Xem bài viết riêng lẻ
  #4  
Cũ 09-12-10, 01:30 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

IV.
Hiểu theo nghĩa thông thường, “giai thoại” là truyện hay, truyện vui. Nhưng quyển Giai thoại thơ Đường này có những truyện không hay, không vui, thậm chí có những truyện không có chuyện. Bởi v́ giai thoại thơ Đường thực sự mang trong nó cả một thế giới của con người với không ít những điều xấu xa và tàn nhẫn, những điều mà người ta chỉ có quyền chọn lựa chứ không có quyền từ chối, chỉ có thể không trao chứ không thể không nhận trong cuộc đời. Mặt khác, ngoài sự khiếm khuyết về học vấn của người biên soạn, ở đây c̣n có vấn đề tư liệu. Có nhiều sách vở chữ Hán Trung Quốc ghi chép về giai thoại thơ Đường, nhưng quyển Giai thoại thơ Đường này chủ yếu dựa vào tư liệu trong Đường thi kỷ sự.

“Đường thi kỷ sự: Thư danh, phàm bát thập nhất quyển, Tống Kê Hữu Công soạn, lục Đường nhất đại thi nhất thiên nhất bách ngũ thập gia, hoặc lục danh thiên, hoặc trứ bản sự, hoặc kư phẩm b́nh chi ngữ, kiêm tải kỳ thế hệ tước lư. Đường nhân thi tập bất truyền ư thế giả đa lại thử thư dĩ tồn” (Đường thi kỷ sự: Tên sách, gồm 81 quyển, Kê Hữu Công thời Tống soạn, chép thơ của 1.150 nhà thơ thời Đường, có khi chép các bài thơ hay, có khi ghi về sự tích tác giả, có khi ghi lại các lời phẩm b́nh, kèm thêm cả thế thứ, quan tước, quê quán. Thi tập của các tác giả thời Đường không được lưu truyền ở đời phần lớn đều nhờ vào sách này mà c̣n lại đến nay).

Trên đây là định nghĩa vắn tắt về Đường thi kỷ sự trong Từ hải (hợp đính bản), Trung Hoa thư cục ấn hành, Thượng Hải, 1948. Về tác giả Đường thi kỷ sự th́ theo Đường thi đại từ điển, Giang Tô cổ tịch xuất bản xă, Thượng Hải, 1990 Kê Hữu Công tự là Mẫn Phu, thi đậu Tiến sĩ năm Tuyên Ḥa thứ 3 đời Tống Huy tông (1121), trải làm quan dưới các triều Huy tông, Khâm tông, chết khoảng đầu đời Hiếu tông (1163). Bản in mộc bản đầu tiên của Đường thi kỷ sự là do Vương Hy hiệu khắc, in năm Giáp thân niên hiệu Gia Định (1224). Bản chúng tôi dùng là bản in hoạt tự của Đỉnh Văn thư cục, Đài Bắc, 1971, in lại theo bản in mộc bản thứ hai của Đường thi kỷ sự, tức bản Trùng khắc Đường thi kỷ sự của Hồng Biền phiên khắc lại bản in của Vương Hy, in trong niên hiệu Gia Tĩnh thời Minh (1522 - 1566).

Để biên soạn về giai thoại thơ Đường th́ phải sử dụng các thư tịch cổ Trung Quốc có liên quan, loại thư tịch này tuy hiện ở Việt Nam không có nhiều và cũng không dễ t́m, nhưng người ta cũng có điều kiện để chọn lựa. Chúng tôi chọn Đường thi kỷ sự v́ hai lư do. Thứ nhất, nó mang một lượng thông tin lớn về cả thơ Đường lẫn giai thoại thơ Đường, trong đó có những thông tin ít được phổ biến và chắc chắn chưa được nhiều người Việt Nam hiện nay biết tới, như định nghĩa của Từ hải nêu trên đă ít nhiều cho thấy. Thứ hai, nó được biên soạn vào thời Tống, sử dụng được nhiều tư liệu sử sách, bi kư, gia phả, truyền thuyết... của thời Đường hơn cả, trên cả hai phương diện văn bản và tư liệu đều có nhiều cơ sở để tin cậy.

