Xem bài viết riêng lẻ
  #7  
Cũ 30-11-11, 03:16 PM
Avatar của Hansy
Hansy Hansy đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 4.508
Thanks: 454
Thanked 5.204 Times in 3.374 Posts
Mặc định

Đoạn 6.

ÂM ĐIỆU

Tiếng Việt là một ngôn ngữ tự nó đă có âm điệu, 6 thanh tạo nên một thang âm trầm bổng. Cho nên bài thơ nào cũng có âm điệu, chỉ có vấn đề là hay hoặc dở. Âm điệu phụ họa được với ư thơ là hay, âm điệu trúc trắc là dở.

Người biết ngâm thơ có thể ngâm bất cứ bài thơ nào. Tuy nhiên, có những bài thơ chỉ để đọc hoặc chỉ nên đọc, chứ không ngâm bởi v́ âm điệu gần như văn nói. Thí dụ như một số bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, nhất là trong tập "Tôi không c̣n cô độc". Hăy xem một bài :

tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thủy tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ thanh tâm tuyền

(Thanh Tâm Tuyền - Phục sinh)

Thơ Việt nam hay hơn thơ Tây phương về âm điệu, diễn ngâm không nhất thiết cần lấy giọng và làm điệu bộ như kịch sĩ, bài thơ hay tự nó đă chứa âm điệu phù hợp với nội dung. Những lời thơ trong Truyện Kiều và Chinh Phụ Ngâm chẳng hạn, là chứng minh hùng hồn cho âm điệu tuyệt tác.

Thơ mới cũng không thiếu những âm điệu đủ mọi phong thái. Thí dụ :

Âm điệu hùng tráng :

Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy
Tiếng vang vang như thần kêu qủy hét,
Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét
Gọi qúa khứ vị lai những u hồn
Muôn ngh́n đời linh thiêng không sống chết

(Lư đông A - Chính khí Việt)

Âm điệu hào sảng, khí khái :

Người đi, ừ nhỉ người đi thật
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu cay

(Thâm Tâm - Tống biệt hành)

Âm điệu dồn dập :

Trên cánh đồng hoang thuần một màu
Trên cánh đồng hoang dài đến đỗi
Tàu chạy mau mà qua rất lâu
Tàu chạy mau tàu chạy rất mau
Ngựa rượt tàu rượt tàu rượt tàu
...
Mặt trời mọc xong mặt trời lặn
Ngựa gục đầu gục đầu gục đầu

(Tô thùy Yên - Cánh đồng con ngựa chuyến tàu)

Âm điệu tha thiết :

Hỡi Liên những Liên và Liên
Làm thế nào để quên được nhau. Hạt mưa kia long lanh hỗi nhớ niềm từ biệt, hoàng hôn bàng hoàng màu khói nhạt. Hôm nay quê hương từ bỏ, anh đau đớn làm đứa con hoang đầu đường xó chợ...

(Thanh Tâm Tuyền - Liên, mặt trời t́m thấy)

Âm điệu trầm buồn, từ cao xuống thấp dần rồi nghẹn lại :

Bây giờ là mùa thu trời xuống thấp buồn vô cùng
(Thanh Tâm Tuyền - Khai từ một bản anh hùng ca)

Âm vận và ngữ âm là những yếu tố của âm điệu.

Âm vận gồm nhiều vần trắc có âm thái sắc cạnh có khả năng diễn tả những t́nh cảm mạnh. Thí dụ :

Một ngày lạnh nước người không tri kỷ
Ta vỗ án hét thành ca chính khí
Đông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận ḷng người trong cốt tủy.

(Lư đông A - Chính khí Việt)

Bài thơ có nhiều âm bằng cho âm điệu ngang ngang phù hợp với tâm trạng buồn bă, hoang mang, bàng hoàng... Thí dụ :

Sương lan mờ, bờ sông tường gần nhau
Sương lan mờ và hồn tôi nghe đau

(Xuân Diệu - Sương mờ)

Sài G̣n chiều nay trời c̣n mưa không em
Đường về h́nh như nhà ai đang lên đèn
Sầu tư nghe về ngh́n trùng trong tim
Trời c̣n mưa, mưa hoài, mưa trong đêm

(Huy Phương - Mưa chiều)

Phần lớn những bài thơ loại này có ư thơ sáo rỗng, gượng gạo, v́ cố t́m cho ra những âm bằng.

Sự thống nhất âm điệu

Thơ lục bát và thất ngôn có âm điệu trầm bổng đặc biệt. C̣n thơ tự do có âm điệu gần với văn nói hơn. Một câu thơ 6 chữ trong thể lục bát với một câu thơ 6 chữ trong thể tự do có âm điệu khác hẳn nhau. Khi ta làm thơ, chính âm điệu của câu thơ đầu tiên dẫn đến các câu sau theo một thể thơ nào đó.

Một số người cho rằng bài thơ không như bản nhạc, cần thống nhất âm điệu để có một âm hưởng thuần nhất. Do đó không nên xen lẫn hai thể thơ trong một bài, như chêm mấy câu lục bát hay thất ngôn trong một bài thơ tự do.


Phân biệt âm điệu và hơi thơ

Hơi thơ ví như khoảng cách giữa những dấu lặng hoặc chỗ ngân dài trong một bản nhạc. Hơi thơ góp phần thay đổi âm điệu, có thể là những chỗ xuống ḍng hay dấu chấm câu trong bài thơ. Cũng có khi một hơi thơ bao gồm cả mấy ḍng thơ, tùy theo ư thơ.

Thể thơ là yếu tố chính của hơi thơ. Thể thơ càng dùng câu thơ dài th́ hơi thơ càng dài. Hơi thơ ngắn dùng để diễn tả những âm thanh ngắn như lời tán thán, hô khởi, tiếng nức nở, nghẹn ngào, tiếng mưa rơi, vân vân. Hơi thơ dài dùng để diễn tả những t́nh ư tha thiết, lời kêu gọi hùng hồn, vân vân. Như đă nói trong thể thơ.

Lần sửa cuối bởi Hansy; 30-11-11 lúc 03:23 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 6 Users Say Thank You to Hansy For This Useful Post:
CM4Q (01-12-11), hoatigon208410 (01-12-11), Nhím con (30-11-11), phale (30-11-11), úm_bala (04-12-11), Vịt Anh (01-12-11)