Hiệp khách hành_Lư Bạch
HIỆP KHÁCH HÀNH |
KHÚC CA HIỆP KHÁCH – Lư Bạch |
Bản dịch của Trần Trọng San:
Bài ca người hiệp khách Khách nước Triệu phất phơ giải mũ Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương Long lanh yên bạc trên đường Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay Trong mười bước giết người bén nhạy Ngh́n dặm xa vùng vẫy mà chi Việc xong rũ áo ra đi Xoá nḥa thân thế, kể ǵ tiếng tăm Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu Tuốt gươm ra, kề gối mà say Chả kia với chén rượu này, Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh. Ba chén cạn, thân ḿnh xá kể! Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng Bừng tai, hoa mắt chập chùng, Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái, Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng Ngh́n thu tráng sĩ hai chàng Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương. Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp; Thẹn chi ai hào kiệt trên đời. Hiệu thư dưới gác nào ai? Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh Dịch: Trần Trọng San |
(Đây là truyện Tín Lăng Quân trong Sử kư Tư Mă Thiên, nguồn cảm hứng cho Lư Bạch viết bài này)
Tín Lăng Quân là công tử Ngụy Vô Kỵ là con trai út của Ngụy Chiêu Vương, vốn là người có tâm hồn cao khiết, nhân hậu, tính thích chiêu hiền đăi sĩ, không phân biệt giàu nghèo, thường lấy lễ để giao tiếp với kẻ sĩ. Nước Ngụy có kẻ ẩn sĩ tên là Hầu Doanh, tuổi đă 70, nhà nghèo, làm nghề gác cửa thành Di Môn ở Đại Lương. Ngụy công tử nghe tiếng, t́m đến kính cẩn kết giao, mà người ấy lại không nhận, nói rằng: - Tôi sửa ḿnh, giữ hạnh mấy mươi năm trời, không thể v́ cái t́nh cảnh khốn khó này mà nhận của cải của công tử. Tín Lăng Quân bèn thiết tiệc, mời quan khách họp mặt đông đủ. Chủ khách yên vị rồi, công tử lên xe ngồi chỗ bên phải, nhường chỗ bên trái (ngày xưa dành chỗ bên trái cho người ḿnh quư trọng), đích thân đi đón Hầu Doanh. Hầu sinh giũ manh áo rách, phủi cái mũ cũ, bước thẳng lên xe, ngang nhiên ngồi vào chỗ dành sẵn, thử xem phản ứng của công tử ra sao. Công tử cầm cương, càng tỏ vẻ cung kính. Hầu sinh bảo công tử: - Tôi có một người quen ở dăy hàng thịt trong chợ, xin vui ḷng cho xe qua đó. Công tử đánh xe vào chợ. Hầu sinh xuống thăm người quen là Chu Hợi, cố ư đứng nói chuyện lâu, liếc mắt, ḍ ư công tử. Lúc đó, văn thần, vơ tướng nước Ngụy cùng người trong tôn thất và các tân khách đầy nghẹt cả nhà, chờ công tử về khai tiệc. Người trong chợ xem công tử cầm cương. Lính theo hầu đều rủa thầm Hầu sinh. Hầu sinh nh́n vẻ mặt công tử, thấy trước sau không đổi, bèn từ biệt người quen lên xe. Về đến nhà, công tử mời Hầu sinh ngồi chỗ cao nhất, giới thiệu và ca tụng tài đức Hầu sinh với quan khách. Tất cả đều kinh ngạc. Rượu ngà say, công tử đứng lên, đứng trước mặt Hầu sinh chúc mừng. Hầu sinh thừa dịp nói với công tử rằng: - Hôm nay, Doanh tôi làm công tử mất thể diện nhiều quá rồi. Doanh tôi chỉ là tên gác cửa mà công tử đích thân đánh xe đến đón tôi, ở