa cân. Ngoài ra, được cha mẹ thông cảm, thấu hiểu, những đứa trẻ này có thể phát triển hành vi tốt. Bà Kim Milano khuyên tốt nhất phụ huynh nên trở thành những ông bố bà mẹ biết thông cảm khi cho con ăn.
VnExpress
Đừng để cơ thể thiếu vitamin, khoáng chất
Sự thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất sẽ trực tiếp làm suy giảm khả năng vận động cũng như sức dẻo dai của cơ thể. Vitamin và khoáng chất ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Dinh dưỡng hợp lư và lối sống năng động đóng vai tṛ quan trọng trong việc phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe cho con người, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng. Chính các vitamin và khoáng chất là yếu tố tác động mạnh vào nhiều chức năng quan trọng như điều ḥa chuyển hóa năng lượng, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, hỗ trợ chức năng tim mạch, tuần hoàn máu… Sự thiếu hụt chúng sẽ làm giảm khả năng vận động, sức dẻo dai của cơ thể khi vận động, tập luyện thể thao và lao động.
Đối với Vitamin
- Vitamin B1 có chức năng chuyển hóa chất đường bột và chất đạm, khi thiếu hụt sẽ giảm trương lực cơ, giảm sức bền, teo cơ, giảm cân.
- Vitamin B2 và B3 có chức năng chuyển hóa các chất oxy hóa, vận chuyển chất điện giải. Cơ thể khi thiếu hụt chất này th́ da, niêm và chức năng hệ thống thần kinh, dễ bị kích thích.
- Vitamin B6 có chức năng h́nh thành glucose, dẫn truyền thần kinh, nếu thiếu hụt, cơ thể bị viêm da, rối loạn thần kinh trung ương và ngoại vi, động kinh.
- Vitamin B9 và B12 có chức năng tạo máu. Khi thiếu hụt, cơ thể sẽ mệt mỏi, gặp các rối loạn thần kinh-cơ do thiếu máu.
- Vitamin C và E có chức năng chống oxy hóa. Khi thiếu hụt, cơ thể mỏi, mất cảm giác ngon miệng, tổn thương thần kinh-cơ.
Đối với khoáng chất
- Canxi có chức năng tạo xương, hoạt động liên thần kinh-cơ, nếu thiếu hụt, cơ thể sẽ bị loăng xương, đau co cơ (chuột rút).
- Magiê có chức năng chuyển hóa năng lượng, dẫn truyền thần kinh, co cơ. Khi thiếu hụt, cơ thể sẽ bị yếu cơ, buồn nôn, dễ bị kích thích.
- Sắt có chức năng tạo máu, nếu thiếu chúng, con người bị thiếu máu, giảm nhận thức, giảm khả năng đề kháng.
- Kẽm có chức năng tổng hợp nucleic acid, phân giải glycogen và đào thải CO2. Khi thiếu hụt, con người mất cảm giác ngon miệng, chậm tăng trưởng, suy yếu hệ miễn dịch.
Để cơ thể khỏe mạnh và năng động
Một số loại vitamin và chất khoáng thường thiếu trong khẩu phần là vitamin B6, B9, B12, E, canxi, sắt và kẽm. Sự thiếu hụt lâu dài có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em và năng suất lao động của người lớn. Hiện nay, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên toàn thế giới. Theo ước tính, một phần tư dân số thế giới vẫn đang trong t́nh trạng thiếu hụt vitamin và các chất khoáng cần thiết.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đă được chứng minh là biện pháp đơn giản và hiệu quả để tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày, bên cạnh giải pháp can thiệp tức thời bằng thuốc cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, hoặc bổ sung rộng răi những vi chất này vào các thực phẩm thiết yếu (ví dụ bổ sung iốt vào muối, bổ sung sắt vào nước mắm hay bột ḿ...). Thiếu hụt vitamin và chất khoáng ở giai đoạn đầu thường thầm lặng, khó nhận biết. Do vậy, bạn cần quan tâm hơn đến cơ thể, những nhu cầu bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu để có biện pháp kịp thời.
vBulletin® v3.8.7, Copyright ©2000-2025, vBulletin Solutions, Inc.