Đôi lời chia sẻ
Tôi rất thích tranh và tượng tạc, có lẽ v́ chẳng có kiến thức về nghệ thuật hội họa nên tôi xem nhiều tranh nhưng lại thích thú với quá ít tranh. Có những bức tranh thật tươi, thật đẹp và rất thật như một bức ảnh chụp nhưng tôi lại cho rằng như vậy th́ ngắm ảnh chụp chẳng hay hơn sao?
Đây cũng chỉ là một ư nghĩ riêng ḿnh chứ tôi không hề dám chê tranh của bất cứ ai, chê sao được khi mà tôi chẳng có một chút kiến thức ǵ về hội họa kia chứ! Nói ra thật bất tiện nhưng thực sự tôi ngắm tranh theo cái nh́n khá là cổ lỗ sĩ : “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Nghĩa là tôi thưởng thức cái duyên của tranh, sức truyền cảm của tranh. Tôi ví điều đó như cái khí độ của bậc mày râu; cái hạnh, cái duyên thầm của người con gái.
Thực ra tôi có t́m ảnh trên Google và có “đánh cắp” một ít tranh tôi thích với mục đích nhờ tranh tạo thêm cộng hưởng cảm xúc với cái mà tôi gọi là thơ của tôi. Tuy nhiên tranh của họa sỹ Ái Lan đều là những bức tranh tôi rất thích nhưng lại thiên về nữ, đó cũng là điều khiến tôi khó minh họa cho tâm tư nam giới của ḿnh. Thôi th́ lưu lại để ngắm vậy.
Nhiều lần ngắm tranh của hoa sỹ Ái Lan để tự t́m hiểu v́ sao ḿnh lại thích những bức tranh này, tôi khám phá ra một điều: đó là phối cảnh của những bức tranh. Họa sỹ Ái Lan đă dùng nhiều ton màu cho nhiều bức tranh khác nhau, những ton màu chị dùng cho dù màu mạnh hay yếu đều có một sự hài ḥa trong phối cảnh; không ḷe loẹt mà cũng không u ám, không nặng nề đến trầm mặc nhưng vẫn đủ cho người thưởng thức nhận ra cái lắng đọng của không gian, thời gian... Đủ để làm nổi bật cái hồn nhân vật trong tranh.
Từ người phụ nữ đơn sơ trong chiếc áo bà ba cho đến người con gái ôm đàn tỳ bà là hai ton màu rất ngược nhau, một nhẹ và một mạnh, nhưng tất cả đều hài ḥa đến nhẹ nhàng để nổi bật nét đài cát, kiêu sa của nhân vật, và chừng như đâu đó lẩn khuất nét trầm tư...
Ở bức tranh thứ 3, bức tranh người c̣n gái và chim bồ câu. Người thưởng thức dể dàng nhận ra sự trẻ rung của người con gái trong tranh. Cho dù cô gái không được “chải chuốt” với những mắt ngọc mày ngài... nhưng người ta vẫn nhận ra nét trẻ trung, đài cát của nhân vật trong vóc dáng cách điệu thật thanh tao.
Trên tay người con gái ấy là chim bồ câu, một biểu trưng cho t́nh yêu thương con người. Ton màu cũng tươi trẻ hơn. Có cái ǵ đó chừng như chan ḥa, tỏa khắp th́ phải. Tôi cho rằng đây là ư nghĩa yêu thương cuộc sống mà người họa sỹ muốn thông điệp trong tranh. Có lẽ... có lẽ mái tóc trải đầy của người con gái gây cho tôi cái cảm nhận chan ḥa, tỏa khắp th́ phải!
Nếu thơ và họa quả là có cùng một mối giao ḥa th́ tôi lại t́m thấy sự giao ḥa đó giữa ḍng thơ Sonata và ḍng tranh của họa sỹ Ái Lan, cũng tinh tế, kiêu sa mà lắng đọng nhẹ nhàng, lẩn khuất nét tâm tư... Nói như Sonata là: "... có chút ǵ như là kiêu hănh len qua nỗi buồn bay lên giữa thinh không..." nghe thật chừng như chính xác hơn!
Dù sao đây cũng chỉ là cảm nhận, nếu có điều chi không đúng th́ cũng chỉ là cảm nhận của “kẻ ngoại đạo”. Mong Sonata và họa sỹ Ái Lan miễn thứ.
17-12-2010
Phieuvan_Thlangdu
Lần sửa cuối bởi Phieuvan_Thlangdu; 17-12-10 lúc 11:56 AM
|