giữa nơi đông người, công tử không nên tỏ ra quá ư lễ độ mới phải. Vậy mà nay công tử cố ư đi quá mức. Xong Doanh tôi muốn vun quén cho cái danh của công tử, cố ư để cho xe của công tử dừng lâu trong chợ, khiến mọi người thấy cái phong độ của công tử, càng đợi lâu càng tỏ vẻ cung kính dịu dàng. Người trong chợ đều cho rằng công tử là một bậc trưởng giả biết trọng kẻ sĩ. Tiệc tan, Hầu sinh được đăi làm thượng khách. Hầu sinh nói với Tín Lăng Quân: - Người hàng thịt là Chu Hợi mà tôi qua thăm đó, đó là người hiền, đời không ai biết, cho nên mới ẩn thân làm nghề mỗ lợn đó thôi. Công tử đến thăm Chu Hợi nhiều lần, mà Chu Hợi cố t́nh không cảm tạ. Công tử cảm thấy kỳ lạ về thái độ của Chu. Năm 20 đời Ngụy An Hi Vương, Tần Chiêu Vương phá tan quân Triệu ở Trường B́nh, lại kéo quân vây thành Hàm Đan của Triệu. Chị của Tín Lăng Quân là vợ của B́nh Nguyên Quân nước Triệu (Triệu Thắng), nhiều lần viết thư cho Ngụy vương để xin cứu viện. Ngụy Vương sai tướng quan Tấn Bỉ mang 10 vạn quân đi cứu Triệu. Tần Vương bảo Ngụy Vương rằng: - Ta đánh Triệu, thắng trong sớm tối. Nước nào cứu Triệu, th́ sau khi hạ xong Triệu, ta sẽ đánh nước đó trước. Ngụy Vương nghe vậy cả sợ, liền ra lệnh cho Tấn Bỉ án binh bất động ở Nghiệp Hạ. C̣n Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ vốn có mối giao t́nh thâm đậm với B́nh Nguyên Quân, nên ông cố vào triều cố thuyết phục vua Ngụy tiến quân. Vua Ngụy quyết khước từ. Tín Lăng Quân đau đớn không biết làm cách nào để giúp bạn ḿnh, liền nói với đám thực khách: - Các vị có v́ ta mà hy sinh cứu Triệu không? Cả ngàn tân khách đều hưởng ứng lời hiệu triệu đó. Tín Lăng Quân dẫn đám thực khách đi ngang qua Di Môn, ghé lại thăm Hầu Doanh, Hầu Doanh nói: - Chúc công tử cố gắng. Doanh này già rồi không theo công tử được. Đi được mấy dặm, Tín Lăng Quân thấy ḷng không vui, chợt nghĩ điều ǵ đó, bèn quay lại, thấy Hầu Doanh đứng trước cửa đón ḿnh. Hầu Doanh mỉm cười nói: - Tôi đoán công tử thế nào cũng trở lại. Vô Kỵ (Tín Lăng Quân) hỏi: - Sao biết? Hầu Doanh nói: - Công tử đăi Doanh này rất hậu. Giờ này công tử vào nơi nguy hiểm mà Doanh này không có một ư kiến ǵ, tất công tử sẽ giận, nên trở lại hỏi cho ra lẽ? ! Vô Kỵ nói: - Tôi ngờ rằng đăi tiên sinh có điều ǵ sơ sót nên tiên sinh mới giận mà ghét bỏ, v́ thế tôi quay lại hỏi cho biết. Hầu Doanh nói: - Công tử nuôi ba ngàn thực khách đă vài chục năm rồi thế mà không có vị nào nghĩ ra diệu kế. Công tử và đám thực khách liều mạng xông vào trại Tần có khác nào ném thịt cho hổ đói? Có phải trước đây công tử có ơn với Vương Phi Như Cơ không? Tín Lăng Quân chợt nhớ ra ... Liền quay về thành Ngụy gặp Vương Phi Như Cơ, nhờ Vương Phi lấy cắp binh phù đưa cho ḿnh rồi tức tốc trở lại gặp Hầu Sinh (tức Hầu Doanh), Hầu Sinh nói: - Tướng ngoài mặt trận có thể không tuân theo mệnh vua. Công tử phải mời Chu Hợi mới được. Tín Lăng Quân cùng Hầu Doanh đến gặp Chu Hợi. Hợi nói: - Tôi là đứa mổ heo ở chợ, thân phận hèn hạ, bấy lâu đội ơn công tử hạ cố. Sở dĩ Hợi tôi không nói lời