Xem bài viết riêng lẻ
  #24  
Cũ 23-02-11, 06:26 PM
Tường Thụy Tường Thụy đang ẩn
CM Nhị Thập Bát Tường
 
Tham gia ngày: May 2010
Bài gửi: 780
Thanks: 1.725
Thanked 3.540 Times in 764 Posts
Mặc định



BÌNH ... HƯƠNG NHU

Thấy mọi người bình thơ, tớ cũng định chọn một vài bài để bình. Nhưng chọn bài nào bây giờ? Phải đọc nhiều mới chọn được. Chọn được rồi thì mới bình. Mà tớ thì chỉ làm, chứ cảm nhận thơ thì kém lắm. Chỉ sợ không đúng ý, người ta lại cười cho. Lại sợ nhầm nữa. Nhỡ ra, khi bình bài của ông này lại ngỡ đang nhận xét về thơ bà nọ thì hỏng. Hôm trước mới mon men vài câu đã nhầm, bị phale trêu, đe tặng cho một cái siêu mục kỉnh. Cú quá.

Nhưng chẳng nhẽ lại không viết gì? Không viết gì cũng khó chịu lắm chứ, tay nó ngứa ngáy thế nào. Hôm nay thấy Lão Hạc vào đây, vừa trêu đã bị lão đe: đừng ngồi đó mà thò cái Chân ra cản đường Công danh của lão.

Sau đó thì thấy Hương Nhu. Ả mần 2 bài bình về hai bài thơ khác nhau. Mới đọc, chưa ngẫm, không biết ả bình sát đến đâu, nhưng đọc thấy vui vui, thinh thích. Vậy là mình nghĩ ra chuyện: Hay là mang ngay người bình thơ ra mà bình.

Sao không nhỉ? Người ta bình thơ thì tớ bình người bình thơ. Cho nó khác đi một tẹo. Nhưng bình thì việc ngoài mang cái hay ra mà khen thì cũng phải chê một tí cho có vẻ khách quan. Khen thì dễ rồi, nhưng còn chê? Mà chê, coi chừng người ta không bằng lòng, dù rào trước đón sau hay nói khéo đến mấy. Ít ra là bị ghét, hại hơn là bị mắng. Thơ thì có thể chê nhưng đây lại là chê người? Có ai dám mang khiếm khuyết của người khác ra nói không? Nghĩ mãi, thôi thì cứ chọn Hương Nhu, vì dù sao ả cũng thân với tớ. Chỗ chú cháu, chắc ả không bằng lòng thì cũng còn nê nể chứ không nỡ mắng.

Cuộc thi nào, có Hương Nhu đều vui. Ả có thể dự thi, có thể bình thơ, có thể khuấy động. Thông thường thì ả tham gia vào cả ba hoạt động ấy. Đọc Hương Nhu, thấy thích. Giọng văn của ả vui, ngồ ngộ, tự nhiên và chẳng giống ai.

Hương Nhu bình thơ, không để ý lắm đến tu từ. Ả bình như nói chuyện. Bất chợt thắc mắc, bất chợt hỏi, rồi tư lý giải, đôi khi lại phá ra cười giòn tan: ha ha ha. Rất tự nhiên, cứ như là nói chuyện phiếm vậy. Rồi ả lại cố tình viết sai chính tả, chính điều này làm giọng văn ngộ thêm, vui thêm. Cái hành văn ngọng líu ngọng lô của ả thật dễ thương. Ấy vậy mà qua những lời tưởng như dông dài của ả, người ta thấy bài thơ hay hơn, phát hiện thêm nhiều điều thú vị mà thậm chí cả ... tác giả cũng không ngờ tới sao thơ của mình hay đến thế.

Ả có lối chọn thơ để bình hơi bị ... kỳ quăc. Ả viết:

Đọc thơ, HNhu rất thích đọc cái tựa bài thơ. Hông hiểu bịnh gì mà kỳ, cứ tựa bài thơ nào, làm hnhu thích, thì, HNhu thích nguyên bài thơ. Có lẽ tại ông, bà xưa dạy gùi: "yêu nhau yêu cả đường đi." Bài thơ đẹp nhất cái tựa ghi chên đầu!

Nói thế để cho các tác giả sau này làm thơ muốn được Hương Nhu bình thì cố gắng đặt cái tựa cho nó hợp với gu của ả. Nghĩa là cho nó khác thường, dị dạng một chút. Ví dụ tham gia thi thơ về mùa thu thì đặt tựa là "Mùa đông của anh", thơ lục bát thì ghi tựa là "lục bát bảy chữ" là y như rằng ả mon men đến bình.

