Thơ Nguyễn Bính
Tiểu sử
Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xă Đồng Đội (nay là xă Cộng Ḥa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà trường mà chỉ được học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo B́nh và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đ́nh túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đă phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà. Năm 13 tuổi ông đă bắt đầu làm thơ và năm 1937 được giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đă gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây… Chính v́ vậy ông được gọi là “thi sĩ giang hồ”. Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội một thời gian. Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Đến năm 1958, bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn hoá Nam Định cho đến khi mất. Nguyễn Bính mất sáng ngày 20 tháng 1 năm 1966, tức ngày 29 tháng chạp âm lịch xuân Ất Tị, tại nhà một người bạn ở huyện Lư Nhân tỉnh Hà Nam. Khi đó không một người vợ con ruột thịt nào của ông có mặt. Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000 Nguồn: thica.net |
Thư gửi thầy mẹ
Ai về làng cũ hôm nay, Thư này, đưa hộ cho thầy mẹ tôi. Con đi mười mấy năm trời Một thân bé bỏng, nửa đời gió sương: Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi! Thầy mẹ ơi! Thầy mẹ ơi, Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư! Con đi năm ấy tháng tư Lúa chiêm xấp xỉ, giỗ từ tháng ba. Con đi quạnh cửa, quạnh nhà Cha già đập lúa, mẹ già rũ rơm. Cha giă gạo, mẹ thổi cơm Có con, con vắng, ai làm thay cho? Con dan díu nợ giang hồ Một mai những tưởng cơ đồ làm nên. Ai ngờ ngày tháng lưu niên Đă không gọi chút báo đền dưỡng sinh, Lại mang ân ái vào ḿnh Cái yêu làm tội, làm t́nh cái thân. Bó tay như kẻ hàng thần Chán chường như lũ tàn quân ĺa thành. Mẹ cha th́ nhớ thương ḿnh Ḿnh đi thương nhớ người t́nh xa xôi… Ở thư này, thầy mẹ ơi! Nhận cho con lấy vài lời kính thăm Xin thầy mẹ cứ yên tâm Đừng thương nhớ, một vài năm, con về. Thầy ơi, đừng chặt vườn chè Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng… Nhớ thương thầy mẹ khôn cùng Lạy thầy, lạy mẹ thấu ḷng cho con. Nguyễn Bính |
Qua nhà
Cái ngày cô chưa có chồng Đường gần tôi cứ đi ṿng cho xa Lối này lắm bưởi nhiều hoa … (Đi ṿng để được qua nhà đấy thôi) Một hôm thấy cô cười cười Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mất ḷng Biết đâu rồi chả nói cḥng: “Làng ḿnh khối đứa phải ḷng ḿnh đây!” Một năm đến lắm là ngày Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng Từ ngày cô đi lấy chồng Gớm sao có một quăng đồng mà xa Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo. Lợn không nuôi, đặc ao bèo Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn Giếng thơi mưa ngập nước tràn Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều. Nguyễn Bính |
Oan nghiệt
Hôm nay bắt được thư Hà Nội Cho biết tin Dung đă đẻ rồi Giờ sửu, tháng ngâu, ngày nguyệt tận Bao giờ tôi biết mặt con tôi? Nào xem thử đoán tên con gái Oanh, Yến, Đào, Trâm, Bích, Ngọc, Hồi? Tôi biết vô t́nh Dung lại muốn Con ḿnh mang lấy nghiệp ăn chơi. Ngọc nữ trót sinh vào tục lụy Đời con rồi khổ đấy con ơi! Mẹ con đeo đẳng nghề ca xướng Nuôi được con sao, giời hỡi giời! Mẹ con chỉ đợi hồng đôi má Chỉ đợi chiều xuân kia thắm tươi Hôn con một chiếc hay là khóc Rồi gởi cho nhgười thiên hạ nuôi Mẹ con nịt vú cho tṛn lại Chiều cái hoang đàng lũ khách chơi Đời cha lưu lạc quê người măi Kiếp mẹ đêm đêm bán khóc cười Có mẹ có cha mà đến nỗi Miệng đời mai mỉa gái mồ côi Vài ba năm nữa con khôn lớn Uốn lưỡi làm sao tiếng “mẹ ơi” Đời em xuống dốc tôi lên dốc Nào có vui ǵ, khổ cả đôi Sương chiều gió sớm bao đơn chiếc Bướm lại ong qua mấy ngậm ngùi Sắt son một chuyến giăng c̣n sáng Tâm sự đôi ḍng nước chảy xuôi Cỏ bồng trở lại kinh ḱ được Hoa đợi hay bay xứ khác rồi. Vô khối ngọc trong the thắm đấy Dung c̣n chung thủy nữa hay thôi? Rồi có một đêm màn rủ thấp Ngă vào tay một khách làng chơi. Em có nghĩ rằng trong hắt hủi Con ḿnh trằn trọc cánh tay ai? Em có nghĩ rằng trong quán trọ Đầu tôi lại gối cánh tay tôi? Cha mẹ đă không nuôi dạy được Con là phận gái hạt mưa sa Chân bùn tay lấm hay hài hán Hay lại b́nh khang lại nguyệt hoa? Cành đưa lá đón theo đời mẹ Phách ngọt đàn hay tục xướng ca Cha lo ngại lắm là con gái Chẳng có bao giờ biết mặt cha Con mười sáu bảy xuân đương độ Cha bốn năm mươi chửa trót già Cha buồn tiễn khách hơi thu quạnh Con thẹn che đàn nửa mặt hoa Chàng chàng thiếp thiếp vui bằng được Bố bố con con chẳng nhận ra Một lứa bên giời chung lận đận Thương nhau cha soạn khúc T́ bà Áo xanh mà ướt v́ đêm ấy Tội nghiệp đời con, xấu hổ cha “Khóm cúc tuôn đôi ḍng lệ cũ “Con thuyền buộc một mối t́nh nhà…” Giờ đây cha khóc v́ thương nhớ Gửi vọng về con một chiếc hôn Tiền cha không đủ hoàn lương mẹ C̣n lấy đâu mà nuôi nấng con? Thôi cha cầu chúc cho con gái Mắt chớ lưu cầu môi chớ son Càng tài sắc lắm càng oan nghiệp “Bảy nổi ba ch́m với nước non” Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ Nghèo lắm con ơi! bạc lắm con! Ở đây cha khóc mà thương nhớ Đất Huế dầm mưa mấy tháng tṛn… Nguyễn Bính |
Mùa đông đan áo
