CM4Q
28-06-20, 12:53 AM
TỊNH
Tâm thành kính Phật ngát trầm hương
Ngũ uẩn * rèn trui chịu oán trường
Giác ngộ* dừng chân cùng mọi nẻo
Bồ đề *tỏa bóng khắp muôn phương
Nghiệp * sanh khổ ải vay điều thiện
Duyên khởi *trầm luân trả lẽ thường
Tam độc* không còn xoay bản ngã
Người đời phận số mãi an khương
QN
30Aug2011
* Ngũ uẩn : sắc - thụ - tưởng- hành - thức
* Giác ngộ : (zh. 覺悟, sa., pi. bodhi), danh từ được dịch nghĩa từ chữ bodhi (bồ-đề) của Phạn ngữ, chỉ trạng thái tỉnh thức, lúc con người bỗng nhiên trực nhận tính Không (sa. śūnyatā), bản thân nó là Không cũng như toàn thể vũ trụ cũng là Không. Chỉ với trực nhận đó, con người mới thấu hiểu được thể tính mọi hiện tượng. Tính Không hiểu ở đây không phải sự trống rỗng thông thường mà nói về một thể tính vô biên không thể dùng suy nghĩ, cảm nhận để đo lường, nằm ngoài cặp đối đãi có-không. Tính Không này không phải là một đối tượng để một chủ thể tiếp cận đến vì bản thân chủ thể cũng thuộc về nó. Vì vậy, giác ngộ là một kinh nghiệm không thể giãi bày.
* Bồ đề : (zh. 菩提, sa., pi. bodhi) là danh từ dịch âm từ bodhi tiếng Phạn, dịch nghĩa là Tỉnh thức
* Nghiệp : dùng chỉ quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả
* Duyên khởi : Còn gọi là " nhân duyên sinh " ( gồm Thập nhị nhân duyên :Vô minh - hành - thức - danh sắc- lục căn - xúc - thụ - ái - thủ - hữu - sinh lão )
* Tam độc : Tham - sân - si
Tâm thành kính Phật ngát trầm hương
Ngũ uẩn * rèn trui chịu oán trường
Giác ngộ* dừng chân cùng mọi nẻo
Bồ đề *tỏa bóng khắp muôn phương
Nghiệp * sanh khổ ải vay điều thiện
Duyên khởi *trầm luân trả lẽ thường
Tam độc* không còn xoay bản ngã
Người đời phận số mãi an khương
QN
30Aug2011
* Ngũ uẩn : sắc - thụ - tưởng- hành - thức
* Giác ngộ : (zh. 覺悟, sa., pi. bodhi), danh từ được dịch nghĩa từ chữ bodhi (bồ-đề) của Phạn ngữ, chỉ trạng thái tỉnh thức, lúc con người bỗng nhiên trực nhận tính Không (sa. śūnyatā), bản thân nó là Không cũng như toàn thể vũ trụ cũng là Không. Chỉ với trực nhận đó, con người mới thấu hiểu được thể tính mọi hiện tượng. Tính Không hiểu ở đây không phải sự trống rỗng thông thường mà nói về một thể tính vô biên không thể dùng suy nghĩ, cảm nhận để đo lường, nằm ngoài cặp đối đãi có-không. Tính Không này không phải là một đối tượng để một chủ thể tiếp cận đến vì bản thân chủ thể cũng thuộc về nó. Vì vậy, giác ngộ là một kinh nghiệm không thể giãi bày.
* Bồ đề : (zh. 菩提, sa., pi. bodhi) là danh từ dịch âm từ bodhi tiếng Phạn, dịch nghĩa là Tỉnh thức
* Nghiệp : dùng chỉ quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả
* Duyên khởi : Còn gọi là " nhân duyên sinh " ( gồm Thập nhị nhân duyên :Vô minh - hành - thức - danh sắc- lục căn - xúc - thụ - ái - thủ - hữu - sinh lão )
* Tam độc : Tham - sân - si