Xem bài viết riêng lẻ
  #2  
Cũ 09-12-10, 01:28 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

II.
Không thể định nghĩa từ “thơ Đường” bằng một mệnh đề, v́ trong thực tế từ này mang trong nó ba nội dung khác hẳn nhau. Trên phương diện văn học sử, nó chỉ bộ phận thơ ca trong văn học viết thời Đường (1). Trên phương diện lư luận văn học, nó chỉ các h́nh thức thể loại thơ ca định h́nh từ thời Đường, c̣n gọi là thơ Đường luật, chủ yếu là hai loại thất ngôn, ngũ ngôn với các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên (2). Trên phương diện thi pháp học, nó chỉ phương pháp sáng tác - phong cách sáng tạo với tổng thể các quan niệm thẩm mỹ và thủ pháp nghệ thuật đă định h́nh đồng thời trở thành chủ đạo trong thơ ca Trung Quốc thời Đường, thi pháp này được kế thừa và phát triển trong văn học viết của cả bốn quốc gia dùng chữ Hán là Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản sau đó. Quyển Giai thoại thơ Đường này là sưu tập một số giai thoại trong thơ ca thời Đường ở Trung Quốc, nghĩa là sử dụng ư nghĩa văn học sử, nhưng ư nghĩa này tự thân nó cũng ít nhiều bao hàm cả hai ư nghĩa thể loại và thi pháp. Cho nên ở đây cần nh́n lại thi pháp thơ Đường, một thi pháp mang nguyên lư sáng tạo có thể nói là khai phóng và nhân bản bậc nhất trong quan niệm nghệ thuật của các xă hội tiền tư bản.


Sau bộ Toàn Đường thi (c̣n có tên là Ngự định Toàn Đường thi) do nhóm Bành Định Cầu biên soạn theo lệnh của vua Khang Hy nhà Thanh (hoàn thành năm 1706) thu thập hơn 48.900 bài thơ của hơn 2.200 thi nhân thời Đường và Ngũ đại, các hợp tập thơ Đường được nhiều người biết tới nhất có lẽ là Đường thi tam bách thủ của Tôn Thu (1711 - 1778) tuyển 310 tác phẩm của 77 nhà thơ và Đường thi tam bách thủ tục tuyển của Vu Khánh Nguyên (1812 - 1860) tuyển 320 thi phẩm của 53 tác giả. Đáng chú ư là hai hợp tập trên đều không tuyển đúng 300 bài thơ, nên cái nhan đề “tam bách thủ” kia có một ư nghĩa khác - Tôn Thu và Vu Khánh Nguyên đă ví thơ Đường với Kinh Thi, vốn gồm 305 thiên (bài) nhưng vẫn được gọi chung là “Thi tam bách”. Việc đánh giá thơ Đường ngang với Kinh Thi trong hoàn cảnh Kinh Thi đang được coi là một trong năm tác phẩm kinh điển (Ngũ kinh) của toàn thể các môn đệ Nho gia như vậy cho thấy mức độ thành tựu lớn lao của nó, và trong thực tế th́ có thể nói thơ ca cổ điển Trung Hoa có hai thành tựu lớn là thi pháp Kinh Thi và thi pháp thơ Đường.


Để giới thiệu đầy đủ và lư giải chi tiết các đặc điểm của thi pháp thơ Đường th́ c̣n phải tiến hành nhiều công tŕnh nghiên cứu lớn, song có thể nói ngay rằng khác hẳn Kinh Thi phản ảnh hiện thực như nó có - miêu tả để nhận thức, thơ Đường phản ảnh hiện thực như con người muốn - tái tạo để nhận thức. Với đặc điểm cơ bản trong nội dung và định hướng nghệ thuật này, thơ Đường cũng mau chóng hướng về một hệ thống thủ pháp sáng tạo đặc biệt dựa trên nguyên tắc nghệ thuật chủ đạo là tiếp cận và đồng hóa hiện thực khách quan bằng toàn bộ không gian tinh thần - thế giới t́nh cảm của người sáng tác. Những chi tiết khác biệt của đời sống đều được nhất hóa trong thế giới ấy, các mối liên hệ phổ biến của hiện thực đều được cải biến tại không gian ấy. Cho nên Lư Bạch nh́n thấy ḍng sông chảy bên trời (Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu), Thôi Hiệu bị khói sóng nơi lầu Hoàng Hạc làm cho buồn bă (Yên ba giang thượng sử nhân sầu), ngọn nến trong thơ Đỗ Mục đau ḷng trước cảnh chia ly nên nhỏ lệ thay người đến sáng (Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt, Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh), đóa mẫu đơn trong thơ Lưu Vũ Tích chê người già nua chứ không phải thi nhân tự thấy ḿnh già (Đăn sầu hoa hữu ngữ, Bất vị lăo nhân khai)... Lấy cái Tôi làm cái trục đồng quy, cái nền liên kết, thi pháp thơ Đường cũng giải phóng trí tưởng tượng và kích thích sự sáng tạo tới mức tối đa, và phá vỡ những khuôn khổ thông thường, vượt qua những ranh giới hiện hữu của thực tại đời sống, nó cũng tiến tới xây dựng một không gian nghệ thuật có chuẩn mực và phong cách riêng. Chẳng hạn vầng trăng thời Tần, cửa ải thời Hán có thể đồng hiện trong thơ Vương Xương Linh (Tần thời minh nguyệt Hán thời quan), lá thu rụng giữa thành Trường An là bởi ngọn gió thu trên sông Vị trong thơ Giả Đảo (Thu phong xuy Vị thủy, Lạc diệp măn Trường An), đối với Trịnh Cốc th́ mấy tiếng sáo buông trong lúc chia tay làm cho ly đ́nh xế nắng (Sổ thanh phong địch ly đ́nh văn), c̣n trong nỗi nhớ tiếc giai nhân của Thôi Hộ th́ cánh hoa đào vẫn cười giữa gió xuân như năm xưa (Đào hoa y cựu tiếu đông phong)... Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhóm hư từ “chi hồ giả dă hỉ yên tai” đầy vẻ suy lư phổ biến trong văn ngôn chữ Hán hầu như lại hoàn toàn vắng mặt trong thơ Đường: thao tác của thi pháp này là nhận định chứ không chứng minh, thể hiện chứ không miêu tả. Đối với nó thực tế là chất liệu để thi nhân tái tạo hiện thực và qua đó sáng tạo nghệ thuật, là phương tiện để họ chiếm lĩnh thế giới rồi từ đó nhận thức đời sống, nên toàn bộ các hiện tượng, lănh vực và quá tŕnh của hiện thực khách quan được đề cập tới đều được khuôn nắn lại theo một logic hoàn toàn chủ quan mang tính chất tiên nghiệm của người sáng tác, một logic nghệ thuật cho phép họ toàn quyền phản ảnh hiện thực theo mọi trạng thái ư thức và t́nh cảm, tự do phát hiện thế giới từ mọi góc độ nguyện vọng và suy tư. Cái gọi là khẩu khí trong các giai thoại về việc đoán biết được tâm tính, tương lai... của một người qua thơ của họ trước đây chính là hệ quả của đặc điểm này trong thi pháp thơ Đường, v́ logic nghệ thuật của nó khiến người sáng tác vô h́nh trung c̣n bộc lộ cả ư thức lẫn tiềm thức, trí tuệ và thiên hướng của ḿnh trong quá tŕnh tiếp cận và đồng hóa thẩm mỹ hiện thực.