Đă quyết không … không … được một ngày Rồi yêu mất cả buổi chiều nay Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá! Không biết là mưa hay nắng đây ? Lâu nay tôi thấy ở ḷng tôi Như có tơ vương đến một người Người ấy, nhưng mà tôi chả nói Tôi đành ngậm miệng nữa mà thôi. Tôi quen ngậm miệng với t́nh xưa T́nh đă sang sông đă tới bờ T́nh đă trao tôi bao oán hận Và đem đi cả một thuyền mơ. Mơ có năm năm đă vội tàn, Có nàng đan măi áo len đen. Có nàng áo đỏ đi qua đấy, Hương đượm ba ngày hương chưa tan. Mà hương đượm măi ở hồn tôi, Tôi biết là tôi yêu mất rồi! Tôi biết từ đây tôi khổ lắm, Chiều nay gió lạnh đấy, nàng ơi! Tất cả mùa đông đan áo len Cho người cho tất cả người quen C̣n tôi người lạ, tôi người lạ, Có cũng nên mà không cũng nên. Oán đă bao la, hận đă nhiều Cớ sao tôi vẫn chả thôi yêu ? Tôi đi măi măi con đường ấy Qua lại hôm nay, sáng lại chiều. Nguyễn Bính |
Xuân tha hương
Tết này chưa chắc em về được Em gởi về đây một tấm ḷng Ôi, chị một em, em một chị Trời làm xa cách mấy con sông… Em đi dang dở đời mưa gió Chị ở vuông tṛn phận lănh cung Chén rượu tha hương, trời: đắng lắm! Trăm hờn ngh́n giận suốt mùa đông. Chiều qua ngồi ngắm hoàng hôn xuống Nhớ chị làm sao, nhớ lạ lùng! Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm ḷng Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở Chị vẫn môi son, vẫn má hồng? Áo rét ai đan mà ngóng đợi C̣n vài hôm nữa hết mùa đông Cột nhà hàng xóm lên câu đối Em đọc tương tư giữa giấy hồng Gạo nếp nơi đây sao trắng quá Mỗi ngày phiên chợ lại thêm đông Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết Một ḿnh em vẫn cứ tay không Vườn nhà Tết đến hoa c̣n nở Chị gởi cho em một cánh hồng (Tha hương chẳng gặp người tri kỷ Một cánh hoa tươi đỡ lạnh ḷng) Tết này chưa chắc em về được Em gởi về đây một tấm ḷng Chao ơi! Tết đến mà không được Trông thấy quê hương thật năo nùng! Ai bảo mắc duyên vào bút mực Suốt đời mang lấy số long đong! Người ta đi kiếm giàu sang cả Ḿnh chỉ mơ toàn chuyện viển vông Em biết giàu sang đâu đến lượt Nợ đời nặng quá gỡ sao xong? Tết này chưa chắc em về được Em gởi về đây một tấm ḷng Tết này, ồ thế mà vui chán Những một ḿnh em uống rượu hồng Rượu say nhớ chị thời con gái Thương chị từ khi chị lấy chồng Cố nhân chẳng biết làm sao ấy Rặt những tin đồn chuyện bướm ong Thôi em chả dám đa mang nữa Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng Nàng bèo bọt quá em lăn lóc Chắp nối nhau hoài cũng uổng công (Một trăm con gái thời nay ấy Đừng nói ân t́nh với thủy chung!) Người ấy xuân già chê gối lẻ Nên người nong nả chuyện sang sông Đ̣ ngang bến dọc tha hồ đấy Quư hóa ǵ đâu một chữ “đồng” Vâng em trẻ dại em đâu dám Thôi để người ta được kén chồng Thiếu nữ hoài xuân mơ cát sĩ Chịu làm sao được những đêm đông (Khốn nạn, tưởng yêu th́ khó chứ Không yêu th́ thực dễ như không ) Chị ơi, tết đến em mua rượu Em uống cho say đến năo nùng Uống say cười vỡ ba gian gác Ném cái chung t́nh xuống đáy sông! Thiên hạ “Chi nghinh nam bắc điểu” T́nh đời “Diệp tống văng lai phong” Tết này chưa chắc em về được Em gởi về đây một tấm ḷng Sương muối gió may rầu rĩ lắm C̣n vài hôm nữa hết mùa đông Xuân đến cho em thêm một tuổi Thế nào em cũng phải thành công Em không khóc nữa, không than nữa Đây một bài thơ hận cuối cùng Không than chắc hẳn hồn tươi lại Không khóc tha hồ đôi mắt trong Chị ơi, em cưới mùa xuân nhé Đốt pháo cho thơm với rượu hồng Xa nhà xa chị tuy buồn thực Cũng cố vui ngang gái được chồng Em sẽ uống say hơn mọi bận Để hồn về măi xứ Hà Đông Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm ḷng. Với lá thư này là tất cả Những lời tâm sự một đêm đông Thôn gà eo óc ngoài xa vắng Trời đất tàn canh tối mịt mùng Đêm nay em thức thi cùng nến Ai biết t́nh em với núi sông Mấy sông mấy núi mà xa được Ḷng chị em ta vẫn một ḷng Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm ḷng Cầu mong cho chị vui như tết Tóc chị bền xanh má dậy hồng Trong mùa nắng mới sầu không đến Giữa hội hoa tươi ấm lại ḷng Chắc chị đời nào quên nhắc nhở: - Xa nhà uống rượu có say không? Nguyễn Bính Huế tháng chạp năm Nhâm Ngọ 1942 |
Xuân về
Đă thấy xuân về với gió đông Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nh́n giời đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe Mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe Lá nơn, nhành non ai tráng bạc Gió về từng trận gió bay đi Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng Lúa th́ con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay bướm vẽ ṿng Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ, khăn thâm, trảy hội chùa Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Tay lần tràng hạt, niệm nam mô. Nguyễn Bính |
Bóng bướm
Cành dâu cao, lá dâu cao Lênh đênh bóng bướm trôi vào mắt em. Anh đi đèn sách mười năm Biết rằng bóng bướm có lên kinh thành? Cành dâu xanh, lá dâu xanh Một ḿnh em hát, một ḿnh em thương. Mới rồi măn khóa thi hương Ngựa điều vơng tía qua đường những ai? Nguyễn Bính |
Vâng
