Năm Tư nói chuyện chuột
NĂM TƯ NÓI CHUYỆN CHUỘT
Nhân dịp xuân Mậu Tư đang về, VMT xin gởi đến hầu quư vị phiếm luận do ông ngoại vợ của VMT viết cách đây 12 năm và đăng trên tờ TIN THƯ của Hội đồng hương Quảng Nam tại hải ngoại. VMT có hiệu đính vài câu để phù hợp với thời cuộc. Kính mong hương hồn ông anh linh đoái nhận. Kính chúc quư vị có những phút giây thư giăn.

Tiếng “ủn ỉn” nghe xa dần th́ tiếng “chút chít” nghe rơ thêm…Nửa đêm giờ Tư canh ba… Hợi là đuôi, Tư là đầu trong thập nhị chi, vạn vật khởi đầu từ Tư là thế.
Chàng và nàng đang thời kỳ t́m hiểu nhau (mà người ta gọi là “chim chuột” nhau) bèn t́m đến thầy mu rùa nhờ xem tuổi hai đứa có hợp nhau không, nếu nhằm “tứ hành xung th́ đành phải dang dở. Thầy hỏi tuổi đoạn x̣e tay bấm đốt và lẩm nhẩm: Tư, Th́n, Thân… Thầy reo lên: Tam hợp, tốt, được đấy! Thế là bốn mắt nh́n nhau, cùng cười.
Với học vị “Kỹ sư địa chất”, chàng chắc mẫm phen này “chuột sa hũ nếp”. Nào đâu ngờ chuyện “đầu voi đuôi chuột”, chẳng bao lâu th́ bị “ḷi đuôi chuột”. Th́ ra chàng chỉ là “Kỹ sư đào mỏ”. Buồn thay cho nàng.
Chuột là loài sinh vật có nhiều loại: chuột đồng, chuột cống, chuột chù, chuột bạch, chuột hôi, chuột nhắt… nhưng có khi không phải dzậy. Như dưa chuột, pháo chuột, hoặc con chuột (starter) trong bộ bóng đèn huỳnh quang (néon) để khởi động th́ mới thắp sáng được, con chuột (mouse) trong bộ máy điện toán. Cơ bắp trên cánh tay của các chàng trai cũng được gọi là con chuột. Trong trường hợp bị căng cơ, vọp bẻ th́ người ta nói “chuột rút”. Thôi th́ đủ thứ, đủ loại chuột.
Ở thôn quê, người ta tôn xưng CHUỘT là ông TƯ, có lẽ để lấy ḷng chuột đừng phá hoại mùa màng. C̣n các cô, các cậu chán đời th́ t́m đến “thuốc bă chuột” để lên chuyến tàu suốt về miền âm cảnh…báo hại cha mẹ, người thân chạy sốt vó như “đàn chuột vỡ tổ”.
Nói cho tiêu tội, chuột phá hại mùa màng, gây bệnh dịch hạch – dịch chuột; nhưng xét trên nhiều mặt, chuột vẫn có ích. Chẳng hạn trong lĩnh vực y khoa và dược phẩm, người ta thường thử nghiệm trên chuột trước khi thử nghiệm trên người. Ngành khoa học không gian, chuột cũng được đưa vào vệ tinh thám hiểm, trước khi con người bước lên con thuyền vũ trụ. Trong truyền tin, truyền thông, một cú nhắp chuột là mở ra cả kho tàng kiến thức qua màn h́nh của máy điện toán.
Thịt chuột, nhất là chuột đồng ăn toàn thóc, ngon đáo để. Chả thế mà miệt các tỉnh miền Tây, chợ nào cũng có bán chuột nhốt trong các lồng lớn chưa hàng trăm con. Trong các trại tù, thịt chuột là nguồn “protein” hiếm quư và được nhiều bạn tù chiếu cố dài dài. Ngày xưa, các vua chúa bên Tàu nuôi chuột bạch cho ăn toàn sâm rồi làm thịt chuột ăn cho bổ béo, xem như một thứ thuốc đại bổ.
