Chủ đề: Bàn tròn thơ ca
Xem bài viết riêng lẻ
  #54  
Cũ 01-12-10, 09:02 AM
Phượng Yêu Phượng Yêu đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Bài gửi: 13
Thanks: 189
Thanked 70 Times in 13 Posts
Mặc định

Quote:



Bài thơ "Thu và em" đã được nhiều người góp ý nhận xét. Những ý kiến đồng tình hoặc chưa đồng tình là xoay quanh câu thứ 2 của khổ 3.
Tuy nhiên, khi viết bài này, TT vẫn còn một số băn khoăn về câu chữ nên cũng không muốn để nguyên như thế in lên báo.
Nay TT sửa lại bài thơ như sau (có đánh dấu màu đỏ vào những chỗ đã sửa và nêu lý do).


THU VÀ EM

1

Chớm thu, gió gọi sang mùa
Sao em áo tím lại vừa lòng anh
Giá trời đừng quá trong xanh
Mắt em đừng quá lung linh, ảo huyền.

2

Giữa thu váy áo em liền
Giày em cao gót, em duyên mấy lần.
Tự nhiên chẳng dám đến gần
Sợ người ta bảo làm thân. Sợ nhiều ...
(Nào ai đã dám mà kiêu
Em xinh đẹp thế để chiều ai đây).

3

Cuối thu, trời khéo đặt bày
Em đi lối mới, em hay qua nhà
Còn tôi ngơ ngẩn vào ra
Thấy em mỗi bận đi qua, mỉm cười.

4

Em choàng áo khoác màu tươi
Vậy là đã hết thu rồi, sang đông
Hỏi em đã có ai cùng
Em rằng còn đợi người dưng ngỏ lời
Nói ra thì sợ em cười
Hay người dưng ấy là tôi. Hay là ...

5

Tôi nhìn theo bóng thu qua
Và nhìn em. Lại ước xa ước gần:
Ngày đông rồi sẽ qua dần
Tôi cùng em đón mùa xuân sắp về.

========

Câu 2 khổ 1 ban đầu là: Sao em áo mới lại vừa lòng anh: sửa thành tím cho cụ thể hơn.
Câu 2 khổ 3 ban đầu là: Em hay son phấn, em hay qua nhà: sửa theo góp ý. Nếu không tìm được câu thay thì TT vẫn để như cũ.
Câu 3 khổ 3 ban đầu là: Tôi ngồi trước cửa nhìn ra. Nó có vẻ thụ động, và hình ảnh ngồi trước cửa thường không dùng cho người con trai.
Câu 3 khổ 4 ban đầu là: Hỏi em sao chẳng lấy chồng. Hỏi thế nó sỗ sàng. Mặt khác câu sửa chuyển được vần đông => cùng => dưng đảm bảo thông vận. Câu cũ chuyển vần đông => chồng => dưng thì ông với ưng cưỡng vận.
Câu 5 khổ 4 ban đầu là: Con tim xao xuyến bồi hồi. Câu này dùng chữ mòn sáo quá nên thay.

Xin các bạn cho ý kiến về những câu chữ đã sửa: sửa như thế hay hơn hay dở đi?
Cảm ơn các bạn.

Chào các anh chị và các bạn,

Phượng Yêu là thành viên rất mới của Nguyệt Viên . Do thấy topic có ý hướng luận thơ hay hay, nên PY cũng bon chen tham gia bài viết . Nếu có gì không phải, PY mong được các anh chị và các bạn chỉ bảo, cũng như lượng thứ cho nhé .


----------------------


Trước khi tham gia những chi tiết về từ ngữ nên được thay, PY xin được trình bày cảm nhận của cá nhân về bài thơ qua cái nhìn bao quát .

Như bạn nghiemthilan đã nhận xét, PY cũng thấy bài thơ có âm hưởng Nguyễn Bính của " Tôi " về " Em " .

Những - " ngập ngừng ", " ngại ngùng ", " cuống quýt ", " mơ tưởng ", " suy diễn ", " bồi hồi ", là những nét " cổ điển " nhưng không bao giờ " xưa ", bởi tính dễ thương muôn thuở của trạng huống tự loay hoay - kín đáo lắng đọng, của một giai đoạn tình yêu " muốn mà chưa dám " ngỏ .

" Thu và Em " - là tâm sự nhưng không chủ ý kể lể . Chỉ là những nhẹ nhàng khổ sở - chỉ mình với mình, mà bài thơ đã biểu đạt cảm xúc .