Mỗi khi bình, ả có một lối vào bài khá hấp dẫn. Ả không rào đón, bổ ngay vào như bắt đầu câu chuyện phiếm mà ta hay gặp ở các mẹt dưa lê hàng ngày. Tỉ như khi ả bắt đầu bình bài "Ký ức":

Đọc và đọc. Miệt mài! Này thì Xuân. Nọ thì Xuân. Xuân buồn. Xuân vui. Đủ cả. HNhu ngầy ngật say Xuân, theo những bài thơ Xuân.
Duy chỉ có Ku Thơ này hơi lập dị. Đọc từ đầu tới rốt. Ứ thấy Xuân đâu!


Mới đọc đến đấy, đã thấy thú vị rồi, không dừng được. Đọc xong, thấy ngẩn ngơ: sao ả không viết dài ra chút nữa? Âu cũng là phép thuật của ả.

Ả có cái khác người nữa là ả say sưa bình cả những bài thơ không được vào vòng chung khảo. Nghĩa là ả không cần biết ý kiến BGK thế nào, chỉ cần biết là mình thích. Ả quậy? ả trêu? ả muốn làm khác người? Tớ thì nghĩ không nghĩ thế. Ả đang trung thành với mình mà không thích lệ thuộc vào bất cứ cái gì.

Mọi thứ với ả hình như chỉ có thích hay không thích. Đôi khi, nếu cần, ả cũng đặt vấn đề rất phải chăng mà không ai trách được ả:

Có thể HNhu áp đặt cảm xúc của HNhu cho bài thơ.
Có thể tác giả muốn giải trình tình cảm ở một thái cực khác.
Nhưng mà kệ, HNhu thích nghĩ sự việc theo ý mình. Chủ nghĩa chủ quan bẩm sinh là bịnh mãn tính của HNhu.


Cũng vì vậy mà ả chẳng cần dò dẫm ý tác giả ra sao. Ả cứ viết theo cảm nhận của ả. Nhưng ả không hời hợt. Ả tỉ mẩn bám vào từng ý, từng câu, từng chữ, đầy trách nhiệm.

Ả không chỉ khen, mà còn chê, tuy có những bài ả không chê tẹo nào. Điều này là tớ biết ở các cuộc thi khác, diễn đàn khác. Đọc xong, thấy ả thật có lý mà khi đọc lướt, tớ không nhận ra.

Ả khá tinh. Những ý ả nêu ra dù khen hay chê khó lòng bắt bẻ, còn trúng ý tác giả hay không, như ả đã nói, ả ứ cần biết.

Thông thường, kèm theo lời bình về một bài thơ nào đó, ả hay đoán tác giả. Ả đoán cho vui, chả để làm gì. Thường thì ả đoán sai đến ... 60%. Kệ, chả sao. Ả cứ phán bừa ra vậy rồi quên luôn. Đây cũng là nét thú vị làm cho bài viết vui hơn, nhộn hơn, không khí cuộc thi sối nổi hơn.

Có một cuộc thi ở diễn đàn khác, ả bình cũng rất hăng hái. Đợt ấy, tớ viết tới 6 bài hưởng ứng nhưng không được thi vì can tội làm "dám khảo". Ả bình rất khỏe, Những bài của tớ ả bình gần hết, xong gán tác giả là người này người nọ. Tất nhiên cũng có bài ả đoán đúng. Chỉ tiếc rằng trường hợp đoán đúng là do ả dùng phương pháp tát nước bắt cá chứ ứ phải là quen giọng thơ của tớ. Ví dụ ả nghiên cứu bài thơ rồi loại trừ nữ thì còn nam, loại miền Nam còn miền Bắc, loại các tỉnh còn Hà Nội, loại thanh niên thì còn ông già. Đại loại thế. Ả loại trừ dần rồi còn trơ lại tớ. Tài đoán của ả là ở chỗ đó.

Cuối cùng thì tớ ủng hộ cho ả đoạt giải bình thơ. Còn nếu ả có gửi bài dự thi thì cầu cho thơ ả được giải.



Lần sửa cuối bởi Tường Thụy; 23-02-11 lúc 08:11 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 12 Users Say Thank You to Tường Thụy For This Useful Post:
Đông Dung (20-03-11), Cá chuồn (23-02-11), CM4Q (23-02-11), hoatigon208410 (23-02-11), huongnhu (23-02-11), LAO HAC (23-02-11), Nhím con (23-02-11), phale (24-02-11), Quân Tấn (24-02-11), Thành Phạm (04-11-14), tranthehai04 (27-02-11), Vịt Anh (24-02-11)