Xem bài viết riêng lẻ
  #12  
Cũ 25-12-10, 05:01 AM
Phieuvan_Thlangdu Phieuvan_Thlangdu đang ẩn
Banned
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Bài gửi: 43
Thanks: 59
Thanked 170 Times in 42 Posts
Mặc định

Quote:
1- Thực sự đọc xong mà choáng váng .


@ Chú PV . Chú có thể không để tâm đến lời G nói . V́ ít ra G thuộc thế hệ gần như là nhỏ tuổi nhất của NV. Lẽ ra G chỉ im lặng để mà theo dơi mấy đề tài như thế này , v́ xét ra hiểu biết của G so với mọi người c̣n nông cạn lắm .
(trích Hoatigon)
Chào cháu Hoatigon
Trước hết phải công nhận cháu đoán đúng, nếu không phải cháu cho biết cháu thuộc thế hệ nhỏ nhất ở NV th́ chú chắc không trả lời, hoặc chú sẽ hỏi ngược lại cháu về những luận cứ mà cháu cho là chú làm và cháu trả lời trước.

Lư do:
- Vấn đề chú đặt ra là gửi đến BĐH Nguyệt Viên chứ không cho mọi người. Nhất là sự việc đă khép lại qua trao đổi giữa chú và người thay mặt Nguyệt Viên, cô Phale.
- Những câu cháu hỏi chú, trong đó có nhiều câu không có cơ sở, hoặc ngộ nhận về khái niệm nên chú không có nghĩa vụ trả lời. (nhưng ở đây chú sẽ nói luôn cho cháu chứ không đặt ngược câu hỏi)

Chú trích từng phần theo thứ tự để cháu tiện nắm bắt nhé. (Chú mạn phép đánh số từng đoạn trích để tiện tham khảo nếu cần nhắc đến cháu Hoatigon nhé.)



Quote:
2- Nhưng chú ạ . Người ta nói :
" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau .."
(trích Hoatigon).
Cháu rất đúng khi trích dẫn lời nói dân gian này. Chú cũng muốn cháu chỉ giúp chú lời nói nào trong “Đôi Điều Băn Khoăn” và “Đây Là Đề Nghị Của Tôi” mà chú ngại “phải bỏ tiền mua” không?

Nhớ đừng trích phần chú trao đổi cùng cô Phale nha cháu. Nếu trích phần đó th́ chú lại phải trích phần trả lời của cô Phale để cháu thấy rơ là cô Phale và chú đang trao đổi là vấn đề học thuật, trong đó chú sẽ phải phân tích ít nhiều mặt nào của lời trao đổi. Tranh luận học thuật không có sự xoa xuê đâu cháu.
Điều này nếu cháu muốn th́ chú cũng phải làm, nhưng thực sự là chú không muốn bới lại chuyện mà có lẽ cả chú và cô Phale đều đă hiểu.



Quote:
3- G là người ngoài cuộc . Nhưng khi đọc xong lại thấy khó tiếp thu quá . Nếu đặt G vào vị trí của BQT th́ không biết G sẽ xử lư thế nào đây . (trích Hoatigon)
- Cháu cứ chỉ giúp chú đoạn nào khó tiếp thu, và v́ so khó tiếp thu, chú sẽ giải thích.
- Khi nào cháu làm BQT th́ sẽ tự biết xử lư ngay mà, chẳng có ǵ lớn lao lắm đâu. Cháu đừng lo.



Quote:
4- Công nhận . Chú viết hay . Và cũng hiểu biết rất nhiều . G có đọc qua một số bài của chú . Những lời đóng góp của chú thật sự rất có ích trong quá tŕnh diễn đàn đang xây dựng thế này . Nhưng cũng không nên v́ thế mà làm mất ḥa khí giữa mọi người với nhau, chú ạ .

