Chủ đề: Bàn tṛn thơ ca
Xem bài viết riêng lẻ
  #67  
Cũ 04-12-10, 01:44 AM
Phượng Yêu Phượng Yêu đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2010
Bài gửi: 13
Thanks: 189
Thanked 70 Times in 13 Posts
Mặc định

Quote:
Bạn Phượng Yêu:

1. TT cũng không hiểu, tại sao "tự t́nh" th́ tự t́nh hẳn, không được xen tả t́nh vào.

2. Về khổ 1, bạn cho rằng như thế nó tách ra làm 2 nhóm. Điều đó TT thấy không sao, miễn là không mâu thuẫn. Không ai cho rằng, cứ mỗi khổ thơ chỉ được tập trung vào một ư cụ thể.

3. Cũng như bạn, TT có đắn đo về hai chữ "đủ" và "vừa" và đồng ư với bạn rằng, như thế vẫn chấp nhận được.
TT cũng đă nghĩ đến hay bỏ chữ "đi", viết thành "Áo em màu tím cho vừa nhớ mong" nhưng thấy nó không hay bằng.

4. Bạn cho rằng "vài chiếc lá vàng rơi, một thoáng gió se se lạnh, hay bầu trời bàng bạc, sẽ là những biểu đạt đánh động cảm xúc người đọc về mùa thu".
Vậy ngược lại, nếu nói rằng "nói đến thu th́ mọi người phải hiểu là lá vàng rơi, trời bàng bạc, gió se lạnh" th́ sao.
TT nói vui thế thôi, chứ lá vàng rơi, gió se lạnh, trời bàng bạc đâu chỉ là đặc điểm riêng có của mùa thu.
Chẳng lẽ cứ nói thẳng ra là thu th́ nó không hay. Và như vậy, chữ xuân, hạ, thu, đông và nhiều chữ khác sẽ biến mất trong thi ca, có chăng chỉ tồn tại ở thơ của những người như TT?
Chẳng lẽ, nói đến con vịt bơi ngoài ao, con chó xích trước cổng th́ không được đụng đến tên nó mà viết rằng:
"Ngoài ao vừa cạc cạc
Trước cổng đă gâu gâu"
chăng?.

5. Việc tại sao TT không dùng chữ "long lanh" th́ TT đă giải thích rồi. Nếu nói thêm th́ TT thích chữ "lung linh" trong trường hợp này là chỉ cặp mắt biết nói. Nhưng không sao, bạn cứ thích chữ long lanh c̣n TT cứ thích chữ lung linh. TT chỉ giải thích cho bạn v́ sao chứ không có ư thuyết phục bạn rằng dùng chữ lung linh hay hơn.

6. Bạn cho rằng khổ II mà bạn đưa ra phươngg án sửa hay hơn khổ I (theo cách gọi tên của bạn) và tin rằng mọi người đều công nhận, điều đó chưa chắc đâu bạn à.
Ngay cả bài thơ này, tuy được ban giám khảo đánh giá cao, được nhiều người khen, TT đâu đă dám nói với ai rằng, đó là bài thơ hay.
TT bây giờ chẳng thích cả 2 khổ, nhất là câu "sao em áo mới trêu đùa ḷng anh" trong khổ II.

7. Người làm thơ nào cũng hiểu, dùng được chính vận tốt hơn thông vận. Điều này TT đă nói tới. Nhưng không ai bắt bẻ người làm thơ dùng thông vận, trừ trong lớp học. Dùng thông vận không phải là "tạm", v́ đă tạm th́ không được tồn tại lâu. Và cũng không có ai cho rằng truyện thơ th́ có thể dùng thông vận c̣n bài thơ b́nh thường th́ không nên.
Ngay bài "Chân quê" (ngắn thôi), Nguyễn Bính vẫn sử dụng thông vận (đen/em, chanh/ḿnh, về/đi) thậm chí c̣n cưỡng vận (em/ nguyên, ràng/làm). Nhưng đó vẫn là bài thơ được độc giả yêu thích.

Rất hân hạnh được trao đổi với người am hiểu như bạn. Chúc bạn vui nhiều.

Phượng Yêu xin được hồi đáp anh Tường Thụy theo tŕnh tự câu hơi khác một tí nhé :


Trước tiên là câu 7 :

Chữ " tạm " mà PY dùng không đi theo nghĩa của tạm thời, tạm bợ cho qua, mà đi theo nghĩa thay thế hữu hiệu - do hơi khó t́m từ theo chính vận .