Lạ quá! Làm sao tôi cứ buồn? Làm sao tôi cứ khổ luôn luôn? Làm sao tôi cứ tương tư măi, Người đă cùng tôi phụ rất tṛn? Th́ ra… chỉ có thế mà thôi! Yêu đấy, không yêu đấy, để rồi Mắc hẳn đường tơ sang cửi khác Dệt từng tấm mộng để dâng ai Khuyên măi son cho chữ Ái T́nh, Mộng ḷng trang điểm măi cho xinh. Có người đêm ấy khoe chồng mới: “- Em chửa yêu ai, chỉ có ḿnh!” Có người trong gió rét mùa đông, Chăm chỉ đan cho trọn áo chồng. C̣n bảo: “- Đường len đi vụng quá! Lần đầu đan áo kiểu đàn ông.” Vâng, chính là cô chưa yêu ai, Lần đầu đan áo kiểu con trai Tôi về thu cả ba đông lại, Đốt hết cho cô khỏi thẹn lời. Nguyễn Bính |
Đêm sao sáng
Đêm hiện dần lên những chấm sao Ḷng trời đương thấp bỗng nhiên cao Sông Ngân đă tỏ đôi bờ lạnh Ai biết cầu Ô ở chỗ nào T́m mũ Thần Nông chẳng thấy đâu Thấy con Vịt lội giữa ḍng sâu Sao Hôm như mắt em ngày ấy Rớm lệ nh́n tôi bước xuống tàu Cḥm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi Lộng lẫy uy nghi một góc trời Em ở bên kia bờ vĩ tuyến Nh́n sao thao thức mấy năm rồi Sao đặc trời cao sáng suốt đêm Sao đêm chung sáng chẳng chia miền Trời c̣n có bữa sao quên mọc Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em. Nguyễn Bính |
Người con gái ở lầu hoa
Nhà nàng ở gốc cây mai trắng, Trên xóm mai vàng dưới đế kinh. Có một buổi chiều qua lối ấy, Tôi về dệt măi mộng ba sinh. Tôi rót hồn tôi xuống mắt nàng. Hồn tôi là cả một lời van. Tôi van nàng đấy! Van nàng đấy! Ai có yêu đương chả vội vàng? Tôi rót hồn tôi xuống đă nhiều, Hồn tôi c̣n có được bao nhiêu? Tôi đi sợ cả lời tôi nói, Sợ cả gần nàng, sợ cả yêu. Nàng có bao giờ nghĩ đến không? Không, nàng đan áo suốt mùa đông, Mùa xuân qua cửa, tôi qua cửa, Nàng chả nh́n cho, đến năo nùng! Tôi mỉa mai tôi, oán trách tôi Làm sao tôi lại cứ câm lời? Th́ trăm con gái, ngh́n con gái Nàng cũng là người con gái thôi. Có một ngh́n đêm tôi chiêm bao, Ba đêm nay khóc với mưa rào, Đêm nay mắt đỏ rồi, mưa tạnh, Tôi khóc âm thầm dưới bóng sao. Nàng ở lầu hoa ở đệm bông, Có đêm nào nghĩ đến tôi không? Không không, chả có đêm nào cả, Chả có đêm nào hé cánh song… Nguyễn Bính |
Chuyện cổ tích
Em ạ! Ngày xưa vua nước Bướm Kén nhân tài, mở Điệp lang khoa. Vua không lấy trạng, vua thề thế Con bướm vàng tuyền đậu Thám hoa. Vua liền gọi gả con gái yêu Nàng đẹp như em, chả nói điêu! Vua nuông hai vợ chồng quan Thám Cho nhởn xem hoa sớm lại chiều. Một hôm hai vợ chồng quan Thám Mê mải xem hoa lạc chốn về Vợ khóc: “Ḿnh ơi em hăi lắm!” Trời chiều lạc lối tới vườn lê. Vườn đầy hoa trắng như em ấy Bỗng một bà Tiên hiển hiện ra Sao mà đẹp thế? Tiên mà lại! Nữ Chúa Vườn Lê đi xem hoa. Bà thấy vợ chồng con Bướm dại Sụt sùi ngồi khóc dưới hoa lê Đến bên âu yếm bà thương hại: “Ư hẳn hai con lạc chốn về! Đây về nước Bướm đường th́ xa Về tạm nhà ta ở với ta Có đủ chăn êm, cùng gối ấm Có nhiều bánh ngọt ướp hương hoa”. Đêm ấy chăn êm cùng gối êm Vợ chồng ăn bánh với bà Tiên Ăn xong thoắt chốc liền thay lốt Chồng hoá thành anh, vợ hoá em. Nguyễn Bính |
Trường huyện
Học tṛ trường huyện ngày năm ấy Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ Những buổi học về không có nón Đội đầu chung một lá sen tơ. Lá sen vương vấn hương sen ngát Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc Theo về tận cửa mới tan mơ. Em đi phố huyện tiêu điều lắm Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi Mà đến hôm nay anh mới biết T́nh ta như chuyện bướm xưa thôi. Nguyễn Bính |
Tết của me tôi
Tết đến me tôi vất vả nhiều, Me tôi lo liệu đủ trăm chiều. Sân gạch tường hoa, người quét lại Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu. Nuôi hai con lợn tự ngày xưa Me tôi đă tính “Tết th́ vừa”. Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ. Này là hăm tám tết rồi đây (Tháng thiếu cho nên hụt một ngày), Sắm sửa đồ lễ về việc tết, Me tôi đi buổi chợ hôm nay. Không như mọi bận, người mua quà Chỉ mua pháo chuột và tranh gà, Cho các em tôi, đứa mỗi chiếc Dán lên khắp cột, đốt inh nhà. Giết lợn, đồ sôi, lại giết gà Cỗ bàn xong cả từ hôm qua Suốt đêm giao thừa, mẹ tôi thức Lẩm nhẩm câu kinh Đức Chúa Ba. Me tôi gọi cả các em tôi Đến bên mà dặn: “Sáng ngày mai Các con phải dậy sao cho sớm Đầu năm, năm mới phải lanh trai. Mặc quần, mặc áo, lên trên nhà Thắp hương, thắp nến lễ ông bà Chớ có căi nhau, chớ có quấy Đánh đổ, đánh vỡ như người ta…” Sáng mồng một, sớm tinh sương Me tôi cấm chúng tôi ra đường Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương. Thầy tôi lấy một tờ hoa tiên Bút lông dầm mực, viết lên trên, Trên những ǵ ǵ, tôi chẳng biết Giữa đề năm tháng, dưới đề tên. Me tôi thắt lại chiếc khăn sồi, Rón rén lên bàn thờ ông tôi Đôi mắt người trông thành kính quá Ngước xem hương cháy đến đâu rồi. Me tôi uống hết một cốc rượu Mặt người đỏ tía v́ hơi men, Người rủ cô tôi đánh tam cúc Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen. Tôi mặc một chiếc quần mới may Áo lương, khăn lượt, chân đi giày, Chô tôi sang lễ bên quê ngoại Người dặn con đừng uống rượu say. Xong ba ngày tết me tôi lại Đầu tắt, mặt tối, nuôi chồng con, Rồi một đôi khi người giă gạo, Chuyện tṛ kể lại tuổi chân son. Nguyễn Bính |
Quote:
Thôi cha cầu chúc cho con gái Mắt chớ lưu cầu môi chớ son Ngu đần xấu xí hay tàn tật Yên phận chồng con yên phận con Càng tài sắc lắm càng oan nghiệp “Bảy nổi ba ch́m với nước non” Hai câu ấy sau này người ta cắt đi. Nhưng anh nghĩ dù thế nào cũng nên tôn trọng nguyên tác, nếu cắt v́ lư do nào đó cũng nên chú thích, ví dụ: "đă cắt hai câu". Ngoài ra anh biết trong bài "Viếng hồn trinh nữ", người ta cũng cắt đi một khổ 4 câu. |
