PDA

View Full Version : Bạn giỏi Tiếng Việt không?


phale
17-05-13, 11:57 AM
Đố cả nhà chữ kinh và tế trong từ “kinh tế” chúng ta thường nghe, thường dùng nghĩa là ǵ?

langthangkhach
17-05-13, 12:19 PM
Đố cả nhà chữ kinh và tế trong từ “kinh tế” chúng ta thường nghe, thường dùng nghĩa là ǵ?

Không biết! chỉ nghe từ kinh thiên động địa và tế thế an bang thôi.

phale
17-05-13, 12:36 PM
Không biết! chỉ nghe từ kinh thiên động địa và tế thế an bang thôi.

“Kinh” trong “kinh thiên động địa” và “kinh” trong “kinh bang tế thế” khác nhau mà anh.

Anh LTK giấu nghề hoài, nghề của anh mà…

phale
17-05-13, 01:09 PM
PL tra trên từ điển Hán Việt: Kinh và Tế trong cữ KINH TẾ có nghĩa là:

Kinh: Sửa đổi
Tế: Giúp đỡ

Từ đó ḿnh sẽ hiểu luôn chữ:

TẾ THẾ: giúp đỡ thế giới

TẾ BẦN: giúp đỡ người nghèo

 Làm kinh tế là hành động sửa sang cái này, giúp đỡ chỗ kia phải không nhỉ?

phale
17-05-13, 01:10 PM
Vậy chữ KINH trong KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA mà anh LTK vừa đưa ra ở trên nghĩa gốc của nó là ǵ nhỉ?

phale
28-05-13, 01:49 PM
Vậy chữ KINH trong KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA mà anh LTK vừa đưa ra ở trên nghĩa gốc của nó là ǵ nhỉ?

Tra trên Hán Việt Từ Điển:

Kinh = Chấn động :hoanho:

phale
28-05-13, 01:50 PM
KINH LƯ? :fortunecat::fortunecat:

Lan Hương
29-05-13, 10:15 AM
Kinh lư là sửa sang công việc
Kinh tế là rút gọn của kinh bang tế thế=sắp đặt sửa sang đất nước, giúp đỡ cuộc đời
Topic này nên đổi tên là bạn giỏi chữ Hán Việt ko

phale
29-05-13, 10:18 AM
Kinh lư là sửa sang công việc
Kinh tế là rút gọn của kinh bang tế thế=sắp đặt sửa sang đất nước, giúp đỡ cuộc đời
Topic này nên đổi tên là bạn giỏi chữ Hán Việt ko

Hán Việt cũng là một phần tiếng Việt mà Lan Hương.
Lư trong "Kinh lư" có nghĩa là công việc nhỉ?
.

phale
29-05-13, 10:20 AM
Rồi cũng KINH nhưng lại có chữ KINH PHÍ?

Lan Hương
29-05-13, 12:26 PM
Cùng 1 chữ kinh nhưng có thật nhiều nghĩa: nghĩa đen, nghĩa chính, nghĩa chuyển... động từ, danh từ, phó từ...
Ngay trong các từ kinh kệ, kinh nguyệt... th́ cũng là chữ kinh ấy

phale
29-05-13, 01:39 PM
Cùng 1 chữ kinh nhưng có thật nhiều nghĩa: nghĩa đen, nghĩa chính, nghĩa chuyển... động từ, danh từ, phó từ...
Ngay trong các từ kinh kệ, kinh nguyệt... th́ cũng là chữ kinh ấy

Thật sự th́ PL muốn hiểu rơ nghĩa từng chữ trong từng từ ghép, ví dụ "kinh" trong "kinh kệ" là ǵ? "kinh" trong "kinh nguyệt" là ǵ? rồi KINH HĂI, KINH DỊ, KINH HOÀNG...

Lan Hương
30-05-13, 09:44 AM
Bà con cô bác ở miền Nam xin cho hỏi mấy từ: Chung cư, Cam go, tiệm chạp phô hay lạp xưởng... có nghĩa là ǵ

phale
30-05-13, 09:57 AM
Bà con cô bác ở miền Nam xin cho hỏi mấy từ: Chung cư, Cam go, tiệm chạp phô hay lạp xưởng... có nghĩa là ǵ

Chung cư: Nhà ở chung
Cam go: gay go, gian khổ

Chạp phô hay lạp xưởng chắc có nguồn gốc tiếng Trung Quốc quá...

PL cũng thắc mắc từ "lởm khởm" của miền Bắc Lan Hương nè...

Lan Hương
30-05-13, 10:43 AM
Chung cư: Nhà ở chung
Cam go: gay go, gian khổ
Chạp phô hay lạp xưởng chắc có nguồn gốc tiếng Trung Quốc quá...
PL cũng thắc mắc từ "lởm khởm" của miền Bắc Lan Hương nè...