ơn nghĩa vụn vặt là đợi đến lúc này đây. Hầu Doanh nói: - Binh hung chiến nguy! Doanh này đă già không đi cùng công tử được. Khi công tử tới trận, ở đây Doanh này xin lấy cái chết để tạ ơn công tử. Ba người bái biệt nhau. Tín Lăng Quân đến Nghiệp Hạ cùng với Chu Hợi vào yết kiến lăo tướng Tấn Bỉ. Tín Lăng Quân nói: - Đại vương thấy tướng quân mấy mươi năm dầm sương dăi gió cực khổ về binh nghiệp, nay sai Vô Kỵ đến cầm quân thay cho lăo tướng. Nói rồi đưa binh phù ra, hai bên so, ăn khớp nhau. Nhưng Tấn Bỉ nói: - Làm tướng ngoài mặt trận có lúc v́ t́nh thế mà không tuân theo mệnh vua, tuy rằng công tử có binh phù này nhưng hăy chờ ít hôm, tôi làm sổ sách và cho người về hỏi lại nhà vua lần nữa. Tín Lăng Quân nói: - Cứu binh như cứu lửa. Thành Hàm Đan đang khắc khoải tứng giây phút lẽ nào phải chờ tin đi tin lại? Chu Hợi hét: - Nguyên soái không tuân theo mệnh vua, ư muốn làm phản chăng? Nói rồi lấy dùi sắt đập đầu Tấn Bỉ chết ngay. Tín Lăng Quân cùng Chu Hợi đoạt lấy binh quyền, đánh vào trại Tần. Tướng Tần là Vương Hạt đại bại, kéo tàn quân chạy về Hàm Cốc quan đóng kín cửa ải. Công tử Ngụy Vô Kỵ cứu được nước Triệu. Triệu Vương cùng B́nh Nguyên Quân ra đón rước công tử. Danh tiếng Tín Lăng Quân thành lừng lẫy. |
HIỆP KHÁCH HÀNH |
Hai câu đầu Triệu khách mạn Hồ anh, Ngô câu sương tuyết minh. mà bác NX dịch là Khách Triệu buông dải mũ Ngựa Ngô nhuốm tuyết sương xem ra chưa ổn
Hồ ở đây là ng Hồ (phải viết hoa). Câu này gợi lên cả 1 lịch sử từ thời Triệu Vũ linh vương cho dân nước Triệu ăn mặc như người Hồ, tập cưỡi ngựa bắn cung để tăng cường sức chiến đấu Ngô câu là thanh câu của nước Ngô thứ vũ khí dạng như câu liêm |
Quote:
|
VMT thì không học Hán ngữ, nhưng mà trước cũng 10 năm học ngoại ngữ nên mày mò thử xem.
Xét theo nét của chữ "câu" trong bài thì tra ra thế này 鉤 câu -------------------------------------------------------------------------------- (Danh) Cái móc. ◎Như: điếu câu 釣鉤 lưỡi câu. (Danh) Một thứ binh khí thời xưa, giống như gươm mà cong. (Danh) Lưỡi liềm, một loại nông cụ thời xưa. (Danh) Nét móc trong chữ Hán. (Danh) Họ Câu. (Động) Móc, moi. (Động) T́m ṭi. ◇Dịch Kinh 易經: Câu thâm trí viễn 鉤深致遠 (Hệ từ thượng 系辭上) T́m xét tới lẽ rất sâu xa. (Động) Sửa đổi, canh cải. (Động) Dắt dẫn, móc nối. ◎Như: câu đảng 鉤黨 dắt dẫn người vào đảng với ḿnh. (Động) Bắt giữ. ◇Hán Thư 漢書: Sử lại câu chỉ thừa tướng duyện sử 使吏鉤止丞相掾史 (Bảo Tuyên truyện 鮑宣傳) Sai viên lại bắt giữ thuộc hạ của thừa tướng. (Động) Vẽ, vạch, mô tả, phác họa. § Thông câu 勾. (Động) Khâu viền. ◎Như: câu vi cân 鉤圍巾 may viền khăn. (Tính) Cong. ◇Chiến quốc sách 戰國策: Thiểu yên khí lực quyện, cung bát thỉ câu, nhất phát bất trúng, tiền công tận hĩ 少焉氣力倦, 弓撥矢鉤, 一發不中, 前功盡矣 (Tây Chu sách 西周策) Chẳng bao lâu khí lực suy, cung lật tên cong, một phát cũng không trúng, công lao trước kia tiêu tan hết. (Phó) Đ́nh trệ, lưu lại. Như vậy, chữ "câu" trong bài không phải mang nghĩa vó ngựa, chim câu gì hết. Tôi nhất trí với cách giải thích của LanHuong. |
Đoạt ấn tề gian.
