Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 09-12-10, 01:28 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

III.
Dường như cho đến nay th́ ngay cả ở Trung Quốc và Đài Loan cũng chưa có công tŕnh nào sưu tập và nghiên cứu về giai thoại thơ Đường được công bố, và rơ ràng việc t́m hiểu vấn đề này một cách toàn diện và thấu đáo hiện c̣n đứng trước những trở ngại về tư liệu - văn bản chưa thể vượt qua. Nhưng ít nhất th́ đến nay người ta cũng đă biết tới hàng vạn giai thoại thơ Đường được chép trong các sách sử truyện, tiểu thuyết, thi thoại, văn uyển... không những dưới thời Đường mà c̣n cả dưới các thời Tống Nguyên Minh Thanh về sau. Hệ thống giai thoại - truyện kể này mang trong nó nhiều đặc điểm của văn học truyền miệng như hiện tượng có nhiều dị bản, có các chi tiết không chính xác hay ăn khớp với sự thật lịch sử..., nhưng với nội dung văn hóa phức hợp cũng như ảnh hưởng xă hội phổ biến, chúng đă thực sự trở thành một ḍng phái sinh trong thực tiễn văn học, làm nên phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm đồng thời cũng là một kho lưu trữ những kinh nghiệm nghệ thuật của thơ Đường.

Mặc dù tạm thời chưa thể đề cập tới khía cạnh văn bản học của vấn đề (chẳng hạn đối với các giai thoại được người sau thời Đường đặt ra hay thêm bớt, sửa chữa trên cơ sở cốt truyện đă có), vẫn có thể chia các giai thoại thơ Đường theo ba nội dung chính: giai thoại về cuộc đời của các thi nhân thời Đường, giai thoại về hoạt động văn học mà chủ yếu là hoạt động sáng tác của họ và giai thoại về tác phẩm của họ (tạm gọi là giai thoại về tiểu sử, giai thoại về hoạt động sáng tác và giai thoại về tác phẩm). Dĩ nhiên, trong thực tế th́ các giai thoại không h́nh thành và tồn tại theo ba khu vực rơ ràng như vậy, chẳng hạn loại thứ nhất thường được kết hợp với hai loại sau chứ không mấy khi tồn tại riêng rẽ (ví dụ chuyện Toái cầm của Trần Tử Ngang ít khi thấy xếp riêng với các truyện kể quanh hoạt động sáng tác của ông, chuyện Quư Phi phụng nghiên, Lực Sĩ thoát hài trong cuộc đời Lư Bạch thường được ghép chung vào truyện ông sáng tác ba bài Thanh b́nh điệu), hay nh́n chung ngoài một số truyện thật đặc sắc (ví dụ truyện Kỳ đ́nh hoạch bích về bài Lương Châu từ của Vương Chi Hoán), loại thứ ba cũng ít khi h́nh thành độc lập với hai loại trước. Tóm lại chỉ có loại giai thoại về hoạt động sáng tác chiếm số lượng nhiều nhất đồng thời có ư nghĩa quan trọng đối với việc t́m hiểu thơ Đường hơn cả, và điều này không phải là ngẫu nhiên.

Đọc các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác, ngoài phần văn bản của các tác phẩm cụ thể, bao giờ người ta cũng được giới thiệu thêm các dữ kiện về cuộc đời, tâm t́nh, tài năng, nhân cách... của tác giả hay những chi tiết về thời điểm sáng tác, hoàn cảnh ra đời... của tác phẩm, tóm lại là các thông tin ít nhiều có liên hệ (hay được coi là có liên hệ) với tác phẩm. Các thông tin ấy có khi là cả một câu chuyện được sắp xếp, bố cục một cách mạch lạc, có khi chỉ là vài chi tiết nhỏ nhặt, rời rạc giống như được ghi chép một cách ngẫu nhiên, có khi được nêu xuất xứ rơ ràng, có khi không có một ḍng địa chỉ ..., song những vấn đề loại này là nội dung và đề tài của nhiều công tŕnh nghiên cứu khác. Điều cần nhấn mạnh ở đây là mặc dù khác nhau về lượng thông báo, lối tŕnh bày và độ xác thực, các thông tin ấy cũng đều được đưa vào giai thoại với tính mục đích rất rơ ràng, đều nhằm lưu ư, giải thích, định hướng cho người đọc về nội dung, ư nghĩa, giá trị... của tác phẩm, thậm chí có khi chỉ của một từ, một câu. Tính mục đích ấy khiến cho trong trường hợp thông tin được đưa ra là xác thực, các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác trở thành một loại tư liệu văn học sử không ǵ thay thế được, v́ nó c̣n giúp người ta hiểu rộng ra thêm về các tác phẩm và vấn đề khác có liên quan. Chẳng hạn, giai thoại “Ba hàng ca kỹ ngoảnh xem ai” c̣n góp phần làm sáng tỏ thêm nội dung bài Khiển hoài đầy vẻ phóng đăng bê tha của Đỗ Mục, hay câu chuyện “Sứ quân họ Bạch là tài tử” của Bà Tri Nhất đă giải thích v́ sao Bạch Cư Dị suốt đời không viết bài thơ nào về núi Vu Sơn...

