Hà Lam Thủy
12-07-20, 05:05 PM
]TÌNH XỨ NGHỆ
(đồng sáng tác)
1.
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời
Lưng chiều thả bước ngóng trăng lơi
Dòng Lam nước quyện thuyền say lướt
Đỉnh Quyết thông đàn gió dạo chơi
Đất dưỡng nhân tài nuôi chí cả
Đời ươm nghĩa trọng ướp sen ngời
Anh hùng áo vải xây lầu điện
Xứ Nghệ thâm tình lửa mãi khơi.
2.
Ân tình quê Bác mạch nguồn khơi
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời
Sáo vọng đồi Chung nghe lả lướt
Mây lồng đỉnh Huệ nhớ chơi vơi
Hai Vai(1) gánh nặng hình sông núi
Chín Khúc(2) in sâu nghĩa biển trời
Bão lửa tôi rèn nên dáng Nghệ
Vũ Môn(3) thỏa chí mãi xuân thời.
3.
Nghệ Tĩnh mình thương thắm biển trời
Đây miền Ví Giặm những đầy vơi
Thi nhân dạo bút không hề nghỉ
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời
Hát Vải ngân dài bay vạn chốn
Ca Trù trải rộng đến ngàn nơi
Nam Đàn đất mẹ vầng trăng tỏ
Nghĩa nặng tình sâu đẹp mỗi lời.
4.
Quê mình bạn đến thỏa lòng chơi
Đất rộng rừng xanh cảnh biếc trời
Mấy thuở câu hò xây nghĩa thắm
Bao mùa điệu ví dệt tình thơi(4)
Tao nhân giục bước đâu nề mỏi
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời
Đã nguyện chung đường luôn hết sức
Cho dù bão tố cũng nào lơi.
5.
Cổ Mộ dù xa vẫn gọi mời
Quê mình đón bạn giữa chiều vơi
Đường thi xướng họa hồn tươi trẻ
Lục bát giao lưu nghĩa sáng ngời
Rộn rã Làng Sen bài hát gợi
Êm đềm Cửa Hội tiếng hò lơi
Thành Vinh mới gặp bao niềm nhớ
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời.
Thành phố Vinh, 06/8/2019
1. Nguyên Xuân
2. Hà Lam Thủy
3. Mạnh Trọng Kỷ
4. Lê Văn Thông
5. Minh Thư.
(1): Lèn Hai Vai, nằm giáp ranh giữa ba xã Diễn Bình, Diễn Minh, và Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, Nghệ An.
(2): Sông Chín Khúc (Cửu Khúc), nằm ở phía Bắc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
(3): Thác Vũ Môn, nằm trên dãy Giăng Màn, thuộc địa phận xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
(4): Sâu – Từ cổ, nguyên văn của tác giả: “Bao mùa điệu Ví dệt tình tươi”.
(đồng sáng tác)
1.
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời
Lưng chiều thả bước ngóng trăng lơi
Dòng Lam nước quyện thuyền say lướt
Đỉnh Quyết thông đàn gió dạo chơi
Đất dưỡng nhân tài nuôi chí cả
Đời ươm nghĩa trọng ướp sen ngời
Anh hùng áo vải xây lầu điện
Xứ Nghệ thâm tình lửa mãi khơi.
2.
Ân tình quê Bác mạch nguồn khơi
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời
Sáo vọng đồi Chung nghe lả lướt
Mây lồng đỉnh Huệ nhớ chơi vơi
Hai Vai(1) gánh nặng hình sông núi
Chín Khúc(2) in sâu nghĩa biển trời
Bão lửa tôi rèn nên dáng Nghệ
Vũ Môn(3) thỏa chí mãi xuân thời.
3.
Nghệ Tĩnh mình thương thắm biển trời
Đây miền Ví Giặm những đầy vơi
Thi nhân dạo bút không hề nghỉ
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời
Hát Vải ngân dài bay vạn chốn
Ca Trù trải rộng đến ngàn nơi
Nam Đàn đất mẹ vầng trăng tỏ
Nghĩa nặng tình sâu đẹp mỗi lời.
4.
Quê mình bạn đến thỏa lòng chơi
Đất rộng rừng xanh cảnh biếc trời
Mấy thuở câu hò xây nghĩa thắm
Bao mùa điệu ví dệt tình thơi(4)
Tao nhân giục bước đâu nề mỏi
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời
Đã nguyện chung đường luôn hết sức
Cho dù bão tố cũng nào lơi.
5.
Cổ Mộ dù xa vẫn gọi mời
Quê mình đón bạn giữa chiều vơi
Đường thi xướng họa hồn tươi trẻ
Lục bát giao lưu nghĩa sáng ngời
Rộn rã Làng Sen bài hát gợi
Êm đềm Cửa Hội tiếng hò lơi
Thành Vinh mới gặp bao niềm nhớ
Lữ khách dừng chân chẳng muốn rời.
Thành phố Vinh, 06/8/2019
1. Nguyên Xuân
2. Hà Lam Thủy
3. Mạnh Trọng Kỷ
4. Lê Văn Thông
5. Minh Thư.
(1): Lèn Hai Vai, nằm giáp ranh giữa ba xã Diễn Bình, Diễn Minh, và Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, Nghệ An.
(2): Sông Chín Khúc (Cửu Khúc), nằm ở phía Bắc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
(3): Thác Vũ Môn, nằm trên dãy Giăng Màn, thuộc địa phận xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
(4): Sâu – Từ cổ, nguyên văn của tác giả: “Bao mùa điệu Ví dệt tình tươi”.