Xem bài viết riêng lẻ
  #96  
Cũ 03-01-13, 04:54 PM
Avatar của thanhtracnguyenvan
thanhtracnguyenvan thanhtracnguyenvan đang ẩn
Member
 
Tham gia ngày: Feb 2011
Bài gửi: 225
Thanks: 1
Thanked 441 Times in 181 Posts
Mặc định






1. Ḥ trên sông

Câu ḥ bổng, nỗi đau ch́m
Trăng sao cũng rụng rủ t́m bến mơ
T́m duyên em chở thuyền thơ
Thả chi giọt mắt dật dờ thuyền nghiêng?



2. Ngọc trong đá

Nào ai thấy được hoa trong đá
Sáng lung linh một cơi vô thường
Nào ai t́m được ngọc trong đá
Ngọc ẩn ḿnh, ngọc vẫn ngát hương.

(Tập thơ Cỏ Hoa Th́ Thầm - NXB Thanh Niên 2002)


Thanh Trắc Nguyễn Văn

-------------------------------------------------------------------

Cảm thụ hai bài thơ "Ḥ trên sông" và "Ngọc trong đá" của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Cả hai bài thơ đều rất ngắn gọn, sâu sắc.

Bài "Ḥ trên sông", Thanh Trắc Nguyễn Văn sử dụng nghệ thuật tương phản rất hay. "Câu ḥ bổng nỗi đau ch́m" tạo nên chủ đề bao trùm bài thơ và sau đó là những liên tưởng, nhân hóa tạo nốt nhấn nghệ thuật rất tốt: “Trăng sao cũng rụng rủ t́m bến mơ".

Câu thứ ba tạo nên h́nh tượng "Thuyền thơ" làm tâm điểm của chất trữ t́nh phối hợp với câu hỏi tu từ cuối bài chất chứa tâm trạng, đă khéo gợi lên thế giới nội tâm của nhân vật trữ t́nh trên con thuyền thơ ấy. Tiếng ḥ trên sông là tiếng nói của con tim thổn thức khát khao hạnh phúc yêu thương.


Bài" Ngọc trong đá" cũng là một bài tứ tuyệt mang đậm phong cách thơ đường. Nghệ thuật của bài này có phần cao hơn, ngôn ngữ sắc hơn. Thanh Trắc Nguyễn Văn đă chọn được đề tài thơ độc đáo “ngọc trong đá". Nhan đề của bài thơ đă ngầm nói tới chủ đề tư tưởng có tính h́nh tượng, khái quát rất cao. Thanh Trắc Nguyễn Văn lại chọn tiếp được cách thể hiện ư tưởng bằng cách diễn đạt rất đơn giản, thoải mái mà hiệu quả cao. Đó là cách dùng ngôn ngữ phủ định để khẳng định:

Nào ai thấy được hoa trong đá
Sáng lung linh một cơi vô thường
Nào ai t́m được ngọc trong đá
Ngọc ẩn ḿnh, ngọc vẫn ngát hương.

"Ngọc trong đá" là một thể vật chất có thật trong tự nhiên nhưng rất hiếm và rất đẹp, rất quư, rất đắt. Thông thường, mấy ai được gặp, được chiêm ngưỡng ngọc trong đá chứ nói chi đến quyền được sở hữu. Bởi vậy, có thể coi ngọc trong đá là tinh hoa của tạo hóa, là báu vật của trời đất. Phải trải qua hàng vạn, hàng triệu năm theo sự vận động của tự nhiên mới có được ngọc trong đá. Ngọc trong đá khó t́m, khó khai thác bởi nó ẩn giấu trong núi cao rừng thẳm, trong ḷng đất,...Tên khoa học của ngọc trong đá là sa-phia (ngọc xanh, đẹp nhất, đắt nhất, hiếm nhất ), ru-bi (ngọc màu hồng).

V́ sự cao quư và đẹp đẽ của ngọc trong đá mà người đời thường dùng làm h́nh ảnh so sánh, ẩn dụ để ngợi ca hay để khẳng định tấm ḷng trong sáng, tâm hồn đẹp đẽ của bậc vĩ nhân quân tử. Trong bài "Thuật hứng", cụ Nguyễn Trăi cũng đă ẩn dụ ḷng trung hiếu:

...
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một ḷng trung với hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Và, "Hữu xạ tự nhiên hương", người có "Ngọc trong đá" dù có ẩn ḿnh giữa nước non lánh tục th́ muôn đời Cụ Nguyễn Trăi vẫn" sáng măi sao Khuê" bởi tài đức như sông như núi... Đâu cần đến cái hư danh như của bao kẻ bạo tàn. Thực tế, có không ít người thích tự đánh bóng ḿnh bằng những những lớp son danh lợi giả tạo nhờ thủ đoạn, nhờ ô dù, lăng xê...

Giữa thời vàng thau lẫn lộn, đen trắng mập mờ, bài thơ “Ngọc trong đá" như một tiếng nói nhẹ nhàng mà sâu sắc. Một lần nữa, bài thơ là lời khẳng định chân lư: “Ngọc trong đá là một vẻ đẹp đích thực vĩnh cửu". Muốn có "Ngọc trong đá", phải tôi luyện toàn đức toàn tài gian nan, vất vả... Vẻ đẹp đó không phải là vẻ đẹp để trang trí mà có sức ảnh hưởng tốt sâu rộng. đem lại lợi ích cho muôn người và để lại hương thơm và gương sáng muôn đời cho hậu thế. Đúng như tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn đă nói: "Sáng lung linh trong cơi vô thường"

(Trang web văn học Lục Bát ngày 15.6.2012)


Tre Xanh





Signature: Mời các bạn tham quan nhà riêng:
Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn
Thơ tranh Thanh Trắc Nguyễn Văn
Trả lời với trích dẫn
The Following 2 Users Say Thank You to thanhtracnguyenvan For This Useful Post:
Nhím con (04-01-13), vntexuser (03-01-13)