Quote:
Nguồn các bài thơ em lấy từ thica.net anh ạ. |
Quote:
Những bài thơ lăng mạn anh thuộc phần lớn là thuộc từ hồi ấy. Mà thuộc nhanh ghê, chỉ đọc 2 lần là nhớ hết. Trong khi đó, giờ lên lớp th́ được thầy giảng về tác hại của thơ lăng mạn, "là chất độc hại ghê gớm". Đi bộ đội anh cũng bị đưa ra chi đoàn kiểm điểm v́ tội đọc cho mọi người nghe bài "Lỡ bước sang ngang", lại c̣n bị đe khởi tố ra ṭa án nữa chứ. |
Nguyễn Bính có hai bài thơ dùng một vần, gọi là "trăm câu một vần". Đó là bài "Xuân tha hương" và bài "Giời mưa ở Huế". Phale đă giới thiệu bài "Xuân tha hương", tôi xin giới thiệu nốt bài c̣n lại:
Giời mưa ở Huế* Giời mưa ở Huế sao buồn thế! Cứ kéo dài ra đến mấy ngày Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói Giời mờ ngao ngán một loài mây . Trường Tiền vắng ngắt người qua lại Đập Đá mênh mang bến nước đầỵ Đ̣ vắng khách chơi nằm bát úp Thu về lại giở gió heo may ... Chúng tôi hai đứa xa Hà Nội Bốn tháng h́nh như kém mấy ngày Lăn lóc có dư mười mấy tỉnh Để rồi nằm mốc ở nơi đây Thuốc lào hút măi người ra khói Thơ đọc suông t́nh hết cả hay Túi rỗng nợ nần hơn Chúa Chổm áo quần trộm mượn, túng đồ thay . Hàng xóm có người con gái lẻ ư chừng duyên nợ với nhau đây Chao ơi! ba bốn tao ân ái Đă đủ tan tành một kiếp trai. Tôi rờn rợn lắm giai nhân ạ! Đành phụ nhau thôi, kẻo đến ngày Khăn gói gió đưa sang xứ lạ Ai cười cho được lúc chia tay ? Giời mưa ở Huế sao buồn thế! Cứ kéo dài ra đến mấy ngày Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ ? Mà nhớ mà thương đến thế này ! Cố nhân chẳng khóa buồng xuân lại Vung văi ân t́nh khắp đó đây. Mưa chiều, nắng sớm, người ta bảo Cả đến ông giời cũng đổi thay Gia đ́nh thiên cả lên thành thị Buôn bán loanh quanh bỏ cấy cày "Anh em cánh nhạn người Nam Bắc Tâm sự hồn quyên lệ ngắn dài ..." Giời mưa ở Huế sao buồn thế! Cứ kéo dài ra đến mấy ngày Hôm qua c̣n sót hơn đồng bạc Hai đứa bàn nhau uống rượu say Nón lá áo tơi ra quán chợ Trơ vơ trên bến nước sông đầy Sầu nghiêng mái quán mưa tong tả Chén ứa men lành lạnh ngón tay. Ôn lại những ngày mưa gió cũ Những chiều quán trọ, những đêm say Người quen nhắc lại từng tên một Kể lại từng nơi đặt dấu giầy Trôi dạt dám mong ǵ vấn vít Ṣng đời thua nhẵn cả thơ ngây Tỉ tê gợi tới niềm tâm sự Cúi mặt soi gương chén rượu đầy Bốn mắt nhuộm chung màu lữ thứ Đôi ḷng ḥa một vị chua cay Đứa thương cha yếu thằng thương mẹ Cha mẹ chiều chiều ... con nước mây Không hiểu v́ đâu hai đứa lại Chung lưng làm một chuyến đi đầy ? Giời mưa ở Huế sao buồn thế! Cứ kéo dài ra đến mấy ngày ... Nguyễn Bính ================ * Nhiều bản chép là "Trời mưa ở Huế". Tôi lấy theo sách cũ. Lưu ư là trong thơ Nguyễn Bính, ông hay dùng những chữ "giời", "giả nhời", ví dụ: Cô hái mơ ơi Chẳng giả nhời nhau lấy một nhời. Đây là cách nói của người miền Nam Nam Định. Tiếc rằng sau này người ta cho là ông viết sai chính tả nên tự ư sửa đi. Thực ra ông cố ư viết như thế. |
Những bóng người trên sân ga
Những cuộc chia ĺa khởi tự đây
Cây đàn sum họp đứt từng dây Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc Lần lượt theo nhau suốt tối ngày. Có lần tôi thấy hai cô gái Sát má vào nhau khóc sụt sùi Hai bóng chung lưng thành một bóng “Đường về nhà chị chắc xa xôi?” Có lần tôi thấy một người yêu Tiễn một người yêu một buổi chiều Ở một ga nào xa vắng lắm Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu. Hai người bạn cũ tiễn chân nhau Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu Họ giục nhau về ba bốn bận Bóng nḥa trong bóng tối từ lâu. Có lần tôi thấy vợ chồng ai Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài Chị mở khăn giầu anh thắt lại: “Ḿnh về nuôi lấy mẹ, ḿnh ơi!” Có lần tôi thấy một bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng Lưng c̣ng đổ bóng xuống sân ga Có lần tôi thấy một người đi Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi ǵ Chân bước hững hờ theo bóng lẻ Một ḿnh làm cả cuộc phân ly. Những chiếc khăn màu thổn thức bay Những bàn tay vẫy những bàn tay Những đôi mắt ướt nh́n đôi mắt, Buồn ở đâu hơn ở chốn này? (Nguyễn Bính) Thích nhất khổ thơ này v́ thấy cứ giống ḿnh thế nào ấy... Có lần tôi thấy một người đi Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi ǵ Chân bước hững hờ theo bóng lẻ Một ḿnh làm cả cuộc phân ly. |
Quote:
Bài thơ này được chọn vào trong 100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20 (mơi tác giả được chọn một bài). Nhưng nếu cho anh chọn về Nguyễn Bính th́ sẽ là bài "Mưa xuân" |
Hoa với rượu
