Xem bài viết riêng lẻ
  #12  
Cũ 09-12-10, 01:44 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

Đêm đêm khí vẫn xông trời đất

Long Tuyền là một thanh kiếm báu đời cổ ở Trung Quốc. Tương truyền đời Tấn Huệ đế, Quảng Vũ hầu Trương Hoa thấy khoảng giữa sao Đẩu và sao Ngưu có khí màu tía, nghe nói người Dự Chương là Lôi Hoán giỏi về cái học tinh vĩ thiên tượng, bèn gọi tới hỏi. Hoán nói “Đó là khí tinh hoa của kiếm báu ở Phong Thành xông lên trời vậy”. Trương Hoa nhân đó cử Hoán ra làm Huyện lệnh Phong Thành, sai t́m kiếm báu. Hoán tới Phong Thành, cho đào ở nền ngục thất được một cái ḥm đá, bên trong có hai thanh kiếm, đều có khắc tên, một đề Long Tuyền, một đề Thái A, lấp lánh mờ mắt. “Thanh kiếm Long Tuyền” về sau trở thành một văn liệu phổ biến trong văn chương chữ Hán để ví với tài năng, phong thái của người anh hùng, nhưng ít khi câu chuyện về thanh kiếm này lại trở thành một đề tài sáng tác như trường hợp bài Cổ kiếm ca của Quách Nguyên Chấn.

Quách Nguyên Chấn (Tân Đường thư chép là Quách Chấn, đây theo Cựu Đường thư) là người Quư huyện thuộc Tử Châu, thiên tư hùng mại. Năm 18 tuổi (có sách chép là 16 tuổi) thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ). Ra làm Huyện úy Thông Tuyền, xử đoán công việc ngang tàng hào hiệp, không câu nệ theo tiểu tiết pháp luật. Vũ hậu biết được, triệu về hạch hỏi. Đến khi tṛ chuyện, thấy là người lạ, bèn hỏi tới văn chương trước tác lúc b́nh nhật, Nguyên Chấn dâng bài Cổ kiếm ca (có sách chép là Bảo kiếm ca), toàn văn như sau:

Quân bất kiến: Côn Ngô thiết dă phi viêm yên,
Hồng quang tử khí câu hách nhiên.
Lương công đoàn luyện phàm kỷ niên,
Chú đắc bảo kiếm danh Long Tuyền.
Long Tuyền nhan sắc như sương tuyết,
Lương công ta tư thán kỳ tuyệt.
Lưu ly ngọc hạp thổ liên hoa,
Thác lũ kim hoàn sinh minh nguyệt.
Chính phùng thiên hạ vô phong trần,
Hạnh đắc dụng pḥng quân tử thân.
Tinh quang ảm ảm thanh xà sắc,
Văn chương phiến phiến lục quy lân.
Phi trực kết giao du hiệp tử,
Diệc tằng thân cận anh hùng nhân.
Hà ngôn trung lộ tao khí quyên,
Linh lạc phiêu linh cổ ngục biên.
Tuy phục trầm mai vô sở dụng,
Do năng dạ dạ khí xung thiên.

(Anh chẳng thấy: Sắt tốt Côn Ngô bay khói nóng,
Ánh hồng hơi tía đều rát bỏng.
Thợ hay rèn luyện mấy năm liền,
Đúc được kiếm báu tên Long Tuyền.
Long Tuyền màu sắc như sương tuyết,
Thợ hay tấm tắc khen kỳ tuyệt.
Bao ngọc lưu ly nảy hoa sen,
Khâu vàng chạm trổ sáng ánh nguyệt.
Gặp khi thiên hạ lặng phong trần,
May được quân tử dùng pḥng thân.
Thân rắn sống xanh màu lóng lánh,
Văn rùa lưỡi chớp vảy linh lung.
Nếu chẳng kết giao cùng hiệp khách,
Cũng từng thân cận với anh hùng.
Sao nói giữa chừng bị bỏ vứt,
Rơi rụng phiêu linh cạnh ngục thất.
Tuy bị vùi chôn chẳng được dùng,
Đêm đêm khí vẫn xông trời đất).


Vũ hậu xem xong rất khen ngợi, truyền đưa cho bọn Học sĩ Lư Kiều đọc. Từ đó Nguyên Chấn bắt đầu được trọng dụng, dần làm tới Tể tướng (Thượng thư bộ Lại), kế ra làm Đại Tổng quản quân Sóc Phương rồi về triều làm Thượng thư bộ Binh, oai danh lừng lẫy. Thời Đường Minh hoàng được phong là Đại quốc công, sau có lỗi bị giáng, kế được phục chức Tư mă rồi chết. Về sau Đỗ Phủ qua ngang nhà cũ của Quách, có làm thơ rằng:

Tráng công lâm sự đoán,
Cố bộ thế hoành lạc.
Cao vịnh Bảo kiếm thiên,
Thần giao phó minh mạc

(Hào hùng gặp việc không câu nệ,
Ngoái lại vết xưa thầm gạt lệ.
Cao giọng ngâm bài Bảo kiếm ca,
U minh kết giao cảm tri kỷ).


Về câu “Thần giao phó minh mạc” trong bài Quá Đại công cố trạch trên đây, Đường thi kỷ sự chú rằng: Nguyên Chấn có hai câu thơ rất hay là “Cửu thú nhân thiên lăo, Trường chinh mă thiểu ph́” (Người già năm viễn thú, Ngựa ốm lối trường chinh). Tương truyền Nguyên Chấn ngụ trong núi, đêm thấy một người mặt to như cái mâm hiện ra dưới đèn bèn viết hai câu thơ nói trên vào trán, người ấy biến mất. Hôm sau xuất hành, thấy một cây to có vết như cái vành tai, hai câu thơ ghi ở chỗ ấy, mới biết là quỷ thần tới nghe thơ!

Mặc dù đường công danh cũng gặp nhiều chuyện không may, Quách Nguyên Chấn vẫn có một kết cục nh́n chung khá trọn vẹn. Song được dùng th́ làm quan, không được dùng th́ giữ chí, người ấy đă hiện ra qua thơ ấy rồi. Bài Cổ kiếm ca với hai câu “Nếu chẳng kết giao cùng hiệp khách, Cũng từng thân cận với anh hùng” đă cho thấy một tài thức hào mại hơn đời, và với hai câu cuối “Tuy bị vùi chôn chẳng được dùng, Đêm đêm khí vẫn xông trời đất” th́ một thiên tư cứng cỏi không chịu khuất phục nghịch cảnh đă hiển hiện. Cho nên thân làm Tể tướng, tước tới quốc công, vào triều ra trấn lừng lẫy tiếng tăm, trở thành bậc danh thần một thời, cũng có ǵ là lạ đâu?
Trả lời với trích dẫn