Xem bài viết riêng lẻ
  #33  
Cũ 25-02-11, 10:16 AM
phale phale đang ẩn
CM Nhị Thập Nhị Nguyên
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Bài gửi: 24.805
Thanks: 45.833
Thanked 83.832 Times in 21.719 Posts
Mặc định

MXTD - 26

PHIÊN CHỢ CUỐI NĂM

Mùa xuân về trên những chiếc xe thồ
Kĩu kịt chở cành đào ra chợ

Mùa xuân mềm những tán cây khô
Lớp lớp chồi non vừa nhú

Xuân rạng ngời mắt người quê lam lũ
Lựa hoài quần áo cho con

Xuân đậu vào cái diều căng tṛn
Con gà trống bị nhồi mắc nghẹn

Xuân ửng hồng má cô nàng bẽn lẽn
Em c̣n bé lắm anh ơi...

Xuân trong veo khúc khích nụ cười
Anh bán hàng đến là vui tính

Khoác bộ cánh điệu đà,xúng xính
Chợ uốn ḿnh khoe những đường cong
Gió tị nạnh xua cái rét căm căm
Không thể làm ḍng người văn bớt

Người tất tả khắp nẻo đường xuôi ngược
Vẳng tiếng loa rè của gă hát rong
"Diêu bông ơi,hỡi diêu bông..."
Chiếc nón sờn đựng đầy bạc lẻ


Chạm mắt vào tựa đề bài thơ, kư ức của những mùa xuân xưa cũ bỗng ào ạt theo nhau về...
18 năm rời xa ngôi nhà xưa, con phố cũ, tôi chưa một lần đi lại phiên chợ cuối năm của tỉnh lỵ hiền ḥa nhỏ bé miền Tây nguyên. Những phiên chợ mà ngày xưa, tôi thường theo mẹ tất tả chọn những bó huệ thật thơm, lựa hoa quả thật đẹp để chưng trên bàn thờ ông bà trong những ngày tết, rồi lựa mua thịt, mua rau... và những thứ cần thiết khác. Dù tỉnh nhỏ, chợ cũng nhỏ, nhưng phiên chợ cuối năm bao giờ cũng tấp nập, đông đúc từ sáng đến tận chiều tối...

Mùa xuân về trên những chiếc xe thồ
Kĩu kịt chở cành đào ra chợ


2 câu đầu của bài thơ đă giới thiệu ngay với người đọc một phiên chợ của miền Bắc. Những chiếc xe thồ kĩu kịt chở đào ra chợ đă vẽ lên một ngày cuối năm nao nức.
Dương như chợ là nơi ḿnh có thể nh́n thấy bốn mùa thay đổi. Chỉ cần nh́n thấy hoa đào bày bán, là biết ngay mùa đang Xuân, ngày đang Tết...

Mùa xuân mềm những tán cây khô
Lớp lớp chồi non vừa nhú

Chợ này hẳn là chợ quê, khi hướng tầm mắt người đọc vào những tán cây khô đang mềm với lớp lớp chồi non nhú.
Chợ thành thị chỉ có nhà lồng bốn bề tường xây, có lấn ra hè cũng là nền gạch... Một phiên chợ quê thật gần gũi trong kư ức của tôi.

Những câu tiếp theo đă thêm vào những mảng màu rơ nét hơn, sinh động cho phiên chợ quê. Giống quá với những mảng màu trong kư ức.

Ngừng thật lâu ở câu "Xuân rạng ngời mắt người quê lam lũ. Lựa hoài quần áo cho con", ḷng rưng rưng quá. "Người quê lam lũ ấy" có khác ǵ mẹ tôi xưa đâu. Dù lam lũ thế nào, ngày tết mẹ tôi cũng ráng mua cho 6 anh chị em tôi, mỗi người một bộ đồ mới. Thời đó, anh chị em tôi chỉ biết vui mừng háo hức khi có đồ mới mặc tết chứ chưa đủ sâu sắc để hiểu mẹ phải dành dụm chắt chiu thế nào để có những ngày Tết đầm ấm cho cả nhà.

Rưng rưng v́ "người quê lựa hoài"... Lựa hoài hẳn là v́ cái áo ấy đẹp mà đắt quá...muốn mua cho con lắm... nhưng túi tiền ít ỏi... làm sao đây... Đọc mà thương quá.

