Khi tôi viết "Y thơ sơ lĩnh" là học đến đâu, viết đến đấy, nên còn nhiều chỗ sơ sài, còn nhiều đoạn chưa phải là thơ. Hơn nữa từ kiến thức Đông Y chuyển sang thơ không đơn giản như làm thơ với ý tự do của mình, nên tôi giữ ý của Đông Y mà bỏ qua luật thơ.
Nếu muốn kỹ hơn về âm dương - tứ tượng thì có thể sửa như sau:
Thái cực là khí ban đầu
Thái cực phát triển tạo thành lưỡng nghi
Lưỡng nghĩa là nhị, là hai
Nghi là chỉnh thể mức cao nhất rồi
Như là ngày nối với đêm
Sẽ nên chỉnh thể gọi tên một ngày
Ngày thì sáng, thuộc về dương
Đêm đen u ám thuộc bên âm phần
Xét thêm vạn vật, con người
Đều chia hai mặt, thuộc phần âm, dương
Nên cần tìm hiểu cho sâu
Âm dương học thuyết từ đây ra đời
Âm là u ám, tối tăm …
Dương là cao, sáng, bay xa, vươn dài …
Âm dương luôn đối lập nhau
Mâu thuẫn, chế ước, đấu tranh không ngừng
Giống như hoả với lại hàn
Hai bên trái ngược, được dùng chế nhau
Nóng quá thì quạt mát vào
Lạnh quá sưởi lửa, ấm người lên ngay
Âm dương nương tựa vào nhau
Mới tồn tại được gọi là hỗ căn
Mặt trong phải có mặt ngoài
Nếu mất một mặt, mặt kia không còn
Âm dương tiêu trưởng soay vòng
Tựa như khí hậu bốn mùa nối nhau
Đông thì cực lạnh sinh xuân
Có hơi ấm áp, lạnh tiêu đi nhiều
Xuân sinh ra hạ: nhiệt bùng
Cuối hạ cực nhiệt sinh thu: mát trời.
Âm dương lập thế bình hành
Luôn luôn vận động và luôn thăng bằng
Tựa hai nước đối nghịch nhau
Phải cùng sức mạnh mới mong yên bình
Nếu không chiến sự sinh liền
Bởi vì nước mạnh tức thì đánh sang
Trong âm ta thấy có dương
Xét dương thì thấy âm nằm bên trong
Âm dương hoá chuyển không ngừng
Bên tiêu, bên trưởng đổi hoài không thôi
Thịnh suy hai mặt phân đôi
Hình đồ thái cực người xưa xem tường
Phần âm khi mới sinh ra
Gọi bằng chữ thiếu, tức là thiếu âm
Thế rồi phát triển sinh sôi
Tới mức cao nhất gọi là thái âm
Thiếu dương - dương mới sinh ra
Thái dương - dương ở mức cao nhất rồi
Bốn hình tượng của âm dương
Gọi là tứ tượng đặng hay chưa nào?
Dương minh: sự sáng của dương
Quyết âm: âm khí động trong âm phần