Nguyệt Viên

Nguyệt Viên (http://nguyetvien.net/index.php)
-   Thơ Quán (http://nguyetvien.net/forumdisplay.php?f=54)
-   -   Đối mới 2014 đây! (http://nguyetvien.net/showthread.php?t=5012)

dungnhatgai 09-01-14 11:16 AM

Hồi nãy đọc hồi âm của anh, thấy có chứa những lời tự kỷ thái quá cũng ớn “… dốt…”, “…giẻ rách…” , hehe… Không thích tẹo nào. Điều này ít mang tính xây dựng và khó thân thiện. Dũng mong, nếu ai có điều gì góp ý nhau, cứ thẳng sườn mà nói. Dũng luôn luôn lắng nghe và luôn luôn muốn hiểu. :-D

- “Một điểm hạn chế nữa là vế xuất đối này có chữ cuối là “binh” (bằng), nếu phải ứng đối thì chữ cuối câu ứng đối là trắc. Điều này là nghịch vì không phổ dụng trong cách chơi câu đối thường gặp.” (Dũng)

- “Vế xuất là BẰNg hay TRẮC cuối câu, theo NX chẳng có quy định nào ÉP người chơi cả.” (Nắng Xuân)

Dũng cùng quan điểm với anh ở câu trích trên. Và xin nói rõ hơn nhận định trên của mình:
Vế ứng đối có từ cuối thanh trắc hay thanh bằng giống như thơ ĐL theo vần trắc hay vần bằng. Rõ là, ở các chiếu thơ ĐL, thơ vần bằng thông dụng, thơ vần trắc không thông dụng. Dũng nói “nghịch vì không phổ dụng trong cách chơi câu đối thường gặp” là có ý như vậy, chứ “trắc” không phải là SAI hay “có quy định nào ÉP”. Thơ vần bằng nghe xuôi tai hơn. Thơ vần trắc trúc trắc hơn, “hạn chế” so với thơ vần bằng là ý như vậy. Xác nhận: trắc không sai và không có quy định nào ép phải bằng.

Về góp ý của Dũng cho phần ứng đối của anh trong câu đối cụ Võ. Thực tình là Dũng muốn chỉ điểm ra những chỗ hay và chưa hay trong câu ứng đối của anh, hoàn toàn mang tính xây dựng để cùng hoàn thiện. Như các góp ý khác ở topic này vẫn làm. Không ý gì khác.

Về vế xuất đối “Giáp Ngọ…”: Như đã nói ở trên, Dũng nhận định sai từ đầu, đã nhận lỗi, đã xin lỗi, nên đã hết lăn tăn. Cứ xem như một trường hợp: đọc không hiểu đề. Hehe…

dungnhatgai 09-01-14 02:50 PM

Trưa nay ngủ không được, đầu óc cứ loay hoay câu đối, câu đối, hehe…
Cuối cùng Dũng cũng mần được cặp câu đối, chưa biết hay dở thế nào, cứ dán lên đây góp vui trước rồi hậu sự tính sau.

Câu đối năm 2014, bản lề Tị - Ngọ, Rắn - Ngựa.
Đây là vế xuất của Dung N:
Rắn tị hiềm nhau cuộn xà lim phun tràn nọc


(Chấp nhận chữ đầu vế ứng đối mắc lỗi thanh)

Còn vế tự đối cũng có rồi, Dũng nhờ anh Kiều Thành giữ trước, ráp vô sau khi chuỗi bàn và đối này kết thúc.
Xin mời cả nhà góp bàn và ứng họa. Bàn đúng, bàn sai gì cũng được, miễn là có lý với tinh thần vui vẻ và xây dựng. Càng nhiều lời bàn, càng vui. Càng nhiều vế đối, càng thú vị.

Dung N kính bút.

