phale
16-07-10, 02:15 PM
Lưu Quang Vũ với những mối tình và những bài thơ sống mãi với thời gian
Sau cái chết đột ngột của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và bé Mí mùa thu năm 1988, đã có nhiều bài báo, trang sách viết về cuộc đời, sự nghiệp và tình yêu của anh chị. Thời gian đã làm được nhiều việc. Nó xoa dịu nỗi đau tưởng chừng không thể chịu đựng nổi. Nó sàng lọc những điều còn mất và lưu giữ trong ký ức những dấu ấn không thể phai mờ. Số phận khắc nghiệt đã không cho Lưu Quang Vũ kịp sống hết những năm tháng ngắn ngủi của đời mình. Anh kết thúc cuộc đời ở tuổi 40. Những năm tháng ngắn ngủi của đời mình anh đã sống, đã yêu, đã làm việc hối hả như một bó đuốc rừng rực cháy. Điều duy nhất an ủi những người thân của anh khi anh nằm xuống, đó là tình cảm yêu mến, sự hâm mộ của bạn bè, độc giả đối với anh. Người ta vẫn nhắc nhiều tới anh, tới kịch của anh, thơ của anh và nhắc tới cả những người phụ nữ đã từng có mặt trong đời anh. Mà trong đó có không ít những điều thực hư lẫn lộn.
Tôi nghĩ rằng trong cuộc đời mỗi con người, tình yêu luôn luôn là điều quan trọng nhất. Nó là chỗ dựa về mặt tinh thần, là nguồn năng lượng dồi dào và quan trọng hơn nó còn là nguồn cảm hứng đối với người nghệ sỹ sáng tạo. Về mặt này, theo tôi, Lưu Quang Vũ là một người đàn ông may mắn. Trong cuộc đời long đong, vất vả của anh, hầu như ở giai đoạn nào anh cũng gặp một tình yêu lớn. Cho dù cái mà tình cảm đó đem lại là một vết thương, một nỗi đau suốt đời. Lưu Quang Vũ quan niệm rằng, sự đầy đủ của cuộc đời con người là ở chỗ tìm thấy tình yêu, mặc dù tình yêu ấy có thể không ở lại cùng ta suốt đời.
Lưu Quang Vũ là một chàng trai tài hoa và nhạy cảm. Nhật ký từ thời đi học của anh còn ghi lại rất nhiều những cảm xúc bâng khuâng, mơ hồ, những tình cảm dịu nhẹ, những ấn tượng tươi rói của tình yêu tuổi học trò đầy mơ mộng. Trong sổ tay của anh ngày ấy đã có những câu thơ viết về người bạn gái cùng lớp. Cô bé con có đôi mắt mở to. Đã đánh mất kho vàng vầ tiếng hát; về những kỷ niệm của tuổi học trò: Một dòng sông, một con đường xa vắng –Với niềm thương nhớ không nguôi; và cũng đã có vị chua chát, xót xa: Hai sắc hoa Tigôn – Bài thơ xưa của T.T.KH. Bài thơ thời đi học nhớ không em? Bài thơ đắng cay tuy điệu mà buồn – Nay đọc lại chẳng còn rơi nước mắt…..Hoa Tigôn như trái tim vỡ nát. Chết âm thầm dưới những bước chân quen. Đôi khi tôi vẫn gặp lại những người bạn thuở thiếu thời của anh, những “ nhân vật” trong các bài thơ học trò còn lưu giữ trong sổ tay và trí nhớ bạn bè. Họ đều là những người thành đạt và có gia đình yên ấm nhưng không một ai quên được anh, quên được những tình cảm xao xuyến buổi ban đầu.
Cũng trong cái phần đời đẹp đẽ và trong sáng này. Lưu Quang Vũ đã gặp Tố Uyên. Tình cảm tuổi học trò sau này trở thành mối tình đầu nồng nàn, mê đắm.