Chú đưa ra thắc mắc - và được mọi người xác nhận thắc mắc đó là có cơ sở - và cũng khá hợp lư đấy chứ . Nhưng cái thứ nhất : là cách nói của chú hơi gây phản cảm một chút . Mưa dầm thấm lâu mà . Chớ cứ ào ào lại dễ trôi . Thứ hai nữa là chú không đưa ra giải pháp để giải quyết . Đă góp ư th́ góp đến tận cùng chứ nhỉ . Ờ .. đó . Thế mới là cái gây tranh căi ...
(trích Hoatigon)
- Trước hết chú cám ơn cháu Hoatigon đă đọc bài viết của chú và có lời khích lệ. Nhưng không biết sao lại mất ḥa khí nhỉ? Chú không nghĩ là cứ phải khen nhau mới có ḥa khí, c̣n tranh luận có tính phản biện nhau lại là mất ḥa khí. Mặt khác, mất ḥa khí hay không cũng tùy theo tâm thế mỗi người nữa cháu ạ. Chú nhắc lại tranh luận học thuật không có sự xoa xuê, thỏa hiệp v́ ngại ngần điều chi đó.

- Không biết cháu trích “mưa dầm thấm lâu” để rồi kết luận “Chớ cứ ào ào lại dễ trôi” với ư nghĩa ǵ? Không biết có phải ư cháu là hôm nay đề nghị điều a, mai kia kiến nghị điều b, và cứ như thế, mốt nọ là ư kiến điều c.... C̣n chú th́ đưa vấn đề ra nhiều quá (?).

Nói với cháu rằng: Chú luôn đánh giá cao những bài viết có lập luận phân tích cho những bài mang tính nghị luận. “Đôi Điều Băn Khoăn” không thể chỉ viết tôi đề nghị thế này v́ thấy thế kia hợp hơn. Chú phải chỉ rơ ra cái mà ḿnh cho rằng sai hoặc đúng cháu ạ. (hy vọng trả lời này đúng điều cháu hỏi).

Đă góp ư th́ góp đến tận cùng chứ nhỉ .”. Cháu nói đúng! Ngay như chỉ băn khoăn mà chú c̣n chỉ ra những cái chú thấy rằng chưa hợp lư, trong đó đă ngầm đề nghị giải pháp rồi đó.
Ví dụ điển h́nh:
- Đọan chú nói về cái thú chơi thơ Đường... (có hàm ngôn lời đề nghị đấy cháu).
- Đọan chú nói về bài thơ tứ tuyệt Quá Hải Vân Sơn (có cả phân tích)
- Đoạn chú nói có 2 cụm từ: Tạp ghi và Blog. (cháu đọc lại giúp chú với)

C̣n nếu phải đi đến tận cùng bằng một kiểu khác th́ chú hoàn toàn không nghĩ đến. Nên nhớ rằng góp ư là nhận thức của bên góp ư. Chấp nhận hoặc không là nhận thức của bên nhận góp ư. Hai bên này có khi cùng nhận thức, có khi khác nhận thức. Mặt khác, chưa kể v́ lư do a, b, c, d ǵ đó mà bên góp ư hay bên được góp ư biết ḿnh không hợp lư nhưng vẫn cứ phải bảo vệ ư ḿnh th́ sao nào? Vậy điểm nào là đến cùng đây?
(Chú nói điều này có chứng cứ chứ chẳng nói suông đâu, nhưng chú mà đưa ra là lùm xùm nhiều lắm đó)

* Chú nghĩ cháu ngộ nhận khái niệm tranh luận với tranh căi rồi.
Chú có thể nói tính khái quát giữa tranh luận và tranh căi cho cháu thế này:
-Tranh luận: Dựa trên lư lẽ, có chứng minh, có phân tích lời nói hay sự việc... Tranh luận vẫn có mổ xẻ, công nhận lẫn công kích vào lư lẽ, lập luận của nhau để vạch ra cái sai, cái đúng của cả hai bên.
Tranh căi: Chỉ nói cái ḿnh cho là đúng chứ không có lập luận, dẫn chứng biện minh cho cái đúng hay cái sai của bên nào...
- Căi nhau (căi lộn): Mạnh ai nấy nói, không cần lư lẽ, đúng sai. Thậm chí nói bậy, nói cho bằng được, miễn sao đối phương bỏ cuộc là đạt yêu cầu.