Thấy rét, u tôi bọc lại mền, Cô hàng cất rượu ủ thêm men, Mẹ cha mất sớm c̣n em nhỏ, Say cả tư mùa cho khách quen. Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ tôi Suối ngày hai đứa nhẩn nha chơi. Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi. Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà, Người ta bắt chước chị người ta! Ra vườn nhặt những hoa cam rụng Về bỏ đầy nồi cất nước hoa. Nước hoa tuy chẳng thơm là mấy Hai đứa bôi đầy cả tóc nhau Hí hửng bảo nhau: “Thơm đấy chứ Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu!” Một tối nhà Nhi có giỗ thầy Chị Nhi cho uống rượu cay cay, Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa Mặt đỏ lên rồi, chếnh choáng say. Hai đứa ôm nhau đánh giấc dài Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai Chị Nhi cứ chế làm sao ấy Hai đứa nh́n nhau khúc khích cười. Chị Nhi thường nói với u tôi “Hai đứa, thưa bà, đến đẹp đôi” U tôi cười đáp ngay như thật “Tôi có con dâu giúp đỡ rồi” Thưở ấy làm sao thật thái b́nh Trai hiền bạn với gái đồng trinh Đời say men rượu thơm hoa rụng Tràn những thơ ngây ngập cảm t́nh Ấy thế mà rồi cách biệt nhau Nhà Nhi chẳng biết dọn đi đâu Ḿnh tôi giời bắt làm thi sĩ Mẹ mất khi chưa kịp bạc đầu Bỏ mặc vườn cam bỏ mái gianh Tôi đi dan díu với kinh thành Hoa thơm mơ măi vườn tiên giới Chuốc măi men say rượu ái t́nh Rượu ái t́nh kia thành thuốc độc vườn trần theo bướm phấn hương bay Đời tôi sa mạc ôi sa mạc Hoa hết thơm rồi rượu hết say Trăm ngh́n sầu tủi ḿnh tôi chịu Ba bốn năm rồi năm sáu năm Khóc vụng mỗi lần tôi nhớ lại Men nồng gạo nếp nước hoa cam Xa lắm rồi Nhi! Muộn lắm rồi Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi! Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ Mộng ngát, duyên lành cũng bỏ tôi. Chắc ở nơi nào, dưới mái tranh, Chị em Nhi vẫn sống yên lành, Chị Nhi cất rượu cho Nhi bán. Hồn vẫn trong mà mộng vẫn xinh. Ngày xưa c̣n bé, Nhi c̣n đẹp Huống nữa giờ Nhi đă đến th́, Tháng tháng, mươi mười lăm buổi chợ Cho người thiên hạ phải say Nhi. Xóm chị em Nhi ở mấy nhà? Bến đ̣ sông vắng? Chợ gần, xa? Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ? Vườn có trồng cam, có nở hoa? Mơ tưởng vu vơ, ḷng dối ḷng Thực ra có phải thế này không Chị Nhi đă lấy chồng năm trước Nhi đến năm sau lại lấy chồng? Ước ǵ trên bước đường lưu lạc. Một buổi chiều nao, lạnh gió mưa Gơ cửa nhà ai xin ngủ trọ Giật ḿnh tôi thấy tiếng Nhi thưa. Ngồi bên ḷ rượu đêm hôm đó Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu. Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau. Tôi kể: “U tôi đă mất rồi Cửa nhà c̣n có một ḿnh tôi…” Nhi rằng: “Ngày trước u thường nói Hai đứa ḿnh trông đến đẹp đôi…” “Chị em mới lấy chồng năm trước Chồng chị trồng cam ở mé sông. Em ở ḿnh đây nhà trống trải Trăng vàng đầy ngơ, gió mênh mông…” Như truyện Tương Như và Trác Thị Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng Tôi với em Nhi kết vợ chồng. Rượu cất ḱ ngon, men ủ khéo Say người, thiên hạ lại say nhau, Chiều chiều hai đứa sang thăm chị Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu. Chao ơi! Là mộng hay là thực? Là thực hay là mộng bấy lâu? Hai đứa sống bằng hoa với rượu Sống vào trời đất, sống cho nhau. Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi Hoa thừa, rượu ế, ấy t́nh tôi, Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng Gặp lại nhau chi, muộn mất rồi! Nguyễn Bính |
"Hoa với Rượu", bài thơ kể về chuyện t́nh của đôi trai gái thật hay, kỷ niệm ấu thơ rất đẹp mà giấc mơ lại càng đẹp nhưng kết cục th́ buồn quá. Theo tôi bài thơ hay v́ cả 3 nội dung ấy.
Bản này có 6 chữ sai: "Nhà Nhi chẳng biết dọn đi đâu", theo tôi là "Nhà Nhi không biết dọn đi đâu" "Bỏ mặc vườn cam bỏ mái gianh", theo tôi là "Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh" "Hai đứa nh́n nhau khúc khích cười", theo tôi là "Hai đứa nh́n nhau ngớ ngẩn cười" "Hồn vẫn trong mà mộng vẫn xinh", theo tôi là: "Hồn vẫn trong mà mộng vẫn trinh" "Bến đ̣ sông vắng? Chợ gần, xa?", theo tôi là: "Bến đ̣ đông vắng? Chợ gần, xa?" "Một buổi chiều nao, lạnh gió mưa" theo tôi là: ""Một buổi chiều nào lạnh gió mưa". Ngoài ra, như trong reply trước, tôi có nhắc đến NB hay dùng từ như "giời", "giả nhời". Trong bài này cũng có hai câu đă viết như thế: "Ḿnh tôi giời bắt làm thi sĩ" "Bỏ mặc (lại?) vườn cam bỏ mái gianh" Tôi cho rằng những câu sau đây, phải viết là "giồng cam", "giời đất", "mái gianh" mới đúng nguyên tác: "Chồng chị trồng cam ở mé sông". "Sống vào trời đất, sống cho nhau". "Chắc ở nơi nào, dưới mái tranh" "Vườn có trồng cam, có nở hoa?" Những ư kiến trên không phải do tôi suy đoán mà là viết theo trí nhớ khi đọc thơ Nguyễn Bính hồi học phổ thông. Tất nhiên, PL đă cop ở đâu về th́ cần để nguyên như thế chứ không thể tự ư sửa được dù có phát hiện ra sai. Ư kiến tôi chỉ là tham khảo, c̣n đọc như thế nào th́, tất nhiên là tùy độc giả. |
Quote:
|
Quote:
Nó giống như mối t́nh đơn phương á. |
Cô Lái Đ̣
(Èo đọc cái bài này của Nguyễn Bính thấy nao hết cơi ḷng...)
Cô lái đ̣ Xuân đă đem mong nhớ trở về Ḷng cô lái ở bên sông kia Cô hồi tưởng lại ba xuân trước Trên bến cùng ai đă nặng thề. Nhưng rồi người khách t́nh xuân ấy Đi biệt không về với bến sông. Đă mấy lần xuân trôi chảy măi Mấy lần cô gái mỏi ṃn trông. Xuân này đến nữa, đă ba xuân Đốm lửa t́nh duyên tắt nguội dần Chẳng lẽ ôm ḷng chờ đợi măi Cô đành lỗi ước với t́nh quân. Bỏ thuyền, bỏ lái bỏ ḍng sông Cô lái đ̣ kia đi lấy chồng. Vắng bóng cô em từ dạo ấy Để buồn cho những khách sang sông. |
Quote:
Anh cũng mê bài này. Lượm chính xác, không sai chữ nào. Em đă thích th́ c̣n tiếc ǵ chút công mà không gắn tên cho bài thơ. Định thử người khác chắc. |
Đầu năm, ngày 2 và 3/1/11, TT cùng 4 người bạn đi thăm thú một số nơi, trong đó có nhà thờ thi sĩ họ Nguyễn.
