Đoạn 5.
BÚT PHÁP
Bút pháp là cách hành văn, bao gồm cả cú pháp (syntax, syntaxe), lối viết (style) và cách diễn đạt (tournure, turn of phrase).
Bút pháp thơ thật là đa dạng. Có những cách mà các nhà thơ đều dùng để cô đọng thơ, so sánh đối tượng, làm mới thơ... Ở đây tôi xin nói đến một số bút pháp chung và bút pháp đặc biệt của Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, và Nguyễn xuân Thiệp.
A.BÚT PHÁP CHUNG
1. Dùng từ đồng cách (apposition)
Đồng cách từ là bút pháp phổ biến nhất để giải thích, so sánh, mở rộng ư nghiă của một từ ...
Thí dụ :
Đôi khi anh muốn tin
Ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
Mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
Ṿng ân ái
(Thanh Tâm Tuyền - Lệ đá xanh)
= Cánh tay em là ṿng ân ái.
Trán mênh mông, cánh sông dài
Thổ ngơi xuôi mái, hồn ngoài châu thân
(Viên Linh - Nghi hoặc nỗi ǵ)
= Trán mênh mông như cánh sông dài
2. Xén bớt những từ để cô đọng lời thơ
Xin đọc đoạn thơ này:
Em độc thoại lời kinh ánh xanh
Trăng lu khuya mỏi nén nhang tàn
Chó tru thăm thẳm ngây thiên địa
Mái ngói nghiêng triền trái rụng lăn
...
Ngọn đèn hư ảo chong linh vị
Thắp trắng thời gian mái tóc em
(Tô Thùy Yên - Góa phụ)
Bạn có thể nhận thấy những từ gọt bỏ nếu diễn ư như sau :
Em độc thoại lời kinh ánh xanh
Trăng lu, về khuya, v́ mỏi nên nén nhang tàn
Chó tru thăm thẳm làm ngây ngất thiên địa
Trên mái ngói nghiêng triền, trái rụng lăn xuống
...
Ngọn đèn hư ảo chong linh vị
Thắp trắng thời gian trên mái tóc em
Thí dụ 2 :
Đôi khi anh muốn tin
Ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
Mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
Ṿng ân ái
(Thanh Tâm Tuyền - Lệ đá xanh)
Diễn ư :
Đôi khi anh muốn tin
Rằng ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
Mà bên cỏ hoa là cánh tay em quyến rũ
Thí dụ 3 :
Hồn thảo mộc giấc ngủ
Nằm mơ những ngôi sao mặt trăng
(Thanh Tâm Tuyền - Mai)
Diễn ư :
Trong giấc ngủ, hồn như hồn của thảo mộc
Nằm mơ những ngôi sao và mặt trăng
Thí dụ 4 :
Tao nhớ mày những rừng giang đồi sắn
Điếu thuốc lào tê tái lúc tinh mơ
Ngọn rau hoang tô canh ảm đạm
(Nguyễn Vũ Văn - Nhớ người vượt biển)
Diễn ư :
Tao nhớ mày cùng những rừng giang, đồi sắn
Cùng điếu thuốc lào tê tái lúc tinh mơ
Cùng ngọn rau hoang làm nên tô canh ảm đạm
3. Xén bớt từ để làm mới thơ
Những từ trong ngoặc dưới đây đă được lược bỏ để làm mới cú pháp :
Nhớ em một đóa thanh tao
Kết tinh nữ sắc từ (khi) vào trần gian.
(Nguyễn Vũ Văn - Sợi tóc)
Ngàn (năm) xưa ai từng ở nơi này
Rồi đến (năm) ngàn sau ai đến đây
(Phạm Thiên Thư - Liềm trăng)
Vân vân
4. Thêm từ
Nhiều từ được thêm vào cho ư thơ có vẻ mới lạ, nhưng thật ra không có tác dụng ǵ.
Thí dụ những từ gạch dưới trong các câu này :
Hôm nay
tuổi nhỏ khóc trên vai
(Thanh Tâm Tuyền)
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
(Trần Dạ Từ - Nụ hôn đầu)
Khuya buồn tủi nhục môi em
Mưa bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ
(Phạm Công Thiện - Ngày sinh của rắn)
5. Đổi chữ
Thay v́ "tôi chờ đợi lớn lên như giông băo" :
Tôi chờ đợi
Lớn lên cùng giông băo
(Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu
6. Mượn cái này tả cái khác :
Để tả nỗi khao khát ra biên giới mà vùng vẫy :
Đường nào ra biên giới
Gió vẫy vùng cỏ cây
(Nguyễn Vũ Văn - Cỏ úa)
7. Kết hợp ư của các mệnh đề độc lập (independent clauses).
Thí dụ 1 :
Khúc t́nh ca thần nữ
Người con gái khỏa thân
Vung lên từng chuỗi ngọc
Trong miền sương mong manh
(Nguyễn Vũ Văn - Trên con đường nhà thờ)
Câu thứ nhất độc lập với các câu sau về ngữ pháp, nhưng kết hợp với ư của các câu đó thành một chi tiết duy nhất.