Và rồi cũng ngừng thật lâu ở câu:

Xuân đậu vào cái diều căng tṛn
Con gà trống bị nhồi mắc nghẹn


Cái nghẹn của những con gà trống đang bị nhồi cho căng diều kia khiến tôi thật chạnh ḷng...
Chạnh ḷng cho người bán gà hẳn nhọc nhằn lắm mới cố nhồi đến mắc nghẹn những con gà tội nghiệp, may ra chúng nặng thêm ít nhiều, để có thêm chút tiền c̣m cơi mua Xuân cho gia đ́nh ḿnh. Tôi chắc rằng những người bán gà ấy đang có những đứa con chờ "manh áo mới" chiều nay ba mẹ sẽ mua về... Ôi những người quê lam lũ!

Xuân ửng hồng má cô nàng bẽn lẽn
Em c̣n bé lắm anh ơi...

Xuân trong veo khúc khích nụ cười
Anh bán hàng đến là vui tính


Phiên chợ như một bức tranh đủ màu sắc. Đi hết những gam trầm, lại gặp những gam vui khi bức tranh có thêm má em gái nhỏ hồng hồng, có anh bán hàng vui tính, và nhờ thế mà mùa Xuân cũng nhiều sắc thái hơn. Tôi thích chữ "Xuân trong veo" mà tác giả dùng ở đây. Xuân trong, nên phản chiếu thật rơ ràng những h́nh ảnh "chợ cuối năm".

Khoác bộ cánh điệu đà,xúng xính
Chợ uốn ḿnh khoe những đường cong
Gió tị nạnh xua cái rét căm căm
Không thể làm ḍng người văn bớt


Những đào, những hoa, những cây, những gà khoác lên chợ một chiếc áo mùa Xuân đa sắc điệu đà, xúng xính.
Tôi tủm tỉm với h́nh ảnh "Chợ uốn ḿnh khoe những đường cong". Những đường cong hẳn là do sự bành trướng của hàng quán ngày tết tạo nên. Hàng này lấn ra một tí, hàng kia sẽ không chịu kém... cứ thế mà cong chỗ này, uốn chỗ kia... tác giả đă thật tinh nghịch khi nh́n thấy một cô gái xuân th́ nằm khoe đường cong trong cái ồn ă của chợ.
Những đường cong duyên dáng dáng đến độ "gió phải tị nạnh", và hấp dẫn đến độ, những ḍng người dồn về không ngớt mặc cho "rét căm căm"... Cái đặc biệt của chợ tết là đây.

Người tất tả khắp nẻo đường xuôi ngược
Vẳng tiếng loa rè của gă hát rong
"Diêu bông ơi,hỡi diêu bông..."
Chiếc nón sờn đựng đầy bạc lẻ


Nét vẽ cuối cùng của tác giả gieo vào ḷng người đọc một nốt lặng...
Một gă hát rong lang thang trong ngày cuối năm, không nhà không cửa... thật đối lập với những người đang nao nức sắm Tết...
"Câu hát Diêu bông ơi, diêu bông hỡi" thường ngày nghe đă buồn, vọng lên vào thời khắc cuối năm nghe càng năo nề...
Cũng may, "chiếc nón sờn đựng đầy bạc lẻ" khiến ḷng ta đỡ nặng... Dù ǵ, gă cũng sẽ có được ngày Tết không đến nỗi đói khát...

Một phiên chợ đưa ta đến với thật nhiều cung bậc cảm xúc. Tôi ngẫm nghĩ, tác giả nam hay nữ? Là người phụ nữ tất tả như mẹ tôi ngày xưa mà trong những ngày giáp Tết hầu như đi chợ suốt? Hay là nam như ba tôi ngày xưa, những ngày Tết ngược xuôi chiếc xe máy cà tàng để thồ những thứ mẹ tôi mua? Tôi nghĩ là nam qua cái cách tác giả quan sát rất rộng khắp này.

Cảm ơn tác giả đă đưa tôi về lại với kư ức của ḿnh!

Lần sửa cuối bởi phale; 25-02-11 lúc 10:39 AM
Trả lời với trích dẫn
The Following 10 Users Say Thank You to phale For This Useful Post:
Đông Dung (20-03-11), Cá chuồn (25-02-11), CM4Q (25-02-11), huongnhu (25-02-11), Lữ Khách (25-02-11), Nguyễn Việt Hà (25-02-11), Như Diệu Linh (25-02-11), Nhím con (25-02-11), Thành Phạm (04-11-14), Vịt Anh (25-02-11)