Nắng Xuân 09-01-14 04:13 PM

Quote:

Nguyên văn bởi dungnhatgai (Gửi 96341)
Hồi nãy đọc hồi âm của anh, thấy có chứa những lời tự kỷ thái quá cũng ớn “… dốt…”, “…giẻ rách…” , hehe… Không thích tẹo nào. Điều này ít mang tính xây dựng và khó thân thiện. Dũng mong, nếu ai có điều gì góp ý nhau, cứ thẳng sườn mà nói. Dũng luôn luôn lắng nghe và luôn luôn muốn hiểu. :-D



NX nói chuyện không khéo... Vả lại, Dũng cũng quá để ý câu chữ nên mới có sự hiểu lầm này. Sự thật, NX đâu bị bệnh "tự kỷ" bao giờ!

1) "Dốt": Nguyên văn là "Dù dốt mấy..."
2) "Câu đối dẻ rách", chữ "giẻ rách" chỉ muốn nói chẳng có giá trị gì ngoài chuyện hưởng ứng giao lưu. Sự thật, nếu chỉ có 1 vế thì chỉ "trà sư tửu hậu" với nhau, chứ chẳng ai đăng hay trả nhuận bút bao giờ. T/g Xuất ra nhằm chơi vui, có thể t/g có vế xuất ưng ý, đôi khi không có, nhờ bạn chơi giải để khề khà cùng nhau.

Vậy, Dũng cứ tự nhiên chơi nhé. Trong gia đình Nguyệt Viên cũng thoải mái lắm, Thầy-Trò, Thúc-Điệt hay Huynh Đệ Tỷ Muội khi đụng chuyện tranh luận kịch liệt, nhưng hết chuyện cũng vẫn 1 nhà nên Dũng đừng ngại chi.

Nắng Xuân 09-01-14 04:23 PM

Quote:

Nguyên văn bởi dungnhatgai (Gửi 96345)
Trưa nay ngủ không được, đầu óc cứ loay hoay câu đối, câu đối, hehe…
Cuối cùng Dũng cũng mần được cặp câu đối, chưa biết hay dở thế nào, cứ dán lên đây góp vui trước rồi hậu sự tính sau.

Câu đối năm 2014, bản lề Tị - Ngọ, Rắn - Ngựa.
Đây là vế xuất của Dung N:
Rắn tị hiềm nhau cuộn xà lim phun tràn nọc


(Chấp nhận chữ đầu vế ứng đối mắc lỗi thanh)

Còn vế tự đối cũng có rồi, Dũng nhờ anh Kiều Thành giữ trước, ráp vô sau khi chuỗi bàn và đối này kết thúc.
Xin mời cả nhà góp bàn và ứng họa. Bàn đúng, bàn sai gì cũng được, miễn là có lý với tinh thần vui vẻ và xây dựng. Càng nhiều lời bàn, càng vui. Càng nhiều vế đối, càng thú vị.

Dung N kính bút.

Đến lượt NX bàn luận xoay quanh Câu Xuất của Dũng nè:

1) Vế ra đối thường là LẺ, không nên chẵn.

2) Xà Lim là từ gốc Tây, không nên dùng vì có rất nhiều xà như Xà đơn, xà ngang, xà nhà ... => Dễ cho người ứng đối.

3) Chữ đầu BẰNG hay TRẮC cũng chẳng có qua hệ Lỗi-Phải gì? Quan trọng là cư tùy cảnh xuất ra, càng sâu ý nghĩa và súc tích thì càng giá trị.

Lan Hương 09-01-14 04:42 PM

Quote:

Nguyên văn bởi dungnhatgai (Gửi 96345)

Rắn tị hiềm nhau cuộn xà lim phun tràn nọc


Xin bàn góp là cách diễn đạt 'tị hiềm nhau' có vẻ chưa được chuẩn

Nắng Xuân 09-01-14 04:46 PM

Quote:

Nguyên văn bởi dungnhatgai (Gửi 96345)
Đây là vế xuất của Dung N:
Rắn tị hiềm nhau cuộn xà lim phun tràn nọc


Đối nhanh góp vui:
Gà kê úm lộn quành dậu trúc đá móc hầu

dungnhatgai 09-01-14 04:59 PM

Thiệt tình là Dũng chưa nghe chuyện câu đối chẵn hay lẻ. Cách đây vài năm, cụ Văn Như Cương có cặp đối này cũng chẵn:

Văn Như Cương:
Năm Chuột đi, cháy nhà vẫn không ra mặt chuột!
Tết Trâu đến, gẩy đàn liệu có lọt tai trâu?