Lưu Quang Vũ tuổi Mậu Tý, Tố Uyên tuổi Đinh Hợi. Hai người cùng là học sinh ở Hà Nội và cùng sinh hoạt trong đội văn nghệ của cung thiếu nhi Hà Nội. Ngay từ giữa cấp hai, Tố Uyên đã được đạo diễn Nguyễn Văn Thông chọ đóng phim . Bé Nga với Con chim vành khuyên đã trở nên một hình tượng lấp lánh của điện ảnh Việt Nam. Cậu học trò Lưu Quang Vũ đã thư di từ lại với cô diễn viên nhỏ tuổi từ những ngày đó. Nhưng tình yêu của họ thật sự chín muồi vào những ngày ác liệt của chiến tranh chống Mỹ. Lúc này Lưu Quang Vũ đang là một người lính phòng không, đóng ở sân bay Đa Phúc. Tình yêu của anh lính và một cô diễn viên. Những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, những bức thư chan chứa tình yêu đã gắn kết mối tình của hai người. Nó là nguồn năng lượng chính cho Lưu Quang Vũ sáng tác Vườn trong phố, Hơi ấm bàn tay…Nó là nguồn cảm hứng chính cho anh viết phần thơ Hương cây in cùng Bằng Việt, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1968. Anh đã từng dành cho người con gái này những lời thơ đẹp nhất. Anh đã yêu bằng tất cả sự đam mê, sự rối rít của tâm hồn (rối rít trong lòng một nỗi em em ). Vốn là người đa cảm, anh đã yêu và bất chấp tất cả, kể cả thứ kỷ luật gắt gao nhất lúc đó là kỷ luật quân đội. Nhưng mối tình này cũng không kéo dài được lâu. Khi đứa con nhỏ của hai người vừa lẫm chẫm biết đi, những dấu hiệu tan vỡ đã xuất hiện.
Anh đã sống với tình yêu như với một trái đắng chát, với một sự hành hạ không yên. Những ngày ấy Hà Nội thường xuyên mất điện. Có những buổi tối anh ngồi một mình bên ngọn đèn dầu tù mù, rít thuốc lào sòng sọc. Khi đó anh buồn lắm. Hạnh phúc gia đình tan vỡ, đất nước đang thời kỳ khó khăn, cuộc sống của mình đầy những đa đoan, lận đận. Anh làm thơ về tâm trạng của mình: Ba đứa da vàng ngồi uống rượu – Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu. Có những lúc tâm hồn tôi rách nát – Như một tấm gương chẳng biết soi gì. Anh hay lẩm bẩm đọc những câu thơ cho vợi bớt lòng mình. Dù khi ấy chỉ là một đứa em nhỏ, lại chưa biết thế nào là tình yêu nhưng lòng tôi thương anh biết mấy. Tôi cũng thầm hiểu rằng; bản chất của tình yêu vốn là không chia sẻ. Tình yêu khi bị phản bội, bị lợi dụng thì đau đớn và cay đắng biết bao!
Sự tan vỡ là điều không thể tránh khỏi. Nhân một chuyến Tố Uyên theo đoàn làm phim đi công tác xa. Lưu Quang Vũ đã viết cho chị lá thư cuối cùng:” ….Anh không trách gì em cả. Ngày xưa chúng mình đã yêu nhau, đã gắn bó cuộc đời với nhau và tưởng rằng sẽ gắn bó được mãi mãi. Ngày xưa đẹp là thế, vui là thế, trong trắng là thế Tố Uyên ạ, tại sao mọi việc lại đổ vỡ thế này. Tại hai ta hay tại cuộc sống. Chỉ biết rằng đã đổ vỡ rồi và không còn cách gì nữa. Chúng ta sẽ chia tay nhau. Em đừng nghĩ xấu về anh. Anh cũng thế, anh vẫn nhớ, nhớ mãi tình yêu của anh với em…Bây giờ thì không thể nào giải thích, không thể thanh minh gì được cả. Chúng mình khác nhau quá. Chỉ biết rằng anh đau đớn lắm và chắc em cũng vậy…Anh thương con, thương em, thương anh, thương cái cuộc sống nghèo nàn thảm hại này. Tố Uyên đừng oán trách gì anh nhiều và rồi mai này trong một cuộc đời khác, em sẽ tha thứ cho anh. Chỉ mong em vui sướng và tìm được cuộc sống như em đã định. Đó là điều anh cầu mong nhất. Anh vẫn luôn nghĩ tốt về em mặc dù mọi việc đã tan vỡ hoàn toàn. Mong em giải quyết mọi việc nhanh chóng. Anh nghĩ rằng nên để con ở với anh, không phải giành giật gì nó đâu mà là để tiện cho em và tạo điều kiện cho em sống và làm việc. Chúc em đi vui, may mắn.
Vũ ngày xưa của em”.
Trước ngày ra tòa ly hôn chính thức. Lưu Quang Vũ đã viết cho Tố Uyên một bài thơ từ biệt: Hai ta không đi một ngả đường dài – Không chung khổ đau không cùng nhịp thở - Những gì em cần, anh chẳng có – Em không màng những ngọn gió anh trao – Chiếc cốc tan không thể khác đâu em – Anh nào muốn nói những lời độc ác – Như dao cắt lòng anh như giấy nát – Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu…Nỗi buồn trong thơ anh rất thực. Nó cũng đau đớn mệt mỏi như chính tình cảnh của anh lúc đó.