Quote:
5- G đọc những định nghĩa mà cô PL đă cất công sưu tầm được ở trên NET . Và .....
..... Chúng đều có cảm xúc - khen - chê - buôn chuyện - mắng mỏ - bất b́nh ... hay bất ḱ một cái ǵ đó . Người ta thể hiện cảm xúc của ḿnh trong đó mà . Chẳng nhẽ phải tránh cái thô tục tầm thường mới có thể được coi là văn ? Nhưng cái ǵ mới là tầm thường trong cuộc sống này , hở chú ?
(trích Hoatigon)]
Văn học không có từ ngữ nào cấm kỵ cháu ạ. Một trong muôn vàn ví dụ để cho cháu dễ hiểu:
- Trong một tiểu thuyết có nhân vật “anh chị xóm lẻ”, nhân vật này thường buông tiếng chưởi thề hoặc hơn thế nữa. Như vậy, tiếng chưởi thề nằm đúng văn cảnh th́ vẫn là văn học, nhưng văn học đó chính là tinh cách của nhân vật kia trong cuốn tiểu thuyết nọ tạo thành cái tổng ḥa của cuốn tiểu thuyết chứ không phải tiếng chưởi thề là văn học.

Hay một ví dụ khác: Như các ví dụ của chú trong bài chủ đề mà nâng lên văn học th́ nó trở nên tầm thường đến buồn cười. Tuy nhiên, nếu không không cho nó là văn học th́ nó vẫn giá trị là nó, cho dù nó không hay ho ǵ nhưng không tầm thường.

Tóm lại: Sự tầm thường không v́ bản chất sự việc, sự vật mà chính là sự vượt quá xa giá trị thật một cách không chính đáng của bản chất đó. Muốn biết một cái ǵ đó có tầm thường hay không luôn đ̣i hỏi có sự so sánh. Ví dụ: Một đội bóng ưu hạng mà lọt vào một cầu thủ tệ, không làm tṛn vai tṛ th́ chính năng lực chuyên môn cầu thủ ấy tầm thường. Thế nhưng, cũng cầu thủ ấy đưa vào một đội bóng tệ hại th́ anh ta lại không tầm thường với khán giả của đội bóng ấy và chính đội bóng ấy. Nói nôm na là “thằng chột làm vua xứ mù”.

Cháu hỏi về sự tầm thường trong cuộc sống th́ quá lớn và quá rộng rồi. Như vậy là đi quá xa đề tài rồi cháu ạ. Tuy vậy những điều chú vừa nói trên hy vọng cháu cũng có một khái niệm nào đó về sự tầm thường.



Quote:
6- Người ta dạy học sinh học văn là để dạy cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, để mà nói lên suy nghĩ của ḿnh như thế nào cho đúng . Giả dụ như để chỉ cái chết người ta có biết bao nhiêu từ khác nhau để nói . Và dạy là dạy cách sử dụng những từ ngữ đó cho đúng hoàn cảnh . Và cái trường Đại Học Văn như chú nói kia là để cho những người đam mê với ngôn từ có thể tiếp tục đam mê . Bất ḱ cái ǵ ḿnh có thể học, th́ không là phí đâu chú ạ . Không bao giờ . (trích Hoatigon)
Nghĩ như cháu về dạy văn chỉ nhằm dạy ngôn ngữ giao tiếp cũng phần nào đúng. Nhưng thật sự “Ngôn ngữ Văn” và “Ngôn ngữ Giao tiếp” có một khoảng cách xa đấy cháu ạ. Cháu cứ thử nghĩ nếu cháu chuyện tṛ cùng ai đó mà người ấy cứ dùng các h́nh ảnh để hàm ư, hàm ngôn; dùng các phép mỹ từ pháp như hoán dụ, ngoa ngữ, thậm xưng, so sánh... như viết văn th́... chắc là cháu sẽ khổ sở lắm vậy!
Cái hay của một người diễn thuyết trước nhiều người và cái hay trong văn viết có một khoảng cách khá xa đấy cháu.
Thật sự môn ngữ pháp mới chính là cái dạy cho học sinh biết nói và viết lên suy nghĩ của ḿnh như thế nào cho đúng. C̣n văn là nói/viết thế nào cho hàm súc. Chắc cháu không phản đối điều này chứ nhỉ?!

