Cá chuồn
01-05-10, 06:31 AM
Những người bị gãy xương, ngoài việc chữa trị, vật lý trị liệu, thì chế độ ăn uống giúp mau liền xương.
Gãy xương thường gặp do chấn thương như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đánh nhau... Nhiều người cho rằng gãy xương mà ăn nhiều xương thì vết gãy mau liền - theo kiểu “ăn gì bổ nấy”. Nhưng thực hư thế nào thì chưa ngã ngũ. Ở chiều ngược lại, có ý kiến cho rằng, người bị gãy xương mà ăn nhiều xương chưa chắc vết gãy có mau liền, bởi ăn nhiều xương lượng can-xi và phospho tăng cao do hấp thu từ thức ăn sẽ làm cho thành phần vô cơ trong xương của người bệnh tăng lên, gây mất cân bằng giữa tỷ lệ chất vô cơ và hữu cơ làm cho vết gãy lâu liền. Thực tế khi bị gãy xương, sự tái sinh của xương chủ yếu dựa vào màng và tủy xương, mà màng và tủy xương chỉ gia tăng hoạt động trong điều kiện chất keo của xương và nguyên liệu tạo xương được tăng lên. Vì vậy bạn muốn mau liền vết gãy thì cần điều trị sớm, cố định đúng, dùng thuốc hợp lý và phải rèn luyện chức năng của chi gãy, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, đường, gồm cơm, cháo, ngô, khoai, đậu các loại; mỡ động vật và dầu thực vật; vitamin và yếu tố vi lượng có nhiều trong rau, củ, trái cây, gia vị... để cơ thể chuyển hóa thành chất keo xương và nguyên liệu tái tạo xương.
Những món ăn
Dưới đây là những món ăn có lợi (dược thiện) cho người bị gãy xương.
* Cháo xích tiểu đậu: Ý dĩ 50g, xích tiểu đậu (đậu đỏ) 100g, đại táo 50g, đường đỏ, nấu cháo chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho tất cả các giai đoạn, kể cả khi đã bỏ các phương tiện cố định nhưng tại chỗ vẫn sưng nề.
* Bí đao hầm xương: Bí đao 150g, xương sườn lớn 100g. Đem xương sườn lợn hầm nhừ, gạt bỏ váng mỡ rồi cho bí đao, hành và gia vị vào nấu thành canh ăn. Dùng cho trường hợp gãy xương tại chỗ, sưng nề nhiều.
* Cháo hoàng kỳ đại táo: Hoàng kỳ 30g, gạo nếp 100g, đại táo 30g. Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước, nấu với 100g gạo nếp và 50g đại táo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng thích hợp cho người bị gãy xương có thể chất suy nhược, ăn kém, xương chậm liền.
* Gà hầm tam thất: Gà sống đen một con chừng 500g, tam thất 5g thái phiến. Gà làm thịt, cho tam thất vào trong bụng cùng với một chút rượu nguyên chất rồi đem hầm cách thủy, ăn trong ngày. Dùng để bồi bổ, làm mạnh cơ bắp, giúp xương liền nhanh.
* Cao nhân sâm hoàng kỳ: Nhân sâm 25g, hoàng kỳ 50g, đương quy 50g, xuyên khung 50g, nhung hươu 50g, bột vỏ trứng 50g, đại táo 50g, đường phèn 300g. Cho các vị thuốc vào 1 lít nước sắc kỹ chắt lấy nước cốt. Tiếp tục cho thêm 5g bột nhung hươu, 50g bột vỏ trứng gà, 50g đại táo đã bỏ hạt thái vụn, đường phèn 300g, cô thành cao rồi đựng trong bình sứ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh. Dùng tốt cho giai đoạn muộn để thúc đẩy quá trình liền xương.
Lương y Hoài Vũ
(Báo Thanh niên)
Gãy xương thường gặp do chấn thương như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đánh nhau... Nhiều người cho rằng gãy xương mà ăn nhiều xương thì vết gãy mau liền - theo kiểu “ăn gì bổ nấy”. Nhưng thực hư thế nào thì chưa ngã ngũ. Ở chiều ngược lại, có ý kiến cho rằng, người bị gãy xương mà ăn nhiều xương chưa chắc vết gãy có mau liền, bởi ăn nhiều xương lượng can-xi và phospho tăng cao do hấp thu từ thức ăn sẽ làm cho thành phần vô cơ trong xương của người bệnh tăng lên, gây mất cân bằng giữa tỷ lệ chất vô cơ và hữu cơ làm cho vết gãy lâu liền. Thực tế khi bị gãy xương, sự tái sinh của xương chủ yếu dựa vào màng và tủy xương, mà màng và tủy xương chỉ gia tăng hoạt động trong điều kiện chất keo của xương và nguyên liệu tạo xương được tăng lên. Vì vậy bạn muốn mau liền vết gãy thì cần điều trị sớm, cố định đúng, dùng thuốc hợp lý và phải rèn luyện chức năng của chi gãy, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, đường, gồm cơm, cháo, ngô, khoai, đậu các loại; mỡ động vật và dầu thực vật; vitamin và yếu tố vi lượng có nhiều trong rau, củ, trái cây, gia vị... để cơ thể chuyển hóa thành chất keo xương và nguyên liệu tái tạo xương.
Những món ăn
Dưới đây là những món ăn có lợi (dược thiện) cho người bị gãy xương.
* Cháo xích tiểu đậu: Ý dĩ 50g, xích tiểu đậu (đậu đỏ) 100g, đại táo 50g, đường đỏ, nấu cháo chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho tất cả các giai đoạn, kể cả khi đã bỏ các phương tiện cố định nhưng tại chỗ vẫn sưng nề.
* Bí đao hầm xương: Bí đao 150g, xương sườn lớn 100g. Đem xương sườn lợn hầm nhừ, gạt bỏ váng mỡ rồi cho bí đao, hành và gia vị vào nấu thành canh ăn. Dùng cho trường hợp gãy xương tại chỗ, sưng nề nhiều.
* Cháo hoàng kỳ đại táo: Hoàng kỳ 30g, gạo nếp 100g, đại táo 30g. Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước, nấu với 100g gạo nếp và 50g đại táo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng thích hợp cho người bị gãy xương có thể chất suy nhược, ăn kém, xương chậm liền.
* Gà hầm tam thất: Gà sống đen một con chừng 500g, tam thất 5g thái phiến. Gà làm thịt, cho tam thất vào trong bụng cùng với một chút rượu nguyên chất rồi đem hầm cách thủy, ăn trong ngày. Dùng để bồi bổ, làm mạnh cơ bắp, giúp xương liền nhanh.
* Cao nhân sâm hoàng kỳ: Nhân sâm 25g, hoàng kỳ 50g, đương quy 50g, xuyên khung 50g, nhung hươu 50g, bột vỏ trứng 50g, đại táo 50g, đường phèn 300g. Cho các vị thuốc vào 1 lít nước sắc kỹ chắt lấy nước cốt. Tiếp tục cho thêm 5g bột nhung hươu, 50g bột vỏ trứng gà, 50g đại táo đã bỏ hạt thái vụn, đường phèn 300g, cô thành cao rồi đựng trong bình sứ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh. Dùng tốt cho giai đoạn muộn để thúc đẩy quá trình liền xương.
Lương y Hoài Vũ
(Báo Thanh niên)