“Xà lim”, “xích lô”,… gốc Tây nhưng đã gần gũi với Việt lắm rồi. Nếu câu ứng đối đạt được đồng dạng như vậy thì tuyệt luôn, điểm cao, còn không thì mình xét từ loại chung chung và hạ điểm, hehe…

“tị hiềm” = nghi ngờ, không tin nhau, nên tránh mọi sự hợp tác, quan hệ với nhau. Có vẻ như "tị hiềm nhau" giẫm chân lên chữ “nhau” phải không ạ. Dũng nhận khuyết điểm chỗ này. Nhưng ứng đối mà diễn được đồng dạng như vậy thì tuyệt cú mèo luôn á. Thanks bạn Lan Hương nhóe.

Nắng Xuân 09-01-14 06:41 PM




CỞI GIÁP CÒN NGUYÊN GIÁP, TƯỚNG SĨ VẪN NGUYÊN LÒNG TÔN KÍNH ANH VĂN
(Ngọc Châu).


CẦU ĐÔN, VẪN QUÝ ĐÔN, QUAN DÂN CÀNG QUÝ TÀI MẾN YÊU CỤ BẢNG. (Nắng Xuân).

Lan Hương 09-01-14 08:47 PM

Quote:

Nguyên văn bởi dungnhatgai (Gửi 96351)
Thiệt tình là Dũng chưa nghe chuyện câu đối chẵn hay lẻ. Cách đây vài năm, cụ Văn Như Cương có cặp đối này cũng chẵn:

Văn Như Cương:
Năm Chuột đi, cháy nhà vẫn không ra mặt chuột!
Tết Trâu đến, gẩy đàn liệu có lọt tai trâu?


“Xà lim”, “xích lô”,… gốc Tây nhưng đã gần gũi với Việt lắm rồi. Nếu câu ứng đối đạt được đồng dạng như vậy thì tuyệt luôn, điểm cao, còn không thì mình xét từ loại chung chung và hạ điểm, hehe…

“tị hiềm” = nghi ngờ, không tin nhau, nên tránh mọi sự hợp tác, quan hệ với nhau. Có vẻ như "tị hiềm nhau" giẫm chân lên chữ “nhau” phải không ạ. Dũng nhận khuyết điểm chỗ này. Nhưng ứng đối mà diễn được đồng dạng như vậy thì tuyệt cú mèo luôn á. Thanks bạn Lan Hương nhóe.

Người ta thường làm câu đối lẻ chữ, ít khi làm chẵn. Câu đối của cụ VNC tuy tổng số chữ của 1 câu là chẵn nhưng chia làm 2 phần mỗi phần gồm 3 và 7 chữ nên cũng coi như câu đối lẻ. Vì 2 câu đối đã chẵn rồi nên số chữ trong câu lẻ thì sẽ hay hơn về âm điệu. Cũng như vậy thơ xưa có ngũ ngôn, thất ngôn và bài thơ có số câu chẵn còn thuở nay thì tùy ý
Câu đối chẵn cũng có như "Chuồng gà kê áp chuồng vịt" hay "không vô trong nội nhớ hoài"

Tị hiềm thực ra nghĩa chính xác là "tránh sự nghi ngờ" (tị=tránh- như trong tị nạn, hiềm=nghi ngờ- như trong hiềm nghi). Nhưng ng ta hay dùng nhầm với ganh tị, hiềm khích. Mở 1 số từ điển lớn ra đều giải nghĩa tị hiềm là tránh sự nghi ngờ nhưng cũng có vài từ điển cho nghĩa sai. Nói chung thì ng Việt dùng chữ Hán càng ngày càng sai lệch đi

kiều thành 10-01-14 12:02 AM

Kiều Thành xin góp vô cặp đối cho vui, các thi hữu có hứng thì coi như 2 câu xuất đối cũng được. Xin cảm ơn!

-Chú gà vàng lượm kê tươi mang giày đinh quẩn quanh bờ dậu.
-Anh ngựa quý bong mã đẹp mặc áo giáp đày nặng vó câu.


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:06 PM


© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.