Riêng xét về nghĩa và âm vận của bài thơ mang thể lúc bát, thì PY xin được khoanh ra những điểm sau đây ở khổ thơ I :


(1) - Câu : " Sao em áo mới lại vừa lòng anh ", hoặc " Sao em áo tím lại vừa lòng anh "



Chớm thu, gió gọi sang mùa
Sao em áo tím lại vừa lòng anh *
Giá trời đừng quá trong xanh
Mắt em đừng quá lung linh, ảo huyền.


Nói thật là PY thấy hai câu đều có gì đó chưa được ổn, khi so với luồng của cả bài thơ .

Nguyên nhân nghe không ổn, là do khi đọc câu thơ " Sao em áo tím lại vừa lòng anh ", người ta ít nhất phải đọc đến lần thứ hai - thì mới nhận ra ý của thơ là :

Sao em áo tím ( em mặc ) lại vừa lòng anh thế ...

Và có hiểu như vậy, thì câu thơ nghe mới ổn .


Còn nếu không, thì câu thơ dễ bị hiểu theo nghĩa giải thích sau :

Đọc câu thơ, người ta thấy " màu tím " có vẻ là màu nhân vật " anh " trong thơ thích, mà cũng có thể là không thích - do cặp chữ " lại vừa " đã chỉ ra điều này khi đi với từ " Sao " ở đầu. Và dầu là " thích " hay không thích, thì ở những đoạn thơ sau, cần có sự đề cập đến nguyên nhân hay gì đó về lý do áo màu tím em mặc . Vì " màu tím " không phải là màu được công nhận đa số là được thích, hoặc không thích . Tức là màu chưa phải là tiêu biểu, mà khi nhắc đến là người ta liên tưởng ( hiểu ) ngay - mà không cần có sự giải thích .


Nói chung là câu thơ " Sao em áo tím lại vừa lòng anh ", đã làm cho người đọc có cảm giác bị khựng, bởi chữ dùng có hơi không rõ ràng - theo như giải thích vừa mới .



Khi đi vào sáng tác - theo suy nghĩ của PY, là chúng ta nên sử dụng câu chữ, để người đọc nắm ngay được ý muốn gởi gắm là điều gần như phải và cần .


Phượng Yêu nói điều này, là vì khi đọc vào câu thơ - PY đã bị phải loay hoay mãi để hiểu - do chữ dùng của " Sao ", khi đi với " lại vừa ".



(2) - a. Chữ " xanh ( câu 3 ) " và chữ " linh " ( câu 4 ), có hơi trệch âm :


Chớm thu, gió gọi sang mùa
Sao em áo tím lại vừa lòng anh
Giá trời đừng quá trong xanh
Mắt em đừng quá lung linh, ảo huyền.


Và nữa - theo sự hiểu của PY, thì hai từ " lung linh ", như không dùng cho " MẮT ", dù tra theo tự điển - lung linh đồng nghĩa với " long lanh " .


Từ hiểu, và phân tích, PY xin đựoc góp ý thay từ cho đoạn thơ như sau :



Chớm thu, gió gọi sang mùa
Sao em áo mới trêu đùa lòng anh
Giá trời đừng quá trong xanh
Mắt em đừng quá long lanh hạt huyền.




( PY thích từ " áo mới " thay cho từ " áo tím " . Vì áo mới thường trông đẹp hơn, cũng như vì mùa sang nên áo mới sẽ song song hơn. Và nữa, chữ hạt huyền ( tròng mắt đen ) xin được dùng thay cho, vì long lanh là rất sáng . Và như vậy, sẽ có chút phản nghĩa với " ảo huyền " .


________


Do chỉ mới tham gia ý kiến có một khổ thơ mà bài viết quá dài, nên PY xin được ngắt đoạn ở đây, và sẽ tiếp tục ở lần khác cho những đoạn kế .

Vì mục đích tham gia thảo luận, nên một lần nữa PY rất mong được hiểu chủ ý . Xin đừng nghĩ là PY tài lanh thì khổ lắm .

Lần sửa cuối bởi Phượng Yêu; 01-12-10 lúc 09:18 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 9 Users Say Thank You to Phượng Yêu For This Useful Post:
Bóng Đêm (01-12-10), CM4Q (02-12-10), hoatigon208410 (03-12-10), Lữ Khách (01-12-10), MoonRiver (01-12-10), Nhím con (01-12-10), phale (01-12-10), Tường Thụy (01-12-10), Tuấn Phong (01-12-10)