Xem bài viết riêng lẻ
  #10  
Cũ 09-12-10, 01:41 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Thơ này của Trẫm biết đưa ai xem

Đường Thái tông Lư Thế Dân làm mười bài thơ Đế kinh, bài tựa có đoạn rằng “Ta lúc việc nước nhàn rỗi, nghỉ ngơi ở văn chương, xem việc đế vương các đời, ngẫm chuyện trị b́nh trước mắt... Ngậm ngùi hoài cổ, nhớ bậc triết nhân, muốn nối phong thái Thuấn Nghiêu, bỏ tệ đoan Tần Hán. Dùng văn chương đẹp đẽ, đổi lời lẽ mơ màng, cốt ở ḷng người, chẳng phải là khó. Cho nên nếu xem văn giáo ở sáu kinh, xét vơ công nơi bảy đức, đài gác xa nơi nước lửa, vàng đá ḥa với thần người, giữ mực chỗ trung ḥa, không rơi vào phóng đăng th́ ng̣i rănh đủ vui cần ǵ sông biển, gác Lân đủ ngắm cần ǵ núi g̣, người trung đủ giao tiếp cần ǵ thần tiên, kinh đô đủ dạo chơi cần ǵ tiên giới? Nếu lại bỏ quả t́m hoa, phóng tâm theo ư, làm loạn đạo lớn th́ bậc quân tử lấy đó làm điều xấu hổ. V́ vậy làm thơ Đế kinh để nêu rơ ư nguyện về văn chương nhă chính mà thôi”.

Đương nhiên, một ông vua như Lư Thế Dân phải hướng văn nghệ vào những con đường có lợi hay ít ra là vô hại đối với quyền lực của vương triều, đây là yếu tố quy định tính mục đích rất minh bạch của bài tựa nói trên. Có điều phía trên (hay phía sau) cái ư thức dùng văn nghệ phục vụ chính trị ấy vẫn có một điểm khả thủ, đó là theo tác giả, văn chương phải v́ thế đạo, thi sĩ phải vị nhân sinh. Và hăy xem cái nhận thức về thế đạo và nhân sinh của ông vua có được giang sơn nhờ thanh gươm yên ngựa này qua bài thơ Nhược liễu minh thu thiền (Ve thu kêu trên liễu yếu):

Tán ảnh ngọc giai liễu,
Hàm thúy ẩn minh thiền.
Vi h́nh tàng diệp lư,
Loạn hưởng xuất phong tiền.

(Bóng liễu qua thềm ngọc,
Ve kêu sắc biếc tràn.
Nhỏ nhoi nằm dưới lá,
Trước gió giọng ran ran).


Nh́n từ phương diện nghệ thuật, đây cũng là một bài thơ hay. Nhưng tiếng ve ran trước gió theo bóng liễu phất qua thềm ngọc kia vẫn có một cái ǵ đó không bền vững, nhất thời và mong manh. Dường như Lư Thế Dân trị v́ mà không làm chủ được thế đạo và nhân sinh trong cương giới của Đường triều. Hăy thử đọc thêm một bài nữa, bài Bạch nhật bàng tây sơn (Mặt trời trắng cạnh non tây):

Hồng luân bất tạm trú,
Ô phi khởi phục đ́nh.
Nham hà tiệm tiệm lạc,
Khê âm thốn thốn sinh.
Hoắc diệp tùy quang chuyển,
Quỳ tâm trục chiếu khuynh.
Văn yên hàm thụ sắc,
Thê điểu tạp lưu thanh.

(Vầng đỏ chẳng thôi chuyển,
Bóng ô đâu ngớt bay.
G̣ cao màu ráng lịm,
Suối biếc bóng râm dài.
Lá đậu xoay theo ánh,
Hoa quỳ nghiêng hướng tây.
Cây chiều in sắc khói,
Chim ngủ rộn theo bầy).


Bài thơ không chỉ đơn giản nhằm tả cảnh mặt trời lặn sau non tây, v́ đối với một ông vua như Lư Thế Dân, việc chọn một đề tài như vậy c̣n là một cuộc tự trắc nghiệm về tri thức và tinh thần, một sự tự thử thách về quyền uy và tâm lư. Và cũng tương tự như trong bài Nhược liễu minh thu thiền tả tiếng ve mùa thu, bài Bạch nhật bàng tây sơn tả mặt trời phía tây này là một thành công của Lư Thế Dân thi sĩ nhưng là một thất bại của Đường Thái tông hoàng đế. Tại chỗ giao thời trên ṿng tuần hoàn ngày đêm của tự nhiên - ngoại giới nói trên, con mắt của ông vua sáng nghiệp Đường triều quả cũng kịp bắt gặp được ḷng trung thành của cánh hoa quỳ luôn hướng theo ánh nhật. Nhưng rơ ràng đóa hướng dương cô độc ấy vẫn bị ch́m lấp giữa những ánh chiều bóng râm, những tiếng chim sắc khói cứ tràn ra khi nắng tắt, và hoàn toàn không giữ được cho mặt trời không rơi xuống sau non tây... Dường như một khi đối diện với tạo vật và tự ngắm vào ḷng ḿnh, người đứng đầu của quốc gia, vị chúa tể của Đường triều này đều cảm thấy bất an, bất lực trước một cái ǵ đó không thể nắm bắt và nhận thức, không thể làm chủ và chế ngự. Có lẽ đây là chỗ bắt đầu của những thất bại tại ngai vàng và cô đơn trong quyền lực, cố nhiên là của mọi ông vua.

Có một lần Đường Thái tông làm thơ theo thể Cung từ rồi sai văn thần là Ngu Thế Nam họa. Thế Nam nói “Bệ hạ làm thơ rất hay, song đó không phải là thể thơ nhă chính. Người trên mà yêu thích, kẻ dưới sẽ làm quá. Thơ này mà truyền ra, văn phong trong thiên hạ sẽ rối loạn, thần thật không dám phụng chiếu”. Về sau Thái tông làm một bài thơ ghi lại về việc phế hưng thời cổ, làm xong lại than rằng “Chung Tử Kỳ chết th́ Bá Nha không gảy đàn nữa. Thơ này của trẫm biết đưa ai xem”, rồi ra lệnh cho Thế Nam đốt đi.

Chủ trương làm thơ nhă chính v́ nhân sinh và cho thế đạo, Lư Thế Dân đă phải nhượng bộ quan niệm chính thống đương thời khi Ngu Thế Nam không chịu họa thơ ngự chế. Nhưng ngay cả với những bài thơ nhă chính, ông vua thi sĩ này cũng có những lúc thấy ḿnh thất bại tại ngai vàng và cô đơn trong quyền lực. Và đó không phải là điều hài hước, v́ khám phá đời sống bằng tư duy nghệ thuật, người ta sẽ nhận ra được một chân lư, là thế đạo và nhân sinh tự chúng đều vượt ra khỏi phạm vi nhận thức của mọi vua chúa cũng như quyền lực của mọi vương triều.
Trả lời với trích dẫn