Hầu Doanh hiến kế trộm binh phù, Chu Hợi tung chùy đâm Tấn Bỉ Tích được sử xanh ngợi ca mãi, thi hào Lý Bạch viết thành thơ. Tiếc thay chuyện đã xa xưa, tư liệu và kiến thức hạn định, VMT xin cảm tác đôi dòng. CẢM TÁC HIỆP KHÁCH HÀNH Khách nước Triệu tung bay võ phục Lưỡi câu Ngô ngời sáng màn sương Ngựa phi dưới ánh hồng dương Lung linh ánh bạc trên đường chinh nhân Trong mười bước một thân phá địch Ngàn dặm đi dấu tích chẳng lưu Màng chi sự thế cao siêu Công thành gác lại mọi điều an nhiên Tín Lăng Quân trọng vời đối ẩm Kiếm báu treo trước cửa tiền đình Chu Hợi cùng với Hầu Doanh Minh quân hậu đãi ân cần trước sau Ba chén rượu đất trời nung chí Tiếng nhạc lòng réo rắt tình quê Mắt mi nhiệt huyết tràn trề Quyết đem thân mọn thác vì giang sơn Chùy vàng lóe một tia cứu Triệu Khiến Hàm Đan thiên hạ thất kinh Hai chàng lưu dấu sử xanh Đại Lương hoan hỉ , châu thành ấm yên Nghĩa hiệp khách thấm từ xương cốt Cõi thế trần xứng bậc trượng phu Trước đèn luống những tâm tư Bạc đầu ai tỏ chân thư cội nguồn. VMT 04/11/2012 |
Quote:
Quote:
Cám ơn quư bạn quan tâm. Các bạn Lan Hương và Việt Thủy c̣n góp ư ǵ thêm cho bài phỏng dịch của NX ở những đoạn sau không? |
Bài sửa:
KHÚC CA HIỆP KHÁCH – Lư Bạch |
Khổ thơ cuối có nhắc đến cái chết lẫm liệt của Dũng sĩ Chu Hợi.
Bài phỏng dịch của bác NX h́nh như chưa chuyển tải được hết ư này |
Quote:
KHÚC CA HIỆP KHÁCH – Lư Bạch |
Quote:
1. Hầu Doanh và Chu Hợi là thuộc cấp, thậm chí Chu Hợi nguyên chỉ là một dũng phu. Nên viết là: Được Tín Lăng triệu kiến (triệu tập đến gặp, họp bàn quân cơ) * Chuyện Tín Lăng Quân đến tìm Hầu Doanh là tích "tam vi phục kiệt" xảy ra từ trước (gần giống tích "tam cố thảo lư" trong Tam Quốc chí) 2. Hầu Doanh dâng kế cho minh chúa, nguyện chết cam lòng, vì nghĩa lớn diệt vong thân Nên là: Xác già nguyện hy sinh |
Quote:
Hầu Doanh và Chu Hợi chỉ là khách nuôi trong nhà. Tín Lăng Quân và B́nh Nguyên Quân học theo Mạnh Thường Quân chiêu hiền đăi sĩ, nuôi khách khanh trong nhà. Diện kiến là gặp mặt nhau. Triệu kiến chỉ dùng với thuộc cấp. Chu Hợi và Hầu Doanh cảm t́nh do Tín Lăng Quân coi trọng ḿnh là một thường dân hèn kém nhưng được hậu lễ đăi như tân khách nên quyết ḷng giúp v́ nghĩa. Hy sinh là chết trong khi làm nhiệm vụ. C̣n quyên sinh là tự kết liễu. Chọn chữ hy sinh hay quyên sinh th́ đọc đủ hiểu v́ ngay khi hiến kế xong th́ Hâu Doanh nói: Quote:
|
Cá rất muốn DL chỉ thuần Việt.
|
Quote:
|
Sau khi t́m đọc lại ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC, NX c̣n thấy việc mọi người cho rằng Chu Hợi chết sau khi theo Tín Lăng Quân đánh lui binh Tần cứu nước Triệu là chưa chính xác.