Sau cái chết đột ngột của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và bé Mí mùa thu năm 1988, đã có nhiều bài báo, trang sách viết về cuộc đời, sự nghiệp và tình yêu của anh chị. Thời gian đã làm được nhiều việc. Nó xoa dịu nỗi đau tưởng chừng không thể chịu đựng nổi. Nó sàng lọc những điều còn mất và lưu giữ trong ký ức những dấu ấn không thể phai mờ. Số phận khắc nghiệt đã không cho Lưu Quang Vũ kịp sống hết những năm tháng ngắn ngủi của đời mình. Anh kết thúc cuộc đời ở tuổi 40. Những năm tháng ngắn ngủi của đời mình anh đã sống, đã yêu, đã làm việc hối hả như một bó đuốc rừng rực cháy. Điều duy nhất an ủi những người thân của anh khi anh nằm xuống, đó là tình cảm yêu mến, sự hâm mộ của bạn bè, độc giả đối với anh. Người ta vẫn nhắc nhiều tới anh, tới kịch của anh, thơ của anh và nhắc tới cả những người phụ nữ đã từng có mặt trong đời anh. Mà trong đó có không ít những điều thực hư lẫn lộn.
Tôi nghĩ rằng trong cuộc đời mỗi con người, tình yêu luôn luôn là điều quan trọng nhất. Nó là chỗ dựa về mặt tinh thần, là nguồn năng lượng dồi dào và quan trọng hơn nó còn là nguồn cảm hứng đối với người nghệ sỹ sáng tạo. Về mặt này, theo tôi, Lưu Quang Vũ là một người đàn ông may mắn. Trong cuộc đời long đong, vất vả của anh, hầu như ở giai đoạn nào anh cũng gặp một tình yêu lớn. Cho dù cái mà tình cảm đó đem lại là một vết thương, một nỗi đau suốt đời. Lưu Quang Vũ quan niệm rằng, sự đầy đủ của cuộc đời con người là ở chỗ tìm thấy tình yêu, mặc dù tình yêu ấy có thể không ở lại cùng ta suốt đời.
Lưu Quang Vũ là một chàng trai tài hoa và nhạy cảm. Nhật ký từ thời đi học của anh còn ghi lại rất nhiều những cảm xúc bâng khuâng, mơ hồ, những tình cảm dịu nhẹ, những ấn tượng tươi rói của tình yêu tuổi học trò đầy mơ mộng. Trong sổ tay của anh ngày ấy đã có những câu thơ viết về người bạn gái cùng lớp. Cô bé con có đôi mắt mở to. Đã đánh mất kho vàng vầ tiếng hát; về những kỷ niệm của tuổi học trò: Một dòng sông, một con đường xa vắng –Với niềm thương nhớ không nguôi; và cũng đã có vị chua chát, xót xa: Hai sắc hoa Tigôn – Bài thơ xưa của T.T.KH. Bài thơ thời đi học nhớ không em? Bài thơ đắng cay tuy điệu mà buồn – Nay đọc lại chẳng còn rơi nước mắt…..Hoa Tigôn như trái tim vỡ nát. Chết âm thầm dưới những bước chân quen. Đôi khi tôi vẫn gặp lại những người bạn thuở thiếu thời của anh, những “ nhân vật” trong các bài thơ học trò còn lưu giữ trong sổ tay và trí nhớ bạn bè. Họ đều là những người thành đạt và có gia đình yên ấm nhưng không một ai quên được anh, quên được những tình cảm xao xuyến buổi ban đầu.
Cũng trong cái phần đời đẹp đẽ và trong sáng này. Lưu Quang Vũ đã gặp Tố Uyên. Tình cảm tuổi học trò sau này trở thành mối tình đầu nồng nàn, mê đắm.