Xin giới thiệu với các bạn vài h́nh ảnh: http://farm3.anhso.net/upload/201101...6_IMG_0059.jpg Nhà thờ Nguyễn Bính. http://farm3.anhso.net/upload/201101...5_IMG_0056.jpg http://farm3.anhso.net/upload/201101...7_IMG_0049.jpg Thắp hương tại mộ Nguyễn Bính (nằm bên trái nhà thờ) |
Thi sĩ Nguyễn Bính…và số 4 kỳ lạ LƯU KƯỜNG http://farm3.anhso.net/upload/201101...INH[1].jpg Nguyễn Bính- kư hoạ của Tạ Tư. Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Bính hoà quyện một cách lạ lùng với rất nhiều huyền thoại. Mỗi sự cố xảy ra trong đời ông đều rất khác thường, kể cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Do đó chỉ nghe kể lại nguyên bản, không cần thêm bớt, mọi câu chuyện về ông cũng đă rất sinh động, với nhiều sắc màu lư thú, đôi khi c̣n nhuốm màu tâm linh. Kể cả đến cái chết của ḿnh, ông cũng dự báo được và coi nhẹ tựa lông hồng. Cuộc đời ông vẫn c̣n hàm chứa nhiều điều bí ẩn, hấp dẫn mọi người cho đến nay. Trong đó những chuyện quan trọng nhất trong đời sống của ông đều gắn với con số 4. 4 bà vợ Người vợ đầu tiên, lại là kết quả của một sự cưỡng lại số phận đa sầu đa cảm của nhà thơ Nguyễn Bính, khi ông đang là cán bộ của Hội Văn nghệ kháng chiến Nam Bộ. Bởi lẽ, khoảng những năm đầu của thập kỷ 50, vùng kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn; Nguyễn Bính bị sốt rét, thiếu ăn thiếu thuốc và có biểu hiện sa sút tinh thần. Trong khi đó kẻ địch lại ra sức dụ dỗ anh em văn nghệ sĩ đang tham gia kháng chiến bỏ về với các chiêu thức xảo quyệt. Với nhà thơ Nguyễn Bính, chúng c̣n treo giải thưởng, nếu ông đầu hàng th́ sẽ được thưởng 1.000 đồng. Đó là một số tiền rất lớn. Vậy để giữ chân nhà thơ, tổ chức đă sắp xếp cho ông lấy bà Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ cách mạng, có tŕnh độ học vấn nhất định. Lẽ dĩ nhiên, ban đầu hai người c̣n lắm do dự, nhưng rồi cũng thuận theo cấp trên, đồng ư làm hôn lễ được tổ chức vào năm 1951. Tuy nhiên hai người chấp hành “nhiệm vụ” cũng chỉ được một thời gian ngắn, v́ không có t́nh yêu, mặc dù đă có một con chung, tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Thực ra mọi người quá lo, v́ nhà thơ chẳng bao giờ có ư nghĩ đầu hàng kẻ địch, mà lại là người hoạt động rất tốt và sáng tác đều đặn rất chất lượng, trong đó có lời cho bài hát “Tiểu đoàn 307″ nổi tiếng. Nhà thơ chỉ “thay ḷng đổi dạ” khi đi sáng tác tại Cà Mau, v́ đă tơ tưởng cô Mai Thị Mới, 19 tuổi, ở ấp Hương Mai, xă Khánh Lâm, huyện U Minh. T́nh yêu hai người nảy nở, ngày một mặn mà, quấn quưt. Rồi nhà thơ Nguyễn Bính xin cưới cô Mới, sau khi đă có giấy ly hôn với bà Hồng Châu, vào năm 1952. Đó là câu chuyện “Hai năm đôi” của nhà thơ tài hoa và lăng tử. Măi tới đầu năm 1954, bà Mai Thị Mới sinh con gái, đặt tên là Hương Mai. Nhà thơ rất yêu thương, chu đáo với vợ con và bạn bè. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, khi Hương Mai mới bảy tháng tuổi, ông được tập kết ra Bắc. Thời gian sau đó, lời hẹn ngày gặp mặt chẳng thành hiện thực, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Do hoàn cảnh xa xôi cách trở, tin tức vợ con bặt vô âm tín, Nguyễn Bính đă có quan hệ thắm thiết với một nữ thư kư báo Trăm Hoa, nơi ông làm chủ bút, hồi 1956, tại Hà Nội. Hai người ăn ở như vợ chồng với đúng nghĩa khi sinh hạ được một con trai. Người vợ thứ ba này tên là Phạm Vân Thanh. Nhưng thật buồn, mọi chuyện đối với Nguyễn Bính chẳng khi nào suôn sẻ, bởi đến năm 1957, báo Trăm Hoa lỗ vốn nặng, tự giải thể. Chưa hết, đồng thời không hiểu v́ lư do ǵ, bà Thanh đă trả lại con cho Nguyễn Bính rồi t́m một nơi nương tựa mới. Mọi chuyện đều lỡ dở, năm 1958, nhà thơ trở về Nam Định làm việc tại Ty Văn hoá Thông tin, rồi sau ít năm lấy vợ quê, coi như an phận. Người vợ thứ tư của Nguyễn Bính là bà Trần Thị Lai, rất hiền hậu nết na, được mọi người trong cơ quan và bạn bè chồng quư mến. Năm 1965, giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc ác liệt, Nguyễn Bính theo cơ quan đi sơ tán, ở huyện Lư Nhân, Hà Nam. Thật trớ trêu, chỉ tết năm sau, nhà thơ đă bị mất trong cơn bạo bệnh, đúng lúc vợ ông đang ở cữ sinh hạ cho ông một con trai, đặt tên là Nguyễn Mạnh Hùng. 4 người con Khi nhà thơ Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, cô bé Nguyễn Bính Hồng Cầu, mới lên hai, nhưng sau này đă nối nghiệp cha; có tài làm thơ và đă trở thành Phó giám đốc NXB Văn Nghệ TP.HCM, về hưu năm 2007. Cũng thời điểm này bà c̣n được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Trong khi đó, cô bé Hương Mai, con bà vợ hai của nhà thơ lại trưởng thành theo một hướng khác hẳn. Cho dù đă từng được nghe tiếng ru của người cha thân yêu, nhưng sau này Hương Mai lại trở thành một nhà giáo giỏi. Với ư thức quư trọng người cha, Hương Mai đă phấn đấu, học tập không ngừng, đă từng làm Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, rồi Trưởng ban Văn hoá – Xă hội, HĐND tỉnh Bến Tre. Năm 2009, bà về hưu. Khác hẳn với hai người con gái của nhà thơ khá thành đạt trên con đường công danh, th́ hai người con trai của ông lại phiêu bạt không có mấy tin tức hồi âm. Đặc biệt người con trai của nhà thơ với bà vợ thứ ba, có tên là Hiền, lại bị chính nhà thơ làm thất lạc trong cơn say rượu, ở ngay ngă năm Bà Triệu, Hà Nội, năm 1957. Coi như người con trai này mất tích cho đến nay. C̣n anh Nguyễn Mạnh Hùng, người con trai út của nhà thơ với bà vợ thứ tư nhiều năm tháng sống và làm việc tại quê hương. Theo bia khắc đá tại Từ đường của nhà thơ, ghi lại rằng, khi đưa mộ Nguyễn