Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 01-12-11, 08:21 PM
Lan Hương Lan Hương đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2011
Bài gửi: 566
Thanks: 1.444
Thanked 3.091 Times in 566 Posts
Mặc định

Thuyết bát bệnh của Thẩm Ước (441-513) đặt ra là: b́nh đầu, thượng vĩ, phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận, bằng nữu và chính nữu. Trong phạm vi của bài trao đổi này, chúng tôi chỉ nói về bệnh hạc tất thôi.
Như trong thơ thất ngôn Đường luật, nếu theo Thẩm Ước, th́ phải xét cái địa vị khinh - trọng của mỗi chữ trong câu như chữ thứ 2 và thứ 6 (v́ nó là hai cái đ̣n cân về thanh độ đặt hai bên chữ thứ 4 là chữ gối hạc: chữ gối hạc nếu bổng th́ nó trầm, nếu trầm th́ nó bổng). Nhưng làm thơ Đường luật chỉ cần theo đúng niêm luật thôi, c̣n thanh độ chỉ làm cho câu thơ có thêm nhạc điệu chứ không nhất thiết phải tuân thủ.
Hơn nữa, tám bệnh ấy chỉ là do Thẩm Ước đặt ra từ các đời Tề - Lương (479-557) chứ không phải trong đời Đường (618-907) nên chỉ có giá trị tương đối trong việc cải tiến cho thơ cổ thể mà thôi. Thi sĩ có tài đời Đường họ hiểu lẽ đó, nên đă phá bỏ những g̣ bó ấy để viết theo hứng như bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, Cửu nhật đăng cao của Đỗ Phủ, Anh Vũ châu của Lư Bạch…

Chính Lư Bạch đă nói rằng: “Từ đời Lương đến đời Trần, thơ chuộng thói diễm bạc đă quá mức. Đến Thẩm Ước lại bày ra thanh luật nữa. Bây giờ để trở lại lối xưa ngoài ta ra c̣n ai?”. Cho nên, ông không tự trói buộc ở “tṛ hề thanh điệu” như ông từng nói.
Những thi sĩ ít tài, không hiểu lẽ đó, cứ bo bo giữ đúng phép của Thẩm Ước làm cho thơ mất hẳn sinh khí. Đến đời Thịnh Đường th́ đă có sự phản ứng mạnh mẽ. Hàn Sơn, một Ḥa thượng thi sĩ đă chê các đồ đệ của Thẩm Ước là những kẻ đui:

Hữu cá Vương tú tài, / Tiếu ngă thi đa thất. / Vân bất thức phong yêu, / Nhưng bất hội hạc tất . / B́nh trắc bất giải áp, / Phàm ngôn thủ thứ xuất. / Ngă tiếu nhĩ tác thi, / Như manh đồ vịnh nhật.
(Có chàng Vương tú tài, chê thơ ta nhiều lỗi: Phong yêu đă chẳng biết. Hạc tất lại không hay. Bằng trắc không theo đúng. Trọng ư chẳng trọng lời. Ta cười chú làm thơ, như đui vịnh mặt trời).

Gần đây, Lương Xuân Phương trong Cựu thi lược luận do Chính Trung thư cục ấn hành ở Đài Bắc năm 1959, đă viết rằng: “Cái qui tắc bát bệnh trên trói buộc người ta quá, cho đến chính những sáng tác của họ Thẩm cũng không tránh hết những bệnh ấy… Những nhà nghiên cứu về sau công kích cái qui tắc ấy, t́m ra trong tác phẩm trứ danh của vô số đại gia những điều phạm vào bát bệnh của Thẩm Ước”.
Chúng tôi chỉ xin dẫn mấy thí dụ sau đây, trích trong các bài thơ của các đại thi hào Trung Quốc và Việt Nam.
Bài Vịnh Vũ Hầu từ (詠 武 侯 祠) của Đỗ Phủ (杜 甫):

Thừa tướng từ đường hà xứ tầm,
Cẩm Quan thành ngoại bách sâm sâm…
(Đền thờ quan thừa tướng t́m ở chốn nào, ngoài thành Cẩm Quan chỗ những cây bách um tùm).
Bài Thương Ngô tức sự (蒼 梧 即 事) của Nguyễn Du (阮 攸):

Ngu Đế nam tuần cánh bất hoàn,
Nhị phi sái lệ trúc thành ban…
(Vua Ngu Thuấn đi tuần ở phương Nam, không trở về nữa. Hai bà phi khóc, nước mắt rơi vào khóm trúc thành những vết lốm đốm).
Hay bài thơ Cối xay của LÊ THÁNH TÔNG:
Thóc lúa kho trời vẫn sẵn đầy,
Tạo thành cái cối để mà xay…
Bài thơ Vịnh mùa đông của Nguyễn Công Trứ:
Nghĩ lại th́ trời vốn cũng ṣng,
Chẳng v́ rét mướt bỏ mùa đông…
Hơn nữa, người ta c̣n đưa ra những câu thơ phá vỡ hẳn những qui định chính yếu về thanh luật cho rằng, thơ hay có thể bất chấp những ràng buộc nói trên như 2 câu thơ trong bài thơ Đề Đông Khê công u cư (題 東 溪 公 幽 居) của Lư Bạch:

Đông Khê bốc trúc tuế th́ yêm…
Đỗ Lăng hiền nhân thanh thả liêm,
(Đề chỗ nhà ở ẩn của ông Đông Khê: Người hiền ở Đỗ Lăng vừa trong sạch vừa liêm, chọn được nơi dựng nhà ở Đông Khê, ẩn dật quanh năm…).
Hoặc câu mở đầu bài Qua đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương mà chữ thứ hai cũng không theo cả luật bằng trắc nữa:
Một đèo, một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo…
Cho nên, trong quyển Cựu thi lược luận, soạn giả Lương Xuân Phương đă cho rằng: “Nếu cứ so đo quá kỹ ở thanh luật th́ trên thực tế chưa hẳn đă là nắm được tiêu chuẩn để đoán định cái hay của thơ”.

Theo tạp chí HỒN VIỆT

Lần sửa cuối bởi Lan Hương; 01-12-11 lúc 11:22 PM
Trả lời với trích dẫn
The Following 5 Users Say Thank You to Lan Hương For This Useful Post:
CM4Q (02-12-11), Hansy (02-12-11), Nắng Xuân (02-12-11), phale (01-12-11), Vịt Anh (01-12-11)