Cháu nói về trường Đại Học Văn như thế th́ đúng đấy, nhưng đó chỉ là ư chung chung. Chú nghĩ rằng trường ĐH Văn là dạy cho những SV học môn Văn biết cách đọc để hiểu văn là như thế nào; cách viết sao cho hợp lư để gọi được là Văn. Ở đây họ học để biết phân tích một bài văn, tiểu thuyết... có cấu trúc như thế nào. Bài văn này được dùng thủ pháp ǵ để đạt mục tiêu ǵ? Và v..v...

Chính nhờ những điều đó mà khi tốt nghiệp Cử nhân Văn Chương họ biết phân biệt Tùy bút, Nhật kư, Kư sự, Truyện, Tiểu thuyết... Tuy vậy đó cũng chỉ là phần căn bản thôi cháu ạ, phải đâu ai có mảnh bằng cử nhân Văn Chương đều giỏi văn nếu như cháu biết lớp Văn nhân Tiền chiến nhiều cụ chỉ gói gọn trong cái tiểu học mà tác phẩm văn học của họ để lại đến lớp hậu sinh như chú và cháu vẫn cứ ngẫn ngơ đấy.

Và cháu nói rất đúng! Học không bao giờ phí!



Quote:
7- C̣n cái vụ xóa nick - xóa bài viết ah . Chú hơi đi quá vấn đề rồi th́ phải . Chẳng ai có quyền xóa nick hay xóa bài viết của chú cả . Và nếu như nick hay bài viết của chú có vi phạm th́ chú sẽ được BQT pm nhắc nhở để cho chú có thời gian sửa đổi trước khi ra quyết định chính thức . Thế đấy .(trích Hoatigon).
À, vấn đề nói là xóa nick nhưng thực chất chính là nói về học thuật đấy cháu ạ. Văn Học tuy có ranh giới lắm khi rất mỏng manh nhưng khi luận rơ định danh th́ rơ ngay thể loại ấy mà. Nào phải ai muốn cho là ǵ th́ ra ǵ, cho là nấy th́ ra nấy đâu.
(chú giải thích được, nhưng vấn đề đă khép lại rồi nên chú không tiện phân tích hết cho cháu. Chú nghĩ cháu đọc lại và t́m hiểu là hiểu ngay ấy mà)



Quote:
8- Tùy bút - Nhật Kí . Theo quan điểm của G th́ không giống nhau. Nhưng để phân biệt giữa chúng th́ ... một đoạn văn có cảm xúc - khó mà đưa ra một chuẩn mực nhất định cho nó lắm chú ạ . Cũng không nên quá khắt khe như vậy .. Bao đời nay vẫn thế, có ai đưa ra chuẩn mực để xác định được cái này hay , hay cái kia không hay .. cái này đẹp, hay cái kia không đẹp đâu . Tất cả là tương đối . Và văn chương là cái tương đối nhất trong tất cả những cái tương đối đó . Vậy mà chú muốn đi t́m cái tuyệt đối trong cái tương đối ấy th́ cũng khó lắm .

Thê thôi . Một chút suy nghĩ của người trẻ . Chúc chú t́m được những ǵ ḿnh mong muốn . Mong chú đừng giận khi đọc những ǵ G nói .
(Trích Hoatigon)
Nếu đă không có chuẩn mực để phân định được th́ hóa ra những sưu tầm của cô Phale là vô vị sao cháu? Và ông bà nào viết nên cái đó đă viết nhảm sao ḱa?
Theo chú th́ cũng có những bài khiến người ta khó định nó thuộc thể loại nào, và những bài đó thường là hay. Khó định v́ nó bao gồm được nhiều tính chất của cả hai loại chứ một bài tính văn chỉ đạt 2 và một bài tính văn đạt 8 th́ sao mà khó phân định cho được cơ chứ.