Về văn hóa, chuột góp phần phong phú. Nào tranh chuột, đám cưới chuột… C̣n bài đồng dao sau đây hầu như các em nhi đồng nào cũng thuộc:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.
Trong ngụ ngôn có chuyện Hội Đồng Chuột họp bàn phương cách chống mèo nhưng khi mới nghe thấy tiếng “meo meo” đă bỏ chạy tán loạn, không có chuột nào dám xung phong “cột chuông vào cổ mèo” để báo động khi mèo đến ŕnh bắt chuột. Có chuyện ông quan nọ có tính tham lam đă la rầy vợ sao không nói ông ta tuổi Sửu khi một cấp dưới hối lộ “con chuột vàng” sau khi dọ hỏi tuổi quan lớn.
Nhiều người rất ghét chuột, nhất là phái đẹp, hễ thấy chuột là la toáng lên, nhảy tót lên ghế, sợ chuột rúc… (Phải chăng do ảnh hưởng của câu ca dao: Con gái mười bảy, mười ba, đêm nằm với mẹ chuột tha mất l…?). Nhưng cũng có người yêu thích chuột v́ tiếng chuột rúc là một trong ba điềm lành báo trước sắp có quà, có lộc bất ngờ:
Thứ nhất đom đóm vào nhà
Thứ hai chuột rúc, thứ ba hoa đèn…
Con chuột Mickey của Walt Disney trong các phim hoạt họa đă đưa ông Disney lên đỉnh vinh quang và trở thành tỷ phú.
Đừng tưởng chuột ngu đần. Hăy nghe vài câu trong bài hát Chuột Cắp Trứng mới thấy óc thông minh của chuột: “Chú chuột cắp trứng ra không biết làm sao kéo đi. Bèn gọi chú khác vô, chú bày mưu khó ǵ. Anh nằm ngữa bốn chân lo gh́ ôm trứng đi. Tôi th́ cắn cái đuôi kéo anh về hang tức th́…”. Hướng Đạo Sinh cũng có bài hát về chuột. Hát hoài, hát măi bài vẫn c̣n dài. Càng hát nhanh càng tập luyện cách tính nhẩm…
“Một con chuột là một cái đuôi, hai tai hai mắt, một cái đầu và bốn cái chân, t́nh tính tang. Hai con chuột là hai cái đuôi, bốn tai bốn mắt, hai cái đầu và tám cái chân, t́nh tính tang….”
Lại nữa, chuột cũng rất có nghĩa. Được cọp tha mạng sống, về sau cọp mắc lưới bẫy. Cả họ hàng nhà chuột kéo nhau ra cắn lưới cứu cọp thoát nạn chạy về rừng.
Chuyện chuột c̣n rất nhiều, kể ra e mất thời gian của quư vị, nên chỉ xin kể thêm một loài “nửa chim, nửa chuột”. Đó là con dơi, khi bay như con chim, khi đậu như con chuột. Dơi biểu hiện cho PHÚC. Người Hoa thường chạm h́nh dơi vào kèo nhà, cột nhà.
Đầu xuân dông dài đă khá nhiều. Trước khi dừng, xin chúc bà con, bạn bè trọn năm Tư được lanh lẹ, thông minh và hữu ích như CHUỘT. Nhưng hăy tránh xa những thói xấu của chuột như đục khoét, gặm nhấm… gây tổn hại hoặc tổn thương cho người này người nọ. Suốt năm Lợn cắn nhau kêu “eng éc”, nay năm Chuột nhất định cùng cười “rúc rích” bên nhau…
PS: Bài này đăng lâu rồi, thấy cả nhà nói về chuột thi đưa ra lại thôi.
http://blogtiengviet.net/VeMienTrung...uyar_n_chuar_t
|