Xem bài viết riêng lẻ
  #22  
Cũ 15-12-10, 03:01 PM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.804
Thanks: 45.829
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

21- (KTNN 100, ngày 15-01-1993)
Tại sao lại nói "ngày tư ngày tết" và “tư niên" (là quanh năm). Hai tiếng "tư” này có liên quan ǵ với nhau hay không?

AN CHI: Hán ngữ có một từ ghi bằng chữ 玆 , mà âm Hán Việt là tư, có nghĩa là năm, là mùa. Mathews' Chinese-English Dictionary (p.1023. ch.6935) giảng là: "A year, a season”. Sách Lă thị xuân thu có câu: “Kim tư mỹ ḥa, lai tư mỹ mạch” nghĩa là mùa này tốt lúa gạo, mùa tới tốt lúa ḿ. V́ nó cùng một trường nghĩa với tết nên người ta đă ghép nó với từ này thành tư tết, rồi lại xen ngày vào mà nói thành ngày tư ngày tết.

C̣n tư trong "tư niên” th́ lại không liên quan ǵ đến tư trong "ngày tư ngày tết" cả. Nó là tư trong tư bề, tư mùa, nghĩa là một biến thể ngữ âm của tứ là bốn. Tư bề là bốn bề, nghĩa là mọi phía; tư mùa là suốt bốn mùa, nghĩa là quanh năm. Sự di chuyển tự nhiên và hợp lư từ bốn sang mọi, sang quanh trong nghĩa của tư bề, tư mùa đă dẫn đến cách hiểu sai lệch rằng tư có nghĩa là quanh, là khắp, là cả, v.v.. Với cách hiểu sai lệch này, người ta đă nói tư niên mà hiểu là quanh năm.
Trả lời với trích dẫn
The Following User Says Thank You to phale For This Useful Post:
hoatigon208410 (15-12-10)