phale
20-07-10, 09:20 AM
6 nguyên tắc làm chủ cảm xúc
Khi mất kiểm soát cảm xúc, bạn dễ ra quyết định sai lầm hoặc có hành vi lệch lạc. Cho nên bạn phải học cách làm chủ cảm xúc:
1- Hiểu bản chất của cảm xúc: là kết quả phản ứng của bạn trước môi trường xung quanh. Việc xảy đến không quan trọng bằng cách bạn tiếp nhận nó.
2- Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: đừng kìm nén chúng kẻo chúng sẽ tàn phá bạn từ bên trong rồi bất ngờ “nổ tan xác” bạn. Khi chấp nhận, bạn tạo cho chúng lối thoát lành mạnh để tự tin đối đầu với chúng. Viết nhật ký, vận động thân thể, tâm tình với bạn bè, người thân sẽ giảm bớt tác hại của chúng.
3- Suy nghĩ trước khi hành động: suy đi nghĩ lại trước khi làm gì đó dưới ảnh hưởng của cảm xúc. Hãy cân nhắc những hậu quả bạn có thể gặp trong tương lai gần. Học cách phân tích toàn bộ tình hình rồi hãy hành động.
4- Cảnh giác với ngôn từ xỉ vả, chỉ trích: chúng dễ khiến bạn điên tiết. Khi đó hãy niệm câu thần chú: “Gậy, đá có thể làm gãy xương ta nhưng lời nói đừng hòng làm ta trầy xước”. Luôn học cách cư xử nhã nhặn, tránh nổi khùng.
5- Thay đổi nếp suy nghĩ: hãy lập trình lại cách phản ứng trong não bạn với những tình huống cụ thể. Ví dụ, bạn hay trầm uất, suy sụp khi không đạt được mục tiêu. Bây giờ bạn hãy bắt đầu khiêu vũ, thậm chí nhảy cẫng lên, rồi tinh thần bạn được vực dậy, bạn sẽ thấy vấn đề chỉ là một thách thức không hơn.
6- Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực: chăm sóc bản thân, ăn uống điều độ, ngủ đủ, vệ sinh sạch sẽ, tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu thực tế, tập trung vào điều bạn muốn và cần. Những điều này sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống phòng thủ trước cảm xúc tiêu cực.
HƯƠNG LAN (Theo ezinearticles.com)
Khi mất kiểm soát cảm xúc, bạn dễ ra quyết định sai lầm hoặc có hành vi lệch lạc. Cho nên bạn phải học cách làm chủ cảm xúc:
1- Hiểu bản chất của cảm xúc: là kết quả phản ứng của bạn trước môi trường xung quanh. Việc xảy đến không quan trọng bằng cách bạn tiếp nhận nó.
2- Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: đừng kìm nén chúng kẻo chúng sẽ tàn phá bạn từ bên trong rồi bất ngờ “nổ tan xác” bạn. Khi chấp nhận, bạn tạo cho chúng lối thoát lành mạnh để tự tin đối đầu với chúng. Viết nhật ký, vận động thân thể, tâm tình với bạn bè, người thân sẽ giảm bớt tác hại của chúng.
3- Suy nghĩ trước khi hành động: suy đi nghĩ lại trước khi làm gì đó dưới ảnh hưởng của cảm xúc. Hãy cân nhắc những hậu quả bạn có thể gặp trong tương lai gần. Học cách phân tích toàn bộ tình hình rồi hãy hành động.
4- Cảnh giác với ngôn từ xỉ vả, chỉ trích: chúng dễ khiến bạn điên tiết. Khi đó hãy niệm câu thần chú: “Gậy, đá có thể làm gãy xương ta nhưng lời nói đừng hòng làm ta trầy xước”. Luôn học cách cư xử nhã nhặn, tránh nổi khùng.
5- Thay đổi nếp suy nghĩ: hãy lập trình lại cách phản ứng trong não bạn với những tình huống cụ thể. Ví dụ, bạn hay trầm uất, suy sụp khi không đạt được mục tiêu. Bây giờ bạn hãy bắt đầu khiêu vũ, thậm chí nhảy cẫng lên, rồi tinh thần bạn được vực dậy, bạn sẽ thấy vấn đề chỉ là một thách thức không hơn.
6- Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực: chăm sóc bản thân, ăn uống điều độ, ngủ đủ, vệ sinh sạch sẽ, tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu thực tế, tập trung vào điều bạn muốn và cần. Những điều này sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống phòng thủ trước cảm xúc tiêu cực.
HƯƠNG LAN (Theo ezinearticles.com)