Trong nhiều trường hợp khác hơn, khi “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không chân thực, chưa chính xác, thiếu cụ thể hay thậm chí c̣n mâu thuẫn, th́ giá trị của các giai thoại về hoạt động sáng tác lại nằm ở những b́nh diện khác, mang những nội dung khác. Như đă nói ở trên, thi pháp thơ Đường chấp nhận việc nh́n nhận hiện thực theo suy nghĩ chủ quan của người sáng tác, t́nh h́nh này tất yếu dẫn tới hệ quả là người đọc cũng bắt buộc phải và nhất định sẽ tiếp nhận tác phẩm như một hiện thực nghệ thuật theo suy nghĩ chủ quan của ḿnh. Chính từ thực tế này mà các giai thoại thơ Đường về hoạt động sáng tác mang “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không xác thực hay thiếu cụ thể nảy sinh, chúng thể hiện cách hiểu về tác phẩm của người sáng tác hay phổ biến giai thoại. Dĩ nhiên, cũng có thể nói rằng trên phương diện văn học sử th́ đây chính là ánh phản nhiều màu về ảnh hưởng xă hội - đời sống thứ hai của tác phẩm, loại sản phẩm của quá tŕnh “tái sản xuất mở rộng giá trị các tác phẩm thơ Đường” này là một trong những bằng chứng về sự tiếp nhận thơ Đường của công chúng. Nhưng giá trị ấy không phải là chủ yếu, v́ nếu quan sát cơ chế không xác thực hay thiếu cụ thể nói trên từ tính mục đích của các thông tin được đưa vào, có thể thấy ngay rằng các giai thoại “hư cấu” này không nhằm giải thích, chứng minh nội dung, ư nghĩa văn học sử mà là lư giải, giới thiệu đặc điểm, giá trị thi pháp học của tác phẩm. Tất cả các giai thoại mang “phần thông tin ngoài văn bản tác phẩm” không xác thực và thiếu cụ thể đều chứa đựng ư nghĩa khẳng định các đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thi pháp thơ Đường, mà tiêu biểu là các giai thoại về thơ khẩu khí, thơ điềm báo. “Những bài thơ tuyệt mệnh” của Nguyên Chẩn, Lă Quần... là ví dụ. Nh́n chung, có thể coi các giai thoại này là một loại sản phẩm “thi pháp học ứng dụng” h́nh thành từ thực tiễn tổng kết, t́m hiểu và lư giải nghệ thuật thơ Đường trong lịch sử. Có lẽ cũng cần nói thêm rằng nhiều trong những giai thoại loại này thực sự mang giá trị của các “giáo tŕnh - bài giảng” về thi pháp, và lối nghiên cứu lư luận bằng h́nh thức hoạt động văn chương như vậy dường như chính là một nét độc đáo trong tư duy và tâm thức, khoa học và văn hóa Trung Hoa.

Hiện diện trong hơn ba trăm năm với mấy ngàn nhà thơ, mấy vạn tác phẩm, thơ Đường cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong sinh hoạt văn hóa và thực tiễn xă hội Trung Hoa buổi ấy. Giai thoại thơ Đường cũng thể hiện và phản ảnh t́nh h́nh nói trên. Có thể t́m thấy nơi các giai thoại này tư liệu về cuộc đời và tác phẩm của nhiều nhà thơ thuộc nhiều nhóm xă hội khác nhau, từ phụ nữ thiếu niên tới thiền tăng đạo sĩ, từ ẩn sĩ dật nhân tới nô tỳ đầy tớ, từ vơ tướng tới kỹ nữ, từ hoàng đế tới ăn mày... với đủ các số phận giàu nghèo may rủi sang hèn, đủ các tâm trạng vui buồn mừng giận thương ghét, đủ các quan hệ trên dưới bạn thù quen lạ, đủ các cảnh ngộ khó dễ sướng khổ nhục vinh... Đây thực sự là một bộ tranh liên hoàn về hiện thực xă hội Trung Quốc thời Đường, một bộ tranh mang những đường nét và sắc màu văn học. Đó dĩ nhiên là một đối tượng khoa học nhưng cũng là một thực thể đời sống mà bất cứ con người b́nh thường nào cũng có thể tiếp cận được, nên đi vào không gian văn hóa của thơ Đường qua các giai thoại thơ Đường là một cách thức hợp lư nếu không nói là tối ưu. Cho nên t́m hiểu thơ Đường th́ không thể không quan tâm tới các giai thoại thơ Đường, những giai thoại mang trong chúng cả một thế giới của con người chứ không phải chỉ một không gian về chữ nghĩa. Điều này càng đặc biệt cần thiết đối với những người đọc Việt Nam hiện tại, những người sống trong một xă hội cách xa không gian văn hóa của thơ Đường đă mười thế kỷ đồng thời bước ra khỏi thế giới thư tịch chữ Hán hơn một trăm năm.
Trả lời với trích dẫn