Nói nghệ thuật nghĩa là nói về thẫm mỹ, thẫm mỹ được định tính chứ không định lượng nên không có cân đo đong đếm được. Tuy vậy vẫn có cách thẩm định bằng phân tích và cảm nhận đấy cháu. Ví dụ trong hai chàng trai khó biết chàng nào đẹp trai hơn v́ mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau nhưng đều đẹp. Thế nhưng một chàng trai đẹp và một chàng trai mắt chột và môi sứt th́ bất cứ cô gái nào cũng dễ dàng nhận ra ai đẹp xấu thế nào.
(Cũng chân thành xin lỗi người đọc là đă dùng h́nh ảnh chột mắt và sứt môi để làm ví dụ. Tôi không có ư chỉ trích hay khinh thường những người không may như thế. Tôi hoàn toàn chỉ nói về nhan sắc chứ không đề cập đến nhân cách, tâm hồn...)

Với văn thơ, người ta phân tích dựa theo tính logic cháu ạ. Do vậy chú thường nói: Khen/chê không quan trọng. Điều quan trọng là chỉ ra được khen/chê cái ǵ và v́ sao.

Chính v́ khó phân định nên mới có môn Lư luận Văn học đấy cháu Hoatigon ạ.
Cũng có khi người lư luận (b́nh/phê b́nh) nhầm lẫn trong khen chê. Có một bài thơ mà người b́nh khen chỗ ấy nhưng chú đọc và nhận định bài thơ bị hỏng toàn bài cũng v́ chỗ ấy.
(nếu BĐH cho phép, chú sẽ post lên (xóa tất cả những tên liên quan trong ấy, trừ tên chú) cho cháu thấy là vẫn có cách thẩm định.

Tuyệt đối th́ chú không t́m nhưng những bài của chú làm ví dụ ở bài chủ mà cũng là Văn học th́ câu của tiền nhân “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” sai mất rồi, chính xác là “rẻ hơn bèo” mới đúng.



Quote:
9- @ C̣n về box Tùy Bút . Theo quan điểm của G th́ có thể đổi tên nó thành Tùy Bút - Nhật Kí được không ạ . V́ như G đă nói để phân biệt giữa các thể loại của Kí th́ không dễ , mà để nguyên th́ cũng không có được hợp lư cho lắm, đôi khi nó gây ngần ngại cho người viết . V̀ băn khoăn không biết những ǵ ḿnh viết ra là TÙy Bút - hay là Nhật Kí nữa ..Cũng khó thật . Hic .. Hoặc có không th́ đổi thành Kí . Như vậy đỡ gây tranh căi hơn mà mọi người cũng thoải mái hơn trong quá tŕnh gửi bài . Ư kiến của G vậy thôi . Hi`. Tùy BQT xem xét và quyết định (Trích Hoatigon)
Thực ra có những Trang Nhật Kư rất hay, tính văn rất nổi trội, nhưng đó là người viết khiêm nhường tự nhận là ḿnh chỉ viết nhật kư chứ không viết văn đó thôi.

Cháu hỏi Nhật Kư – Tùy Bút chung một box được không chú không thể trả lời. Những ǵ đề nghị th́ chú đă đề nghị rồi. Cái này là quyết định của BĐH cháu ạ.

Nhưng phải nói rằng những bài chú viết “Tùy Tiện Bút” làm ví dụ mà được xếp vào “Vườn Văn Học” th́ chính chú sẽ xin gở ra cho chú khỏi xấu hổ.

Cuối cùng chú nói với cháu rằng chú không giận cháu. Thực sự th́ cháu có cái tâm mới bỏ công sức để viết dài như thế. Qua bài cháu viết chú cảm nhận được điều đó.

Chúc cháu ngày Giáng Sinh an lành.
Thân mến
Phieuvan_Thlangdu

Lần sửa cuối bởi Phieuvan_Thlangdu; 25-12-10 lúc 05:26 AM
The Following 7 Users Say Thank You to Phieuvan_Thlangdu For This Useful Post:
hoatigon208410 (25-12-10), lamhanh (25-12-10), Phượng Yêu (25-12-10), Phạm Văn Hiệp (25-12-10), phale (25-12-10), phihongvan (25-12-10), pumanew (02-09-11)