Thí dụ 2 :
Chiếc cửa sổ nào ai mở ra
Tiếng dương cầm bâng khuâng một thời dĩ văng
(Nguyễn Vũ Văn - Cuối thu)
Hai câu trên hàm ư tiếng đàn thoát ra từ cánh cửa sổ mở rộng.
8. Cụ thể hóa những cái trừu tượng
Đây là nỗi buồn lởn vởn :
Nỗi buồn như bầy chiên
Vây quanh chàng mục tử
(Nguyễn Vũ Văn - Những cánh tay của gió)
9. Trừu tượng hóa những cái cụ thể
Nghe thiên thu cũng trở trời
Áo phơi mùa trước như lời bỏ quên
(Tô Thùy Yên - Suốt băi sông Hằng)
Sợi tóc đen như một chuỗi cười
Trên chùm môi lá biếc
(Thanh Tâm Tuyền - Tháng giêng)
10. Dùng đảo ngữ
Đảo ngữ thường được dùng với mục đích :
- thỏa măn âm vận hay âm điệu :
Đôi khi anh muốn tin
Ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
Mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
Ṿng ân ái
(Thanh Tâm Tuyền - Lệ đá xanh)
Quản chi lớp lớp hư h́nh
Dài đêm đăm đắm mắt nh́n quầng thâm
(Tô Thùy Yên - Suốt băi sông Hằng)
Vừa khi vuốt tóc nh́n chênh bến
Chợt thấy dài xanh ngất nước mây
(Hoàng Cầm - Ngă ba sông)
- thay đổi bút pháp :
Người về như sóng
Buồn tôi quanh năm
...
Bóng h́nh chia đôi
Sầu tôi lụ khụ
(Du Tử Lê - Một bài thơ nhỏ)
B. BÚT PHÁP NGUYÊN SA
Nguyên Sa có một lối viết đặc biệt, luôn luôn nghĩ ra những chi tiết rất nhỏ, ngộ nghĩnh, vẩn vơ, đôi khi chẳng có ư nghĩa ǵ, nhưng đó lại là chất thơ của ông.
Bầu trời mây ở dưới áng mây cong
Em có muốn anh giữ giùm phân nửa?
....
Bài hát đó mang cho anh ḥ hẹn
Em nhớ mang vàng cho cúc, ngọc cho lan
Mang cầu vồng cho khoảnh khắc mưa tan
Và môt chút vai em cho huệ trắng...
....
Yêu cuộn tṛn trong tám chữ mây qua
Khi em tới lượn ṿng trên mái tóc...
(Tháng giêng và anh)
Em có đứng ở bên bờ sông
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo gịng nước
Anh sẽ t́m em trong bóng trăng
(Paris có ǵ lạ không em)
Nguyên Sa ưa dùng công thức : "A hay là B", "sao không A mà như có A", "sao không A để cho tính cách/hậu qủa của A", và "có phải A nên có tính cách/hậu qủa của A".
1. "A hay là B"
Đôi khi B chẳng có ư nghĩa ǵ, chỉ là ư tưởng vơ vẩn.
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Có phải mùa xuân sắp sửa về
Hay là gió lạnh lúc đêm khuya
Hay là em chọn sai màu áo
Để nắng thu vàng giữa lối đi?
(Tương tư)
Nắng thu vàng có liên quan ǵ đến gió lạnh và màu áo? Nếu nắng thu vàng là màu áo th́ có liên quan ǵ đến gió lạnh?
Hay là :
Muôn v́ hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi
Người về trên một ḍng sông xanh
Trên một con tàu hay một ga mông mênh
Sao người không chọn sông vắng nước
Hay nước không nguồn cho sông đi quanh?
(Tiễn biệt)
Sông vắng nước để cho nước cạn, người không đi xa. Sông đi quanh để cho thuyền đi ṿng trở lại.
2. "Sao không A mà có như có A"
Sao người không là một con đường
Sao tôi không là một ga nhỏ
Mà cũng có những giờ gặp gỡ
Cũng có những giờ chia tan ?
(Tiễn biệt)
3. "Sao không A để cho có tính cách/hậu qủa của A"
Sao người không là v́ sao nhỏ
Để cho tôi nh́n trong đêm thâu ?
Sao người không là một cung đàn
Cho tôi mềm ḷng trong tiếng than
(Tiễn biệt)
4. "Có phải A nên có tính cách/hậu qủa của A"
Có phải tên người là âm thanh vô vọng
Nên mắt buồn le lói thoáng bơ vơ
Hay một đêm nao nước lụt Ngân Hà
Thượng Đế đưa sao mang gửi về khóe mắt ?