Vậy sao ko gọi là 'đồng cư' cho đúng ngữ pháp
Và sao ko nói là gay go, gian khổ mà lại là cam go
Lởm khởm th́ chắc có nguồn gốc từ 'lởm chởm'

langthangkhach
30-05-13, 12:31 PM
Vậy sao ko gọi là 'đồng cư' cho đúng ngữ pháp
Và sao ko nói là gay go, gian khổ mà lại là cam go
Lởm khởm th́ chắc có nguồn gốc từ 'lởm chởm'
1/ Dân miền Nam thường là chung chứ không có đồng. Có nghĩa là ở chung th́ được chứ không có đồng hóa mất đi bản sắc của ḿnh
2/ Cam go là nói tắt của cam chịu gay go, gian khổ
3/ Lởm khởm? Chắc là do phát âm sai thôi
4/ Tiệm chạp phô là tiệp tạp hóa, có thể xuất xứ từ tiếng Quảng -TQ. Tiếng Quảng rất gần với tiếng việt về âm và ngữ pháp. Có nhiều từ nghe cũng có thể đoán được nghĩa tương đương của tiếng việt

langthangkhach
30-05-13, 12:38 PM
Thật sự th́ PL muốn hiểu rơ nghĩa từng chữ trong từng từ ghép, ví dụ "kinh" trong "kinh kệ" là ǵ? "kinh" trong "kinh nguyệt" là ǵ? rồi KINH HĂI, KINH DỊ, KINH HOÀNG...

Giống như LH nói, cũng chỉ là một chữ kinh đó thôi. Kinh là sữa đổi, chuyển đổi, thay thế, làm động. Kinh kệ hiểu nôm na là động kệ lấy sách c̣n kinh nguyệt th́ nôm na là sữa đổi một chu kỳ mặt trăng, hihi

phale
30-05-13, 11:23 PM
Giống như LH nói, cũng chỉ là một chữ kinh đó thôi. Kinh là sữa đổi, chuyển đổi, thay thế, làm động. Kinh kệ hiểu nôm na là động kệ lấy sách c̣n kinh nguyệt th́ nôm na là sữa đổi một chu kỳ mặt trăng, hihi

Các chữ kinh này h́nh như là khác chữ hán mà anh langthangkhach

phale
30-05-13, 11:24 PM
1/ Dân miền Nam thường là chung chứ không có đồng. Có nghĩa là ở chung th́ được chứ không có đồng hóa mất đi bản sắc của ḿnh
2/ Cam go là nói tắt của cam chịu gay go, gian khổ
3/ Lởm khởm? Chắc là do phát âm sai thôi
4/ Tiệm chạp phô là tiệp tạp hóa, có thể xuất xứ từ tiếng Quảng -TQ. Tiếng Quảng rất gần với tiếng việt về âm và ngữ pháp. Có nhiều từ nghe cũng có thể đoán được nghĩa tương đương của tiếng việt

Giờ anh LTK mới chịu giở mấy bồ chữ của ḿnh ra...

langthangkhach
31-05-13, 11:53 AM
Giờ anh LTK mới chịu giở mấy bồ chữ của ḿnh ra...

Có chữ đâu mà bồ trời! Cứ kiếm bồ hoài mà chả ra nè:kiss:

Lan Hương
31-05-13, 03:56 PM
1/ Dân miền Nam thường là chung chứ không có đồng. Có nghĩa là ở chung th́ được chứ không có đồng hóa mất đi bản sắc của ḿnh
2/ Cam go là nói tắt của cam chịu gay go, gian khổ
3/ Lởm khởm? Chắc là do phát âm sai thôi
4/ Tiệm chạp phô là tiệp tạp hóa, có thể xuất xứ từ tiếng Quảng -TQ. Tiếng Quảng rất gần với tiếng việt về âm và ngữ pháp. Có nhiều từ nghe cũng có thể đoán được nghĩa tương đương của tiếng việt

Theo LH nghĩ ko biết có đúng ko th́:
-Chung cư là đọc chệch từ 'chúng cư'= nơi cư ngụ đông đúc, chớ nếu bảo chung cư là nơi ở chung th́ 1 chữ tiếng Việt ghép với 1 chữ Hán là sai ngữ pháp, phải gọi là đồng cư. Trong tiếng Hán-Việt chữ chung ko có nghĩa là chung đụng mà đồng mới có nghĩa là chung
-Cam go là đọc chệch từ 'cam khổ'=ngọt đắng
-Chạp phô là tạp hóa đúng là xuất xứ từ tiếng Quảng-TQ
-Lạp xường là tạp trường cũng xuất xứ từ tiếng Quảng-TQ

Xin hỏi thêm mấy từ và thành ngữ sau nguyên nghĩa là ǵ và xuất xứ từ đâu:
-Xả láng
-Kỳ đà cản mũi