Bính về tại chính vườn nhà, năm 1995, đều có mặt hai mẹ con anh chứng kiến cùng bà con họ nội. Mới đây, theo như ông Tài, em họ nhà thơ, người trông coi Từ đường và Nhà Lưu niệm Nguyễn Bính cho hay, hiện anh Nguyễn Mạnh Hùng, tính đến nay áng chừng 45 tuổi, đang làm ăn ở CLB Nga, lâu không thấy về. 4 lần di chuyển mộ Đây cũng là một sự lạ đối với nhà thơ lừng danh chân quê. Ngay trong Từ đường của gia đ́nh Nguyễn Bính, có treo một bài thơ dài của Nguyễn Thế Vinh, viết về chuyện này, trong đó có câu: “Một lần chết – bốn lần đưa Tóc tang mấy độ cho vừa văn nhân…”. Quả đúng vậy, nhà thơ mất đúng vào ngày Tết, năm 1966, lại đúng vào thời kỳ chiến tranh, nhiều người về quê hay đi sơ tán, nên đám tang ông cũng không có mấy ai. Người ta tạm chôn cất ông tại nghĩa trang Cầu Họ, cây số 13, đường 10, ngoại thành Nam Định. Sau này hợp nhất ba tỉnh thành Hà Nam Ninh, mộ Nguyễn Bính được chuyển về nghĩa trang Tam Điệp, Ninh B́nh. Mọi chuyện tưởng thế là mồ yên sau cuộc di chuyển mộ lần thứ hai. Nhưng v́ quá xa xôi, việc thăm nom, chăm sóc mộ chí ngày giỗ tết hết sức khó khăn, nên gia đ́nh kiến nghị di chuyển hài cốt nhà thơ Nguyễn Bính về quê, đặt tại cánh đồng Mả Quan, cạnh mộ ông nội. Đó là lần thứ ba nhưng đâu đă ổn. Bởi lẽ không hiểu xuất phát từ đâu và v́ lẽ ǵ, mà gia đ́nh ông lại xin chính quyền địa phương cho di mộ nhà thơ về ngay chính trên vườn nhà, nơi ông được sinh thành. Thêm một sự lạ, bởi lẽ đây là một ngôi mộ danh nhân, có một không hai, được chôn cất ngay tại giữa làng. Từ xưa chẳng bao giờ và nơi nào có tiền lệ như vậy. Đúng là “quá tam” đă thành bốn lần, ngôi mộ nhà thơ Nguyễn Bính mới được b́nh yên. Đúng là: Long đong kiếp sống đă đành Gian nan cả lúc đă thành người xưa (Nguyễn Thế Vinh) Nhưng, chính v́ ngôi mộ của nhà thơ nằm ngay tại vườn nhà chăng, mà hiện không có ai sinh sống, trông nom ngôi Từ đường và Nhà Lưu niệm của nhà thơ. Ngay bà Nguyễn Thị Yến, em ruột nhà thơ, là người có công lớn xây dựng ngôi nhà này, cũng chỉ ở một thời gian rồi ra Hà Nội làm ăn. 4 nơi lưu giữ kỷ vật Ngay bên cạnh mộ, là ngôi Từ đường và Nhà Lưu niệm của nhà thơ Nguyễn Bính. Nhưng thực ra nơi này chỉ có tủ sách nhỏ, lèo tèo độ mươi tài liệu, và cũng chẳng quư giá ǵ. Bên cạnh đó, bàn thờ Nguyễn Bính c̣n sơ sài. Chỉ có hai thứ có thể coi là kỷ vật: Một, phía trên bàn thờ là giấy chứng nhận “Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật”, do Nhà nước truy tặng ông năm 2000. Hai, chiếc điếu cày, mà nhà thơ thường dùng. Nhưng riêng chiếc điếu cày lại có vẻ c̣n mới nhưng đă nứt, cùng với guốc điếu lại quá sạch, tạo nên sự nghi ngại về sự thật của nó? Với số tài liệu ít ỏi đó không thể coi đây là một Nhà Lưu niệm với đúng nghĩa của nó, đối với nhà thơ được cả nước yêu mến như vậy. Hiện ngôi Từ đường và Nhà Lưu niệm này phải nhờ người em họ ở gần đó trông nom giúp, mỗi khi có người đến thăm viếng th́ mới đến mở cửa cho vào, đă tạo nên sự hoang lạnh, tiêu điều. Những cái thiếu hụt trên về Nhà lưu niệm Nguyễn Bính, phần nào được khắc phục ở địa chỉ thứ hai; đó là ngôi nhà số 23, đường 11, phường 11, quận G̣ Vấp, TP HCM, do nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, con gái đầu của nhà thơ Nguyễn Bính gây dựng nên. Diện tích của pḥng trưng bày chỉ khoảng 30 m2, nhưng với cách bài trí đẹp và tận dụng nhiều diện tích, nên bà Hồng Cầu đă lưu giữ được hàng trăm tài liệu, bút tích của người cha, cùng với những kỷ niệm của bạn bè, đồng nghiệp với nhà thơ. Đồng thời đây cũng là một địa chỉ sinh hoạt của các nhà văn, nhà thơ và bạn bè yêu quư thơ Nguyễn Bính. C̣n thêm nữa, Nhà Lưu niệm thứ ba về nhà thơ mới h́nh thành của Trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, ở khá gần làng Thiện Vịnh, quê nhà thơ. Nhà Lưu niệm này được sự góp sức ban đầu của nhà thơ Gia Dũng, với 800 trang bản thảo, kết quả sau bao năm ông nghiên cứu và sưu tầm về Nguyễn Bính. Cùng với tác giả Gia Dũng, c̣n có các ông Đặng Khánh Cường, họa sĩ Anh Vũ và CLB “Chân quê thi hội” ở Hải Pḥng…Xem ra với căn pḥng rộng tới 60 m2 của nhà trường cũng sẽ là một địa chỉ văn hoá rất phong phú về nhà thơ Nguyễn Bính. Và, cuối cùng vẫn c̣n một nơi lưu giữ kỷ vật của Nguyễn Bính nữa, đó là Bảo tàng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Tại địa chỉ thứ tư này, gần đây xin được chiếc bàn gỗ mà nhà thơ đă sáng tác những bài thơ vận động kháng chiến tại xă Mỹ Hoà, huyện B́nh Minh, tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, Bảo tàng c̣n sưu tầm được những di bút cùng chiếc lư hương và cây bút lông của nhà thơ hay sử dụng ngày nào… Như vậy, hiện có tới 4 nơi lưu giữ tài liệu và kỷ vật về nhà thơ, xem ra quá tản mạn, mà mỗi nơi đều không đầy đủ. Thậm chí rất có thể có những sự không nhất quán về những thông tin, tài liệu và kỷ vật này. Nên chăng, Bảo tàng Văn học cần đứng ra làm công việc kiểm chứng, đánh giá chúng, lập hồ sơ cho mỗi kỷ vật và định h́nh cho mỗi địa chỉ lưu giữ trên, theo một tiêu chí nào đó. Bởi lẽ nếu đúng là Nhà Lưu niệm th́ chỉ thuộc về chính nơi ông được sinh ra và lớn lên: làng Thiện Vịnh, xă Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, mà thôi. 12/2010 Nguồn: nguyentrongtao.org |
Ghen có thể nói là một đặc tính cố hữu của t́nh yêu đôi lứa. Một điều nghe đă quá đỗi quen thuộc nhưng không hề cũ trong mọi thời đại. Nó đă tồn tại lâu đời , như một thực tại khách quan trong ư thức hệ của con người từ khi sinh ra và c̣n tồn tại măi măi cùng với cuộc sống của con người trong vũ trụ.