(Đẹp)
Nguyên Sa cũng hay hỏi tại sao :
Tay anh dài sao em không gối mộng
Thơ anh say sao chẳng uống cho đầy
Mắt thuyền trôi anh chèo cả hai tay
Sao chẳng ngự cho hồn anh xuống nhạc
(Người em sống trong cô độc)
Bút pháp này gợi nhớ đến bài Tống biệt hành của Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong ḷng ?
Trời chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
C. BÚT PHÁP THANH TÂM TUYỀN
Những chữ "vậy em biết không" dưới đây tạo ra một âm hưởng đặc biệt, tha thiết :
Chẳng là anh ngông cuồng kiếm t́m tổ quốc vậy em biết không. Mà tổ quốc ngàn đời nín thở v́ t rời th ́ xanh mà khổ đau nói sao cho hết. Chẳng là anh chót yêu em vậy em biết không ? Mà khi yêu nhau, trong những đêm sao hằng hà, làm thế nào để quên được nhau.
(Thanh Tâm Tuyền - Liên, mặt trời t́m thấy)
Nếu bạn muốn khóc cho những cuộc t́nh tan vỡ mà không ra được nước mắt, bạn sẽ viết như thế nào ? C̣n Thanh Tâm Tuyền th́ mượn đôi mắt của người khóc:
Hăy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc t́nh duyên Budapest
(Thanh Tâm Tuyền - Hăy cho anh khóc bằng mắt em)
Nói đến một con người tội lỗi trong cái "tôi" :
Tôi xin một chỗ qùy thầm kín
Cho đứa nhỏ linh hồn
Sợ chó dữ
Con chó đói không màu
...
Em bé quàng khăn đỏ ơi
Này một con chó sói
Thứ cho sói lang thang
(Phục sinh)
Nỗi buồn v́ tuổi trẻ bất lực :
Hôm nay
Tuổi nhỏ khóc trên vai
(Thanh Tâm Tuyền - Bài ngợi ca t́nh yêu)
Thanh Tâm Tuyền có một bút pháp rất "Tây". Hăy xem ông diễn tả :
- Người đàn bà nhớ lại những câu thơ cũ :
Những lời thơ rất cũ
Gơ cửa trái tim nàng
(Mai)
- Một người đàn bà đă ra khỏi đời ḿnh :
Người đàn bà ấy mang tên
Lời từ biệt
(Bao giờ)
Một bút pháp đặc thù Thanh Tâm Tuyền hay sử dụng là dùng một đối tượng khác để diễn tả đối tượng ḿnh đang nói tới. Bạn buồn ư ? Đừng nói "tôi buồn", mà nói "trời buồn" hay "con ngựa buồn".
Thật vậy, để diễn tả nỗi buồn trong đôi mắt, TTT dùng mắt ngựa thay cho mắt đối tượng. Bạn có thể thay bằng một con vật khác và ư thơ không thay đổi:
Con ngựa buồn
Lửa trốn con ngươi
(Bài ngợi ca t́nh yêu)
Để diễn tả một sự tương thuộc, TTT dùng cỏ và hoa thay cho hai đối tượng, nhưng bạn cũng có thể thay bằng hai cái ǵ khác :
Cỏ của hoa và hoa của cỏ
Những ngón tay những ngón chân những nụ cười
(Cỏ)
D. NGUYỄN XUÂN THIỆP : THƠ TÙY BÚT
Tùy bút là một thể loại hồi kư ngắn ghi lại những cảm nghĩ liên quan đến một ngoại cảnh nào đó.
Trong một số bài, Nguyễn xuân Thiệp làm thơ như viết tùy bút, như văn xuôi có vần, không dùng biểu tượng, không thắc mắc về từ ngữ mới, và không dùng các bút pháp thông thường của thi ca như đă đề cập trong đoạn này. Lời văn giản dị. Ư thơ tinh tế, cái tinh tế của thể tùy bút.
Hăy đọc :
này em. chưa đan xong chiếc áo len quàng cổ
th́ gió mùa đêm nay đă đến đầy pḥng
thổi rung liếp cửa
em có nghe t́nh ta âm vang dưới bầu trời hun khói
âm vang qua đồng cỏ tranh
lại gặp nhau
tôi cùng gió mùa
để đêm nay có người lục lại gối chăn trong ḥm cũ
t́m lại chiếc gương xưa
để sớm mai
hồng má trẻ con
se môi thiếu phụ
để người đi xa một sớm quay về
(Tôi cùng gió mùa)
khi bầy chim ngủ đỗ ở những ngoϮ cây bên b́a rừng
cuخg cất tiếng hót
đợi ngày lên
chúng tôi. những t́nh nhân thất laϣ nhau trên mặt đất
không được nh́n thấy nhau
chỉ nghe tiếng nói. như từ giấc mơ naد
của ḍng sông. đă lăng quên
(Mùa cuối)
Lần sửa cuối bởi Hansy; 30-11-11 lúc 03:22 PM
|