Dĩ nhiên, với các đặc điểm chủ yếu trong nội dung và định hướng nghệ thuật, trong nguyên lư thẩm mỹ và thủ pháp sáng tạo nói trên, thi pháp thơ Đường cũng có những mâu thuẫn nội tại và hạn chế tự thân mà nói cho cùng cũng là sản phẩm của không gian lịch sử - văn hóa trong đó nó h́nh thành và phát triển. Chẳng hạn, yêu cầu khái quát hóa cao độ trong khuôn khổ triết học - mỹ học phương Đông cổ điển đ̣i hỏi nó phải dùng nhiều các phương tiện và biện pháp tượng trưng, ước lệ, sự lạm dụng các yếu tố này tất yếu dẫn tới tính kinh viện mà nổi bật là loại ngôn ngữ điển cố như một loại “tiếng lóng” giữa những người có học với nhau. Hay yêu cầu tái tạo hiện thực một cách độc đáo đ̣i hỏi người sáng tác thơ Đường phải luôn luôn t́m kiếm các h́nh thức diễn đạt mới, đây chính là mảnh đất dọn sẵn cho chủ nghĩa h́nh thức nhiều khi giống như các khuynh hướng nghệ thuật duy mỹ nảy sinh. Ngoài ra, c̣n có nhiều yếu tố bên ngoài hạn chế sự phát triển của thi pháp thơ Đường trong lịch sử. Nói theo ngôn ngữ xă hội học th́ nó là một hệ thống chuẩn mực xă hội trung tính, nhưng trong quá tŕnh phát triển đă ít nhiều đan xen với các chuẩn mực xă hội khác về tư tưởng, đạo đức, chính trị nên cũng bị phân hóa về tính lợi ích. Bởi v́ trên lư thuyết th́ thi pháp này mang tính khai phóng, tự do song trong thực tế th́ nó luôn được sử dụng và do đó cũng bị giới hạn bởi các thi nhân, vốn là những con người với học vấn, trí tuệ, t́nh cảm, thái độ chính trị... cụ thể. Thứ nữa, qua thực tế khoa cử hàng ngàn năm ở các quốc gia Nho giáo, các thể loại thơ Đường với sự chuẩn hóa của chúng lại ít nhiều bị “chính thống hóa”, và do không có được những cách tân cần thiết về h́nh thức, thi pháp thơ Đường cũng thiếu đi những phương tiện để tự hoàn chỉnh ḿnh và theo kịp lịch sử, nên đă dần dần trở thành một thi pháp thách đố thi hứng và tài năng...

Nhưng thi pháp cũng chỉ là một trong ba chiều làm nên không gian thơ Đường. Đời sống của thi nhân và quá tŕnh sáng tác, phổ biến, thưởng thức tác phẩm của họ là hai chiều c̣n lại. Hai yếu tố này mang trong chúng những dấu ấn của không gian văn hóa mà người muốn t́m hiểu thơ Đường bắt buộc phải tiếp cận. Với những h́nh thức cụ thể của thực tiễn, những chi tiết sinh động của đời sống, mối liên hệ giữa hai yếu tố này vừa soi rọi cho nội dung thi pháp vừa xác định về kích thước văn hóa của thơ Đường trong lịch sử. Chính mối liên hệ ấy làm nảy sinh các giai thoại thơ Đường.
Trả lời với trích dẫn