Đă có không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều tác giả tự cổ chí kim viết về cái sự ghen trong t́nh yêu . Cũng không phải ít những sự bàn thảo phi giấy mực về ghen theo lối khẩu ngữ lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay .Người ta đă và vẫn sẽ c̣n viết măi về cái đề tài muôn thuở ấy dưới nhiều góc độ khác nhau : tích cực có, tiêu cực cũng có. Khoan hăy nói về cái mặt trái hay cái tính tiêu cực của cái ghen gây ra những tấn bi kịch theo kiểu Hoạn Thư ngày trước hay những trận tạt a xít , hoặc ẩu đả , làm hại danh dự , nhân phẩm và thể xác lẫn nhau v́ ghen tuông một cách quá đáng (của một số cái ghen để trong ngoặc kép ) ở một số người trong cái thời buổi @ này mà ta hăy bàn về cái nét thi vị, cái mặt tích cực , cái gia vị đặc biệt làm thăng hoa t́nh yêu của cái ghen trong t́nh yêu của nam và nữ như trong bài thơ Ghen trên đây của nhà thơ Nguyễn Bính. Ghen Cô nhân t́nh bé của tôi ơi! Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi, và mắt chỉ Nh́n tôi những lúc tôi xa xôi. Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai, Đừng hôn dù thấy bó hoa tươi, Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ, Đừng tắm chiều nay biển lắm người. Tôi muốn mùi thơm của nước hoa. Mà cô thường xức, chẳng bay xa Chẳng làm ngây ngất người qua lại, Dẫu chỉ qua đường khách lại qua. Tôi muốn những đêm đông giá lạnh Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô. Bằng không, tôi muốn cô đừng gặp Một trẻ trai nào trong giấc mơ. Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ, Đừng làm ẩm áo khách chưa quen Chân cô in vết trên đường bụi, Chẳng bước chân nào được giẫm lên. Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi, Thế nghĩa là yêu quá mất rồi, Và nghĩa là cô là tất cả, Cô, là tất cả của riêng tôi. *Bảo thích nhất bài thơ này của "Thi Sĩ Giang Hồ" Nguyễn Bính! |
NGUYỄN BÍNH KHÓC NGUYỄN NHƯỢC PHÁP
Nguyễn Giang Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp sinh năn 1914, mất năm 1938 tại Hà Nội, là con duy nhất của bà vợ hai nhà báo, dịch giả nổi tiếng Nguyễn Văn Vĩnh. Bà tên là Vi Thị Lựu, người dân tộc Tày, quê ở Lạng Sơn. Sau khi bà Vi Thị Lựu sinh Nguyễn Nhược Pháp, ông Nguyễn Văn Vĩnh lấy thêm vợ ba, người Pháp. Bà Vi Thị Lựu phẫn uất tự tử chết. Lúc đó Nguyễn Nhược Pháp mới hai tuổi. Nhà báo, dịch giả tài năng Nguyễn Văn Vĩnh là cộng sự về báo chí, được người Pháp trân trọng và tin dùng. Ông giữ trọng trách nhiều tờ báo lúc bấy giờ. Năm 1907, chủ bút Đăng cổ tùng báo (tiếng nói của Đông Kinh nghĩa thục). Năm 1908, chủ bút Tờ báo của chúng ta. Năm 1909, Tạp chí của chúng ta đều bằng tiếng Pháp. Sau đó làm chủ bút Đông Dương tạp chí, Trung bắc Tân văn, Học báo. Và làm cố vấn tờ Lục Tỉnh Tân Văn trong Sài G̣n. Đặc biệt thành lập trung tâm Âu Tây tư tưởng năm 1922. Thời gian sau Âu Tây tư tưởng bị khủng bố, lập ra tờ Nước Nam mới năm 1931. Do cộng sự với Pháp, ông Nguyễn Văn Vĩnh hiểu nhiều về nước Pháp. Nhận rơ thực chất của chính sách bảo hộ, ông tỏ thái độ bất b́nh, phản ứng. Tư tưởng ấy bắt nguồn từ việc thành lập Trường đông Kinh nghĩa thục nhằm đầu tư khai mở dân chí cho người Việt, và việc thành lập Âu Tây tư tưởng đ• bị khủng bố v́ nó đi ngược lại với mục đích “ngu dân” của chính quyền bảo hộ. Khi phong trào cách mạng phát triển ngày càng mạnh mẽ, rộng khắp, thế lực của thực dân Pháp suy yếu dần. Ngầm phản đối người Pháp từ lâu, ông Nguyễn Văn Vĩnh đ• thể hiện bằng cách: đặt tên cho cậu con trai bà vợ hai Vi Thị Lựu là Nguyễn Nhược Pháp. “Nhược” là suy nhược. “Pháp” là nước Pháp. Ông Nguyễn Văn Vĩnh sinh được 5 người con gái, 10 người con trai, nhưngkhông ai có chữ đệm. Chỉ duy nhất Nguyễn Nhược Pháp mang chữ đệm với ư đồ như thế. Nguyễn Nhược Pháp tuy là con bà hai, nhưng luôn được các con bà cả tôn trọng gọi là anh. V́ bác Pháp học giỏi, hiểu rộng, biết nhiều lại luôn tận tuỵ kèm cặp các em học tập và giảng giải cho các em hiểu biết thêm về những kiến thức văn hoá, nghệ thuật… Nguyễn Nhược Pháp không chỉ là một nhà thơ, ông c̣n là nhà nghiên cứu văn học, với nhiều bài viết bằng tiếng Pháp. Chuyện kể rằng, chàng trai Nguyễn Nhược Pháp “thầm yêu trộm nhớ” một tiểu thơ khuê các, lúc ấy được coi là “mỹ nhân đất Hà Thành” (bây giờ là hoa hậu). Đó là giai nhân Đỗ Thị Bính, ở số nhà 67 Nguyễn Thái Học – Hà Nội. Bài thơ Chùa Hương được sáng tác trong thời gian này. Hôm nào Nguyễn Nhược Pháp cũng lặng lẽ đi qua số nhà 67 Nguyễn Thái Học. Tiếc rằng, số phận nghiệt ngã đã khiến ông sớm qua đời khi c̣n rất trẻ, tài năng đang ở độ chín. Nên đến khi ông mất cũng chưa kịp gặp tiểu thư Đỗ Thị Bính dù chỉ một lần. Bạn thân nhất với nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp từ lúc c̣n trẻ là nhà thơ Nguyễn Bính. Năm 1938, Nguyễn Nhược Pháp mất, Nguyễn Bính đã viết một bài thơ khóc bạn. Ngày 30 – 3-1991, ông Hoàng Thiếu Sơn gặp ông Nguyễn Dực, em trai nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp ở Thái Nguyên đã chép lại và giao cho ông Nguyễn Dực bài thơ này. V́ lư do nhận thức hạn chế thời kỳ đó, ông Nguyễn Dực cất bài thơ đi. Khi ông Nguyễn Dực qua đời, con trai ông là Nguyễn Lân B́nh đã t́m thấy trong tài liệu của cha. Nguyễn Lân B́nh coi bài thơ như một kỷ vật quư giá của gia đ́nh, nên đã lưu giữ rất cẩn thận. Nhân đến dự ngày giỗ lần thứ 70 nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, anh Nguyễn Lân B́nh đã phô tô tặng tôi bài thơ này. Xin được trân trọng giới thiệu bài thơ: Khóc Nguyễn Nhược Pháp của nhà thơ Nguyễn Bính để chúng ta có thể thấy rơ hơn t́nh cảm của những nhà thơ đối với nhau quư giá như thế nào. Khóc Nguyễn Nhược Pháp Nguyễn Bính Buồn xao xuyến quá, sương mù Buồn xao xuyến quá, mùa thu vừa tàn Ai đem bứt hết lá vàng Dệt làm khăn liệm đám tang muôn đời Thương anh chẳng nói nên lời Giờ đây anh đã ra người ngày xưa… Ví dù c̣n một đường tơ Cũng xin rút nốt thành thơ khóc người Ngài xanh cắn kén bay rồi Nhả tơ xây tổ trên đời bao lăm Kéo dài số kiếp trăm năm Cũng mang một tiếng con tằm mà thôi Thương anh nói chẳng hết lời Giờ đây anh đã ra người ngày xưa… Hà Nội, tháng mười một 1938 Nguồn: trannhuong.com |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:32 AM |
© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.