Một người được mời tạm thay xử lư công việc - họ sẽ và phải giải quyết trôi chảy những vấn đề liên quan theo yêu cầu căn bản của một guồng máy chạy tốt . ( Ư tạm của PY là vậy . Mà nữa, PY rất hy vọng anh TT không cho PY là bắt bẻ - thay v́ đó là ư kiến - cần luận chứng thuyết phục đi kèm . PY thật mong anh TT hiểu cho điều này . )

Quote:


Ngoài ra, PY rất đồng ư với anh về chuyện " khó ", mà trong sáng tác, hầu như chúng ta đều có phải " xài tạm " âm tiệp " con chú con bác " . ( # 105)


Riêng với trường hợp ( trích bên dưới ** ), th́ PY không " căi " . Bởi thông vận là " tốt nhất " đối với anh TT, hay " xài tạm " đối PY - đều quy về một điểm của sử dụng là " OK " .
( # 107 )




Câu 6 :

PY cũng không nói phương án sửa khổ II hay hơn khổ I VỀ NGHĨA, mà là về ÂM nghe - khi chúng ta đang trao đổi về CH̀NH VẬN và THÔNG VẬN .

Quote:


Phượng Yêu không trích lại quy luật hành thơ lục bát, nhưng đọc qua hai khổ thơ trên, PY tin là mọi người sẽ đồng ư với PY, là khổ thơ thứ hai - âm đọc ghe suông hơn . Suông ở đây là được công nhận nghe được hơn bởi êm hơn . ( # 107 )




Câu 5 :

Do - sự thật là PY chưa từng được nghe hai chữ LUNG LINH dùng cho mắt, nên PY mới nghĩ - dùng LONG LANH, vừa tiệp âm " anh " ( chính vận ), và vừa đi theo nghĩa đúng mà PY hiểu về cách dùng cho trường hợp . LUNG LINH - nếu quả có được dùng cho mắt, th́ có thể trường thắc mắc đề nghị đă không xảy ra . PY thành thật xin lỗi cho việc biểu đạt tŕnh tự không đúng, không rơ của ḿnh ở phần này .

Quote:



(2) - a. Chữ " xanh ( câu 3 ) " và chữ " linh " ( câu 4 ), có hơi trệch âm :


Chớm thu, gió gọi sang mùa
Sao em áo tím lại vừa ḷng anh
Giá trời đừng quá trong xanh
Mắt em đừng quá lung linh, ảo huyền.


Và nữa - theo sự hiểu của PY, th́ hai từ " lung linh ", như không dùng cho " MẮT ", dù tra theo tự điển - lung linh đồng nghĩa với " long lanh " .


Từ hiểu, và phân tích, PY xin đựoc góp ư thay từ cho đoạn thơ như sau :
( # 102 )






Như PY đă nói trước đó về sự cảm nhận mỗi người mỗi khác, mà không ai có thể nói cảm nhận của tôi là hay hơn, mà chỉ là theo cảm nhận của tôi, th́ đó là hay hơn .



Bốn câu c̣n lại ( 1, 2, 3, 4, ), PY xin được gom chung vào một phần :


Không có quy luật nào cho chuyện " tự t́nh " không được đi chung với " tả t́nh " cả . Điều PY tŕnh bày, chỉ là nói lên cảm nhận của cá nhân ( người đọc ) về khổ thơ trước những xoay chuyển . Điểm chính vẫn nằm ở sự tinh tế kết hợp mà mỗi cá nhân sáng tác có một cách riêng để người đọc bắt gặp sự đồng t́nh mà thôi ( đồng cảm ) .

Chuyện con vịt cạc cạc, hay con chó gâu gâu, hay khác hơn nữa là trời thu bàng bạc ..., PY xin được tŕnh bày lại ư của ḿnh .

PY hoàn toàn không bác bỏ vấn đề " gọi tên " trong sáng tác . Chẳng qua, PY thấy ( cảm nhận cá nhân ) rằng - nếu sự thể được biểu đạt bằng một h́nh ảnh cụ thể, th́ sẽ sống động hơn, dễ được đồng t́nh hơn .

Lấy trường hợp của hai đôi nam nữ yêu nhau làm ví dụ ; và lấy trường hợp cả hai cô gái đều " rất yêu " hai anh chàng của ḿnh .



Cô gái của cặp một thường biểu đạt ḷng yêu bằng câu nói : " Em yêu anh " . ( Gọi tên ) .

Cô gái của cặp hai th́ ngược lại . Cho là cô này mắc cở, nên không nói, mà hầu như t́nh yêu dành cho - luôn được biểu đặt bằng cái cái tay nh́ nhẹ, hay bằng ánh mắt nh́n . ( Biểu lộ . )



Là người ngoài cuộc, có lẽ, chúng ta ( hoặc chỉ riêng PY ) cảm như, t́nh yêu cô gái ở cặp thứ hai dành cho người bạn trai đằm thắm hơn, sâu lắng hơn . ( Điều PY nói là một khoảnh khoắc quan sát, chứ không nói chuyện đường dài hay sự thể đào sâu . Bởi nếu đào sâu hay đường dài, th́ hướng câu chuyện lại là vần đề khác . )


_________
Trả lời với trích dẫn
The Following 3 Users Say Thank You to Phượng Yêu For This Useful Post:
Nắng Xuân (05-12-10), Nhím con (04-12-10), phale (04-12-10)