Lưu Quang Vũ tuổi Mậu Tý, Tố Uyên tuổi Đinh Hợi. Hai người cùng là học sinh ở Hà Nội và cùng sinh hoạt trong đội văn nghệ của cung thiếu nhi Hà Nội. Ngay từ giữa cấp hai, Tố Uyên đã được đạo diễn Nguyễn Văn Thông chọ đóng phim . Bé Nga với Con chim vành khuyên đã trở nên một hình tượng lấp lánh của điện ảnh Việt Nam. Cậu học trò Lưu Quang Vũ đã thư di từ lại với cô diễn viên nhỏ tuổi từ những ngày đó. Nhưng tình yêu của họ thật sự chín muồi vào những ngày ác liệt của chiến tranh chống Mỹ. Lúc này Lưu Quang Vũ đang là một người lính phòng không, đóng ở sân bay Đa Phúc. Tình yêu của anh lính và một cô diễn viên. Những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, những bức thư chan chứa tình yêu đã gắn kết mối tình của hai người. Nó là nguồn năng lượng chính cho Lưu Quang Vũ sáng tác Vườn trong phố, Hơi ấm bàn tay…Nó là nguồn cảm hứng chính cho anh viết phần thơ Hương cây in cùng Bằng Việt, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1968. Anh đã từng dành cho người con gái này những lời thơ đẹp nhất. Anh đã yêu bằng tất cả sự đam mê, sự rối rít của tâm hồn (rối rít trong lòng một nỗi em em ). Vốn là người đa cảm, anh đã yêu và bất chấp tất cả, kể cả thứ kỷ luật gắt gao nhất lúc đó là kỷ luật quân đội. Nhưng mối tình này cũng không kéo dài được lâu. Khi đứa con nhỏ của hai người vừa lẫm chẫm biết đi, những dấu hiệu tan vỡ đã xuất hiện.
Anh đã sống với tình yêu như với một trái đắng chát, với một sự hành hạ không yên. Những ngày ấy Hà Nội thường xuyên mất điện. Có những buổi tối anh ngồi một mình bên ngọn đèn dầu tù mù, rít thuốc lào sòng sọc. Khi đó anh buồn lắm. Hạnh phúc gia đình tan vỡ, đất nước đang thời kỳ khó khăn, cuộc sống của mình đầy những đa đoan, lận đận. Anh làm thơ về tâm trạng của mình: Ba đứa da vàng ngồi uống rượu – Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu. Có những lúc tâm hồn tôi rách nát – Như một tấm gương chẳng biết soi gì. Anh hay lẩm bẩm đọc những câu thơ cho vợi bớt lòng mình. Dù khi ấy chỉ là một đứa em nhỏ, lại chưa biết thế nào là tình yêu nhưng lòng tôi thương anh biết mấy. Tôi cũng thầm hiểu rằng; bản chất của tình yêu vốn là không chia sẻ. Tình yêu khi bị phản bội, bị lợi dụng thì đau đớn và cay đắng biết bao!
Sự tan vỡ là điều không thể tránh khỏi. Nhân một chuyến Tố Uyên theo đoàn làm phim đi công tác xa. Lưu Quang Vũ đã viết cho chị lá thư cuối cùng:” ….Anh không trách gì em cả. Ngày xưa chúng mình đã yêu nhau, đã gắn bó cuộc đời với nhau và tưởng rằng sẽ gắn bó được mãi mãi. Ngày xưa đẹp là thế, vui là thế, trong trắng là thế Tố Uyên ạ, tại sao mọi việc lại đổ vỡ thế này. Tại hai ta hay tại cuộc sống. Chỉ biết rằng đã đổ vỡ rồi và không còn cách gì nữa. Chúng ta sẽ chia tay nhau. Em đừng nghĩ xấu về anh. Anh cũng thế, anh vẫn nhớ, nhớ mãi tình yêu của anh với em…Bây giờ thì không thể nào giải thích, không thể thanh minh gì được cả. Chúng mình khác nhau quá. Chỉ biết rằng anh đau đớn lắm và chắc em cũng vậy…Anh thương con, thương em, thương anh, thương cái cuộc sống nghèo nàn thảm hại này. Tố Uyên đừng oán trách gì anh nhiều và rồi mai này trong một cuộc đời khác, em sẽ tha thứ cho anh. Chỉ mong em vui sướng và tìm được cuộc sống như em đã định. Đó là điều anh cầu mong nhất. Anh vẫn luôn nghĩ tốt về em mặc dù mọi việc đã tan vỡ hoàn toàn. Mong em giải quyết mọi việc nhanh chóng. Anh nghĩ rằng nên để con ở với anh, không phải giành giật gì nó đâu mà là để tiện cho em và tạo điều kiện cho em sống và làm việc. Chúc em đi vui, may mắn.
Vũ ngày xưa của em”.
Trước ngày ra tòa ly hôn chính thức. Lưu Quang Vũ đã viết cho Tố Uyên một bài thơ từ biệt: Hai ta không đi một ngả đường dài – Không chung khổ đau không cùng nhịp thở - Những gì em cần, anh chẳng có – Em không màng những ngọn gió anh trao – Chiếc cốc tan không thể khác đâu em – Anh nào muốn nói những lời độc ác – Như dao cắt lòng anh như giấy nát – Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu…Nỗi buồn trong thơ anh rất thực. Nó cũng đau đớn mệt mỏi như chính tình cảnh của anh lúc đó.