Về việc tuyển chọn và biên soạn các giai thoại, th́ hơn 80 truyện kể trong quyển Giai thoại thơ Đường này không hoàn toàn theo đúng nguyên văn và bố cục trong Đường thi kỷ sự: có những truyện cần rút ngắn hay bổ sung, được tŕnh bày lại hay giải thích rơ hơn... Chúng tôi cũng có ư thức giới thiệu các tác giả, tác phẩm mà ít người nghiên cứu thơ Đường ở Việt Nam đề cập tới, nên giai thoại về các nhà thơ nổi tiếng như Lư Bạch, Đỗ Phủ, Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Vương Bột, Dương Quưnh... chỉ được nêu phần nào hay không nêu v́ có thể nhiều người đọc đă biết. Mặc khác, quan niệm giai thoại thơ Đường phản ảnh hiện thực văn hóa - xă hội Trung Quốc thời Đường, chúng tôi rất lưu ư tới việc giới thiệu về các tác giả không phải là “trí thức” - nho sĩ thông thường, để người đọc có ư niệm rơ hơn về không gian văn hóa và bối cảnh xă hội của thơ Đường. Có lẽ cũng cần nói ngay rằng do sự cảm nhận của mỗi người về nghệ thuật nói chung và về thơ Đường nói riêng rất khác nhau, nên không thể loại trừ khả năng một số người đọc sẽ t́m thấy trong quyển sách này những câu chuyện rất tầm thường nhưng lại là các giai thoại có nhiều ư nghĩa đối với cá nhân người biên soạn, những ư nghĩa nhân sinh và mỹ học mà đáng tiếc là sự hạn hẹp trong đời sống tinh thần và sự nghèo nàn về năng lực cảm thụ lại khiến chúng tôi đánh giá cao. Các giai thoại trong quyển sách chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Bên cạnh đó, hầu hết các giai thoại thơ Đường đều có những bài thơ chữ Hán đ̣i hỏi được phiên dịch một cách nghiêm túc và chính xác. Nhưng Giai thoại thơ Đường là một quyển sách biên dịch - giới thiệu truyện kể thơ Đường phục vụ đông đảo người đọc chứ không phải là một công tŕnh phiên dịch - nghiên cứu thơ Đường dành riêng cho một vài đối tượng, nên đối với số thơ nói trên chúng tôi áp dụng một số nguyên tắc biên soạn phù hợp, cụ thể như sau:

1. Về công tác văn bản. Với yếu tố “độc bản” của nó như định nghĩa của Từ hải cho thấy, Đường thi kỷ sự có những bài thơ không thể kiểm chứng về mặt văn bản, nhưng ngoài các sai lầm hoàn toàn có thể xảy ra ở khâu biên soạn - của tác phẩm, ở đây c̣n có những sai sót nảy sinh trong quá tŕnh in ấn – của ấn bản. Nh́n chung chỉ trong những trường hợp có thể khẳng định là sai chúng tôi mới đính chính, ví dụ bài thơ của Chu Nguyên trong truyện “Thảy cháu năm xưa ngựa trúc đây”, bản in Đài Bắc năm 1971 in hai câu cuối là “Kim triêu hành mă chư đồng tử, Tận thị đương thời trúc mă tôn”, chữ hành (đi) nói trên rơ ràng là chữ trúc (tre) bị in lầm v́ sự gần gũi về tự dạng giữa hai chữ. Nhưng những chỗ bắt buộc phải và hoàn toàn có thể đính chính như vậy không nhiều, nên chúng tôi thấy không thực sự cần thiết chú thích theo cách làm thông thường để khỏi làm phiền người đọc.

