Xem bài viết riêng lẻ
  #5  
Cũ 09-12-10, 01:30 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

V.
Trong quá tŕnh biên soạn quyển Giai thoại thơ Đường mà cũng là quá tŕnh bắt đầu việc học tập thơ Đường một cách có hệ thống này, chúng tôi đă nhận được sự giúp đỡ, khuyến khích từ phía Nhà xuất bản Phụ nữ. Nhân dịp quyển sách được ra mắt người đọc, chúng tôi xin gởi tới các anh chị lời cảm ơn chân thành.

Cũng như nhiều quyển sách biên dịch thơ văn chữ Hán, quyển Giai thoại thơ Đường này chắc chắn có nhiều sai lầm, thiếu sót. Nhưng tin tưởng vào sự nghiêm khắc và hy vọng nơi sự rộng lượng của người đọc đối với những sai lầm, thiếu sót ấy, chúng tôi hoàn toàn yên tâm trên phương diện này. Chỉ có một điều làm chúng tôi day dứt là không biết đến bao giờ, chúng ta mới có những công tŕnh sưu tập và nghiên cứu các giai thoại loại này để giúp đông đảo người đọc hiểu biết và yêu mến thêm kho tàng thơ Đường luật của người Việt Nam các thế kỷ trước. Bởi v́, đó là lư do quan trọng nhất thôi thúc chúng tôi học tập thơ Đường.

1993 - 1994

(1) Trong lịch sử, triều Đường bắt đầu từ năm Vũ Đức thứ 1 (618) đến năm Thiên Hựu thứ 4 (907), nhưng trong việc phân kỳ văn học sử th́ học giới Trung Quốc thường kể gộp cả thời Ngũ đại tàn Đường gồm Hậu Lương (907 - 923), Hậu Đường (923 - 936), Hậu Tấn (936 - 946), Hậu Hán (947 - 950) và Hậu Chu (951 - 960) trước triều Tống vào, nên nhiều tài liệu tính đến năm 960.
(2) Đến thời Đường, luật thơ trong văn học viết bắt đầu được chuẩn hóa, gọi là cận thể hay Đường luật, các thể thơ thất ngôn và ngũ ngôn trước đó đều được gọi là cổ thể hay cổ phong, trên 8 câu gọi là cổ phong trường thiên. Thơ Đường luật buổi đầu vốn không phân biệt 8 câu hay trên 8 câu, đến thời Nguyên mới bắt đầu thấy chia ra thơ luật gồm 8 câu và thơ bài luật trên 8 câu. Thơ bài luật là dạng thơ luật kéo dài, cũng chỉ gieo một vần đồng thời phải đối nhau theo từng cặp ngoại trừ hai câu đầu và hai câu cuối, về sau cũng dần dần được gọi là thơ trường thiên. Ngoài những dạng trung gian như cổ phong nhập luật, thơ Đường c̣n có loại lục ngôn (6 chữ) và thể lục tuyệt (6 câu) nhưng dường như về sau không được phổ biến lắm và cũng ít thấy xuất hiện trong văn học viết Việt Nam trước đây.
Trả lời với trích dẫn