Dũng sĩ Chu Hợi tiếp tục pḥ Ngụy Vô Kỵ (TLQ), lưu lạc ở nước Triệu hơn 10 năm, giúp TLQ kết giao với Mao Công, Tiết Công nước Triệu. Sau này, khi TLQ về nước, vua Tần cho mời TLQ sang Tần, TLQ sợ vua Tần giữ lại như đă từng âm mưu giữ Mạnh Thường Quân, B́nh Nguyên Quân lúc trước nên không đi, mà xúi vua Ngụy giao đôi ngọc bích cho Chu Hợi đi sứ Tần. Chu Hợi qua bị vua Tần chiêu hàng. Chu Hợi cảm ơn tri ngộ của TLQ mà không theo, bị giam trong nhà trạm không cho ăn uống ǵ. Chu Hợi đập đầu vào cột. Cột gẫy mà đầu không vỡ. Bèn lấy tay móc đứt cuống họng chết ngay. Nói chung, mọi sáng tác đều có sự sáng tạo, hư cấu… Hoặc giả giới hạn của ngôn ngữ khó mà chuyển tải tất cả qua giấy mực! |
Quote:
|
Quote:
Chinh NX là người Viết ĐL mà không thích dùng từ Hán Việt, chỉ ưa dùng từ thuần Việt, đặc biệt là từ hiện đại, phổ thông. Chỉ khi nào hết phép... |
Thực ra là do Cá bị cực đoan nên mới vậy, sorry mọi người nhé
|
Chu Hợi dùng chùy hay dùng gậy đánh Tấn Bỉ ?
Quote:
|
Quote:
Ghét tàu chẳng lẽ ghét tiếng tàu, văn học tàu, con người tàu...? mà diễn đàn đã cấm nói chuyện chính chị chính em cơ đấy. Kiểu này sau này nói nhà hộ sanh phải gọi là nhà đẻ... |
Quote:
|
Quote:
|
Quote:
|
TNBC ĐL thể thơ mà CM chúng ta đang theo là bắt nguồn từ đâu ???
Cực đoan là tư tưởng không nên có khi bàn về văn thơ :ok: Thể thơ này đă là di sản văn hóa của thế giới Ta có thể tẩy chay Tàu v́ nhiều lư do nhưng không thể phủ nhận cái hay cái đẹp trong văn hóa của Tàu |
Quote:
Thực ra với nước Ngụy th́ Tín Lăng Quân, Hầu Doanh, Chu Hợi đều làm lợi cho nước v́ nếu Tần đánh được Triệu th́ sẽ đánh đến Ngụy, như diễn biến sau này cho thấy Hơn nữa, thời đó và nước Tàu xưa có quan niệm về 'quốc' và 'bang' khác với ng Việt bây giờ. Hàn Triệu Ngụy gọi là Tam Tấn được chia ra từ nước Tấn c̣n Tần bị coi là quan ngoại. Nhiều người sinh ở nước (chư hầu) này nhưng làm quan hay sang ở nước khác mà ko có chút áy náy ǵ |
Quote:
Công hay tội phải xét theo quan điểm lịch sử. Khi Kinh Kha đi hành thích Doanh Chính, th́ tướng quân Phàn Ô Kỳ có nói, giết tên Doanh Chính này sẽ có tên Doanh Chính khác, đôi khi để cho Doanh Chính thống nhất thiên hạ th́ bá tánh đỡ lầm than, dầu Doanh Chính có tàn bạo th́ cũng không giết nhiều người bằng chiến trận liên miên. Mặc dù nói vậy, nhưng trưóc quyết tâm không ǵ lay chuyển của Kinh Kha, chính Phàn Ô Kỳ lại tự cắt đầu ḿnh cho Kinh Kha dâng Doanh Chính làm lễ vật để Kinh Kha có cơ hội được tiếp cận Doanh Chính... Nếu nói tấm ḷng nghĩa hiệp th́ Phàn Ô Kỳ mới thật đáng ca ngợi. Sau này, về phương diện lịch sử, mọi người vẫn công nhận Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) là người có công thống nhất Trung Quốc, giống Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân ở ta. Vậy, nếu Tín Lăng Quân không giúp Triệu th́ có lẽ tiến tŕnh thống nhất c̣n sớm hơn nữa. Cho nên... thế nào là công, thế nào là tội, xem ra phải có cả một công tŕnh nghiên cứu lịch sử... ? Trước t́nh h́nh lúc đó, với Ngụy, chỉ xét bốn việc: Trái mệnh Vua, Trộm binh phù, Giết đại tướng, Nướng quân nhà ... th́ Ngụy Vô Kỵ đủ tội chết rồi. Nếu không, tại sao là Công tử thân tộc, có tước vị, bổng lộc (quyền chỉ sau Vua, có lúc c̣n được đề cử làm Vua), có thanh thế, có thực tài ... mà sau đó phải ở Triệu hơn 10 năm không dám về. Lăo Đại tướng Tấn Bỉ có tài, có công... Chẳng phải chết oan lắm thay! |
Quote:
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:21 PM |
© 2007 - 3.8.7 - BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ bài viết của thành viên.