Ở những bài thơ có thể đối chiếu về văn bản cũng có các trường hợp Đường thi kỷ sự chép khác với các tư liệu khác nhưng chưa có cơ sở để khẳng định là sai th́ chúng tôi coi là dị bản, và nói chung phần lớn trường hợp chúng tôi vẫn dùng văn bản trong Đường thi kỷ sự, dù rằng có khi sự khác biệt về văn bản làm thay đổi hẳn ư nghĩa câu thơ. Chẳng hạn bài Kim Lăng hoài cổ của Lưu Vũ Tích trong truyện “C̣n vảy móng thừa dùng để làm ǵ?”, nhiều tài liệu vẫn chép câu đầu là “Vương Tuấn lâu thuyền hạ Ích Châu”, song Đường thi kỷ sự chép là “Vương Tuấn lâu hang...” với chữ hang là chu + công, cũng có nghĩa là “thuyền” th́ ư nghĩa câu thơ không có ǵ thay đổi, nhưng bài Xuất tái (Lương Châu từ) của Vương Chi Hoán th́ Đường thi kỷ sự chép câu đầu là “Hoàng sa trực thượng bạch vân gian” trong khi rất nhiều tài liệu chép là “Hoàng Hà...” - giữa “Sông Hoàng Hà” và “Cát vàng” là một khoảng cách quá lớn bắt buộc người ta phải chọn lựa. Nhưng nếu đọc lại câu cuối th́ mấy chữ “Ngọc Môn quan” cho thấy không gian được miêu tả trong bài thơ là vùng biên giới phía Bắc Trung Quốc - phía trên Cam Túc, cạnh sa mạc Tân Cương, và t́nh cảm của người lính thú ở đây là buồn bă trước cảnh Cát vàng kéo dài tới tận chân trời chứ không phải là hoài vọng về sông Hoàng Hà ở phía nam. Chúng tôi chọn chữ “sa” là theo cách hiểu như vậy và trên cơ sở văn bản trong tay, c̣n việc biện luận văn bản, hiệu chỉnh đúng sai ở đây th́ không phải chỗ. Cho nên chúng tôi không chú thích về các dị bản v́ lư do như đối với các lỗi in ấn đă nêu trên kia mặc dù cũng có ư thức về công tác văn bản.

2. Về việc phiên âm. Cần nói ngay rằng ở Việt Nam trước nay đă có những công tŕnh phiên dịch thơ Đường, thậm chí phiên dịch thơ văn Lư Trần mà dùng Khang Hy từ điển, nên nhiều khi đă gán ghép những cách đọc chữ Hán thời Minh Thanh vào ngôn ngữ thời Đường ở Trung Quốc và cách đọc Việt Hán thời Lư Trần ở Việt Nam! Cách đọc Việt Hán của người Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Đường âm, mặc khác thơ Đường dĩ nhiên phải được sáng tác trên cơ sở ngôn ngữ, âm vận, thanh điệu tiếng Hán thời Đường ở Trung Quốc. Cho nên chúng tôi cố gắng phiên theo Đường âm mà trước hết là dựa vào cách đọc Việt Hán truyền thống chứ không theo Minh âm, Thanh âm mà cụ thể là không dùng Khang Hy từ điển, chẳng hạn phiên là diểu chứ không phiên là miểu (xa), hay phiên là hoàng chứ không phiên là huỳnh (vàng)...

3. Về việc phiên dịch và chú thích. Xuất phát từ mục đích giới thiệu cho người đọc những bản dịch chính xác với nguyên bản nhưng vẫn đảm bảo h́nh thức nhẹ nhàng của một quyển sách kể chuyện thơ Đường, chúng tôi không nêu ra các bản dịch nghĩa với các chú thích về từ ngữ, điển cố... mà chỉ giới thiệu các bản dịch thơ. Dĩ nhiên, các bản dịch thơ phải đảm bảo mức độ chính xác cần thiết về cả nội dung lẫn nghệ thuật, nên chúng tôi cũng cố gắng truyền đạt các yếu tố h́nh thức như thể loại, thi luật hay đảm bảo tính chất “xướng họa”... của các bài thơ được giới thiệu tới người đọc. Ngoài ra, về những chi tiết lịch sử trong các truyện kể, chúng tôi cố gắng để chính xác nhưng chỉ làm rơ trong chừng mực chúng có liên quan trực tiếp tới câu chuyện, chứ không đặt ra vấn đề chú thích, giải thích sự kiện, địa danh, nhân danh, niên hiệu... Tất cả các bản dịch thơ trong quyển Giai thoại thơ Đường này, ngoại trừ một số có chú thích rơ, đều là của chúng tôi.

Sau hết, để biên soạn quyển Giai thoại thơ Đường này, ngoài Đường thi kỷ sự, chúng tôi c̣n tham khảo một số thư tịch cổ Trung Quốc về lịch sử và văn chương, một số từ điển như Trung Quốc nhân danh đại từ điển, Đường thi đại từ điển, Đường thi giám thưởng từ điển...
Trả lời với trích dẫn